• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG

2.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân

2.2.5. Phân tích hồi quy

Các nhân tố được giữ lại sau khi phân tích nhân tố được tiến hành phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình và các giả thuyết kèm theo. Mô hình được giữ lại bao gồm 5 nhân tố và 23 biến quan sát được đưa vào kiểm định.

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Y= β0 + β1TL + β2CV + β3QH + β4DK +β5OD +ei Trong đó:

TL: là Lương, thưởng và phúc lợi (bằng giá trị trung bình của các biến quan sát TL1, TL2, TL3, TL4, TL5, TL7)

CV: là Bản chất công việc (bằng giá giại trung bình của các biến quan sát CV1, CV2, CV3, CV4, CV5)

QH: là Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên (bằng giá trị trung bình của các biến quan sát QH1, QH2, QH3, QH4)

Trường Đại học Kinh tế Huế

DK: là Điều kiện làm việc (bằng giá trị trung bình của các biến quan sát DK1, DK2, DK3, DK4, DK5)

OD: là Sự ổn định trong công việc (bằng giá trị trung bình của các biến quan sát OD1, OD2, OD3)

Với các giả thuyết như sau:

Ho: Các nhân tố không có mối quan hệ tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

H1: Nhân tố “Lương, thưởng và phúc lợi (TL)” có sự tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

H2: Nhân tố “Bản chất công việc (CV)” có sự tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

H3: Nhân tố “Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên (QH)” có sự tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

H4: Nhân tố “Điều kiện làm việc (DK)” có sự tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

H5: Nhân tố “Sự ổn định trong công việc (OD)” có sự tương quan với động lực làm việc của nhân viên trung tâm.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 2.13: Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Mô hình

R R² Hệ số xác định

R² hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin-Watson

1 .809a .655 .629 .60912186 1.707

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Dựa vào kết quả ở bảng 2.13, ta nhận thấy rằng:

- Hệ số xác định R² hiệu chỉnh của mô hình là 62,9% > 50% nên mô hình phù hợp hồi quy là phù hợp để kiểm định mô hình lý thuyết. Như vậy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 62,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hay nói cách

Trường Đại học Kinh tế Huế

khác, 37,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến khác không có trong mô hình.

- Hệ số Durbin-Watson là 1,707 nằm trong khoảng từ 1 đến 3 nên kết luận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập là không xảy ra.

Từ kết quả ở bảng 2.14, ta thấy giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên mô hình là phù hợp, điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy

Đưa 5 nhân tố: “Lương, thưởng và phúc lợi (TL)”, “Bản chất công việc (CV)”,

“Điều kiện làm việc (DK)”, “Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên (QH)” và “Sự ổn định trong công việc (OD)” vào để phân tích hồi quy. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter.

Bảng 2.14: Kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng độ lệch

bình phương

Bậc tự do df

Trung bình bình phương

Phương sai F

Mức ý nghĩa

Sig.

1

Hồi quy 46.512 5 9.302 25.072 .000b

Số dư 24.488 66 .371

Tổng 71.000 71

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã

chuẩn hóa t Sig.

B Độ lệch

chuẩn Beta

1

Hằng số

1,048E-017 0,072 0,000 1,000

Lương, thưởng và

phúc lợi 0,463 0,072 0,463 6,406 0,000

Bản chất công

việc 0,261 0,072 0,261 3,616 0,001

Điều kiện làm việc 0,355 0,072 0,355 4,904 0,000

Quan hệ đồng

nghiệp, cấp trên 0,330 0,072 0,330 4,562 0,000

Sự ổn định trong

công việc 0,371 0,072 0,371 5,136 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Từ bảng kết quả hồi quy trên ta thấy, kết quả kiểm định các biến độc lập đều có giá trị thống kê t lớn và Sig < 0,05 cho thấy các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê và có quan hệ hay ảnh hưởng tác động lên biến phụ thuộc Động lực làm việc hay bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1.

Để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm định thêm về đa cộng tuyến. Để kiểm tra có bị đa cộng tuyến hay không ta có thể kiểm tra hệ số VIF. Khi hệ số VIF < 10 tức là các biến không bị đa cộng tuyến. Hệ số phóng đại VIF thực tế là nghịch đảo của độ chấp nhận. Ta có kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.16: Kiểm định Đa cộng tuyến

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mô hình Kiểm định đa cộng tuyến Độ chấp nhận của

biến (Tolerance)

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Hằng số

Lương, thưởng và phúc lợi 1,000 1,000

Bản chất công việc 1,000 1,000

Điều kiện làm việc 1,000 1,000

Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên 1,000 1,000

Sự ổn định trong công việc 1,000 1,000

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Dựa vào bảng 2.16, ta thấy các nhân tố có hệ số VIF đều bằng 1,000 < 10 chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra và không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu. Do đó, mô hình hồi quy trên được chấp nhận.

Ngoài ra, ta tiến hành kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích, … Vì vậy, tác giả nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát phân phối của phần dư bằng phương pháp xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Hình 2.3: Biểu đồ kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Histogram Dựa vào biểu đồ Hình 2.2, nhận thấy, biểu đồ có dạng hình chuông. Giá trị trung bình mean là 1,08E-16 gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev là 0.969 gần bằng 1. Như vậy có thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.

Ta có mô hình hồi quy với hệ số đã chuẩn hóa như sau:

DLLV = 0,463TL + 0,261CV + 0,355DK + 0,330QH + 0,371OD

Dựa vào mô hình hồi quy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên làm việc tại trung tâm Anh ngữ Ames như sau:

o Khi “Lương, thưởng và phúc lợi” thay đổi một đơn vị thì “Động lực làm việc”

thay đổi 0,4688 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

o Khi “Bản chất công việc” thay đổi một đơn vị thì “Động lực làm việc” thay đổi 0,261 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

o Khi “Điều kiện làm việc” thay đổi một đơn vị thì “Động lực làm việc” thay đổi 0,355 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

o Khi “Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên” thay đổi một đơn vị thì “Động lực làm việc” thay đổi 0,330 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

o Khi “Sự ổn định trong công việc” thay đổi một đơn vị thì “Động lực làm việc”

thay đổi 0,371 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

Theo phương trình hồi quy này thì “Lương thưởng và phúc lợi, Bản chất công việc, Điều kiện làm việc, Quan hệ đồng nghiệp cấp trên, Sự ổn định trong công việc”

là các nhân tố có tác động lớn đến động lực làm việc của nhân viên tại trung tâm Anh ngữ Ames – Chi nhánh Huế theo thứ tự từ cao đến thấp trong thời gian qua. Vì vậy để hoàn thiện nâng cao động lực làm việc cho nhân viên, trung tâm cần làm tốt hơn nữa công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên, đặc biệt là chú trọng đến vấn đề tiền lương, bản chất công việc, điều kiện làm việc, quan hệ đông nghiệp và sự ổn định trong trong công việc. Như vậy, nhân viên mới cảm thấy thỏa mãn và có động lực để hoàn thành tốt công việc của bản thân để nâng cao hiệu quả công việc dẫn đến tăng năng suất lao động cho trung tâm cũng như đem lại doanh thu cao cho trung tâm.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được mô tả qua hình như sau:

0,463

0,261

0,355

0,330

0,371

Hình 2.4: Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Lương, thưởng và phúc

lợi

Bản chất công việc

Điều kiện làm việc

Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên

Sự ổn định trong công việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan và loại một biến thì còn lại 5 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên làm việc tại trung tâm như mô hình mà tác giả đã đề xuất ban đầu bao gồm: Lương, thưởng và phúc lợi với β=0,463; Bản chất công việc với β=0,261; Điều kiện làm việc với β=0,355; Quan hệ đồng nghiệp, cấp trên với β=

0,330; Sự ổn định trong công việc với β=0,371.

2.2.6. Đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc