• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

1.3.2.2.1. Nhóm chỉtiêu vềquy mô a. Doanh số cho vay (DSCV)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư vốn cho nền kinh tế của ngân hàng trong thời kỳ đó và được tính toán như sau:

Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân (tỷ trọng DSCV KHCN):

Dựa vào chỉ tiêu này, ngân hàng có thể biết được doanh số cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng thương DSCV trong kỳ = Dư nợ cho vay cuối kỳ – Dư nợ cho vay đầu kỳ + DSTN trong kỳ

Tỷ trọng DSCV KHCN = DSCV KHCN

Tổng doanh sốcho vayx 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

mại trong từng thời kì nhất định. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện rõ sự chú ý vào việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

b. Doanh số thu nợ (DSTN)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vốn gốc mà ngân hàng thương mại thu được từ khách hàng trong một thời kì nhất định kể cả vốn thanh toán khi kết thúc hợp đồng vay vốn hay vốn gốc thanh toán một phần và được tính toán như sau:

Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh số thu nợ KHCN trong tổng doanh số thu nợ của ngânn hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện công tác thu nợ KHCN của ngân hàng ngày càng được cải thiện và việc thắt chặt công tác thẩm định cho vay ngay từ ban đầu nhằm hạn chếrủi ro.

c. Dư nợ cho vay (DNCV)

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu lại được vào một thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ kinh doanh). Trong đó, dư nợ cho vay cuối kì được tính như sau:

Thông thường, chỉ số dư nợ cho vay cao chứng tỏ ngân hàng thương mại cho vay nhiều, uy tín ngân hàng thương mại tương đối tốt, có khả năng thu hút được khách hàng. Ngược lại, nếu dư nợ cho vay thấp thì chứng tỏ ngân hàng thương mại còn yếu kém về khả năng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng, khả năng marketing của ngân hàng thương mại kém. Mặc dù vậy, không thể chỉ dựa vào chỉ DSTN trong kì = Dư nợ cho vay đầu kì – Dư nợ cho vay cuối kì + DSCV trong kỳ

Tỷ trọng DSTN KHCN = DSTN KHCN

Tổng doanh sôthu nợx 100%

DNCV cuối kỳ = DNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ – DSTN trong kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiêu này để đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng thương mại, mà nó phải được xem xét trong mối quan hệ với mức độ an toàn và tính lành mạnh của các khoản vay.

Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân:

Dựa vào chỉ tiêu này, ngân hàng sẽ biết được dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ nhất định.Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chú ý phát triển mở rộng chotín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

Nếu chỉ tiêu này tăng liên tục qua nhiều thời kì có thể nói rằng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng. Dù vậy, khi đánh giá chúng ta cần xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối để có cái nhìn toàn diện.

1.3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng a. Tốc độ tăng trưởng DSCV

Chỉ tiêu này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu như các nhân tố khác cố định thì tỷ lệ này càng cao phản ánh việc mở rộng cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là chưa tốt.

b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Tốc độ tăng trưởng DSCV(%) =DSCV năm nay DSCV năm trước

DSCV năm trước x 100%

Tốc độ tăng trưởng DNCV = DNCV năm nay DNCV năm trước

DNCV năm trước x 100%

Tỷ trọng DNCV KHCN = DNCV KHCN

Tổng dư nợ cho vayx 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu này dùng để so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm nhằm đánh giá khả năng mở rộng và phát triển cho vay của ngân hàng thương mại.

Dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thường phản ánh khả năng mở rộng cho vay hay mở rộng thị phần của ngân hàng khá hiệu quả. Ngược lại, dư nợ cho vay thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động tín dụng hay khả năng tiếp thị của ngân hàng chưa tốt. Tuy nhiên, không thể đánh giá chỉ tiêu này một cách độc lập hoàn toàn mà cần phải kết hợp các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách chính xác nhất.

1.3.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro a. Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là loại nợ thuộc nhóm 3đến nhóm 5 trong 5 nhóm nợ được phân loại theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Theo theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, các nhóm nợ được phân nhóm như sau:

Nhóm 1 (nợ đủtiêu chuẩn)

Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãi đúng hạn.

Khách hàng đang bịnợquá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi bịquá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lại.

Nhóm 2 (Nợcần chú ý)

Khách hàng bịnợquá hạn từ10 - 90 ngày.

Khách hàng được gia hạn nợlần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Khách hàng nợquá hạn từ 91 đến 180 ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần đầu, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trảnợ lần đầu phân loại vào nhóm 2ởtrên.

Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủkhả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợnghi ngờ)

Khách hàng nợquá hạn từ 181 đến 360 ngày

Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai.

Nhóm 5 (Nợcó khả năng mất vốn)

Khách hàng nợquá 360 ngày

Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứhai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứhai.

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứba trởlên (kểcả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).

Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlý.

Đối với các khoản nợ xấu này, ngân hàng thương mại cần phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ nhất định nên làm sụt giảm lợi nhuận do phải đội thêm một khoản chi phí tín dụng. Nhìn vào nợ xấu còn có thể đánh giá khả năng quản lý, hiệu quả tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Do vậy duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp luôn là một nhiệm vụ mà bất cứ định chế nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nào đều quan tâm.

Tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân được tính như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất để đánh giá lành mạnh thể chế. Nó tác động đến tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì nếu nợ xấu tăng thì khả năng mất vốn cũng gia tăng làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu về, từ đó làm tăng thêm chi phí thực tế cho việc thu hồi vốn, chi phí cơ hội, chi phí đi vay và chi phí bù đắp thanh khoản.

Chỉ tiêu này cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm dư nợ hiện tại của cho vay khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu càng cao phản ánh việc thu hồi vốn của ngân hàng thương mại càng khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay và ngược lại.

Ngoài ra, có thể xem xét thêm chỉ tiêu về tỷ trọng nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trên tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Qua đó, có thể nhận biết nợ xấu của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Nhờ vậy, ngân hàng thương mại mới phát hiện được hoạt động cho vay nào gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ và nguyên nhân do đâu để tập trung đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

b. Chỉ tiêu vòng quay vốn

Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ lệ giữa doanh số thu nợ với dư nợ cho vay, đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Qua đó có thể thấy được khả năng mở rộng cho vay và hiệu quả công tác thu hồi nợcủa ngân hàng thương mại. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ càng thuận lợi, quy mô cho vay sẽ được mở rộng và hầu hết các khoản vay đến hạn trong năm đều được thu hồi đầy đủ. Ngược lại, nếu tỷ lệ càng thấp cho thấy cả cho vay và thu hồi nợ đều đang gặp khó khăn, hoặc cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm KHCN(%) = Nợ xấu nhóm KHCN Tổng dư nợ cho vay KHCN

Vòng quay vốn tín dụng KHCN = Doanh số thu nợKHCN Dư nợ bình quân cho vay KHCN

Trường Đại học Kinh tế Huế

c. Chỉ tiêu thời gian thu nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ nhanh hay chậm về mặt thời gian, chỉ tiêu này càng nhỏ thì thời gian thu hồi nợ cũng như tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàngcàng nhanh. Đồng vốn cho vay được sử dụng có hiệu quả. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ tiêu này vẫn quá thấp thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng và chuyển sang đi vay tại các tổ chức tín dụng cạnh tranh với lãi suất thấp hơn, cung cấp thời gian thời gian sử dụng vốn dài hơn. Và như vậy thì ngân hàng sẽ bị giảm doanh số. Ngược lại, khi so sánh chỉ tiêu này qua từng năm và nhận thấy sự tăng lên thì rất có thể là ngân hàng đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy dư nợ đã vượt quá mức trong khi công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn.

d. Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng thương mại, nó phản ánh ngân hàng sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn với doanh số cho vay tương ứng trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này cao thể hiện công tác thu hồi nợ thuận lợi, nợ được thu hồi đẩy đủ phản ánh các khoản vay của ngân hàng đạt hiệu quả tốt,khả năng trả nợ của khách hàng ở mức ổn định, rủi ro của ngân hàng sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp sẽ thể hiện sự khó khăn, kém hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn.

1.4.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi

Thời gian thu nợ bình quân= Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ x 365 (ngày)

Hệsốthu nợKHCN= Doanh sốthu nợKHCN Doanh sốcho vay KHCN

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lợi nhuận là một mục tiêu mà bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng hướng đến. Ngân hàng thương mại với vai trò là một trung gian chuyển giao vốn cho nền kinh tế và cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận như bao doanh nghiệp khác, mục đích là để có thể tồn tại và phát triển hoạt động của mình. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại được tạo ra trên cơ sở số dư tín dụng, mức lãi suất và thời gian. Do vậy, ngân hàng phải tính toán để đạt lợi nhuận cao nhất và giảm chi phí, rủi ro đến mức thấp nhất, phải so sánh lợi nhuận thu được với nguy cơ rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại. Đó là lý do vì sao trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng chúng ta cần phải phân tích lợi nhuận từ hoạt động này mang lại.

Đồng thời, để đánh giá đúng sự tăng trưởng hiệu quả tín dụng cá nhân qua các thời kỳ, người ta thường dùng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ này phản ánh rõ nét về sự biến động của thị trường cũng như đánh giá đúng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đồng thời thể hiện các chính sách tín dụng mà ngân hàng áp dụng qua các thời kỳ có phù hợp hay không.

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân