• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.4 Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ công nhân viên về công tác quản trị nguồn

2.4.1 Thông tin chung về mẫu điều tra

Nhằm tìm hiểu mức độ đánh giá của người lao động đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, tác giả đã điều tra 130 người là công nhân gián tiếp và trực tiếp sản xuất tại nhiều phòng ban khác nhau.

Với 130 bảng hỏi được trả lời hoàn chỉnh, tác giả tiến hành cập nhật và làm sạch dữ liệu, kiểm định dữ liệu và phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS 20.

Thông tin mô tả về đối tượng được điều tra như sau:

Bảng 12: Đặc điểm và quy mô mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 37 28,5

Nữ 93 71,5

Độ tuổi Dưới 25 tuổi 38 29,2

Từ 25 – 35 tuổi 42 32,3

Từ 36 – 45 tuổi 36 27,7

Trên 45 tuổi 14 10,8

Trình độ học vấn Lao động phổ thông 103 79,2

Trung cấp 11 8,5

Cao đẳng, Đại học 16 12,3

Sau đại học 0 0,0

Vị trí làm việc Cán bộ quản lý 8 6,2

Nhân viên văn phòng 9 6,9

Công nhân trực tiếp 113 86,9

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thâm niên làm việc Dưới 1 năm 37 28,4

Từ 1 – 3 năm 42 32,3

Từ 4 – 7 năm 40 30,8

Trên 7 năm 11 8,5

Thu nhập Dưới 3 triệu 0 0,0

Từ 3 – 5 triệu 47 36,2

Từ 5 – 10 triệu 77 59,2

Trên 10 triệu 6 4,6

Tổng 130 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ SPSS)

 Phân theo giới tính:

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong tổng số 130 mẫu điều tra có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Cụ thể, lao động nữ có 93 người chiếm 71,5% trong khi lao động nam chỉ có 37 người chiếm 28,5%. Như vậy có thể thấy do đặc điểm của ngành dệt may đòi hỏi sự cần cù, khéo léo, tỉ mỉ và tính chính xác cao, vì vậy số lượng nữ giới nhiều hơn là điều hợp lý. Tuy nhiên đây cũng là một điều bất lợi đối với Công ty do hàng năm số lượng lớn phụ nữ nghỉ chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ, ảnh hưởng tới năng suất và hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Phân theo độ tuổi:

Về độ tuổi, khi nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 25 – 35 tuổi có 42 người chiếm 32,3%, tiếp theo là nhóm dưới 25 tuổi với 29,2% , nhóm từ 36 – 45 tuổi chiếm 27,7% và cuối cùng là nhóm trên 45 tuổi có 14 người chiếm 10,8%. Có thể thấy đa số nhân viên ở Công ty có độ tuổi nằm trong khoảng dưới 25 và từ 25 -35 tuổi. Như vậy chứng tỏ đội ngũ lao động của Công ty đang được trẻ hóa. Đây sẽ là một lợi thế, điều kiện rất tốt để Công ty nâng cao năng suất lao động, bởi vì lao động trẻ sẽ làm việc năng động hơn, họ có sức khỏe tốt và có nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm cũng như khả năng để đào tạo được đảm bảo hiệu quả hơn. Và nó sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn của Công ty.

 Phân theo trình độ học vấn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng 130 mẫu điều tra, đối tượng điều tra phần lớn có trình độ lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất với số lượng là 103 người tương ứng với 79,2%.

Trình độ trung cấp có 11 người chiếm 8,5 %, trình độ cao đẳng và đại học có 16 người tương ứng 12,3% và cuối cùng là không có người nào đạt trình độ sau đại học trong tổng số mẫu được điều tra. Điều này cũng hợp lý do đặc điểm của Công ty thuộc lĩnh vực SXKD, lượng lao động chủ yếu là công nhân trực tiếp nên không cần nhiều bằng cấp, còn đối với những người có trình độ cao hơn như cao đẳng đại học được bố trí vào các phòng ban, văn phòng. Như vậy với cơ cấu trên, ta thấy được Công ty cũng đang quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, người lao động.

 Phân theo vị trí làm việc:

Theo số liệu ở bảng trên thì trong tổng số 130 người khảo sát có 113 người là công nhân trực tiếp tương ứng chiếm 86,9%, đây là bộ phận chủ chốt của Công ty là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm nên chiếm phần lớn số nhân viên. Tiếp đến là nhân viên văn phòng với 6,9% tương ứng với 9 người. Và cuối cùng là cán bộ quản lý có 8 người chiếm 6,2%.

 Phân theo thâm niên làm việc:

Nhìn vào bảng kết quả xử lý số liệu trên, thì có thể thấy số lượng lao động có thâm niên từ 1- 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhân viên được điều tra với 42 người tương ứng với 32,3%. Tiếp theo là có 40 người làm việc từ 4 – 7 năm chiếm 30,8%. Kế tiếp là thâm niên làm việc dưới 1 năm có 37 người ứng với 28,4%, điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ hàng năm Công ty luôn tuyển một lượng lớn lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, ngoài ra cũng vì trước đó có nhiều lao động không quen môi trường làm việc với cường độ cao nên chủ động nghỉ việc…Và nhóm cuối cùng có thâm niên làm việc trên 7 năm với 11 người chiếm 8,5%.

 Phân theo thu nhập:

Đa số nhân viên được khảo sát có thu nhập ở mức lương từ 5 – 10 triệu với 59,2 % ứng với 77 lao động. Với mức thu nhập từ 3- 5 triệu có 47 người chiếm 36,2%, chủ yếu là đối tượng lao động mới vào làm, tay nghề còn thấp. Đối với mức lương trên 10 triệu chỉ có 6 người tương ứng 4,6%, đây là mức lương chủ yếu dành

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho các cán bộ, nhân viên văn phòng có vị trí, trình độ làm việc cao. Và không có lao động nào có mức lương dưới 3 triệu đồng.

Như vậy ta có thể thấy Công ty cũng đáp ứng mức lương cho người lao động phù hợp với nhu cầu của cuộc sống, xã hội hiện nay.