• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN

2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại

2.4.1. Những mặt tích cực

+ Thỏa thuận xử lý nguyên vật liệu dư thừagiữa công ty với khách hàng.

+ Thông báo phương án xử lý NVL dư thừa: nêu rõ hình thức xử lý đối với nguyên vật liệu dư thừa thực hiện theo thỏa thuận đã ký giữa công ty và khách hàng.

Trường hợp không có nguyên vật liệu dư thừa, văn bản nêu rõ hợp đồng gia công không có NVLdư thừa.

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án xử lý nguyên vật liệu dư thừa, chuyên viên thanh khoản tiến hành xử lý nguyên vật liệu dư thừa. Công ty cổ phần Dệt May Huế thường tiến hành xử lý nguyên vật liệu dư thừa theo một số phương án sau:

+ Phương án 1: Chuyển tiêu thụ nội địa tại thị trường Việt Nam: chuyên viên thanh khoản đăng ký tờ khai chuyển đổi loại hình (loại hình A42) cho toàn bộ hoặc một sốNVLdư thừa .Sau đó tiếnhành nộp thuế (Thuế NK; GTGT) và hoàn tất thủ tục hải quan theo qui định.

+Phương án 2: Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.

+Phương án 3: Xuất khẩu trả ra nước ngoài, chuyên viên xuất khẩu phốihợp với chuyên viên điều độ để tiến hành làm thủ tục tờ khai xuất + xuất trình các chứng từ liên quan cho Cơ quanhải quan để xác nhận thông quan.

+ Phương án 4: Tiêu hủy tại Việt Nam, chuyên viên thanh khoản làm văn bản (trong văn bản nêu rõ NVL dư thừa là rác thải công nghiệp) gửi Chi cục BVMT đề nghị tiêu hủy đối vớiNVLdư thừa tại các đơn vị có chức năng tiêu hủy.

- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chuyên viên thanh khoản phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán kiểm tra, đối chiếu và nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu (loại hình GCXK) trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan.

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng

nghiệm.... kết hợp với việc sử dụngmáy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ việc tính định mức nhanh chống và phù hợp. Để xây dựng được định mức sửdụng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách hiệu quả công ty đã luôn chú trọng trong công tác nghiên cứu, cảitiến công nghệ, giảm định mức tiêu hao NVL, gia tăng lợi nhuận cho công ty.

- Hệ thống định mức tiêu dùng của công ty hiện nay đã có nhiều cố gắng sửa đổi so với trước, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế hơn. Định mức tiêu dùng một số loại NVL giảm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc sửa đổi này đã tiết kiệm được NVL sử dụng, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Công tác lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu

- Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao công ty đã dựa trên những căn cứ xác thực để hoạch định nhu cầu NVL cho từng đơn hàng, lượng dựtrữ tối ưu và thời gian đặt hàng phù hợp để đảm bảocung cấp đủ về số lượng, đúngchất lượngNVL cho các nhà máy.

- Công tác lập kế hoạch mua sắm NVL của công ty được diễn ra một cách hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban, phòng QLCL ban hành định mức, phòng tài chính kế toán báo cáo tình hình tài chình của công ty và bộ phận vật tư – thủ kho cung cấp tình hình kho bãi, phòng ĐHM thông báo lượng tồn kho để bộ phận KHXNK tiến hành cân đốiNVL và tiến hành đặt hàng một cách nhanhchóng đảm bảo đúng tiến độ sản xuất.

Công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu

- Các nhà cung cấp của công ty đều có mối quan hệ lâu dài, Số lượng nhà cung cấp ít, lượng NVL nhập khẩu lớn tăng uy tín của công ty đối với nhà cung cấp. Quy trình đàm phán đơn giản giảm được đáng kể chi phí trong thương lượng với đối tác.

Quy trình nhập khẩu được thực hiện theo đúng trình tự quy định của nhà nước.

- Các chuyên viên của công ty đều là nhân viên lâu năm có trình độ và kinh nghiệm cao nên quá trình đàm phán về giá cả, chất lượng… với nhà cung ứng diễn ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

vô cùng nhanh chống đảm bảo được thời gian giao hàng,đúng tiến độ lên chuyền, đầy đủ về số lượng, chủngloại và đảm bảo về mặt chất lượng.

Công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu

- Các chuyên viên đảm nhiệm việc tiếp nhận thực hiện khá tốt tuân theo những nội quy, quy định cho việc tiếp nhận NVL. Tất cả các NVL khi nhập kho đều được chuyên viên kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng bằng trình độ, kinh nghiệm lâu năm kết hợp vớiviệc sử dụng các trang thiết bị, maý móckiểm kê của công ty.

- Nhìn chung thì công tác tiếp nhận NVL của công ty khá đơn giản, các thủ tục không quá rườm rà phức tạp. Khi NVL đến nơi theo chỉ định từ phòng KHXNK NVL về kho nào kho đó sẽ tiến hành tiếp nhận theo quy trình đã được đưa ra, CBCNV nhanh chống tiến hành kiểm tra kĩ càng NVL theo chỉ định nhằm tránh tình trạng hư hỏng, thiếu sót NVLtrước khi nhập kho.

Công tác quản lý kho nguyên vật liệu

- Trong công tác quản lý kho, công ty đã xây dựng các kho chứa nguyên vật liệu đảm bảo đượctiêu chuẩn, quy định về bảo quản, dự trữ, hệ thống kho được bố trí phù hợp thuận tiện cho việc đi lại cung nhưdễ dàng trong quá trình cấp phát NVL cho sản xuất, do sắp xếp một cách có hệ thống và hợp lý nên giảm bớt được diện tích kho tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập, xuất NVL đảm bảo dễ tìm, dễ thấy tiết kiệm thời gian.

- Công ty cũng đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho CBCNV đảm nhận công việc kiểm tra thường xuyên, định kì nguyên vật liệu trong kho do đó có những biện pháp xử lý kịp thời tình trạng NVLhư hỏng…. Do vậy việc bảo quản NVL được tiến hành khá tốt.

Công tác cấp phát nguyên vật liệu

- Khi cấp phát NVL thì thủ kho quản lý chặt chẽ mức nguyên liệu cấp phát theo phiếu xuất kho mà phòng ĐHM đưa ra, mỗi loại đều có phiếu xuất kho và được theo dõi cụ thể trên thẻ kho cũng như trên phần mềm nên tránh được việc xuất thừa hoặc thiếuNVL cần dùng cho từng nhà máy.

- Việc áp dụng phương pháp cấp phát theo định mức tiêu dùng NVL từng đơn hàng giúp cho cán bộ quản lý kho nắm rõ hơn tình hình NVL trong kho và tình hình sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng NVL tại các nhà máy. Đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm NVL, theo dõi quá trình biến động củaNVL dự trữ trong kho đồng thời tạo sự chủ động cho bộ phận cấp phát cũng như bộ phận sử dụng NVL.

Hiệu quả ứng dụng phần mềm quản lý BRAVO

- Các bộ phận sử dụng trên một hệ thống phần mềm theo một quy trình khép kín, cho phép sự liên kết và kế thừa dữ liệu giữa các phòng ban (dữ liệu đầu ra của bộ phận này là dữ liệu đầu vào của một bộ phận khác). Phần mềm hỗ trợ tác nghiệp trong quá trình hoạt động giúp hệ thống có một quy trình rõ ràng và các công việc được phân bổ cho từng phòng ban một cách hợp lý.

- Luôn có thông tin nhanh chốngvề các định mức kỹ thuật. Hỗ trợ tối ưu cho quá trình giao dịch, đàm phán giá với khách hàng.

- Thừa kế được toàn bộ dữ liệu định mức từ bộ phận Kỹ thuật để bổ sung màu và lên cân đối NVL. Giảm thiểu tối đa các thao tác nhập liệu, hỗ trợ quá trình hoạt động được diễn ra nhanh chóng.

- Cập nhật tức thời và theo dõi liên tục tiến độ mua hàng, nhập hàng.

- Việc đồng nhất tên gọi và quy cách cho sảnphẩm trong toàn hệ thống đảm bảo tính chính xác trong giao dịch về bán, xuất, nhập hàng trong toàn hệ thống.

- Chủ động trong công tác quản lý, điều hành nhập – xuất kho NVL và thành phẩm.

- Lên được các báo cáo tồn kho nguyên vật liệu tại bất kỳ thời điểm nào theo từng mã hàng, từng hợp đồng, PO.

Trường Đại học Kinh tế Huế