• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiến trình ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin vào hoạt động

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ

1.2.3. Tiến trình ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin vào hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thương mại điện tửkết hợp công nghệthông tin là một phương pháp kinh doanh mới, do đó khi áp dụng các doanh nghiệp cần phải có những bước đi, trình tựphù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Các bước tác giả đã thu thập được:

1.2.3.1. Theo ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm ATHENA cho biết, để kinh doanh sản phẩm theo hướng thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cần thực hiện các bước như sau

°Bước 1: Chuẩn bịkếhoạch kinh doanh:

+Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng là ai.

+Định hướng kinh doanh theo mô hình nào (B2B, B2C).

+Kếtoán tài chính +Kếhoạch quảng bá

+Đăng ký tên miền website sao cho dễ nhớ, đáp ứng được tiêu chuẩn SEO (Search Engine Optimizing)

°Bước 2: Chuẩn bịhạtầng công nghệ, con người và quy trình

+Đây là một bước chuẩn bị rất quan trọng, biết lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai đượcthương mại điện tử.

+Bước này đòi hỏi sự am hiểu và có kiến thức công nghệ sâu, vì vậy đa phần doanh nghiệp sẽnhờ sự tư vấn từcác công ty chuyên trong lĩnh vực thương mại điện tửtrợ giúp lựa chọn công nghệ, xây dựng quy trình thực hiện.

+Và một phần quan trọng không kém là nhân sự tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải có kiến thức Internet, kiến thức kinh doanh online, marketing online…

°Bước 3: Xây dựng website đểgiới thiệu sản phẩm

+Website cần có nội dung thu hút người đọc, tốc độ truy cập nhanh, địa chỉ và các thông tin liên lạc rõ ràng, có các điều kiện, điều khoản, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đểtạo niềm tin cho khách hàng. Đặc biệt, cần phải có phần hỗ trợ trực tuyến “Chat” đểcó thể tư vấn cho khách hàng ngay khi cần thiết.

°Bước 4: Thực hiện Online Marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Xây dựng nội dung truyền thống, nội dung để tương tác và đưa lên mạng xã hội, diễnđàn,…. Đặc biệt là phải xây dựng hệ thống keyword (từkhóa) liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh để công cụ tìm kiếm Google định vị được, từ đó tăng khả năng các đối tác khách hàng tiềm năng sẽtruy cập vào website công ty.

°Bước 5: Xây dựng cơ chếthanh toán và giao nhận sản phẩm

+Lựa chọn các hình thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng như thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua internet banking…

+Nên lựa chọn đối tác giao hàng chuyên nghiệp để thực hiện giao nhận hàng hóa, nguyên liệu nhanh chóng, chi phí hợp lý.

1.2.3.2. Theo quan điểm của nhiều tác giả ởBộCông thương Việt Nam Tiến trình ứng dụng Thương mại điện tửvà công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanhởdoanh nghiệp gồm 5 bước:

*Bước 1: Có website trên mạng. Bước đầu tiên để tham gia TMĐT là phải thiết kế web cho doanh nghiệp. Tùy theo đặc tính riêng của mỗi doanh nghiệp, website này có thể rất đơn giản như một vài trang web tĩnh (có nghĩa là thông tin trên web này không thường xuyên thay đổi) cho đến phức tạp bao gồm các cơ sở dữ liệu và các trang web động (tức thông tin trên trang web này thường xuyên thay đổi) cho phép tương tác với người sử dụng. Sau đây là các bước để có được một website cho doanh nghiệp:

+Mua tên miền (domain): Doanh nghiệp có thể mua tên miền quốc tế hay tên miền Việt Nam. Tên miền quốc tế hay tên miền Việt Nam không có gì khác nhau về mặt kỹthuật, vẫn xem được trên toàn cầu.

+Mua dịch vụ lưu trữ web (host hay hosting): Doanh nghiệp phải trả tiền cho dịch vụ lưu trữ những trang web của doanh nghiệp trên một máy chủ nào đó để đảm bảo rằng người ta có thểtải lại trang web của doanh nghiệp vềmáy tính của họ để đọc vào bất kỳlúc nào.

+Viết nội dung cho các trang web: doanh nghiệp có thể tự mình viết nội dung cho các trang web, hoặc có thểcung cấp các thông tin, hìnhảnh cho một dịch vụ đểhọ viết nội dung cho doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay các ngôn ngữkhác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Thiết kếweb: sau khi có nội dung, doanh nghiệp phải nhờcông ty thiết kếweb đểhọthiết kếweb.

+Bảo trì web và cập nhật thông tin: Doanh nghiệp phải quan tâm đến việc cập nhật thông tin và bảo trì web nhằm mục đích tạo ra sựmới mẻ để tránh gây cho khách hàng sựnhàm chán.

*Bước 2: Quảng bá website trên mạng. Thực hiện marketing cho website của doanh nghiệp đòi hỏi công sức, sự kiên trì và kiến thức. Nếu doanh nghiệp không marketing tốt được thì hãy khoán công việc này cho một dịch vụxúc tiến TMĐT. Tùy theo mức độ của dịch vụ, doanh nghiệp có thể trả phí mỗi tháng để thuê dịch vụ marketing website cho doanh nghiệp.

*Bước 3: Hỗtrợkhách hàng qua mạng. Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn các biểu mẫu báo giá, thông tin, những file quảng cáo để bất kỳlúc nào khách hàng yêu cầu là doanh nghiệp phải có thông tin gửi đi một cách nhanh nhất. Đặc tính của TMĐT là người mua và người bán không biết mặt nhau nên những yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp nằmở: tốc độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng (trảlời email, gửi hàng…), tính thẩm mỹcủa tài liệu (catalogue),…

*Bước 4: Thanh toán qua mạng. (Đối với mô hình B2C là chủ yếu). Nếu doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, chắc chắn phải chấp nhận thanh toán qua mạng. Muốn xây dựng được công cụxửlý thanh toán qua mạng phải thôngqua các bước sau:

+Tìm một đối tác chuyên xửlý thanh toán qua thẻtín dụng đểthuê họxửlý mọi thanh toán qua mạng cho mình.

+Doanh nghiệp phải thuê đội ngũ lập trình đểhọxây dựng cơ sởdữliệu phục vụ việc tính tiền tự động cho cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp.

*Bước 5: Đổi mới phương thức kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã quyết tâm tận dụng thếmạnh của TMĐT thì phải quyết tâm đổi mới đểcó thểthành công.Đổi mới ở đây liên quan đến:

+Đổi mới tư duy: một sốquan niệm của thời đại mới mà doanh nghiệp cần phải nắm: tốc độ phục vụ (tính đặc trưng trong môi trường cạnh tranh mãnh liệt), toàn cầu hóa (thị trường mở rộng và đối thủcạnh tranh cũng mở rộng). Tuy nhiên, những quan niệm kinh doanh truyền thông như chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh vẫn luôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

luôn đúng. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tốt, giá cảcạnh tranh, uy tín trong kinh doanh thì TMĐT mới giúp cho doanh nghiệp mởrộng thị trường và tăng đáng kểdoanh thu.

+Đổi mới cung cách kinh doanh: người Việt Nam có thói quen không tôn trọng yếu tốthời gian, trong khi trong TMĐT, yếu tốtốc độphục vụrất quan trọng.

*Bước 6: Công nghệ, thương mại điện tửhóa toàn bộ công ty. Thương mại điện tửkhông chỉ dừng lại ởviệc giao dịch, thanh toán trực tuyến qua mạng mà nó còn tiến xa hơn thế. Đối với những mô hình B2B với khách hàng lớn, khách hàng xuyên quốc gia, TMĐT ở đây còn đượcứng dụng tích hợp trong quy trình hoạt động của công ty, từ sản xuất, marketing, thu hút đầu tư, quản lý chuỗi cung, quản lý nhân lực, hoạch định nguồn lực,…Phải chuyển hướng từdoanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp tích hợp TMĐT và CNTT.

1.2.4. Các điều kiện thúc đẩy quá trình ứng dụng thương mại điện tử và công nghệthông tin tại doanh nghiệp

Quá trình ứng dụng TMĐT và CNTT tại doanh nghiệp chịu tác động bởi rất nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nhưng cần quan tâm đến các điều kiện chủ yếu sau:

°Cơ sở pháp lý và chính sách thương mại điện tửcần được xây dựng, hoàn thiện và được công nhận.Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những lợi ích củathương mại điện tử đem lại cho nền kinh tế, thểhiện sự quan tâm định hướng của chính phủtrong chính sách phát triển kinh tếtừnhững năm 2005 trởlại đây như sau:

+ Chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới hoạt động thương mại điện tử là “Kếhoạch tổng thểphát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”.

+ Chính sách liên quan đến phát triển hạtầng chung vềcông nghệ thông tin như

“Chiến lược phát triển công nghệthông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020”( gọi tắt là “ Chiến lược cất cánh”)

+ Chính sách hỗtrợ doanh nghiệpứng dụng công nghệ thông tin như “Đềán Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005– 2010”.

+ Kếhoạch tổng thểphát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Kếhoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nghành thương mại đến năm 2010.

+ Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.

°Cơ sở hạtầng và công nghệhiện tại của doanh nghiệp, số lượng máy tính, thiết bị mạng, hệthống bảo mật an ninh mạng,…

°Xây dựng hệthống thanh toán điện tử, chiến lược và mô hình thương mại điện tửphù hợp.

°Nhân lực CNTT và TMĐT ngày càng được mởrộng.

°Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp trong các phòng ban chức năng như phòng kếtoán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh,…