• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Quân đội

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

2.2. Thực trạng cho vay tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế

2.2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Quân đội

Để tạo ra một quy trình chuẩn và tránh sai sót trong quá trình thực hiện công việc, MBBank đãđềra quy trình cho vay như sau:

Bước 1: Thiết lập hồ sơ

Lập hồ sơ vay vốn là khâu căn bản đầu tiên trong quy trình cho vay. Đối với khách hàng lần đầu đi vay tại ngân hàng sẽ được cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn đăng ký thông tin khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra cácđiều kiện vay, bộ hồ sơ cho vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, giấy tờcòn thiếu.

Hồ sơ vay vốn gồm:

Mẫu đơn đăng ký vay vốntheo quy định của ngân hàng.

Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, các giấy tờtùy thân khác).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sổhộkhẩu, sổtạm trú.

Bảng sao kê lương, xác nhận lương, bảng lương, cùng hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc chứng minh nguồn trả nợ.

Các giấy tờ liên quan đến khoản tín dụng.

Các giấy tờ liên quan đến đảm bảo tiền vay (nếu có).

Với mỗi mục đích vay tiền ngân hàng quy định từng loại giấy tờ cụ thể. Sau khi tiếp nhân hồ sơ, CBTDsẽ kiểm tra lại số lượng, tính pháp lý của các loại giấy tờ và đưa lên cấp trên xin ý kiến.

Bước 2: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

Đây là bước đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trảnợ vay, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ quyết định cho vay và giám sát khoản vay. Ở bước này cán bộtín dụng và cán bộtín dụng sẽchịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm:

Thnht, năng lực của khách hàng. Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về trả nợ vay. Đối với khách hàng cá nhân phải là những người có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có hộkhẩu trên cùng địa bàn.

Ngân hàng không chấp nhận cho vay những người đang chấp hành án, bịtòa án cấm kinh doanh, người bịtâm thần, không có năng lực pháp lý…

Th hai, uy tín của khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng cần đánh giá, đánh giá dựa trên thông của khách hàng. Đối với khách hàng cũ , các giao dịch trước đó của họvới ngân hàng sẽ để lại lượng lớn thông tin vềtính trung thực, các nguồn tài chính và năng lực của khách hàng, thông tin vềtính nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tính ổn định trong sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng mới, phụthuộc vào sựgiới thiệu, vào các khách hàng khác có quan hệvới họ.

Th ba, phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Đánh giá chính xác năng lực tài chính nhằm xác định khả năng độc lập tài chính, khả năng thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

và khả năng trảnợcủa khách hàng. Ngoài ra, xác định nhu cầu thực sựcần vay vốn của khách hàng để ngân hàng xem xét có cho vay hay không, mức cho vay là bao nhiêu.

Thứ tư,phương án vay vốn và khả năng trả nợcủa khách hàng. Đánh giá mức độ khả thi của phương án sản xuất kinh doanh đối với kinh doanh hộ gia đình và tính toán chính xác nguồn trảnợcủa khách hàng.

1Thứ năm, đánh giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh), kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản đó.

Th sáu, phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương ánvay vốn, trảnợcủa khách hàng.

Bước 3: Quyết định cho vay.

Bước này rất quan trọng vì dễ xảy ra sai lầm đó là chấp thuận cho vay khách hàng không tốt và từ chối một khách hàng tốt. Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đáng kể với ngân hàng. Một là dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thu hồi được, hai là thiệt hại vì uy tín và mất cơ hội cho vay. Vì vậy, MBBank luôn chú trọng tới thu thập thông tin, xửlý thông tin một cách chính xác và đầy đủ làm cơ sở ra quyết định.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thỏa mãn các điều kiện và nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay với khách hàng.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo.

Sau khi được duyệt cho vay, CBTD sẽchuyển hồ sơ cho chuyên viên hỗtrợ để chuyên viên hỗ trợ trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và soạn thảo hợp đồng đồng mẫu, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bào đảm tiền vay trình kiểm soát cho ý kiến chỉnh sửa. Tiếp theo, CBTD sẽ trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, thống nhất với phương án cho vay đã được phê duyệt và chuyên viên hỗ trợ sẽ trình dự thảo cuối cùng đãđược khách đồng ý lên kiểm soát, kiểm soát kiểm tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các điều kiện được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo và tiến hành ký hợp đồng với khách hàng trước sựchứng kiến của hai bên cùng công chứng viên.

Bước 5: Giải ngân.

Tùy theo từng khoản vay, mục đích vay và phương thức thanh toán sẽ quyết định hình thức giải ngân phù hợp.

Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay, thu nợ và xửlý các vấn đềphát sinh.

Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính thực hiện của kếhoạch sửdụng vốn, trảnợ và khả năng trảnợ của khách hàng, phát hiện dựbáo những rủi ro có thểphát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng để đềxuất các biện pháp giải quyết xửlý kịp thời.

Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.

Khi khách hàng trả hết khoản nợ bao gồm nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xửlý bằng quỹrủi ro hoặc xóa nợ. CBTD và cán bộkế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ, lập biên bản giao trảtài sản đảm bảo và chuyển toàn bộhồ sơ vào kho lưu trữ.

2.2.3. Thc trng hoạt động cho vay khách hàng nhân ca Ngân hàng