• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm phân bón của công ty CP Vật

3.2.5. Giải pháp về xúc tiến bán hàng

- Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng. Đẩy mạnh bán hàng bằng các chiết khấu, ưu đãi cho cả người tiêu dùng và kênh phân phối: Có mức chiết khấu tốt cho các kênh phân phối so với các đối thủ cạnh tranh, ngoài chiết khấu về số lượng mua lớn, thanh toán nhanh thì chiết khấu vào các thời điểm trái mùa cũng là cách để tăng khối lượng bán hàng và có sự ổn định trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ hằng năm. Bên cạnh đó cần nghĩ đến phương án tặng quà cho các hộ sản xuất đã sử dụng nhiều và thường xuyên phân bón, phối hợp với các kênh phân phối để thực hiện hoạt động này. Quà tặng có thể bằng hiện vật là phân bón, quà lưu niệm hay là mức giảm giá cho hộ nông dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiệu quả. Chào hàng phân bón, hỗ trợ về vận chuyển cũng như vấn đề về giá để bước đầu được người dân tiếp nhận tích cực.

- Xúc tiến bán hàng: Cung cấp các phiếu mua hàng ưu đãi cho những hộ sản xuất mua hàng thường xuyên với số lượng lớn. Tặng quà hay các chương trình quay số trúng thưởng tri ân cho khách hàng. Đây cũng là giải pháp giúp duy trì những khách hàng cũ, tạo cảm tình đối với hộ nông dân. Qua đó có thể phát triển thêm khách hàng mới nhờ những gợi ý tích cực từ các khách hàng cũ.

- Hỗ trợ về kỹ thuật cho hộ sản xuất: có nhiều hộ sản xuất chưa biết cách lựa chọn và sử dụng đúng loại phân bón NPK bông lúa cho từng cây trồng nên dẫn đến năng suất cây trồng chưa cao. Phía công ty cần tổ chức thường xuyên các buổi gặp gỡ với hộ nông dân, hỗ trợ và giài đáp các thắc mắc cho người dân về sản phẩm. Bên cạnh đó tận dụng mối quan hệ với HTXNN và Đại lý, cửa hàng bán lẻ trong việc giới thiệu sản phẩm và công tác tư vấn cách lựa chọn, sử dụng phân bón NPK Bông lúa của công ty.

Phối hợp với chi cục trồng trọt và BVTV, HTX NN ở các địa phương để thực hiện:Hội nghị đầu bờ “Mô hình trình diễn phân bón NPK Bông Lúa”, Người nông dân tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật, được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng, được tuyên truyền để thay đổi dần tập quán canh tác.

Trước đó, Ngày 01/5/2017, tại Hội trường UBND xã Quảng An huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần VTNN tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV, HTX NN Đông Phú (xã Quảng An-huyện Quảng Điền) tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan, đánh giá kết quả mô hình trình diễn phân bón mới NPK Bông lúa 16:16:8 một màu đen và phân bón NPK 14:5:30 ba màu trên cây Lúa, vụ Đông Xuân 2016-2017.

Kết quả mô hình cho thấy, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, đẻ nhánh khỏe, số bông hữu hiệu trên khóm cao, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao hơn so với giống đối chứng sử dụng phân bón NPK đại trà 1,5-2%. Đặc biệt, sử dụng phân bón NPK 14:5:30+TE (03 màu) bón đòng thay thế 02 yếu tố phân đơn (Đạm và Kali), giúp cây lúa có đòng to hơn, bông dài hơn, có bộ lá xanh bền đặc biệt

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân biết đến và tin tưởng nhiều hơn về phân bón NPK Bông lúa của công ty.

 Qua đó, phía công ty cần đầu tư và phát triển nhiều hơn mô hình nàyở nhiều địa phương trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các khu vực trên cả nước. Để hộ sản xuất tin dùng thì trước tiên phải cho họ thấy được phân bón của công ty thật sự hiệu quả và các mô hình cánh đồng mẫu như thế là minh chứng rõ ràng nhất. Đây là phương pháp hỗ trợ tiêu thụ rất hiệu quả, giúp cho khách hàng biết đến phân bón của công ty nhiều hơn.

- Tuyền thông, quảng cáo: Người dân ở Huế thường có thói quen xem thời sự, xem các chương trình trên kênh truyền hình VTV8, qua đó phía công ty có thể lựa chọn kênh này để đăng tải cácquảng cáo về phân bón của công ty, trong các khung giờ ăn trưa và ăn tối. Tham gia nhiều hơn các chương trình khuyến nông của tỉnh, có cơ hội xuất hiện trong các chương trình truyền hình và bản tin thời sự, tăng hìnhảnh nhận diện đối với người dân. Quảng cáo của công ty phải chú ý đến nội dung và hình thức quảng cáo, quảng cáo phải nêu được đặc điểm của sản phẩm, lợi ích sản phẩm đem lại, phải làm sao cho nội dung tuy ngắn nhưng vẫn đủ, xúc tích và lôi cuốn giúp tiết kiệm chi phí đến mức tối thiểu nhất. Ngoài ra công ty cần có một xây dựng kế hoạch quảng cáo và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp để có thể thu hút được sự chú ý của người xem. Công ty có thể quảng cáo dưới các hình thức sau:

+ Quảng cáo bằng pano, áp phích: đặt ở các điểm như HTX NN và đại lý, cửa hàng bán lẻ nơi mà hộ nông dân thường lui tới để gia tăng hìnhảnh nhận diện.

+ Truyền hình: Đặc biệt vào những dịp lễ tết công ty nên đầu tư kinh phí để quảng cáo về sản phẩm bằng các đoạn quảng cáo ngắn đầy cảm xúc về hình ảnh gia đình, vềnhữngngười nông dân để thu hút người xem.

+ Thiết kếlại website của công ty, cập nhật thông tin đầy đủ và thường xuyên.

- Tham gia các hoạt động hỗ trợ cho hộ nông dân, hội khuyến nông, tài trợ học bổng cho các con em nhà nông học giỏi hay là hỗ trợ cho các đồng bào thiệt hại về thiên tai cũng là cách để công ty có được thiện cảm từ phía người dân, xây dựng được lòng tin.

Trường Đại học Kinh tế Huế

của công ty với khách hàng. Một phần quảng bá cho công ty, một phần nữa tạo cho công ty lượng khách hàng mới, những khách hàng có nhu cầu tiềm ẩn nhưng chưa thực sự rõ ràng. Thông qua hội chợ công ty có thể gặp gỡ trao đổi và tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợp đồng mua bán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

ải pháp về nâng cao ất lượng, hiệu quả l ệc v

qu

ản lý

- Chú trọng phát triển và nâng cao trình độ nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên nghiên cứu thị trường để phát triển kênh phân phối cũng như thực hiện tốt công tác hỗtrợ hộ nông dân trước, trong và sau khi mua phân bón.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý hơn, thành lập các phòng ban thực hiện các chức năng khác nhau, hỗtrợ lẫn nhau hoàn thành các công việc giúp công ty nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh.

- Chú trọng công tác tuyển dụng lựa chọn ra những cá nhân có năng lực, có khả năng sáng tạo và tâm huyết với nghề, có sự phân công bố trí vào các vị trí phù hợp trìnhđộ chuyên môn của họ đểhọphát huy hết năng lực của mình, cống hiến hết mình cho công ty. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên hoàn thành hết nhiệm vụ, giúp đỡnhân viên trong mọi trường hợp khó khăn đểhọcó tinh thần làm việc.

- Đạo tào và huấn luyện nhân viên bằng cách thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhiên viên tham gia các lớp học được đào tạo chuyên sâu hoặc mời các đội ngũ chuyên gia vềdạy cho họcác kiến thức kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc. Đặc biệt là đối với lực lượng bán hàng trực tiếp của công ty, công ty nên đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn vềcác sản phẩm nhằm tư vấn cho khách hàng một cách chính xác nhất từ đó tạo sự tin cậy nơi khách hàng. Bên cạnh đó cần huấn luyện nhân viên có thái độ tích cực đối với khách, dù họ có mua hay không cũng phải luôn tỏ thái độthân thiện.

- Có chính sách ưu đãi, chiết khấu cho nhân viên bán hàng trực tiếp để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ bán hàng, công ty cần đào tạo đội ngũ quản lý bán hàng. Nếu công ty có đội ngũ quản lý bán hàng tốt, công tác bán hàng sẽ đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao hơn.

- Thường xuyên thực hiện đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên thông qua các công việc, nhiệm vụ và thành quả lao động của họ để đưa ra các hình thức khen thưởng và kỷluật cho từng trường hợp cụthể để kích thích lao động. Tổchức các hoạt động teambuilding cho toàn thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

các nhân viên trong công ty, gắn kết mọi người,

thoải mái để nhân viên có thểlàm việc vui vẻvà hiệu quả hơn.

- Ngoài ra công ty nên có chế độ lương thưởng thích hợp cho những nhân viên đạt chỉ tiêu, doanh số trong tháng, để giúp nhân viên có thêm động lực để phấn đấu vì công ty và từ đó mang lại hiệu quảlàm việc cao hơn.

- Nắm bắt tình hình cũng như quan tâm, hỏi thăm đến nhân viên, tổ chức các hoạt động như du lịch, tổchức sinh nhật tạo cho họ thái độ, cũng như niềm tinở công ty. Tạo mối quan hệgắn kết giữa công ty và nhân viên. Từ đó tạo ra cho công một đội ngũ nhân viên trung thành, coi doanh nghiệp như chính gia đình họ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1. Kết luận

Đểtồn tại và phát triển lâu dài trong tương lai, trong những năm qua công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã không ngừng cốgắng và nỗlực tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón của mình, không ngừng đẩy mạnh hoạt động bán hàngvà nâng cao cơ cấu tổchức quản lý. Mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường Huế. Công ty cũng đã tìm kiếm những biện pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng sản phẩm của công ty. Trong đó hệ thống đại lý trung gian được phân bố rộng khắp tỉnh Thừa Thiên Huế tạo điều kiện mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng gặp những khó khăn và hạn chếtrong quá trình hoạt động bán hàng nên việc đưa ra các giải pháp giúp công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng là một điều rất cần thiết đối với tình hình công ty hiện nay.

Với thị trường Huế đầy tiềm năng, là thị trường mà nhiều công ty đang muốn xâm nhập để mở rộng thị phần, đây sẽ là mối đe dọa đối với sản phẩm chủ lực NPK Bông lúa của công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt là đẩy mạnh trong vấn đề tiêu thụsản phẩm.

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu khảo sát phân tích vềhoạt động bán hàng sản phẩm phân bón của công ty, đề tài “Phân tích công tác bán hàng bán của công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” cũng đã giải quyết được một sốvấn đề mấu chốt mà công ty gặp phải. Đó là tổng hợp được những nội dung liên quan đến hoạt động tiêu thụ và những giải pháp giúp nâng cao hiệu quảhoạt động bán hàng cho công ty; phân tích thực trạng tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty và những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Đồng thời khảo sát, nghiên cứu người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với những khách hàng là trung gian phân phối của công ty để biết được những vấn đề mà công ty gặp phải rồi dựa vào tình hình thực tế đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụphân bón của công ty. Hy vọng bài viết này sẽgóp phần nhỏ giúp công ty được hoàn thiện hơn về

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần tiêu thụsản phẩm.

những số liệu tổng hợp cụ thể về khối lượng tiêu thụ theo từng loại phân bón thuộc nhóm phân bón NPK Bông lúa, theo từng kênh phân phối và các khu vựcở tỉnh Thừa Thiên Huế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Mong nhận được sựgóp ý chân thành của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập và các bạn đểgiúp tôi có thểhoàn thiện bài khoá luận tốt nghiệp hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cơ quan nhà nước

- Nhà nước nên có những giải pháp để đối phó với biến đổi khí hậu tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, giúp nông dân khắc phục khó khăn do hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra.

- Đầu tư và cải tiến cơ sở hạ tầng như điện, đường, cầu, cống tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa, phát triển và mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổchức các cuộc gặp gỡgiữa các doanh nghiệp trong ngành đểthảo luận, trao đổi ý kiến, tìm ra các biện pháp đúng đắn, hợp lý khắc phục khó khăn chung.

- Nhà nước cần ban hành luật phân bón, chỉ đạo việc kiểm tra và quản lý chất lượng phân bón thật chặt chẽ đểkhắc phục tình trạng phân bón giảhiện nay.

- Có những khuyến khích đối với công ty sản xuất phân bón trong nước.

- Tạo nhiều điều kiện vay vốn cho các công ty để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hộ gia đình, nông dân mua phân bón để phục hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình.

- Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất phân bón trong tỉnh, cầu nối xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngườinông dân.

Cho phép các công ty phân bón của tỉnh được tham gia nhiều hơn các đề án nông nghiệp của tỉnh.

2.2. Đối với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế

- Phía công ty cần phải cam kết luôn cung cấp các sản phẩm phân bón chất

lượng cao và

Trường Đại học Kinh tế Huế

ổn định.

tế sản xuất đặt ra; đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người nông dân, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trên toàn tỉnh và các thị trường khác.

- Tổ chức tuyển dụng, bố trí và hoàn thiện lại lao động giữa các phòng ban nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.

- Có chiến lược và kế hoạch sản xuât kinh doanh cụ thể, thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động tiêu thụ như nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, xây dựng các chiến lược tiêu thu, kênh phân phối, các hoạt động hỗ trợ… nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ phân bón của công ty. Có sự phối chặt chẽ giữa các phòng ban, phân chia công việc cụ thể, tránh trường hợp ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

-Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ phân bón của công ty qua từng thời kỳ. Khi thấy vấn đề bất cập cần họp bàn và xửlí ngay.

- Giữ vững và duy trì mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng, các cơ quan chức năng chuyên ngành.

- Cần phải có khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên làm việc tốt và kỷluật khiêm khắc đối với cán bộcông nhân viên vi phạm điều lệ công ty đềra.

- Không ngừng cải tiến khoa học và công nghệtrong sản xuất, đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

- Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn phù hợp với tình hình và khả năng công ty.

-Đưa ra mức giáổn định, hạn chếsự thay đổi giá.

-Quan tâm đến việc tạo dựng uy tín của công ty, xây dựng thương hiệu mạnh về sản xuất và kinh doanh phân bón. Tạo được niềm tin và sự ủng hộtừhộsản xuất nông dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế