• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực tiễn áp dụng điều kiện thương mại (Incoterms) vào hoạt động xuất nhập

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ NG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ

2.2. Thực trạnh tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần sợi Phú An

2.2.6. Thực tiễn áp dụng điều kiện thương mại (Incoterms) vào hoạt động xuất nhập

Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty hoàn toàn được tiến hành bằng đường biển vì vậy Công ty thường sử dụng các điều kiện Incoterms áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa.Các điều kiện thường được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty với các đối tác là CIF, FOB và CNF với tỷtrọng áp dụng cho CIF là 70% và cho FOB là 20% CNF là 10% (tùy vào sựlựa chọn của đối tác). Trong đó việc phân chia nghĩa vụ của người bán và người mua, phân chia chi phí, hỗ trợ thông tin…được áp dụng đúng theo quy định của Incoterms 2010. Để lựa chọn điều kiện thương mại, Công ty và đối tác của mình thường chú ý tới các yếu tố:

Tình hình thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá cả.

Khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.

Khả năng làm thủtục thông quan xuất khẩu.

Các quy định và hướng dẫn của nhà nước.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng áp dụng các điều kiện thương mại (Incoterms) vào hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty

Tại Việt Nam ta, hoạt động xuất nhập khẩu hầu hết phải sửdụng đường hàng hải quốc gia, vì vậy trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm sợi của mình, Công ty thích sử dụng các điều kiện CIF hơn. Ở những nước mà nhà nhập khẩu có khả năng thuê được phương tiện vận tải dễdàng với giá rẻ, Công ty và nhà nhập khẩu sẽthông nhất lựa chọn điều kiện FOB.

Cụthể các thị trường xuất khẩu sửdụng điều kiện thương mại được áp dụng trên tổng sốhợp đồng:

- Theo FOB đó là Portugal và Colombia

- Theo CIF là Korea, Turkey, Philippine, Malaysia.

- Theo CNF là Taiwan và Ecuador.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tại Việt Nam ta, hoạt động xuất nhập khẩu hầu hết phải sử dụng đường hàng hải quốc gia, vì vậy trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm sợi của mình, Công ty thích sử dụng các điều kiện CIF/CNF hơn. Ở những nước mà nhà nhập khẩu có khả năng thuê được phương tiện vận tải dễ dàng với giá rẻ, Công ty và nhà nhập khẩu sẽthông nhất lựa chọn điều kiện FOB.

2.2.7. Phương thức thanh toán quốc tế thường được áp dụng trong hoạt động xuất khẩu

Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuất khẩu trên thế giới đều hết sức quan tâm.Chất lượng của hoạt động này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quảkinh tếcủa hoạt động KD–XK. Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được sửdụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào quy định trong hợp đồng và trong từng trường hợp cụ thểCông ty sẽlựa chọn phương thức thanh toán thích hợp nhất.

Hai phương thứ thanh toán chính của Công ty đó là LC và TTR trong đó thanh toán bằng LC chiếm 70% trong phương thức thanh toán được thỏa thuận.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế vào hoạt động xuất khẩu của Công ty

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu)

L/C TTR

TTR 30%

L/C70%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc thanh toán bằng hương thức L/C là hình thức được các doanh nghiệp cũng như Công ty sợi Phú An sử dụng phổ biến. Phương thức thanh toán này khá phức tạp tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụcho nhân viên thì Công ty đã thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi về hình thức này. Bên cạnh đó việc áp dụng thêm hình thức TTR vào L/C sẽ đưa ra thêm sự lựa chọn cho đối tác, trong thực tế nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộchứng từhợp lệcho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. NH thông báo sẽgởi điện đòi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ gởi tới sau. Nếu trong L/C không cho phép TTR, phải đợi bộ chứng từ về tới NH phát hành và đợi 7 ngày làm việc trước khi họ chấp nhận hay từ chối thanh toán.

Hợp đồng được ký hết theo 2 phương thức thanh toán là LC trả ngay và TTR, trong đó TTR yêu cầu chuyển 100% trị giá hàng hóa trước khi giao hàng hoặc TTR 30/70 tùy theo từng thị trường.

Các sản phẩm xuất khẩu cho công ty thuộc Taiwan, Ecuador và Philippine sẽ được thanh toán theo hình thức TTR. Phần lớn các thị trường còn lại sẽ thanh toán theo hình thức L/C.

2.2.8. Các biện pháp nâng cao đoạt động xuất khẩu.

Công ty cổphần sợi Phú An là công ty chuyên vềhoạt động xuất khẩu sợi vì vậy mà việc nâng cao đẩy mạnh mở rộng thì trường xuất khẩu là yếu tố rất quan trọng đối với công ty.

Trong tình hình của ngành dệt may nói chung và ngành bông sợi nói riêng, thị trường ngày càng biến động và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy việc đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu là rất cần thiết.

Mỗi năm Công ty duy trì việc ký kết giao dịch với các thị trường cũ và lâu năm bên cạnh đó luôn luôn tìm kiếm mởrộng thị trường tiêu thụsản phẩm.

- Đối với khách hàng cũ và lâu năm: Công ty thường xuyên duy trì liên lạc khách hàng; update giá cả sản phẩm; hỏi thăm tình hình thị trường từ khách hàng. Ngoài ra mỗi năm công ty giành thời gian đi thăm hỏi , gặp gỡ trực tiếp, tặng quà cho khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đối với các khách hàng mới: Công ty nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới bằng cách update thông tin của công ty, các sản phẩm công ty sản xuất lên các trang thương mại điện tử như alibaba.com v.v.. bên cạnh đó công ty còn tham gia các hội thảo trong và ngoài nước về bông xơ sợi hay các vấn về liên quan để tạo dựng thêm nhiều moiis quan hệphát triển thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng.

Việc duy trì và tìm kiếm mở rộng thị trường là không hề dễ dàng, việc này cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng vềcác thị trường có tiềm năng, bên cạnh những thuận lợi sẵn có thì cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đềnày.

Đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực bông sợi vì vậy mà việc đưa ra mức giá cạnh tranh, áp dụng các chương trìnhưu đãi cho khách hàng đầu tiên, thuyết phục khách hàng đặt thử sản phẩm hoặc gửi mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng là những cách mà Công ty đang áp dụng để tạo dựng sự tin tưởng xũng như uy tín của Công ty đối với các khách hàng mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế