• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

1.2.1.Vài nét đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp của các nước trên thếgiới Cũng giống như văn hóa truyền thống, văn hóa doanh nghiệp của từng quốc gia trên thếgiới có những nét đặc trưng riêng khác nhau.

Văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản

Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với gia đình của mình,đặt tất cảsựnghiệp của mình cho sựthành công của tổchức.

Cạnh tranh và hiệp tác được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở thành những nét mới, bền chắc và định hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì văn hóa đó đã giúp nhiều doanh nghiệp Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công.

Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứai cũng đồng thời tồn tại cảmặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đềuở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN.

Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật Bản đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và người lao động sẽ được tạo điều kiện đểhọc hỏi và đào tạo từnguồn vốn của côngty. Năng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnhđạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều nàyảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ

Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung, người Mỹrất coi trọng tự do cá nhân và tính tựlập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổchức là thứyếu so với các quyền cá nhân. Chủnghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹlà cạnh tranh.

Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình và ai nhanh hơn, giỏi cạnh tranh hơn, thức thời hơn thì người đó giành thắng lợi. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trởthành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.

1.2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệpởviệt nam

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong việc phát huy các nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững. Các doanh nghiệp đang trên con đường cạnh tranh gay gắt để phát triển và xác định vị trí. Những rào

Trường Đại học Kinh tế Huế

cản đang được phá bỏ, đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hợp tác làm ăn.

Bên cạnh những cơ hội đó, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với rất nhiều thử thách và cuộc cạnh tranh cho sựtồn tại cũng ngày một sâu sắc hơn. Đểthành công, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tạo ra môi trường làm việc hoàn thiện nhằm thu hút nhân tài và nuôi dưỡng năng lực, ngăn chặn tình trạng thất thoát nhân lực và chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý nhân lựcở nhiều nơi cũng đã xác định rõ mục tiêu hoạt động và thay đổi biện pháp quản lí, tăng cường hiệu quảhoạt động và phát triển ra thị trường nước ngoài. Và như vậy văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam lại càng nên được chú trọng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề này vẫn chưa đi vào chiều sâu. Vì vậy, văn hoá doanh nghiệp Việt Nam phần lớn mới dừng lại ởcấp độtạo dựng các yếu tố liên quan quan đến giá trịvật chất (yếu tố Tổchức). Từ nghiên cứu và khảo sát thực tiễn cho thấy văn hoá doanh nghiệp còn khá xa lạvới doanh nhân và các tầng lớp khác trong xã hội.

Đối với phần đông các doanh nghiệp thì khái niệm Văn hóa doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhận thức được sự tồn tại của Văn hóa doanh nghiệp, chưa nói đến việc tận dụng nó để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là trên nền tảng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền, bồi đắp và phát triển qua nhiều thếhệtừ xa xưa đến giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là thời kỳhội nhập kinh tếquốc tếhiện nay. Vậy nên, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiềuảnh hưởng từgiá trị văn hóa truyền thống bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xu hướng phát triển doanh nghiệp Việt Nam đều có những điểm chung như sau: các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều phát triển từloại hình công ty giađình, công ty vừa và nhỏ, tức là theo kiểu mang nặng dấuấn của người sáng lập, quản lý vì kết quảtheo quy trình. Giámđốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định. Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người quản lý. Ngoài ra,đưa người thân vào nắm nhiều vị trí trong công ty, đặc biệt là các vịtrí quan trọng.

Đa phần các công ty ViệtNam đều coi trọng việc xậy dựng quan hệ, xem đó cũng là một trong những vũ khí cạnh tranh lợi hại. Mọi người chủ yếu cho rằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

“quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực”, quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, nhiều mối quan hệkhác có ích cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đã biết coi trọng ý nghĩa của mục tiêu kinh doanh. Thểhiện rõ nhất ở mục tiêu, tầm nhìn, sứmệnh và những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Không chỉ kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà trong những phương châm hoạt động, họcòn hướng đến kinh doanh một cách có văn hóa bằng những mục tiêu phát triển nguồn lực, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, kinh doanh chính đáng, đặc biệt là nâng cao trách nghiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.

Văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam thường mang đậm dấuấn của người chủ doanh nghiệp và được hình thành sau một thời gian dài kinh doanh.

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, các thế hệ lãnhđạo nối tiếp nhau, có một số giá trị văn hóa được xác lập lại, một số giá trị cũ có thể bị lu mờ nhưng những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp dù trải qua bao giai đoạn vẫn luôn tồn tại với thời gian.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa những giá trị văn hóa mong muốn vào thực tếbằng cách thiết kế hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp. Nhận thức được ảnh hưởng trực tiếp của công tác quản lý (phong cách và quan niệm của ban lãnh đạo, mục tiêu, chiến lược kinh doanh, hệ thống quản trị nhân sự, cơ cấu tổ chức,…) đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đồng thời quan tâm hơn đến công tác đào tạo, nâng cao trìnhđộ lao động trong doanh nghiệp.

Văn hóa DN Việt Nam thể hiện ở 2 mặt: mục đích kinh doanh và phương pháp quản trị kinh doanh. Trong đó mục đích kinh doanh là quyết định toàn bộhoạt động của mỗi doanh nhân và DN

- Vềmục đích kinh doanh: Đạt hiệu quả và lợi nhuận cao cho cá nhân, cộng đồng. Cótính văn đối với con người trong xã hội và môi trường sinh thái

- Về phương pháp quản trịkinh doanh:

+ Tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, công khai trong sản xuất và kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Quan tâm, tuân theo các nguyên lí quản lí khoa học và phải biết dựa vào khoa học mà tổchức bộmáy quản lí, thực hiện các phương pháp kinh doanh

+ Biết áp dụng công nghệtiên tiến trong điều hành sản xuất, kinh doanh + Chú trọng sửdụng hợp lí các vị trí làm việc của đội ngũ cán bộ, người lao động và phát huy tổng hợp các tiềm năng thực hiện sự gắn kết các nhân tố đó vì mục tiêu chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế