• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tng quan vthị trường mng Internet ti Vit Nam

Sau hơn 10 năm kể từ ngày (19/11/1997) Việt Nam chính thức gia nhập mạng Internet toàn cầu. Việc sử dụng internet đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân Việt Nam. Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), số người sử dụng internet ở nước ta tính đến tháng 10/2009 là 22.214.615 người, với gần 3 triệu thuê bao internet băng thông rộng. Tính ra, tỉ lệ dân số sử dụng internet chiếm 25,89%, tức chưa tới bốn người Việt thì có một người sử dụng internet. Tỉ lệ này

Trường ĐH KInh tế Huế

cao gần gấp đôi so với tỉ lệ chung của khu vực ASEAN (15,54%).Việt Nam chúng ta, với khoảng 10 nhà cung cấp dịch vụ internet để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Và đặc biệt, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển dịch vụ Internet cao nhất thế giới, đây thật sự là tín hiệu rất đáng mừng, nó ghi nhận phần thưởng xứng đánh nhất cho thị trường internet Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến hết tháng 3/2009, cả nước đã có 21,1 triệu người sử dụnginternet, chiếm gần 25% dân số của cả nước, dự báo sẽ có khả năng tăng lên 36% vào năm 2012. Bên cạnh con số 2,2 triệu thuê bao băng thông rộng của cả nước, hiện có trên 90% DN tại Việt Nam đã kết nối internet và có sử dụng dịch vụ băng thông rộng, nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân cũng ngày một tăng mạnh. Vì thế thị phần của các nhà cung cấp trong tương lai sẽ có sự thay đổi như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ của các ISP(nhà cung cấpdịch vụ Internet).

Khi xã hội đang ngày càng hiện đại thì băng thông rộng cáp quang (FTTH) đang dần thay thế ADSL để chiếm lĩnh thị trường Internet Việt Nam. Do đó, trong tương lai gần, và ngay cả thời điểm hiện tại, yếu tốgiá cảkhông phải là vấn đề quá lớn bởi các nhà mạng đang tranh đua quyết liệt về công nghệ, cũng như tìm mọi cách để hạ giá thành xuống thấp hơn, nhằm khuyến khích người dùng ADSL chuyển qua. Ngoài ra, khi các dịch vụ nội dung “Ngốn băng thông” như: HD TV (truyền hình độ nét cao), IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghịtruyền hình), IP Camera... Ngày càng thịnh hành, đòi hỏi tốc độ đường truyền cao, thì chỉ FTTH mới có thể đáp ứng. Trong xu thế phát triển của các dịch vụ truyền hình, nội dung số…Bùng nổ trên toàn thế giới, FTTH thay thế đường truyền ADSL cũng sẽ là tất yếu, như cách ADSL thay dịch vụInternet dial up chậm chạp trước đây.

Theo sốliệu mới nhất của Telecomasia.net, mới chỉ hơn 7% doanh nghiệp ở Việt Nam sửdụng Internet cáp quang, vẫn còn ít nhất 300.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ gia đình - thị trường quá rộng mở, đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch

Trường ĐH KInh tế Huế

thu hút khách hàng đang được các nhà cung cấp (ISP) tung ra, như: nâng cấp băng thông, đẩy mạnh giảm giá hoặc miễn phí lắp đặt, giảm giá cước thuê bao… Người dùng Internet Việt Nam từ các công ty, nhà hàng, khách sạn… đến các hộ gia đình đang có rất nhiều thuận lợi để nâng cấp đường truyền ADLS tốc độ cao lên FTTH

“Siêu tốc độ” với chi phí hợp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia về hạtầng mạng, VNPT, FPT Telecom và Viettel có lợi thế vì đang nắm giữ lượng “Khách quen” ADSL đông đảo. Trong đó FPT Telecom luôn có những bước đi, những chiến lược tích cực đểkhẳng định vịthế tiên phong trong vấn đề “Quang hóa”. Với phương châm “Mọi dịch vụ trên 1 kết nối”và mong muốn đem lại những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu truy cập internet cao nhất của khách hàng tại Việt Nam, FPT Telecom đã xây dựng nhiều gói dịch vụFTTH dành riêng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Do không bị ảnh hưởng bởi từ trường, nhiễu điện từ nên chất lượng truyền dẫn của mạng FTTH ổn định, không bị suy hao tín hiệu, tốc độ download có thể nâng lên tới 10Gb/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (20Mb/giây). Với ưu điểm băng thông rộng, không bị suy hao tín hiệu, FTTH hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng dịch vụ “Ngốn băng thông” như: HD TV, IPTV, VoD, Video Conferrence, IP Camera... đang thịnh hành, với chất lượng cao. “All in One” là ưu điểm lớn của GPON, chỉ cần một sợi quang cho tất cảcác dịch vụ.

“FTTH sẽ dần thay thế ADSL, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ thông tin, giải trí của người dân, bởi chỉ có FTTH với băng thông lớn,ổn định mới đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụtrực tuyến trong cùng một thời điểm, với tốc độ, chất lượng cao,ổn định”, ôngNguyễn Đức Thành, Tổng Giám đốc CMC TI, khẳng định.

1.2.2 Tng quan vthị trường Internet ti Tha Thiên Huế

Tình hình cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tuy không được sôi nổi như những tỉnh thành lớn của cả nước. Nhưng nó đã vàđang tạo ra những làng sóng sử dụng Internet ồ ạt. Do cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện khiến cho nhu cầu về giao lưu, trao đổi và cập nhật thông tin ngày càng tăng. Nhu cầu vềsửdụng Internet chỉthật sựnở rộ vào năm 2001 khi có hàng

Trường ĐH KInh tế Huế

loạt các cửa hàng (đại lý) kinh doanh dịch vụ Internet được mở ra. Cùng với sự ứng dụng công nghệ ADSL đã làm cho tốc truy cập nhanh hơn và đặc biệt quan trọng là giá cả đã giảm đi đáng kể. Người ta đến với dịch vụInternet ởcác cửa hàng (đại lý) kinh doanh này nhiều hơn và thường xuyên hơn vào thời điểm này.

Vào năm 2006, giá cước truy cập Internet tốc độ cao ADSL ngày càng rẻ, đi kèm đó là chi phí lắp đặt và giá cảcác thiết bị đầu cuối phù hợp với túi tiền của người dân. Cùng với rất nhiều chương trình khuyến mãi rầm rộ, cạnh tranh của hai nhà cung cấp là VNPT và Viettel. Đã khiến cho khách hàng càng được hưởng lợi hơn vềcảchất lượng cũng như giá cả. Điều này khiến cho khách hàng có xu hướng lắp đặt ADSL tại nhà nhiều hơn so với việc ra các cửa hàng Internet.

Vào tháng 6/2006 một cuộc chiến về giá cước truy cập internet đã nổ ra tại Việt Nam. Cuộc chiến vềgiá giữa FPT Telecom, Viettel và VNPT đã kéo theo giảm cước và tăng nhu cầu sửdụng dịch vụInternet. Khách hàng trở thành người hưởng lợi đối với cuộc cạnh tranh này. Chi phí lắp đặt và sửdụng giảm kèm với thu nhập tăng, và nhu cầu làm việc thông qua internet ngày càng nhiều làm tăng số lượng người sửdụng internet.

Hiện nay, Thị trường Internetở Huếngoài 3 nhà cung cấp là: VNPT, Viettel, EVN Telecom thì mới đây nhất vào cuối năm 2009, FPT cũng chính thức gia nhập vào thị trường, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động giữa các nhà mạng.

Trong đó, VNPT chiếm thị phần cao nhất, và có những dự báo cho rằng VNPT sẽ còn đứng thứ nhất trong những năm tới, thứ 2 là FPT Telecom và cuối cùng là Viettel. Những tháng đầu tiên của năm 2015, Viettel đã có những bước chuyển mình dữdội để thu hút được khách hàng, lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh và kiến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, yêu cầu mỗi đối thủphải có sự thay đổi nổi bật nhằm giữvững và tăng vịthếcạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp, công ty cần phải xác định được năng lực thực sựcủa mình, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong mối tương quan với những doanh nghiệp khác nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, luôn luôn nỗ lực duy trì những khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm khách hàng mới với hy vọng mở

Trường ĐH KInh tế Huế

rộng thị

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG

DỊCH VỤ MẠNG INTERNET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Tổng quan vềcông ty cổphần viễn thông FPT–chi nhánh Huế