• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu

Doanh thu Khái niệm

Doanh thu là: “Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủsởhữu” –Chuẩn mực kếtoán số14.

Trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉtiêu kinh tếtổng hợp phản ánh tổng doanh thu bán hàng, thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ. Ngoài doanh thu bán hàng, trong doanh nghiệp còn có doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Tăng doanh thu bán hàng thực chất là tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường và tăng lượng tiền vềcho doanh nghiệp.

Công thức

Tổng doanh thu = ΣP*Q Trong đó: + P: đơn giá bán sản phẩm hàng hoá.

+ Q: khối lượng sản phẩm tiêu thụ Ý nghĩa

Đối với doanh nghiệp: Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này sẽchứng tỏ được doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả tiền lương và tiền thưởng cho người lao động, trích nộp bảo hiểm, nộp các khoản thuếtheo luật định. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mởrộng.

Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Do đó việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu có

Trường Đại học Kinh tế Huế

ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trình

tái sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy nếu chỉ tiêu doanh thu không được thực hiện hay thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với xã hội:

Tăng doanh thu bán hàng góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu,ổn định giá cảthị trường và mởrộng giao lưu kinh tếgiữa các vùng, miền và với các nước trong khu vực.

Tăng doanh thu, mở rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho doanh nghiệp, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giúp xã hội ổn định, phát triển. Hơn nữa, việc tăng doanh thu sẽ giúp các doanh nghiệp tích cực hơn trong các công tác xã hội, giúp đỡ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn… giúp xã hội phát triển bền vững.

Tăng doanh thu cũng góp phầnlàm tăng nguồn ngân sách nhà nước, nhà nước sẽ chi đầu tư cho giáo dục, y tế,.. thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh hơn

Li nhun kinh doanh ca doanh nghip

Khái niệm

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của con người sáng tạo ra. Lợi nhuận là phần chênh lệch dôi ra giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí giá vốn của hàng bán trong kỳ hoạt động kinh doanh. Nó là chỉtiêu kinh tếquan trọng phản ánh kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định.

Một sốkhái niệm lợi nhuận có liên quan:

Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu và trừ đi giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Ngân sáchnhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng đểtrích lập các quỹ đối với doanh nghiệp.

Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

phận:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổcho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳbáo cáo.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, thu lãi bán hàng ngoại tệ, thu cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư cổphiếu và trái phiếu.

Lợi nhuận từ hoạt động khác: là các khoản lãi thu được trong năm mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoản lãi thu được không đều đặn và không thường xuyên như thu tiền nộp phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, các khoản nợ không xác định được chủ…

Phương pháp xác định

Lợi nhuận trước thuế= Lợi nhuận từhoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác.

Lợi nhuận từhoạt động kinh doanh = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừdoanh thu- Giá vốn hàng bán + doanh thu hoạtđộng tài chính–Chi phí tài chính–Chi phí bán hàng–Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ– Các khoản giảm trừ doanh thu = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Các khoản giảm trừ doanh thu = Chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trảlại + Giảm giá hàng bán + Thuếgián thu.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ – Trị giá vốn hàng bán

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + doanh thu hoạt động tài chính–Chi phí tài chính–Chi phí bán hàng–Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận khác = Doanh thu khác–Chi phí khác.

Lợi nhuận sau thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

= Lợi nhuận trước thuế- Thuếthu nhập doanh nghiệp

Ý nghĩa

Là một chỉtiêu chất lượng phản ánh tổng hợp kết quảcủa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm, nó biểu hiện kết quảcủa sựphấn đấu của doanh nghiệp bao gồm: thực hiện các biện pháp vềmặt tổchức, kinh tế, kỹthuật đồng thời cũng thểhiện sự tác động của các điều kiện mọi cảnh.

Lợi nhuận là nguồn gốc để doanh nghiệp tích lũy và tái đầu tư, tăng trưởng, phát triển, điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống, điều kiện làm việc của người lao động. Có lợi nhuận là có nguồn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, với xã hội. Ở mỗi doanh nghiệp trong từng môi trường kinh doanh khác nhau, từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau… có mức lợi nhuận khác nhau, do đó lợi nhuận không phải là chỉ tiêu xem xét duy nhất mà còn phải sửdụng nhiều loại chỉtiêu khác phân tích bổ sung như tỷsuất lợi nhuận.

1.1.4.2. Nhóm chỉtiêu về đánh giá hiệu quảkinh tế

Đối với một doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụvà những giải pháp kỹthuật, quản lý kinh tếtới doanh nghiệp.Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm

 Chỉtiêu lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mốiquan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất này được tính như sau:

Lợi nhuận thuần Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu thuần

Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủsởhữu

Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế so với vốn CSH =

Vốn chủsởhữu

 Lợi nhuận trước thuế/ Vốn kinh doanh

Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuếso với vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh

 Lợi nhuân trước thuế/ Chi phí

Phân tích khả năng sinh lời của chi phí.

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuếso với chi phí =

Chi phí

Doanh thu/ Chi phí

Chỉ tiêu phản ánh khả nang sử dung chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả và hợp lý chưa? Với doanh thu thu được thì chi phí bỏ ra có xứng đáng hay không? Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tổng Doanh thu Doanh thu so với Chi phí =

Tổng chi phí