• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH

2.1 Tổng quan về khách sạn

2.2.7 KPI về an toàn lao động

Quản lý công tác an toàn lao động là sự cam kết của người sử dụng lao động với tổchức đại diện quyền lợi của người lao động. Cam kết thểhiện quan điểm, ý thức trách nhiệm của người sửdụng lao động đối với công tác an toàn lao động.

Trên cơ sở những cam kết, người sử dụng lao động phải thiết lập các nội quy, quy định phù hợp với cơ sở, áp dụng thử và xác định những điều kiện cần thiết đểthực hiện những quy định đó. Các nội dung cần được quy định ai làm cái gì, khi nào thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện và thực hiệnở đâu để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người khi áp dụng và thực hiện. Trong các nội quy cần phải thể hiện sự tiết kiệm và đạt được hiệu quả kinh doanh. Các quy định đều phải tuân theo những quy tắc sau:

-Tuân thủpháp luật, phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cũng như những yêu cầu khác đãđược cam kết.

- Bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động cho mọi người thông qua việc phòng ngừa tai nạn,ốm đau, bệnh tật và sựcốmất an toàn.

- Phù hợp với quy mô, tính chất kinh doanh của khách sạn.

- Phân công trách nhiệm cụthểcho từng người.

- Có ngày tháng và chữkí của người sửdụng lao động.

- Liên tục kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của khách sạn.

Công tác bảo hộ lao động là công tác nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những tác động xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó kế hoạch bảo hộ lao động là một văn bản pháp lý của doanh nghiệp nêu lên những nội dung, những công việc doanh nghiệp phải làm nhằm đạt được những mục tiêu trên.

Bảng 2.13: Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động của khách sạn trong 2 năm 2016-2017

Năm 2016 Năm 2017

Người % Người %

An toàn lao động 67 100 73 100

(Nguồn: Phòng nhân sựkhách sạn Mường Thanh Lai Châu) Nhìn vào kết quảsốliệu từ bảng trên ta thấy rằng tất cảnhân viên thuộc khách sạn Mường Thanh Lai Châu đều được đảm bảo an toàn lao động 100% và tỷ lệ mất mát do an toàn lao động là 0% . Điều này chứng tỏrằng công tác bảo hộcủa khách sạn được nhân viên thực hiện và chấp hành một cách rất nghiêm túc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.14: Chỉ tiêu KPI về an toàn lao động của khách sạn trong 2 năm 2016-2017

Năm Công việc

Số người tham gia ( người) Thời gian thực hiện (ngày)

Chi phí ( triệu đồng)

KH TH KH TH KH TH

2016

Tập huấn phòng cháy chữa cháy 3 2 2 2 4 3

Tập huấn bơi lội, chăm sóc sức khỏe nhân viên

60 55 5 6 6 7

2017

Tập huấn phòng cháy chữa cháy 2 2 3 2 5 4

Tập huấn bơi lội, chăm sóc sức khỏe nhân viên

71 68 6 6 7 7

(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Mường Thanh Lai Châu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

- Đối với số lượng người tham gia:

Qua bảng số liệu này cho thấy tình hình huấn luyện công tác an toàn lao động của khách sạn cho nhân viên là tương đối tốt, nhìn chung hàng năm nhân viên đều được huấn luyện tại khách sạn. Cụthể:

Năm 2016, việc thực hiện tập huấn phòng cháy chữa cháy chỉ đạt 66,67% so với kếhoạch, việc huấn luyện bơi lội chiếm 90,48%.

Sang đến năm 2017, việc thực hiện tập huấn phòng cháy chữa cháy của khách sạn đãđạt 100% so với kếhoạch. Tập huấn bơi lội, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên chiếm 95,89%.

Nhìn chung công tácđào tạo huấn luyện an toàn lao động của khách sạn đãđược cải thiện vì khách sạn ngày càng chú trọng hơn đến điều kiện làm việc, mỗi cá nhân nhân viên hầu như đã nắm rõ đượcảnh hưởng của môi trường làm việc, ý thức trong việc bảo vệ cá nhân nên từ đó họ tập trung hơn trong việc huấn luyện, việc tập trung học tập mang tính tựgiác cao chứkhông còn sự đối phó hay qua loa trong công việc.

- Đối với thời gian và chi phí thực hiện công tác an toàn lao động:

Ta thấy rằng khách sạn bỏ chi phí cho các công việc về an toàn lao động có sự chênh lệch rất lớn.

Năm 2016, trong 10 triệu bỏ ra, tập huấn phòng cháy chữa cháy chiếm 3 triệu tương đương với 30%, tập huấn bơi lội, chăm sóc sức khỏe nhân viên chiếm 7 triệu trong tổng sốchi phí khách sạn bỏ ra tương đương với 70%.

Năm 2017, tập huấn phòng cháy chữa cháy chiếm 4 triệu trong tổng số 11 triệu bỏ ra tương đương với 36,36%, tập huấn bơi lội và chăm sóc sức khỏe người lao động chiếm 7 triệu tương với 63,64% tổng số chi phí cho an toàn lao động.

Khách sạn tập trung ưu tiên cho tập huấn bơi lội, chăm sóc sức khỏe nhân viên.

Điều này chứng tỏ rằng khách sạn ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các nhân viên của mình, hiểu được tầm quan trọng trong việc chăm lo sức khỏe cho người lao động.

Việc chú trọng vào chăm lo sức khỏe cho nhân viên cũng góp phầnnâng cao năng suất lao động, củng cốlòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn