• Không có kết quả nào được tìm thấy

5. Tóm tắt nghiên cứu

1.3. Tình hình xuất khẩu sợi ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần

1.3.1. Tình hình xuất khẩu sợi tại Việt Nam

Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu đầu của hoạt động chuỗi dệt mayvà giữvai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và cho các phân đoạn còn lại gồm dệt nhuộm và cắt may.

Hiện tại, ngành dệt may nước ta tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhận được những khoản đầu tư giá trị lớn từnhững nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất như: kéo sợi, dệt sợi, dệt kim, nhuộm, hoàn thành sản phẩm và gia công hàng may mặc. Nhờ vào những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết với các đối tác của mình như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại với EU, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định tư do thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, nhiều dự án đã được thành lập hoặc mởrộng đầu tư nhằm nắm bắt những cơ hội.

Tuy nhiên, các khâu trong chuỗi dệt may Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển cân xứng với nhau, bước tiếp theo là Dệt và Nhuộm chưa thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

1.3.1.1. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng.

Bông là nguyên liệu chính cho ngành kéo sợi. Theo báo cáo mới đây của VITAS, nhu cầu sử dụng bông hàng năm của Việt Nam khoảng hơn 400 nghìn tấn và ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguyên liệu này trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng được khoảng 5.000 tấn bông/năm (khoảng 1,2%). Phần còn lại tương ứng 98,8% phải nhập khẩu, chủyếu từMỹvàẤn Độ.

Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng sản lượng bông nhập khẩu nhằm phục vụ ngành kéo sợi đang phát triển mạnh do nhu cầu vềsợi bông từcác thị trường quốc tế đặc biệt là Trung Quốc, ThổNhĩ Kỳ và Hàn Quốc hiệnở mức cao. Trong năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn bông, tương đương 4,74 triệu kiện, tăng 2% so với năm 2015.

Hoa Kỳvẫn duy trì vị thếnhà cung cấp bông hàng đầu cho thị trường Việt Nam trong gần một thập kỷ qua. Năm 2016, nước ta nhập khẩu tổng cộng 537.000 tấn bông

Trường Đại học Kinh tế Huế

từHoa Kỳ, đạt kim ngạch 786,3 triệu USD, tăng 21,3% về lượng và 26,3% vềgiá trị.

Thị phần bông nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã tăng từ mức 42,6% trong năm 2015 lên mức 52% năm 2016. Sốliệu này cho thấy Hoa Kỳ đang thực hiện đúng những cam kết về việc tăng khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp lớn khác như Ấn Độ, Úc và Bra-xin. Theo sốliệu năm 2016, chỉ có hai nước: Hoa Kỳvà Australia là có sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu bông sang Việt Nam còn sản lượng bông nhập khẩu từ các nước cung cấp khác đều giảm.

Các thị trường có lượng bông cung cấp cho nước ta tăng mạnh trong năm 2017 là: Hàn Quốc tăng 78%; Pakistan tăng 69,0%; Ấn Độ tăng 58,6%; Australia tăng 51,4%... Ngược lại, lượng bông nhập khẩu từTrung Quốc giảm 64,1%; Đài Loan giảm 45,4%; Bờ Biển Ngà giảm 27,2%;… Theo thống kê, năm 2017 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụliệu ngành dệt may đạt 18,95 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2016. Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu tăng 8,4%, nhập khẩu bông tăng 41,7%, nhập khẩu xơ, sợi tăng 12,8% và nhập khẩu nguyên phụliệu tăng 10,3%.

Trong 7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu nhóm hàng xơ sợi dệt từ tất cả các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừthị trường Hồng Kông (TQ) và thị trường Pakistan là bị sụt giảm kim ngạch, với mức giảm tương ứng 31,8%

và 21,3%.

Kim ngạch nhập khẩu xơ sợi tăng mạnh từ các thị trường như: Nhật Bản tăng 63,7%, đạt 45,98 triệu USD; Trung Quốc tăng 43,1%, đạt 695,13 triệu USD; Ấn Độ tăng 37,2%, đạt 77,94 triệu USD; Hà Lan tăng 34,6%, đạt 1,41 triệu USD; Đài Loan tăng 31,4%, đạt 216,19 triệu USD.

Xét về kim ngạch, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp xơ sợi dệt cho Việt Nam, chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 695,13 triệu USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến thị trường Đài Loan chiếm 15,9%, đạt 216,19 triệu USD, tăng 31,4%. Khu vực Đông Nam Á chiếm 11,4%, đạt 154,64 triệu USD, tăng 17,6%. Hàn Quốc chiếm 8,2%, đạt 111,17 triệu USD, tăng 12,6%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.1.2. Tình hình xuất khẩu sợi tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội sợi Việt Nam (VCOSA), Việt Nam xuất khẩu khoảng 65% sản lượng sợi (bao gồm sợi cotton) sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, ThổNhĩ Kỳvà Hàn Quốc. Trong năm 2016, sản lượng xuất khẩu sợi của nước ta tăng 21,4% lên mức 1,17 triệu tấn; trong đó xuất khẩu sợi bông (HS5205 & 5206) là 743.000 tấn (chiếm 65%), tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm 2017 xuất khẩu sơ sợi ước đạt 3,51 tỷ USD, tăng 19,9%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), quý 1/2018, XK xơ sợi của Việt Nam đạt 337 nghìn tấn, đạt kim ngạch 914 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và 17,3%

vềtrịgiá so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 12,73% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 26,3 tỷUSD, tăng 9,3%; kim ngạch xuất khẩu vải các loại đạt 0,46 tỷ USD, tăng 10%; kim ngạch xuất khẩu xơ sợi các loại đạt 3,51 tỷ USD, tăng 20,21%

và xuất khẩu nguyên phụliệu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 14,3%.

Tính chung từ đầu năm đếnhếttháng 9/2018 xuấtkhẩu xơsợithu về2,9 tỷUSD, đạttrên 1 triệu tấn, tăng10,4% về lượngvà 14% trịgiá so vớicùng kỳ2017.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chủ lực xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam, chiếm 63,8% tổng lượng nhóm hàng, trong đó Trung Quốc có lượng xuất cao nhất 574,8 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 6,86% về lượng và 10,36% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 9/2018 đã xuất sang 60,71 nghìn tấn, trị giá 170,4 triệu USD, giảm 10,06% về lượng và 10,95% trị giá so với tháng 8/2018.

Đối với thị trường Hàn Quốc đạt 123,2 nghìn tấn, trị giá 307,23 triệu USD, tăng 19,68% về lượng và 27,25% trị giá so với cùng kỳ.

Giá xuất bình quân sang hai thị trường này đều tăng, cụ thể Trung Quốc tăng 3,27% đạt 2839,34 USD/tấn; Hàn Quốc tăng 6,33% đạt 2.492,53 USD/tấn.

Đông Nam Á là thị trường có lượng xuất nhiều đứng thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc, đạt 76,67 nghìn tấn, trị giá 216,05 triệu USD, tăng 5,17% về lượng và 18,08% về trị giá so với cùng kỳ.

Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên Việt Nam còn xuất sang Mỹ, Italia, Anh…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực tếtrên cho thấy, năng lực sản xuất và cungứng sợi của ngành đã có sự tăng tốc rõ ràng trong những năm qua nhưng các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sợi để phục vụsản xuất. Bởi vậy, cơ hội vẫn đang mở ra cho các nhà đầu tư muốn xâm nhập vào lĩnh vực này, đặc biệt với những chủng loại sợi mà Việt Nam.

(Nguồn:http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/nganh-bong-viet-nam )