• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Sự hài lòng và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lòng

1.2.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

đợi có thể được hiểu theo nhiều cách và vì vậy, có thể được giải thích khác nhau đối với những tác giả và những nhà nghiên cứu khác nhau (Dasholkar và cộng sự, 2000;

Babakus và Boller, 1992; Teas, 1993).

Cronin và Taylor (1992) là hai trong những nhà nghiên cứu đã có nhiều ý kiến phản bác SERVQUAL. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Cronin và Taylor đã đề xuất mô hình SERVPERF và cho rằng sử dụng mô hình này tốt hơn SERVQUAL.

Người được hỏi tỏra bối rối khi trả lời câu hỏi hai lần trên phiên bản kỳvọng và cảm nhận của SERVQUAL ( Bouman và Van der Wiele, 1992), từ đó giảm chất lượng số liệu. Với các nghiên cứu thực nghiệm trên ngành công nghiệp, họ đã chứng minh được rằng mô hình SERVPERF, chỉ đo lường “ sự cảm nhận”, ưu việt hơn SERVQUAL trong việc đo lường chất lượng dịch vụ.

Quester và Romaniuk (1997) đã thực hiện so sánh hai mô hình SERVQUAL và SERVPEFE trong bối cảnh ngành công nghiệp Quảng cáo của Úc. Giảthuyết đặt ra là mô hình SERVQUAL sẽ cho kết quả tốt hơn SERPERF, nhưng kết quả tìm thấy khôngủng hộgiảthuyết đó.

Theo mô hình SERVPERF:

Chất lượng dịch vụ (Quality) = Mức độ cảm nhận (Perception)

Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Lee và cộng sự (2000), Brady và cộng sự(2002).

Mô hình SERVPERF được đánh giá là mô hình hiệu quả do tính ngắn gọn và giảm được số mục hỏi đi một nửa và dễhiểu đối với người trảlời (Hartline và Ferrell, 1996; Babakus và Boller, 1992; Bolton và Drew, 1991). Mặt khác, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã khẳng định sự ổn định của mô hình SERVPERF so với SERVQUAL khi triển khai trên thực tế.

của chất lượng được cảm nhận…” (Anderson và Fornell, 1994). Rust và Oliver (1994) cho rằng chất lượng là “ một trong những khía cạnh dịch vụ cấu thành sựhài lòng của người tiêu dùng”. Tương tự, Parasuraman và cộng sự(1985, 1988) cũng cho rằng chất lượng dịch vụlà một tiền đềcủa sựhài lòng khách hàng.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng sự hài lòng đó là tiền đề của chất lượng dịch vụ. Bitner (1990), dựa vào khái niệm của Oliver (1980) về mối quan hệgiữa sựhài lòng, chất lượng dịch vụvà hành vi tiêu dùng đối với công ty, cho rằng sự hài lòng về hệ thống giao tiếp dịch vụ (service encouter) là một tiền đề của chất lượng dịch vụ. Bolton và Drew (1991) bằng cách sửdụng một đại diện đại sốcủa chất lượng dịch vụ, cũng ủng hộ cho mối quan hệ nhân quả này. Cuối cùng, Bitner và Hubbert (1994) đã biện hộ sự hài lòng là tiền đề cho chất lượng dịch vụ dựa trên giả thuyết rằng chất lượng dịch vụ tương tự như một thái độ bao trùm và do đó chứa đựng sự đánh giá sựhài lòng nhất thời nhiều hơn.

Quan hệthứba của mối quan hệgiữa chất lượng dịch vụvà sựhài lòngđềcập rằng không phải sựhài lòng, cũng không phải chất lượng dịch vụcó thểlà tiền đềcho cái khác, nghĩa là chất lượng dịch vụkhông là tiền đềcho sựhài lòng, mà sựhài lòng cũng không là tiền đềcho chất lượng (Dabholkar, 1995; McAlexander và cộng sự, 1994).

Thông thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượng của dịch vụ chính là mức độ hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml & Bitner 2000). Sựhài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói lên sựhài lòng của họ khi sửdụng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụthểcủa dịch vụ.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này được xác định một cách khá rõ rệt dựa trên việc phân tích những quan hệ nhân quảgiữa chúng. Theo đó, sự hài lòng của khách hàng nhìn chung là một khái niệm rộng lớn hơn chất lượng dịch vụ. Đó là kết quảcủa sự đánh giá của khách hàng vềsản phẩm, dịch vụ.

Nghĩa là chất lượng dịch vụ như là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Zeithaml & Bitner (2000), đó là chất lượng dịch vụ, là một trong ba nhân tố chính bên cạnh chất lượng sản phẩm và giá cả đưa lại sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

hài lòng cho khách hàng.

Hình 4. Mô hình ảnh hưởng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng (Nguồn: theo Zeithaml & Bitner, 2000) Theo Cronin và Taylor, (1992); Yavas et al (1997); Ahmad và Kamal (2002), chất lượng dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng.

Như vậy, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau (positive relationship), trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mối quan hệnhân quảgiữa hai nhân tốnày là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu vềsựhài lòng của khách hàng. Trong nghiên cứu vềmối quan hệ giữa hai nhân tố này, Spreng và Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụlà tiền đềcủa sựhài lòng khách hàng.

Chất lượng dịch vụ

Chất lượng sản phẩm

Giá cả

Các nhân tốtình huống

Sựhài lòng

Các nhân tốcá nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 5. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

(Nguồn: theo Spreng và Mackoy, 1996)