• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (Explore Factor Analysis- EFA) được sử dụng để nhận diện các nhóm nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng của công ty FPT Telecom. Sự phù hợp của EFA được kiểm tra thông qua hai tiêu chuẩn cơ bản là hệ số KMO > 0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.

2.3.3.1. Phân tích nhân tố biến độc lập

Bảng 2.8. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO 0,913

Kiểm định Bartlett

df 325

Sig. 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với KMO = 0,913 > 0,5 và < 1 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett’s = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Giá trị Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố nào có Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, nhân tố nào có Eigenvalues nhỏ hơn 1 bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Việc làm này giúp nâng cao độ tin cậy cũng như chính xác cho thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút ra được 4 nhân tố với giá trị Eigenvalues = 1,272 > 1 thỏa mãn điều kiện. Tổng phương sai trích là 69,619% > 50% (thỏa mãn điều kiện) điều này chứng tỏ 69,619%

sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 4 nhân tố này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập Ma trận xoay các thành phần

Biến quan sát Nhân tố (Component)

1 2 3 4

Giá các gói cước có tính cạnh

tranh 0,830

Đường truyền ổn định 0,822

Không có hiện tượng nghẽn mạng 0,809 Dễ chuyển đổi giữa các gói cước 0,808 Giá các gói cước phù hợp với

chất lượng 0,806

Giá các gói cước ít biến động 0,796

Tốc độ đường truyền cao 0,754

Các gói cước phù hợp với mức

nhu cầu 0,740

Tên gọi các gói cước dễ nhớ 0,735 Có nhiều gói cước để lựa chọn 0,731 Nhân viên có khả năng giao tiếp

tốt với khách hàng 0,819

Nhân viên truyền đạt tốt thông tin

cho khách hàng 0,804

Nhân viên giải đáp tốt các thắc

mắc của khách hàng 0,783

Nhân viên giữ đúng cam kết với

khách hàng 0,752

Nhân viên quan tâm đến khách

hàng thường xuyên 0,727

Nhân viên am hiểu về sản phẩm

của công ty 0,667

Nhân viên hiểu được nhu cầu của

khách hàng 0,630

Nhân viên tư vấn các gói cước

phù hợp với nhu cầu khách hàng 0,610

Nhân viên tận dụng tốt các

phương tiện hỗ trợ bán hàng 0,758

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân viên luôn mang đồng phục

khi tiếp xúc hỗ trợ khách hàng 0,730

Có đầy đủ tờ rơi quảng cáo khi

bán hàng 0,728

Trên tờ rơi quảng cáo có đầy đủ

thông tin về sản phẩm/dịch vụ 0,667

Công ty tham gia các hoạt động

cộng đồng 0,784

Thường xuyên có các chương

trình khuyến mãi 0,744

Công ty thường xuyên quảng cáo

về các gói cước 0,733

Có nhiều hình thức khuyến mãi 0,732

Hệ số Eigenvalue 11,974 3,297 1,575 1,272

Phương sai lũy tiến (%) 27,064 46,669 58,410 69,619

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu. Với từng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Với điều tra nghiên cứu có kích thước mẫu là 150 nên hệ số tải tương ứng là 0,5.

Ma trận xoay nhân tố cho thấy trong số 26 biến phân tích không có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 và các biến đều chỉ tải một nhân tố duy nhất nên phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố đã cho kết quả 26 biến được nhóm vào 4 nhân tố, các biến vẫn nhóm với nhau như mô hình đề xuất ban đầu nên tên gọi từng nhóm vẫn giữ nguyên. Các nhân tố sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích hồi quy.

2.3.3.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 2.10. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test về nhân tố biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO 0,781

Kiểm định Bartlett df 6

Sig. 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Hệ số KMO = 0.781 > 0.5 và giá trị Sig của kiểm định Bartlett nhỏ hơn mức ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghĩa 0.05 cho thấy phân tích nhân tố với nhóm biến đánh giá hiệu quả bán hàng là phù hợp.

Bảng 2.11. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc Ma trận xoay các thành phần

Hiệu quả bán hàng Hệ số tải nhân tố 1

HQ1 0,917

HQ2 0,880

HQ3 0,868

HQ4 0,862

Eigenvalue 3,110

Phương sai rút trích (%) 77,749%

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Thang đo đánh giá chung của khách hàng bao gồm 4 biến quan sát khi tiến hành phân tích EFA chỉ có một nhân tố rút trích với giá trị Eigenvalues = 3.110 > 1 và tổng phương sai trích là 77,749%, hệ số tải của 4 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu.

Qua kiểm phân tích nhân tố khám phá EFA đạt yêu cầu, tiếp tục thực hiện phân tích tương quan hồi quy.

2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy