• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ NG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần sợi Phú An

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sản xuất Sợi Phú An. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổchức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệCông ty.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Sản xuất Sợi Phú An do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳkhông hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừnhững vấn đềthuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộquản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụcủa Hội đồng quản trịdo Pháp luật, Điều lệCông ty và Nghịquyết ĐHĐCĐ quy định.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty Cổphần Sản xuất Sợi Phú An

bao gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳcủa Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ban Giám đốc: Giám đốc có nhiệm vụ điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thểvà chịu trách nhiệm trướcGiám đốc vềcác nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốcủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệCông ty.

 Phòng tài chính–kếtoán:

- Tham mưu, tổng hợp, đềxuất ý kiến, giúp giám đốc tổchức quản lý vềcông tác tài chính, kế toán theo sự phân cấp của giám đốc. Kế toán trưởng cũng là Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật.

- Tổchức hạch toán kế toán theo đúng Luật kếtoán; các Nghị định, Thôngtư và các chuẩn mực kế toán đã ban hành.

- Tổng hợp, lập báo cáo kếtoán thống kê định kỳ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của chuyên ngành;

- Ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và có hệthống sựdiễn biến các nghiệp vụkinh tếphát sinh;

- Theo dõi công nợcủa Công ty, các khoản phải thu, phải trả. Phản ánh kếhoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác;

- Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế … đúng và hợp lệ trước khi trình Tổng giám đốc duyệt;

- Quản lý tài sản cố định;

- Công khai tài chính hàng năm;

- Chủtrì công tác quản lý tài chính và kiểm kê hàng năm;

Phối hợp với các đơn vị trong công ty giải quyết các công việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Lưu trữSổsách, chứng từkếtoán theo đúng Luật định.

 Phòng hành chính - nhân sự:

- Tham mưu giúp giám đốc công ty về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố tríđiềuđộng, đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

bạt, bổnhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷluật đối với

CBCNV trong Công ty. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng,…giúp Giám đốc việc sắp xếp bộ máy của Công ty, tổ chức thực phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành của Công ty, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụcho các phòng ban trong công ty.

- Lưu trữ, phát hành các loại tài liệu, công văn đi và đến, quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc bảo mật của Nhà nước quy định.

- Quản lý hệthống thông tin, liên lạc, điện nước sinh hoạt của công ty.

- Quản lý dụng cụhành chính, thiết bị máy văn phòng và có kế hoạch sửa chữa, bảodưỡng theo định kỳ.

-Đềxuất kếhoạch mua sắm dụng cụhành chính mới trình ban giámđốc phê duyệt.

-Đón tiếp và hướng dẫn khách đến công ty liên hệcông tác - Trang trí phục vụcác lễhội, thi đua tuyên truyền,…

- Soạn thảo các văn bản hành chính, in ấn các tài liệu chuẩn xác kịp thời, đảm bảo tính bảo mật.

 Phòng kỹthuật:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,.

- Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết bị nhà máy theo quy định.

Chịu trách nhiệm vềkỹthuật của toàn bộ đơn hàng sản xuất tại Công ty.

 Phòng kếhoạch–kinh doanh:

- Tìm kiếm nguyên vật liệu đầu bào cho công ty

- Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược công ty

- Lập kếhoạch kinh doanh các sản phẩm sợi của công ty từ các đơn hàngnhậnđược.

- Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

- Tham mưu cho giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị thị trường, lập kếhoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tham gia xây dựng hệthống quản lí chất lượng, hệthống quản lí môitrường và trách nhiệm xã hội của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Phòng sản xuất

- Tư vấn cho Ban Giám đốc về lựa chọn sản phẩm để sản xuất và phương pháp sản xuất mỗi mặt hàng.

- Xây dựng kếhoạch tiến độ, kếhoạch năng lực sản xuất - Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất

- Lập kếhoạch trang bịmáy móc, bốtrí mặt bằng nhà xưởng - Ra quyết định về cơ cấu tổchức của hệthống sản xuất

- Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động

- Sắp xếp, bốtrí nhân sựphù hợp và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất

- Phối hợp thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng bảo đảm sự hoạt động bình thường của thiết bị máy móc.

- Xây dựng các hệthống chỉ dẫn và phân công công việc, chỉ dẫn và xác định các nhiệm vụ ưu tiên. Phối hợp xây dựng các chính sách nhân sự đảm bảo nguồn lực đáp ứng sảnxuất.

- Theo dõi và kích thích sựnhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu công ty.

- Kiểm soát chi phí sản xuất với ngân sách cho phép của công ty, kiểm soát định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động, báo cáo lượng tồn kho kịp thời phục vụsản xuất.

-Đảm bảo chất lượng sản phẩm (QA) và kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC) - Kiểm soát các quy trình thực hiện công việc.