• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về ngân hàng CSXH huyện Phong Điền

Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP vềtín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, việc tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại là nhiệm vụ cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó, tập trung toàn bộ các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vềmột đầu mối, tách bạch rõ chức năng kinh doanh tiền tệcủa các ngân hàng Thương mại với tín dụng phi lợi nhuận của NHCSXH. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò lớn, là cầu nối đưa chủ trương của Đảng, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn được nhanh chóng và đúng lúc.

Sau hơn 15 năm thành lập, mạng lưới hoạt động của NHCSXH Việt Nam phát triển rộng khắp cả nước gồm: Hội sở chính tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 02 Trung tâm đào tạo, 01 Trung tâm công nghệ thông tin, 01 Đại diện văn phòng Khu vực miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và 63 chi nhánh Tỉnh, Thành phố, 606 Quận, Huyện, 8.749 điểm giao dịch lưu động tại Xã, phường với hơn 200.000 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác gồm Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và một số tổ chức khác. Quy mô tín dụng chính sách xã hội không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền được thành lập theo quyết định số 631/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủtịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam; sau 15 năm đi vào hoạt động, đơn vị đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức từng bước hoàn thiện, trưởng thành và đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào mục tiêu Giảm nghèo bền

Trường Đại học Kinh tế Huế

vững và Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung.

NHCSXH huyện Phong Điền là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn.

NHCSXH huyện Phong Điền là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH Việt Nam.

2.1.2. Địa bàn hoạt động của NHCSXH huyện Phong Điền

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phốHuế 30 km, giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Phong Điền là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, trải rộng trên cả ba vùng: gòđồi, đồng bằng và ven biển; là địa bàn có thế mạnh về phát triển kinh tế vùng gòđồi, trồng rừng, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản vùng đầm phá và ven biển. Diện tích tự nhiên rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó 15 xã và 1 thị trấn; toàn huyện có 146 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 02 bản dân tộc thiểu số); tổng dân số có 112.917 người. Trong 16 đơn vị hành chính có 8 xã thuộc vùng khó khăn, 2thôn đặc biệt khó khăn.

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 59%;

ngành du lịch dịch vụ chiếm 21%; ngành nông nghiệp chiếm 20%.

Tỷ trọng cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp chiếm 46,37% lao động xã hội, lao động công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 53,63%.

Lao động tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 47.842 người, trong đó có 22.832 người được đào tạo nghề, chiếm khoảng 47.5%.

2.1.3. Chức năng, lĩnh vực hoạt động và đối tượng phục vụ 2.1.3.1. Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Được thực hiện các nghiệp vụ: Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo; được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong và nước ngoài; mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các Ngân hàng trên địa bàn, mởtài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cảcác khách hàng; được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ;

NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và thanh toán liên ngân hàng trong nước.

Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay của các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân, tập thể trong và ngoài nước theo hợp đồngủy thác.

2.1.3.2. Đối tượng phục vụ

NHCSXH huyện Phong Điền cho vay theo NĐ78/NĐ-CP bao gồm các chương trình tín dụng ưu đãi sau:

1. Cho vay hộnghèo.

2. Cho vay hộcận nghèo 3. Cho vay hộmới thoát nghèo

4. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

5. Cho vay giải quyết việc làm.

6.Cho vay các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạnở nước ngoài.

7.Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

8. Cho vay dựán phát triển ngành Lâm nghiệp.

9. Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

10. Cho vay hỗtrợhộnghèo vềnhàở(QĐ167, QĐ33).

11. Cho vay nhàởtheo Quyết định 48.

12. Cho vay khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng theo NĐ75 của Chính phủ.

13. Cho vay phát triển sản xuất hộdân tộc thiểu số theo QĐ54 của Chính phủ.

14. Cho vay hỗtrợ đất sản xuất, chuyển đổi nghềhộ dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn theo QĐ755 của Chính phủ.

15. Cho vay các dựán bằng nguồn vốn của huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.4.Tổ chức bộ máy hoạt động

Nguồn: NHCSXH huyện Phong Điền–tỉnh Thừa Thiên Huế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Phong Điền

Số lượng Cán bộ công nhân viên tại đơn vị gồm 12 người, trong đó: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 3 nhân viên Tổkế toán ngân quỹ, 5 nhân viên Tổ kế hoạch -nghiệpvụtín dụng và 2 nhân viên bảo vệ.

 Chức năng và nhiệm vụ các bộphận:

Ban giám đốc:

Mỗi thành viên trong Ban giám đốc được phân công điều hành một số phần hành công việc cụthểtại Phòng giao dịch.

Trong phạm vi được phân công, Phó giám đốc có nhiệm vụvà quyền hạn thay mặt Giám đốc chủ động điều hành công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật, quy định của ngành và Giám đốc về các quyết định của mình.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ được giao, nếu có phát sinh các công việc liên quan đến nhiệm vụ do Giám đốc phụtrách thì Phó giám đốc phải báo cáo trực tiếp kịp thời cho Giám đốc đểxửlý.

Tùy theo yêu cầu và tính cấp thiết của công việc, Giám đốc có thể giải quyết một sốcông việc đã giao cho Phó giámđốc.

GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG TỔKẾHOẠCH NGHIỆP VỤTIN DỤNG

TRƯỞNG TỔKẾTOÁN NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁN BỘ TIN DỤNG - 01

CÁN BỘ TIN DỤNG02

CÁN BỘ KẾTOÁN - 02 CÁN BỘ

KẾTOÁN - 01

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ban giám đốc phụtrách mọi hoạt động tín dụng, công tác kếtoán tài vụ, vềkho quỹ, nguồn vốn, quản lý rủi ro. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có quyền giải quyết mọi công việc trong cơ quan, chỉ đạo mọi hoạt động theo kếhoạch chỉ tiêu của Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao. Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền điều hành quản lý, theo dõi công việc của các nhân viên trong phòng giao dịch.

Tổ kế hoạch – nghiệp vụ (tín dụng):

Thực hiện các chương trình tín dụng đang được tiến hành tại NHCSXH và hướng dẫn nghiệp vụcho vay theo từng chương trình tín dụng.

Tổ kế toán - ngân quỹ:

+ Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ tính lãi, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tổ kế toán phối hợp với Tổ kế hoạch - nghiệp vụ trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra, Tổkế toán còn thực hiện cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày, tiến hành in các văn bản cân đối cung cấp cho lãnhđạo kịp thời ra quyết định thích hợp.

+ Ngân quỹ: Là nơi tiến hành phát tiền vay, thu nợ, thu lãi bằng tiền mặt, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của ngân hàng.

Bảo vệ:

2 lao động bảo vệcó nhiệm vụrất quan trọng là thay phiên nhau trực bảo vệtại trụsở cơ quan vàtạicác Điểm giao dịch tại UBND các xã, thịtrấn lúc giao dịch.

2.1.5. Tình hình lao động tại NHCSXH huyện Phong Điền

Về công tác cán bộ, chúng ta có thể khẳng định rằng: Bất cứ hoàn cảnh điều kiện kinh tế như thếnào cán bộvà công tác cán bộ đều có vai trò cực kỳquan trọng, là nhân tốquyết định mọi thắng lợi của các tổ chức, các doanh nghiệp, của các cơ quan đơn vị. Đặc biệt trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thìđội ngũ cán bộvừa “hồng” vừa “chuyên”là rất cần thiết.

Chính vìđiều này nên công tác quản trị nguồnnhân lực, phân công bố trínguồn nhân lực hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của các Ngân hàng nói chung và NHCSXH huyện Phong Điềnnói riêng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

NHCSXH cấp huyện là đơn vị trực thuộc của Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh có nhiệm vụ phân công lao động trong các tổ nghiệp vụ, chỉ tiếp nhận lao động mà không được phép tuyển mới lao động.

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHCSXH huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tổng số lao động 12 100 12 100 12 100 0 100 0 100

I. Phân theo trìnhđộ lý luận chính trị

Cao cấp 0 0 0 0 1 8,3 0 - 1 8,3

Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 - 0

-Sơ cấp 12 100 12 100 11 91,7 0 100 -1 91,7

II. Phân theo trìnhđộhọc vấn

Sau đại học 0 0 0 0 0 0 0 - 0

-Đại học 10 83,3 10 83,3 10 83,3 0 100 0 100

Cao đẳng, trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 - 0

-Phổ thông 2 16,7 2 16,7 2 16,7 0 100 0 100

II. Phân theo giới tính

Nam 6 50 6 50 6 50 0 100 0 100

Nữ 6 50 6 50 6 50 0 100 0 100

Nguồn: NHCSXH huyện Phong Điền –tỉnh Thừa Thiên Huế Bộ máy tổ chức tại NHCSXH khá tinh gọn, do đặc thù của NHCSXH làủy thác một số công việccho các tổ chức hội đoàn thể từ cấp huyện đến cấp xã, dưới nữalà các Ban quản lý tổ TK&VV.

Qua bảngsốliệu,chúng ta có thểthấy:

Về trìnhđộ lý luận chính trị: Hầu hết cán bộ chưa được đi đào tạo, mặc dù hàng năm đếu có cán bộ quy hoạch vào các chức danh như Phó giám đốc, giám đốc; theo quy định từ Phó giám đốc trở lên phải có trìnhđộ trung cấp về lý luận chính trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về trình độ chuyên môn: Số lượng cán bộ có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất và không biến động trong 3 năm 2015, 2016 và 2017. Qua bảng thông tin ta thấy cán bộ có trình độ sau đại học đến 2017 làkhông có, như vậycần khuyến nghị cán bộ dành thời gian để tham gia đào tạo sau đại học tại Đại học Huế vì cơ sở đào tạo nằm ngay trung tâm Thành phố Huế, qua đó nâng cao được cách nhìn nhận vấn đề, phương pháp tiếp cận vấn đề đồng thời nâng cao kiến thức phục vụ giải quyết công việc đạt hiệu quả cao hơn.

Về giới tính:Qua số liệu ở bảngta thấy số lượngnhân viên nam nữngang bằng nhau và phù hợp.

Tóm lại, việc phân bổ và phân cônglao động tại NHCSXH là khá phù hợp;cán bộ ngân hàng làm việc độc lập, làm việc cùng và làm việc thông qua đơn vị nhận ủy thác nên số lượng đội ngũ cán bộ ít, tinh gọn phù hợp với su hướng hiện nay là phải nâng cao năng suất lao động trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi đơn vị.

2.1.6. Phương thức hoạt động

Với phương châm xã hội hóa công tác ngân hàng, thực hiện công văn số 4007/NHCS-TDNN ngày 08/12/2014 của Tổng Giám đốcNHCSXH về việc hướng dẫn nội dung thực hiện thỏa thuận giữa NHCSXH với các tổ chức Chính trị- Xã hội về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dịch vụ ủy thác từng phần qua các Tổ chức hội đoàn thể được xem là một mô hình có hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế tín dụng đến với hộ vay. Thông qua Cấp hội đoàn thể, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi được dễ dàng hơn qua các Tổ TK&VV được thành lập theo thôn, bản... giúp cho người dân có sự tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau thông qua các buổi họp tổ dưới sự giám sát, quản lý của Cấp hội đoàn thể. Đây được xem là khối đại đoàn kết toàn dân thu hút mọi tầng lớp, giai cấp trong công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời qua các cuộc họp Tổ TK&VV công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối Chính sách của Đảng và nhà nước đến với người dân một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Hiện nay NHCSXH huyệnký kết 4 văn bản liên tịch với 4 tổ chức hội đoàn thể cấp huyện, đó là: Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện, Hội cựu chiến binh huyện và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện; ở cấp xã ký

Trường Đại học Kinh tế Huế

kếthợp đồng ủy thác với 48 tổ chúc hội đoàn thể và ký hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm với 292 Tổ TK&VV nằm ở các thôn bản, tổ dân phố.

Ngoài ra còn có sự điều hành, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện gồm có 26 người: Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và 25 thành viên, trong đó 9 thành viên là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp huyện, 16 thành viên là chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Mỗi thành viên BĐD HĐQT NHCSXH huyện được phân công nhiệm vụrõ ràng.

2.1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy cả về tài sản và nguồn vốn đều tăng trong giai đoạn 2015–2017, trong đó:

Về tài sản: Dư nợ cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vịvà đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 đạt 287.672 triệu đồng chiếm tới 98,98%, tốc độ tăng 9,26% so với năm 2015; năm 2017 đạt 316.543 triệu đồng chiếm tới 98,7%, tốc độ tăng 10,04% so với năm 2016. Dư nợ cho vay tăng là phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn cũng như cả nước, đồng thời cũng phản ánh nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn ngày càng cao hơn.

Vềnguồn vốn:

Tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn thứ nhì trong tổng nguồn vốn của đơn vị và đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 đạt 24.063 triệu đồng chiếm 8,28%, tốc độ tăng 25,45% so với năm 2015; năm 2017đạt 30.974 triệu đồng chiếm tới 9,66%, tốc độ tăng 28,72% so với năm 2016. Tiền gửi của khách hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, tiền gửi nàytăng là phù hợp với dư nợ tăng để giúp khách hàng có tiền trả lãi và trả nợ phân kỳ, nợ kỳ cuối khi đến hạn, qua đó giúp chochất lượng tíndụng được ổn định là nâng lên.

Tài sản nợ khác chiếmtỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốncủa đơn vịvà đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 đạt 249.403 triệu đồng chiếm 85,81%, tốc độ tăng 8,13% so với năm 2015; năm 2017 đạt 270.860 triệu đồng chiếm tới 84,45%, tốc độ tăng 8,6% so với năm 2016. Tài sản nợ khác của đơn vị hầu hết là nợ nguồn vốn từ cấp trên chuyển về, hàng năm phải trả phí sử dụng vốn của nguồn này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn tại NHCSXH huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Số tiền (triệu đồng)

%

Số tiền (triệu đồng)

%

Số tiền (triệu đồng)

% +/- % +/- %

A. Tổng tài sản có 264.062 100,00 290.633 100,00 320.716 100,00 26.571 110,06 30.083 110,35

1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0

-2. Tiền gửi tại NHNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0

-3. Tiền gửi tại các TCTD trong nước 411 0,16 569 0,20 107 0,03 158 138,44 -462 18,80

4. Cho vay khách hàng 263.290 99,71 287.672 98,98 316.543 98,70 24.382 109,26 28.871 110,04

5. Tài sản cố định 361 0,14 2.392 0,82 2.089 0,65 2.031 662,60 -303 87,33

6. Tài sản có khác 0 0,00 0 0,00 1.977 0,62 0 - 1.977

-B. Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 264.062 100,00 290.633 100,00 320.716 100,00 26.571 110,06 30.083 110,35

1. Tiền gửi của khách hàng 19.181 7,26 24.063 8,28 30.974 9,66 4.882 125,45 6.911 128,72

2. Tiền gửi của các TCTD khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0

-3. Tài sản nợ khác 230.651 87,35 249.403 85,81 270.860 84,45 18.752 108,13 21.457 108,60

4. Vốn và các quỹ của NHCSXH 14.230 5,39 17.167 5,91 18.882 5,89 2.937 120,64 1.715 109,99

Nguồn: NHCSXH huyện Phong Điền–tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế