• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Tình hình thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng có nhiều mô hình phân phối hàng hóa hiện đại của các nước phát triển trên thếgiới thâm nhập vào Việt Nam, đáp ứng được phần nào nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước tại các đô thịlớn, góp phần hoàn thiện hệthống lưu thông, phân phối hàng hóa theo xu hướng hội nhập quốc tế của nền thương mại Việt Nam.

Các siêu thị đang ngày trở nên quen thuộc với cả các tầng lớp bình dân nên siêu thị ngày càng có vị trí quan trọng trong hệthống bán lẻ hàng hóa đặc biệt là hệthống bán lẻquy mô hiện đại.

Đồng thời, mức sống tăng cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu và lối sống thành thị được cho là nguyên nhân chính khiến bán lẻ trở thành một lĩnh vực tiềm năng. Sự ổn định vềchính trị, môi trường kinh doanh và dân số 'độtuổi vàng' với 25%

dân số trong độ tuổi từ 10 đến 24 đã thu hút một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn trong khu vực châu Á và trên thế giới.Với mức tăng trưởng GDP đạt 7.38% trong quí 1 năm 2018 cao hơn mức kì vọng sẽ tăng 6,0–6,5% giai đoạn 2016–2020, chỉ số tăng trưởng ngành 63,7 % chỉ trong 2 năm từ 2016-2017. Tính chung 10 tháng của năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 3.612,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,31% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,79%). Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, chính sách đôthị hóa - công nghiệp hóa bền bỉ và tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng cao, cũng như sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Theo hãng tư vấn A.T Kearney, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail Development Index-GRDI) của Việt Nam nằm trong top 10 với vị trí thứ 6 mà trước đó Việt Nam đã tuột khỏi danh sách 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2012, trong khi từng đứng đầu danh sách này trong năm 2008, xếp vị trí thứ 6 trong năm 2009, thứ 14 trong năm 2010 và thứ 23 trong năm 2011. Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ nước ta đang hấp dẫn và đầy tiềm năng hơn bao giờhết.

Xu hướng mở cửa thị trường theo các cam kết hiệp định thương mại tự do song

Trường Đại học Kinh tế Huế

trên thếgiới tại Việt Nam đã vàđang tạo ra những cơ hội, thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp. Trong một thời gian ngắn thì hệthống phân phối hiện đại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào nước ta chiếm thị phần không hề nhỏ trong lĩnh vực bán lẻ với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%, 125 trung tâm thương mại thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh, trong năm 2016, Vinmart: 1.000 cửa hàng tiện lợi Vinmart+ len lỏi vào từng khu phố, con ngõ ở các thành phố lớn, đang thay đổi thói quen mua hàng thiết yếu của người dân., Circle K:

200, Familly mart 73, vinmart: 36, Big C: 32, Fivimart: 30…thị trường bán lẻ đang chuyển dần sang xu hướng đầu tư chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thịmini.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), ước tính đến năm này nước ta có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Dự báo đến năm 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội, tương đương khoảng 25-30 tỷUSD. Theo số liệu từTổng cục thống kê, doanh thu bán lẻViệt Nam năm 2017 đạt 2,9 triệu tỉ đồng, tương đương 130 tỉ đô la Mỹ, tăng 10,6% so với năm 2016. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Tất cả điều này cho thấy dấu hiệu tích cực việc đạt được theo đúng mục tiêu đềra vào cácnăm tới.

Các doanh nghiệp trong nước sẽchịu sức ép cạnh tranh rất lớn, nếu không cẩn thận sẽ bị thâu tóm thị trường bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Tính tới thời điểm này, Co.opmart, BigC và Metro được xem là 3 nhà bán lẻ hàng đầu, chưa kể thêm những chuỗi cửa hàng hiện đại, nhưng chỉ có Co.opmart là doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, sựxuất hiệnồ ạt của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài được ví như một làn sóng đang quét qua thị trường bán lẻ Việt Nam. Cụ thể: Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Thái Lan Central Group đã khai trương chuỗi siêu thị Robinsons Department Store ở Hà Nội.

Tiếp theo đó, vào đầu năm 2015, Tập đoàn này đã mua lại 49% cổphần công ty sởhữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Trước Nguyễn Kim, thương hiệu bán lẻ điện máy phía Bắc là Trần Anh cũng đã bán hơn 38% cổ phần cho đại gia bán lẻ điện máy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhật Bản là Nojima. Tại Thành phốHồChí Minh Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) hoàn tất thương vụmua cổphần caoốc phức hợp Diamond Plaza (TP HCM).

Hiện nay, bên cạnh nguồn hàng hóa do các DN quy mô lớn sản xuất, các hệthống bán lẻ có xu hướng thúc đẩy hoạt động tìm kiếm những sản phẩm mang tính địa phương, một mặt là nhằm đa dạng nguồn hàng, mặt khác là để hướng tới mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều vùng miền. Do vậy, các hệ thống siêu thị cần đẩy mạnh liên kết với các cơ sởsản xuất tại các vùng trên cả nước.

2.2. Hoạt động bán hàng của các siêu thị trên thị trường Thành phố Đà Nẵng Những chính sách cải cách kinh tế và chính trị cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng, mức lạm phát cao trước đây đang được kiểm soát với tỷ lệ lạm phát trung bình trong năm 2018 là 3,5 – 3,8% và tỷgiá hối đoái ổn định trong những năm gần đây. Ổn định vềchính trị, tăng trưởng kinh tếkhiến các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào Việt Nam.

Trong những năm qua, hình thức kinh doanh siêu thị đã thực sựkhẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được những giá trị gia tăng mà siêu thịmang lại: sựtiện lợi, chất lượng phục vụ, uy tín sản phẩm và giá cảhợp lý, rõ ràng. Thay vì tới những cửa hàng nhỏ, cũ kỹ, vàng thau lẫn lộn, người tiêu dùng đã lựa chọn siêu thị bởi họ có cơ hội so sánh từ giá cho đến mẫu mã, tính năng của nhiều sản phẩm mang thương hiệu khác nhau. Hàng sẵn có, nhân viên tư vấn được huấn luyện kỹnhiệt tình, hòa đồng và giá cảcạnh tranh là những điểm chung mà người kinh doanh siêu thị tập trung khai thác. Đà Nẵng được xem là thành phố phát triển hàng đầu nước ta năm 2017 tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội GRDP của Đà Nẵng luôn ởmức 8-9%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016. Nhiều tập đoàn bán lẻtrên thếgiới chọn Đà Nẵng là điểm đến để đầu tư nhằm thu lợi nhuận, nắm bắt được khuynh hướng của người tiêu dùng thích việc mua sắm thuận tiện, giá cảrõ ràng, chất lượng đảm bảo trong khi nếp tiêu dùngở chợ bộc lộnhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm không đảm bảo, giá cả không ổn định, bất tiện trong việc đi lại nên nhiều năm trở lại đây.

Tại Đà Nẵng có rất nhiều siêu thị mọc lên và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm như siêu thị Vimart+, GuGo mart, Joly mart… Thị trường siêu thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngoại nhập, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, các siêu thị cũng luôn khiến cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi đến mua sắm với mức giá hợp lý, phong cách phục vụ và chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu bằng nhiều chính sách marketing hỗtrợ mạnh mẽcho hoạt động bán hàng như: giao hàng tận nơibất kể mua nhiều hay ít, tích lũy điểm thưởng sau mỗi lần mua hàng, hay các dịp lễ, tết sẽ có các chương trình khuyến mãi, tặng kèm, giảm giá đểkích thích khách hàng mua sắm.

Hơn thế nữa, Đà nẵng nổi tiếng là thành phố của du lịch, thành phốcủa những cây cầu nổi tiếng trên thếgiới như cầu Rồng, cầu Sông Hàn hay sự độc đáo của Cầu Vàng tại khu du lịch Bà Nà, khu giải trí Công viên Châu Á, thu hút hàng triệu lượt du khách đến lưu trú tại Đà Nẵng, nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu cũng tăng theo tạo ra một thị trường bán lẻ sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Việc áp dụng chiến lược Marketing vào hoạt động bán hàng góp phần thu hút đông đảo khách hàng đến thăm quan và mua sắm thường xuyên tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vào các dịp lễ tết với nhiều chương trình xúc tiến bán hàng góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng, từ đó thu nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG