• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH

2.4. Kết quả nghiên cứu

2.4.2. Phân tích dữ liệu

2.4.2.4. Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích tương quan, ta dùng các biến đại diện (giá trị trung bình của các biến trong 1 nhân tố) để tiến hành chạy và phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Y= = α + β1.X1 + β2.X2 + β3.X3+ β4.X4 + β5.X5 Kết quả kiểm định hồi quy được trình bày như sau:

Bảng 2.12 : Kết quả kiểm định hồi quy

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn

hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

Constant -1,154 0,284 -4,062 0

X1 0,191 0,060 0,169 3,173 0,002 0,673 1,487

X2 0,374 0,065 0,341 5,763 0,000 0,543 1,843

X3 0,195 0,066 0,164 2,955 0,004 0,619 1,616

X4 0,317 0,064 0,259 4,923 0,000 0,689 1,450

X5 0,199 0,069 0,179 2,865 0,005 0,486 2,058

R 0,852

R2 0,726

R2 hiệu chỉnh 0,716

Durbin-Watson 1,753

Sig. ANOVA 0,000

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu khảo sát – Phụ lục 2.5)

Trường ĐH KInh tế Huế

Qua kết quả phân tích: Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,716 tức là các biến độc lập giải thích được 71,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc “ Ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel của sinh viên Đại học Huế”, giá trị này tương đối cao (>50%) nên khẳng định rằng mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Kết quả Durbin-Waston cho giá trị 1,753 gần bằng 2, cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 233).

Kiểm đinh F sử dụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả ở bảng cho thấy giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 (0,000< 0,05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra toàn tổng thể.

Với điều kiện độ tin cậy 95% thì Sig. < 5%, ta có giá trị Sig. các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 nên các tham số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

Với kết quả trên, ta viết lại mô hình hồi quy:

Y= -1.154 + 0.191X1 + 0.374X2 + 0.195X3 + 0.317X4 + 0.199X5 Giải thích các hệ số hồi quy

Dựa vào mô hình hồi quy, ta thấy: dấu dương của hệ số β1 chứng tỏ mối quan hệ giữa yếu tố X1 và Y là cùng chiều, tức khi “Nhận thức hữu ích” (X1) tăng lên 1 đơn vì thì “ý định sử dịnh” (Y) răng lên 0,191 đơn vị. Trong kiểm định Sig. = 0,002 (<0,05) nên ta chấp nhận giả thiết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định được rằng, khi đánh giá của khách hàng về “Nhận thức hữu ích” tăng thì khả năng đi đến ý định sử dụng sẽ tăng.

Dấu dương của hệ số β2 chứng tỏ mối quan hệ giữa X2 vs Y là cùng chiều, như vậy khi “Ảnh hưởng xã hội” tăng lên 1 đơn vị thì “Ý định sử dụng” sẽ tăng lên 0,374 đơn vị. Giá trị Sig. trong kiểm định = 0,000 < 0,05. Như vậy, “Ảnh hưởng xã hội”

được đánh giá càng cao thì khả năng ý định sử dụng sẽ càng cao.

Trường ĐH KInh tế Huế

Theo mô hình hồi quy, dấu dương của hệ số β3 cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố X3 và Y là cùng chiều. Khi “Ảnh hưởng xã hội” tăng lên 1 đơn vị thì “Ý định sử dụng” sẽ tăng lên 0,195 đơn vị. Xét giá trị Sig. trong kiểm định = 0,004 < 0,05, tức là ở mức ý nghĩa 5%

khi đánh giá “Ảnh hưởng xã hội” càng cao thì ý định sử dụng sản phẩm càng cao.

Hệ số β4 chứng tỏ mối quan hệ giữa X4 và Y cùng chiều. Khi tăng “Giá cả”

lên 1 đơn vị thì “Ý định sử dụng” tăng lên 0,317 đơn vị, xét giá trị Sig. trong kiểm định = 0,000 < 0,05 nên chấp nhận giả thiết H4. Vậy với mức ý nghĩa 5% có nghĩa là mức đánh giá của khách hàng đối với yếu tố “Giá cả” càng cao thì khả năng ý định sử dụng càng cao.

Ta có dấu dương của hệ số β5 chứng tỏ mối quan hệ giữa yếu tố X5 và Y là quan hệ cùng chiều, như vậy khi đánh giá các biến thuộc nhân tố “Chất lượng dịch vụ”

tăng lên 1 đơn vị thì “Ý định sử dụng” tăng lên 0,199 đơn vị. Mặt khác, ta thấy giá trị Sig. trong kiểm định = 0,005 < 0,05, vậy với mức ý nghĩa 5% khi đánh giá của khách hàng về “Chất lượng dịch vụ” càng cao thì ý định sử dụng càng cao.

Mức độ tác động của các nhân tố đến Ý định sử dụng dịch vụ 4G

Từ bảng hồi quy, ta có “Ảnh hưởng xã hội” có sự tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ với hệ số beta là 0,374, điều này cho thấy khách hàng bị tác động bởi ảnh hưởng của xã hội nhất, đây là nhân tố đầu tiên mà khách hàng xem xét khi có ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel. Thực tế cho thấy rằng tác động của những người xung quanh như lời khen chê, khuyến khích, ngăn cản ảnh hưởng lớn đến tâm lý bản thân. Chính vị vậy nếu Viettel có chính sách phù hợp tác động vào yếu tố này sẽ tăng cao được ý định sử dụng của khách hàng.

Nhân tố xếp thứ 2 “Giá cả” với hệ số beta là 0,317, điều này chứng tỏ khách hàng quan tâm về giá cả khi lựa chọn dịch vụ. Thị trường viễn thông đang phát triển không ngừng tại Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng. Để tăng cường ý định sử dụng của khách hàng, ngoài chất lượng đảm bảo, khách hàng đặc biệt quan tâm về giá cả. Họ luôn muốn sản phẩm, dịch vụ mình sở hữu phải phù hợp với túi tiền, đây là một nhân tố đáng được lưu ý khi khách hàng quyết định mua hàng.

Nhân tố thứ 3 động đến ý định sử dụng dịch vụ 4G của Viettel chính là “Chất lượng dịch vụ”. Với bất kì khách hàng nào, họ cũng đều quan tâm đến chất lượng của

Trường ĐH KInh tế Huế

sản phẩm, dịch vụ mình sở hữu. Thực tế cho thấy rằng khi mua một sản phẩm, dịch vụ khách hàng luôn có yêu cầu rất cao về chất lượng. Dịch vụ 4G vừa ra mắt đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn; với chất lượng vượt trội so với dịch vụ 3G nên khách hàng phần nào có sự yên tâm hơn khi trải nghiệm dịch vụ.

Nhân tố thứ 4 tác động đến ý định sử dụng dịch vụ 4G của Viettel chính là “Thái độ sử dụng”. Thái độ quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ 4G Viettel là yếu tố quan trọng tác động đến ý định của khách hàng về việc đăng kí sử dụng dịch vụ này. Kết quả hồi quy cho thấy ý định của khách hàng cùng chiều biến thiên với sự quan tâm của họ về dịch vụ.

Khi khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ thì sẽ hình thành thái độ tích cực.

Nhân tố cuối cùng là “Nhận thức hữu ích” với hệ số beta là 0,919. Nhân tố này tác động đến ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel của khách hàng. Mức độ khả năng người tiêu dùng đăng kí sử dụng dịch vụ 4G Viettel càng cao, nếu họ cảm nhận dịch vụ đó mang lại cho họ càng nhiều sự hữu ích như hiệu quả trong giải trí, liên lạc, học tập và công việc. Đồng thời, họ cũng cảm nhận rằng dịch vụ 4G Viettel có nhiều tính năng vượt trội hơn so với mạng 3G và mang lại nhiều tiện ịch hơn. Nhận thức hữu ích tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel tăng lên 0,256 đơn vị.