• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc việc của công nhân nhà

2.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm 64 Đối với nhóm “Động lực làm việc”, độ tin cậy của thang đo được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.19: Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc

Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Động lực làm việc: Cronbach’s Alpha=0,815

DL1: Anh/Chị hài lòng với các chính sách động viên, khuyến khích của Công ty.

0,671 0,770

DL2: Anh/Chị sẽ ở lại công ty cho dù nơi khác đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.

0,703 0,708

DL3: Anh/Chị sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

0,670 0,751

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả 2019) Kết quả phân tích dữ liệu qua bảng trên thấy được các biến quan sát của nhóm nhân tố “Động lực làm việc” thoả mãn yêu cầu có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số Tương quan biến tổng > 0,3. Các biến quan sát đủ điều kiện để tiến hành phân tích EFA.

2.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Bảng 2.20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập KMO and Bartlett’s Test

Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy)

0,768

Đại lượng thống kê Bartlett’s Test

Approx. Chi-Square 1095,486

Df 210

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả 2019) b. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Sử dụng phương pháp các nhân tố chính (Principal Components) với số nhân tố (Number of Factor) khi phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn dữ liệu, hạn chế vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tố trong việc phân tích mô hình hồi quy tiếp theo

Sử dụng phương pháp xoay nhân tố Varimax procedure xoay nguyên gốc các nhân tốt để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Cụ thể:

Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) <0,5: loại

Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) >0,5: được chọn, đưa vào bước phân tích tiếp theo

Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tôs là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của nhân tố khám phá EFA. Cụ thể

Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) >0,3: mức tổi thiểu, nên dùng nếu cỡ mẫu lớn hơn 350

Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) >0,4: quan trọng

Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) >0,5: có ý nghĩa thực tiễn

Ở bài nghiên cứu này chọn giá trị Hệ số tải nhân tố (Fator Loading) >0,5 với cỡ mẫu là 120

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm 66 Bảng 2.21: Rút trích nhân tố biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6

LUONGTHUONG3:

Công ty có tiêu thức xét khen thưởng rõ ràng, hợp lý.

0,868

LUONGTHUONG1:

Mức lương anh/chị nhận được công bằng so với vị trí công việc tương tự ở các công ty khác cùng lĩnh vực.

0,740

LUONGTHUONG2:

Công ty trả lương đúng thời hạn.

0,681

LUONGTHUONG4:

Các chương trình phúc lợi thực hiện công bằng.

0,517

MOITRUONG2:

Trang thiết bị, các loại máy móc đầy đủ, chất lượng.

0,862

MOITRUONG4:

Môi trường làm việc an toàn, không hoá chất độc hại.

0,796

MOITRUONG3:

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

0,617

MOITRUONG1:

Môi trường làm việc

0,582

Trường Đại học Kinh tế Huế

rộng rãi, thoải mái.

DAOTAO1: Anh/chị được tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện cân thiết để làm việc hiệu quả.

0,922

DAOTAO2: Nội dung đào tạo phù hợp với những kiến thức và kỹ năng anh/chị mong muốn được đào tạo.

0,879

DAOTAO3: Sau quá trình được đào tạo kết quả thực hiện công việc của anh chị được cải thiện rất nhiều.

0,876

THANGTIEN3:

Công ty thường xuyên đánh giá cao nhân viên làm việc có hiệu quả.

0,803

THANGTIEN2:

Công ty có chính sách thăng tiến rõ ràng .

0,724

THANGTIEN1:

Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo huấn luận công nhân viên.

0,686

DONGNGHIEP1:

Đồng nghiệp của

0,828

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm 68 anh/chị luôn vui vẻ,

thân thiện

DONGNGHIEP2:

Đồng nghiệp luôn hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc.

0,826

DONGNGHIEP3:

Đồng nghiệp thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình làm việc.

0,820

LANHDAO4: Ban lãnh đạo coi trọng năng lực nhân viên.

0,828

LANHDAO2:Ban lãnh đạo lắng nghe ý kiến của nhân viên.

0,638

LANHDAO3:Ban lãnh đạo luôn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển.

0,578

LANHDAO1: Ban lãnh đạo có năng lực tốt.

0,530

Hệ số Eigenvalue 5,502 3,071 1,700 1,445 1,351 1,220 Phương sai luỹ tiến

(%)

26,199 40,825 48,919 55,800 62,235 68,045

( Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả 2019) Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát vẫn là 21.

Không có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố (Fator Loading) bé hơn 0,5 nên không loại bỏ biến, đề tài tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo Gerbing & Aderson (1998), kết quả phân tích được chấp nhận khi tiêu chuẩn phương sai trích (Varian Explained Criterie) lớn hơn 50% và giá trị Eigenvalue lớn hơn 1. Theo kết quả phân tích được, tổng phương sai trích là 68,045%. Do đó, phân tích nhân tố là phù hợp.

Đặt tên cho nhóm nhân tố:

Nhân tố 1 gồm 4 biến quan sát:

LUONGTHUONG1: Mức lương anh/chị nhận được công bằng so với vị trí công việc tương tự ở các công ty khác cùng lĩnh vực.

LUONGTHUONG2: Công ty trả lương đúng thời hạn.

LUONGTHUONG3: Công ty có tiêu thức xét khen thưởng rõ ràng, hợp lý.

LUONGTHUONG4: Các chương trình phúc lợi thực hiện công bằng.

Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là LUONGTHUONG: “Lương thưởng và phúc lợi”

 Nhân tố 2 gồm 4 biến quan sát:

MOITRUONG1: Môi trường làm việc rộng rãi, thoải mái.

MOITRUONG2:Trang thiết bị, các loại máy móc đầy đủ, chất lượng.

MOITRUONG3: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

MOITRUONG4:Môi trường làm việc an toàn, không hoá chất độc hại.

Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là MOITRUONG: “Môi trường làm việc”

Nhân tố 3 gồm 3 biến quan sát:

DAOTAO1:Anh/chị được tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện cân thiết để làm việc hiệu quả.

DAOTAO2: Nội dung đào tạo phù hợp với những kiến thức và kỹ năng anh/chị mong muốn được đào tạo.

DAOTAO3: Sau quá trình được đào tạo kết quả thực hiện công việc của anh chị được cải thiện rất nhiều.

Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là DAOTAO: “Đào tạo và phát triển nhân lực”

Nhân tố 4 gồm 3 biến quan sát

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm 70 THANGTIEN1: Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo huấn luận công nhân viên.

THANGTIEN2:Công ty có chính sách thăng tiến rõ ràng

THANGTIEN3: Công ty thường xuyên đánh giá cao nhân viên làm việc có hiệu quả. Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là THANGTIEN: “Khả năng thăng tiến”

Nhân tố 5 gồm 3 biến quan sát

DONGNGHIEP1: Đồng nghiệp của anh/chị luôn vui vẻ, thân thiện.

DONGNGHIEP2: Đồng nghiệp luôn hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc.

DONGNGHIEP3: Đồng nghiệp thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình làm việc.

Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là DONGNGHIEP: “Quan hệ với đồng nghiệp”

Nhân tố 6 gồm 4 biến quan sát:

LANHDAO1: Ban lãnh đạo có năng lực tốt.

LANHDAO2: Ban lãnh đạo lắng nghe ý kiến của nhân viên.

LANHDAO3: Ban lãnh đạo luôn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển.

LANHDAO4: Ban lãnh đạo coi trọng năng lực nhân viên.

Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là LANHDAO: “Ban lãnh đạo”

c. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc

Để xem xét sự thích hợp của nhân tố khám phá EFA, cần xem xét hệ số KMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) và Bartlett’s Test để kiểm tra xem việc phân tích này có phù hợp không. Hệ số KMO phải thoả mãn điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Sau khi tiến hành phân tích động lực làm việc của công nhân nhà máy May 1 thông qua 3 biến quan sát, kết quả cho chỉ số KMO là 0,719 (lớn hơn 0,5) và kiểm định Bartlett’s Test cho giá trị Sig.=0,000 nên dữ liệu thu thập được đáp ứng được điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.22: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc KMO and Bartlett’s Test

Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy)

0,719

Đại lượng thống kê Bartlett’s Test

Approx. Chi-Square 129,347

Df 3

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả 2019) d. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Bảng 2.23: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc

Động lực làm việc Hệ số tải

DONGLUC1: Anh/Chị hài lòng với các chính sách động viên, khuyến khích của Công ty.

0,876

DONGLUC2: Anh/Chị sẽ ở lại công ty cho dù nơi khác đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.

0,855

DONGLUC3: Anh/Chị sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

0,853

Phương sai tích luỹ tiến (%) 74,180

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lí của tác giả 2019) Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này được tạo ra từ 3 biến quan sát mà đề tài đã đề xuất nhằm mục đích rút ra kết luận để nâng cao động lực làm việc của công nhân. Nhân tố này được gọi là “ Động lực làm việc”

Nhận xét:

Qua quá trình phân tích xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân nhà máy may 1 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm 72 Phát, đó là “Lương thưởng và phúc lợi”, “Môi trường làm việc”, “Đào tạo và phát triển nhân lực”, “Khả năng thăng tiến”, “Quan hệ với đồng nghiệp”, “Ban lãnh đạo”

Như vậy, trong quá trình kiểm tra độ tin cậy của thang đo và sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi mô hình.