• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty cổ phần Dệt May Thiên An Phú,Huế.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty cổ phần Dệt May Thiên An Phú,Huế."

Copied!
109
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DỆT MAY THIÊN AN PHÚ

NGUYỄN CỬU LONG

KHÓA HỌC 2017 - 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DỆT MAY THIÊN AN PHÚ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Cửu Long Th.S Phạm Phương Trung Lớp: K51TMĐT

Huế 12/2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dệt may Thiên An Phú, em đã hoàn thành bài khóa luận với đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin tại Công ty cổ phần Dệt May Thiên An Phú”. Để hoàn thành bài khóa luận, ngoài sự phấn đấu của bản thân thì em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên và chia sẻ của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên của trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã trang bị cho em những kiến thức cơ sở, những bài giảng bổ ích trong quá trình được học tập ở trường để giúp em có thể hoàn thành bài khóa luận này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Phạm Phương Trung, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như đưa ra những lời khuyên kịp thời và bổ ích, quý giá cho em trong suốt quá trình vừa qua.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ công ty cổ phần dệt may Thiên An Phú. Xin cảm ơn là các anh chị phòng Kế hoạch-Xuất nhập khẩu, phòng Hành chính - Nhân sự, phòng Tài chính-Kế toán, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Kỹ thuật - Công nghệ, các ban trong công ty và đặc biệt là Chị Linh (Phó Phòng XNK) người trực tiếp hướng dẫn em tại cơ sở thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp các số liệu, tài liệu, góp ý và giải đáp các thắc mắc, tạo điều kiện giúp em hoàn thành kỳ thực tập một cách thuận lợi nhất.

Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện

Nguy n C u Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC ...i

DANH MỤC CÁC BẢNG...iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ...v

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT...vi

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT TIẾNG ANH ...vi

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...vi

TÓM TẮT ...vii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài...4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...4

4. Phương pháp nghiên cứu ...4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆTHÔNG TIN ...8

1.1. Khái quát về thương mại điện tửvà công nghệthông tin ...8

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử...8

1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử...10

1.1.3. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử...11

1.1.4. Các hình thức hoạt động chủyếu của thương mại điện tử...12

1.1.5. Phân loại thương mại điện tử...13

1.1.6. Lợi ích của thương mại điện tử...14

1.1.7. Hạn chếcủa thương mại điện tử...15

1.1.8.Ảnh hưởng của thương mại điện tử...16

1.1.9. Khái niệm công nghệthông tin ...18

1.1.10. Vai trò của công nghệthông tin ...19

1.2. Khái quát về ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ...20

1.2.1. Khái niệm ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ...20

1.2.2. Các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ...20

1.2.3. Tiến trình ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanhởdoanh nghiệp ...22

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2.5. Các rào cản trong phát triển thương mại điện tửtrong doanh nghiệp...27

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá sựphát triển vàứng dụng thương mại điện tửvà công nghệ thông tinởViệt Nam ...28

1.2.7. Các tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử...30

1.3. Kinh nghiệmứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của một sốdoanh nghiệp ...32

1.3.1 Mô hình thương mại điện tửB2B2C của Alibaba (Trung Quốc) ...32

1.3.2. Mô hình bán vé điện tử trực tuyến thông qua website của hãng hàng không Vietjet Air ...33

1.3.3. Mô hình thương mại điện tửOmnichannel của công ty Vinamilk...33

1.3.4. Mô hình Marketplace của Lazada ...34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY THIÊN AN PHÚ...35

2.1. Khái quát vềcông ty cổphần dệt may Thiên An Phú ...35

2.1.1.Thông tin chung vềcông ty cổphần dệt may Thiên An Phú ...35

2.1.2. Tầm nhìn, sứmệnh, mục tiêu và giá trịcốt lõi của công ty ...37

2.1.3. Cơ cấu tổchức của công ty ...37

2.1.4. Các chứng nhận công ty đã nhận được...38

2.2. Thực trạng kinh doanh hàng may mặc tại thị trường nội địa và xuất khẩu của công ty ...38

2.2.1. Thực trạng kinh doanh hàng may mặc tại thị trường nội địa ...39

2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty ...39

2.3. Những căn cứ để xác định sựcần thiết phải ứng dụng TMĐT và CNTT vào hoạt động kinh doanh nội địa và xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần dệt may Thiên An Phú...41

2.3.1. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT và CNTT vào hoạt động kinh doanh nội địa và xuất khẩu hàng may mặc của công ty...41

2.3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để ứng dụng TMĐT và CNTT vào hoạt động kinh doanh nội địa và xuất khẩu hàng may mặc của công ty...41

2.3.3. Thực trạng ứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty cổ phần dệt may Thiên An Phú ...43

2.3.4. Cácứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty cổphần dệt may Thiên An Phú đang sửdụng ...49

2.3.5. So sánh website thương mại điện tửcủa công ty với đối thủcạnh tranh ...60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.4. Nhận xét chung về thực trạng ứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty cổ phần dệt

may Thiên An Phú trong thời gian qua ...71

2.4.1. Những kết quả đạt được ...71

2.4.2. Những hạn chế...72

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TMĐT và CNTT TẠI CÔNG TY DỆT MAY THIÊN AN PHÚ ...74

3.1. Cơ sở dùng để đưa ra giải pháp ...74

3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của ngành dệt may đến 2025 ...74

3.1.2. Định hướng cho sựphát triển và ứng dụng TMĐT và CNTT Việt Nam đến năm 2025 ...74

3.1.3. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới ...74

3.2. Một sốgiải pháp đẩy mạnh hoạt động ứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty...75

3.2.1. Xây dựng tiến trình ứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty cổ phần dệt may Thiên An Phú...75

3.2.2. Tái cấu trúc trong quá trình ứng dụng TMĐT và CNTT và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệbảo mật thông tin...77

3.2.3. Khai thác hệthống thông tin từInternet...77

3.2.4. Kiến nghị đối với nhà nước ...78

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...80

1. Kết luận...80

2. Kiến nghị...80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...81

PHỤLỤC C: ...88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Bảng 1: Số lượng mặt hàng sản phẩm may mặc XK qua 3 năm (2017-2019)...39

Bảng 2: Tình hình sử dụng các phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng của CTCP DM Thiên An Phú ...44

Bảng 3: Tỷlệsửdụng phần mềm tại Công ty (%)...44

Bảng 4: Số lượng máy tính tại Công ty ...45

Bảng 5: Tỷlệcác biện pháp bảo mật thông tin ...46

Bảng 6: Khả năng ứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty ...47

Bảng 7: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty...48

Bảng 8: Số lượng các ứng dụng TMĐT và CNTT công ty đang sửdụng ...49

Bảng 9: Bảng so sánh website của công ty với các đối thủcạnh tranh trực tiếp ...60

Bảng 10: Đặc điểm mẫu điều tra ...65

Bảng 11: Mã hóa thang đo...66

Bảng 12: Đánh giá thực trạng sửdụngứng dụng TMĐT của khối nhân viên văn phòng ..67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Hình 2: 3 cấp độ ứng dụng TMĐT tại doanh nghiêp ...21

Hình 4: Giao diện Vietjet air ...33

Hình 5: Website Giấc mơ sữa Việt của Vinamilk ...34

Hình 6: Công ty CP Dệt May Thiên An Phú...36

Hình 7: Logo CT Thiên An Phú ...37

Hình 8: Cơ cấu tổchức của công ty ...38

Hình 9: Tỉ giá xuất khẩu năm 2017 của Công ty CPDM Thiên An Phú...40

...40

Hình 10: Tỉgiá xuất khẩu năm 2018 của Công ty CPDM Thiên An Phú...40

Hình 11: Tỉgiá xuất khẩu năm 2019 của Công ty CPDM Thiên An Phú...40

Hình 12: Kết quảdoanh thu của CTCP DM Thiên An Phú (2017-2019) ...49

Hình 13: Giao diện website hải quan ...51

Hình 14: Giao diện 1 của DHL...52

Hình 15: Giao diện 2 của DHL...52

Hình 16: Giao diện 2 của DHL...53

Hình 17: Giao diện của phần mềm Kaspersky ...54

Hình 18: Phần mềm Mitapro ...54

Hình 19: Mô hình hoạt động của doanh nghiệp truyền thống...57

Hình 20: Giao diện quản lý đơn hàng, yêu cầu sản xuất ...57

...58

Hình 21: Giao diện theo dõi tiến độsản xuất ...58

Hình 22: Giao diện Thống kê sản lượng ...59

Hình 23: Giao diện phần mềm độc quyền của Hansae...59

Hình 24: Giao diện website của Tổng công ty Việt Tiến ...83

Hình 25: Giao diện website của Tổng công ty Hòa Thọ...84

Hình 26: Giao diện website của Công ty cổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần Dệt May Huế...84
(9)

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT Chữviết

tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 SCM Supply chain management Quản trịchuỗi cungứng

2 CRM Customer relationship

management Quản trị mối quan hệkhách hàng 3 ERP Enterprise resource planning Hệthống hoạch định nguồn lực

doanh nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

STT Chữ viết tắt Đầy đủ

1 TMĐT Thương mại điện tử

2 CNTT Công nghệ thông tin

3 CTCP Công ty cổ phần

4 XK Xuất khẩu

5 NK Nhập khẩu

6 XNK Xuất nhập khẩu

7 NL Nguồn lực

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Khóa luận với đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tửvà công nghệthông tin tại Công ty CPDM Thiên An Phú” được xây dựng dựa trên tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu của tác giả. Trong thời đại của công nghệ 4.0 - thời đại của công nghệ số lên ngôi, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet là điều không thểtránh khỏi. Do đó tầm quan trọng của Internet đối với thương mại ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số hóa, dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới, đó là thương mại điện tử (E- commerce). Trong khi, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tếthếgiới và khu vực, nền tảng thương mạiđiện tử chưa được lớn mạnh thì trên thếgiới, người ta đã sớm áp dụng các hình thức công nghệ với tốc độ nhanh nhất đối với mạng Internet trong lịch sử, ứng dụng công nghệ số vào hầu hết các công ty doanh nghiệp và thu hút hàng triệu khách hàng chỉ trong một vài năm. Ngày nay TMĐT trên thếgiới đã có bước phát triển vượt bậc nhưng tại Việt Nam ứng dụng TMĐT vào trong doanh nghiệp còn chưa thực sự phổ biến nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp miền Trung. Đặc trưng của người miền Trung đã quá quen với cách thức làm việc, gặp mặt trực tiếp, các doanh nghiệp hầu như không mặn mà với TMĐT => Tuy nhiên do tầm quan trọng của TMĐT trong thời đại ngày nay thì công ty cổphần dệt may Thiên An Phú đã,đang và sẽluôn nâng cao mức độáp dụng TMĐT và CNTT.

Thực hiện khóa luận này, tác giả mong muốn tìm hiểu thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử và công nghệthông tin trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu và đánh giá ứng dụng Thương mại điện tửvà Công nghệthông tin tại Công ty cổphần Dệt May Thiên An Phú để thấy được thực trạng, hạn chếcủa việcứng dụng hiện nay. Trên cơ sở đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT và CNTT cho CTCP Dệt May Thiên An Phú. Góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, hoạtđộng sản xuất cũng như tăng thêm doanh thu cho công ty.

Kết cấu có 3 nội dung chính:

+Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và công nghệ thông tin. Nội dung chương cho biết khái niệm về thương mại điện tử, những vấn đềvềbản chất, đặc điểm của nó. Từ đó phân loại thương mại điện tửtheo nhiều tiêu chí như công nghệ kết nối mạng, mức độ phối hợp, chia sẻ và sửdụng thông tin qua mạng…Ngoài ra chương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

chếcủa thương mại điện tửxuất phát từsự thay đổi của môi trường kinh doanh, chi phí đào tạo, khung pháp lý chưa hoàn thiện…Với những tác động to lớn của nó, các hoạt động từ marketing, mô hình kinh doanh, hoạt động sản xuất, tài chính, kế toán, ngoại thương xuất nhập khẩu đều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cúng ta còn tìm hiểu về khái niệm công nghệ thông tin, vai trò của chúng và khái niệm ứng dụng TMĐT và CNTT trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, chúng ta sẽtìm hiểu về các cấp độ ứng dụng TMĐT và CNTT, đưa ra tiến trình ứng dụng chúng. Biết được các điều kiện thúc đẩy quá trìnhứng dụng TMĐT và CNTT tại doanh nghiệp và cách thức để đánh giá chúng.

Cuối cùng củachương, ta sẽbiết được những tổchức đã vàđang áp dụng thànhTMĐT và CNTT trong doanh nghiệp mình.

+Chương 2: Tiếp nối chương 1,phần nàyđi sâu vào thực tiễnứng dụngTMĐT và CNTT tại công ty. Thứ nhất, sẽ tìm hiểu khái quát về thông tin công ty, sau đó nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2017-2019. Sau khi có được thông tin cơ sở về công ty, tiếp tục đánh giá những thuận lợi để ứng dụng TMĐT và CNTT vào hoạt động kinh doanh nội địa và xuất khẩu của công ty. Những khó khăn, sự cần thiết buộc công ty phải ứng dụng TMĐT. Thứ hai, khảo sát các ứng dụng TMĐT và CNTT mà công ty đang sửdụng. So sánh website với các đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, phân tích khảo sát thống kê mô tả, mức độ đánh giá của khối nhân viên văn phòng về ứng dụngTMĐT và CNTT của công ty.

+Chương 3: Một sốgiải pháp đẩy mạnh hoạt độngứng dụng TMĐT và CNTTtại công ty dệt may Thiên An Phú. Đầu tiên, tác giả đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2025, tiếp theo định hướng cho sự phát triển và ứng dụng TMĐT và CNTT. Rồi đưa ra chiến lược phát triển công ty trong thời gian sắp tới. Cuối cùng đưa ra một sốgiải phápứng dụng TMĐT và CNTT tại công ty.

=> Trên đây là bản tóm tắt nội dung của Khóa luận tốt nghiệp, rất mong nhận được ý kiến nhận xét của các thầy cô trong Hội Đồng để em có thể hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đềtài

Trong thời đại của công nghệ 4.0 - thời đại của công nghệ sốlên ngôi, sự bùng nổ của công nghệthông tin và Internet là điều không thể tránh khỏi. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sựtrợgiúp của kết nối thông qua Internet, truy cập dữliệu thời gian thực và giới thiệu các hệthống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn, liên kết tối ưu hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹthuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghệ 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát va hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thìđể tăng năng suất, cải thiện quy trìnhvà thúc đẩy tăng trưởng.

Do đó tầm quan trọng của Internet đối với thương mại ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số hóa, dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới, đó là thương mại điện tử(E-commerce).

Trong khi, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, nền tảng thương mại điện tử chưa được lớn mạnh thì trên thế giới, người ta đã sớm áp dụng các hình thức công nghệvới tốc độ nhanh nhất đối với mạng Internet trong lịch sử,ứng dụng công nghệsốvào hầu hết các công ty doanh nghiệp và thu hút hàng triệu khách hàng chỉtrong một vài năm.

Theo Tổchức thông tin kinh tếEIU và công ty nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin Pyramid Research đã cùng nhau đưa ra “bảng đánh giá mức độsẵn sàngứng dụng thương mại điện tử”. Theo đó EIU đã thực hiện 2 nghiên cứu đối với 60 quốc gia có ứng dụng Thương mại điện tử”. Và kết quả cho rằng khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu luôn là những quốc gia đứng đầu, với Mỹ là nước dẫn đầu trong cuộc đua, tiếp sau đó là Australia, thứ3 là Anh và thứ 4 là Canada. Các nước Bắc Âu giành 5 vị trí tiếp theo nhờ vào hạ tầng cơ sở viễn thông hiện đại, mức độ ứng dụng điện thoại di động cao cùng với sự quen thuộc của người dân đối với các thiết bị máy móc. Châu Á cũng có chỗ đứng của mình với Singapore ở vị trí thứ 7. Tại Châu Á thể hiện một hiện thực đầy sự tương phản với những điển hình vượt trội như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan đối lập với những nước phát triển chậm như Lào và Việt Nam. Khác với bảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

đánh giá trên, theo Remarkety thống kê những con số cụthể thì Hoa Kỳ đứng thứhai sau Trung Quốc trong danh sách 10 thị trường thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới. Chỉ tiêu thương mại điện tử ởTrung Quốc vượt xa sốliệu Hoa Kỳ hơn 200 tỷ đô la.

Trung Quốc: Với hơn 566 tỷ đô la chỉ tiêu thương mại điện tử và sự phổ biến ngày càng gia tăng của việc mua sắm qua di động, Trung Quốc hiện đang đứng đầu danh sách. Gã khổng lồ về thương mại điện tử của quốc gia này, Taobao.com, đóng góp tỷ lệ lớn trong thành công của Trung Quốc ở lĩnh vực này, mặc dù các công ty thương mại điện tửkhác cũng đã bước vào cuộc chơi.

Hoa kỳ: Mặc dù Hoa Kỳ thua xa Trung Quốc về chỉ tiêu thương mại điện tử, năm 2014 là năm đánh dấu ngoạn mục khi doanh thu thương mại điện tửlần đầu tiên vượt 300 tỷ đô-la, tăng hơn 15% so với năm trước. Trong năm 2004, các giao dịch thương mại điện tử đã lên tới 72,34 tỷ đô la vềtổng doanh thu.

Vương Quốc Anh: Tại Vương Quốc Anh, các giao dịch thương mại điện tửtạo nên 30% nền kinh tếvới tổng cộng 93,89 tỷ đô la, tạo nên khoảng cách thậm chí còn lớn hơngiữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhật Bản: Ngành thương mại điện tử tiếp tục phát triển ở đất nước Mặt Trời Mọc, với ít nhất 97% người dùng Internet cũng thỉnh thoảng mua sắm trực tuyến. Chỉ tiêu qua điện thoại thông minh và máy tính PC chiếm hầu hết việc sửdụng thiết bị cho các giao dịch thương mại điện tử, với máy tính bảng chỉ chiếm 6%.

Đức: Amazon với dịch vụ đặt hàng qua bưu điện và công ty thương mại điện tử Otto chiếm một nửa trong số74,46 tỷ đô la chỉ tiêu thương mại của quốc gia này. Hầu hết người mua sắm tại Đức xem/mua sắm bằng máy tính PC của họthay vì dùng thiết bị di dộng.

Pháp: Ởmột đất nước có chưa tới 70% dân sốtừng sửdụng internet, 42,62 tỷ đô la chỉ tiêu thương mại điện tửlà một con số đặc biệt ấn tượng. Có gần 20% các giao dịch trực tuyếnở quốc gia này được thực hiện trên các trang web thương mại điện tử do người Pháp sởhữu.

Hàn Quốc: Một nửa trong số tất cả các giao dịch Internet ở Hàn Quốc diễn ra trên điện thoại thông minh và đất nước này có tốc độ Internet nhanh hơn so với bất kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

quốc

gia nào khác. Chỉ tiêu thương mại điện tửcủa quốc gia này lên tới 36,76 tỷ đô la, với hầu hết các giao dịch diễn ra vào đêm khuya.

Canada: láng giềng phía bắc của Hoa Kỳchỉ có 30 tỷ đô la chỉ tiêu thương mại điện tử, với gần 50% các giao dịch diễn ra trên các trang web của Canada.

Nga: Thay vì dùng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, người mua sắm trực tuyến của Nga có xu hướng thanh toán bằng các dịch vụ COD (Phát hàng thu tiền). Các giao dịch trực tuyến chiếm khoảng 20 tỷ đô la doanhthu, với khoảng 13% dân số mua sắm trực tuyến.

Brazil: Là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹnằm trong danh sách, Brazil tựhào với 18,80 tỷ đô la chỉ tiêu trực tuyến. Gần 90% các giao dịch diễn ra trên máy tính PC chứ không phải trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng và chỉ có dưới 20% các giao dịch là mua bán liên quan đến thời trang.

Năm 2005 là năm thương mại điện tửhình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Năm 2018 thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Tuy chỉ có xuất phát điểm là ~4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờtốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụvà sản phẩm sốhóa khác. Ông Nguyễn KỳMinh -Ủy viên Ban Chấp hành VECOM nhận định:”Với sự tăng trưởng cao và liên tục, chúng ta tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cho loại hình doanh nghiệp mới vào năm 2020”.

Ngày nay TMĐT trên thế giới đã có bước phát triển vượt bậc nhưng tại Việt Nam ứng dụng TMĐT vào trong doanh nghiệp còn chưa thực sựphổ biến nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp miền Trung. Đặc trưng của người miền Trung đã quá quen với cách thức làm việc, gặp mặt trực tiếp, các doanh nghiệp hầu như không mặn mà với TMĐT.

=> Tuy nhiên do tầm quan trọng của TMĐT trong thời đại ngày nay thì Công ty cổphần Dệt May Thiên An Phú đã, đang và sẽ luôn nâng cao mức độáp dụng TMĐT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạngứng dụng TMĐT của Công ty cổ phần (CTCP) Dệt May Thiên An Phú, cũng như có thể đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng TMĐT cho công ty này, nên em quyết định chọn đề tài:”Đánh giá thực trạngứng dụng thương mại điện tửtại Công ty cổphần Dệt May Thiên An Phú”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài

Tìm hiểu thực trạng ứng dụng Thương mại điện tửvà Công nghệthông tin trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và đánh giá ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại Công ty cổphần Dệt May Thiên An Phú để thấy được thực trạng, hạn chếcủa việc ứng dụng hiện nay.

Đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT và CNTT cho CTCP Dệt May Thiên An Phú.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

* Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin tại CT CPDM Thiên An Phú.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin tại Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú.

Về mặt không gian: Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú - Khu Công nghiệp Phú Đa, Thịtrấn Phú Đa, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vềmặt thời gian:

+ Sốliệu thứcấp: Thu thập trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.

+ Sốliệu sơ cấp: Thu thập trong thời gian từtháng 10/2020 đến tháng 01/2021.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

4.1.1. Dữliệu thứcấp

Dữliệu bên trong doanh nghiệp, thâm nhập thực tếtại cơ sởthực tập:

+Các số liệu và thông tin thứcấpđược cung cấp từbộphận hành chính nhân sự, tài chính kếtoán và từwebsite của Công ty là http://thienanphugatex.com.vn/vi/

Dữliệu bên ngoài doanh nghiệp:

+Tài liệu, thông tin thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí, báo cáo các ngành, các cấp, trang web có liên quan đến thương mại điện tử.

+Đọc, tham khảo một số bài khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ để làm cơ sở cho đềtài nghiên cứu.

+Tài liệu số và thư viện sốcủaTrường Đại học Kinh tếHuế.

4.1.2. Dữliệu sơ cấp

Thiết kếbảng hỏi và tiến hành phát phiếu khảo sát khối nhân viên trong Công ty chủyếu vào thời gian nghỉ trưa(Từlúc 12h30-13h00)

Phát bảng hỏi trong đó có các câu hỏi liên quan đến tình hình ứng dụng thương mại điện tửvà công nghệthông tin tại công ty.

+Trong khảo sát, phải hỏi được các ứng dụng thương mại điện tửvà công nghệ thông tin mà nhân viên biết và nhữngứng dụng mà họ đang sửdụng.

+Trong phần đánh giá, phải hỏi được mức độhài lòng và tính hiệu quảkhi nhân viên, các phòng ban sửdụng cácứng dụng thương mại điện tửvà công nghệthông tin.

+Bên cạnh đó tình hình cơ sở vật chất công nghệ thông tin, tiếp cận internet cũng được đưa vào khảo sát để nắm được tỷ lệ nhân viên tiếp cận được công nghệ số và mức độhiện đại của công ty.

4.2. Kích thước mẫu và phương pháp xửlý sốliệu 4.2.1. Kích thước mẫu

* Xác định phương pháp chọn mẫu.

Với đề tài này, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, trình tự các bước như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú tại địa chỉ Khu Công nghiệp Phú Đa, Thị trấn Phú Đa, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huếhiện đangcó các phòng ban của khối văn phòng bao gồm là Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Kĩ thuật - Công nghệ, Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Tài chính-KếToán, Phòng Kếhoạch-XNK.

Sửdụng phương pháp phân tích khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về mẫu dự kiến. Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu dựa trên gấp 5 lần tổng sốcâu hỏi đánh giá mức độ.

n = 5*m (trong đó m là số lượng câu hỏi đánh giá mức độ ở trong từng nhân tố đánh giá)

Theo bảng hỏi tác giả đưa ra, ta có m=20 (câu hỏi)tương ứng với 7 nhân tố đánh giá. Do đó, theo công thức trên ta sẽchọn kích thước mẫu điều tra là n = 5*20 = 100 (mẫu).

4.2.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu

Với đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin tại công ty cổ phần Dệt May Thiên An Phú”, sẽ nghiên cứu theo phương pháp định lượng.

Trong nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu dựa vào hai nguồn sốliệu là số liệu thứcấp và sốliệu sơ cấp.

* Số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, sử dụng các chỉtiêu thống kê như số tương đối, sốtuyệt đối, tốc độphát triển,...

* Sốliệu sơ cấp: Sẽthu thập dưới hình thức bảng hỏi sau đó sửdụng các phương pháp:

Thống kê mô tả: Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau như giới tính, độ tuổi, các hoạt động liên quan đến thực trạng ứng dụng thương mại điện tửtại công ty.

Phương pháp tổng hợp: Dựa vào các thông tin, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp lại tất cảnhằmđưa ra các nhận xét vềvấn đềnghiên cứu để kết luận đúng về thực trạng hiện tại của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Phương pháp phân tích: Từnhững sốliệu có được vềtình hình hoạt động và làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp để tóm tắt, biểu đồ hóa để phân tích về tính hiệu quảcủa cácứng dụng thương mại điện tử.

Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu các số liệu qua các năm để có thể đưa ra số tương đối, tuyệt đối, tốc độ tăng giảm. Qua đó giúp ích cho quá trình phân tích số liệu và thấy được tính hiệu quả và năng suất làm việc khi ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, tiến hành so sánh với các doanh nghiệp đã và đang áp dụng thành công thương mại điện tử.

Công cụxửlý: Đềtài sửdụng phần mềm Excel 2013 và SPSS 16.

Kiểm định One Samples T–test kiểm định giá trị trung bình vềmức độhài lòng của khối nhân viên văn phòng khi sửdụng ứng dụng ứng dụng thương mại điện tử, với cặp giảthuyết:

H0: µ = Giá trịkiểm định H1: µ # Giá trịkiểm định

Nếu Sig. ≥ 0,05: Chấp nhận giảthiết H0

Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏgiảthiết H0, chấp nhận H1 Mức ý nghĩa: 95 %

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞLÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬVÀ CÔNG NGHỆTHÔNG TIN

1.1. Khái quát về thương mại điện tửvà công nghệthông tin 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tửlà một khái niệm tương đối rộng, vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay, có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce), hoặc kinh doanh điện tử(e-business). Tuy nhiên, thương mại điện tửlà cách gọi được sửdụng phổbiến nhất (e-commerce). Mặc dù, vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng nhất về thương mại điện tử nhưng chúng ta vẫn có thểhiểu theo hai cách tùytheo quan điểm của từng người.

1.1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tửtheo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet. Cách hiểu này tương tựvới một số quan điểm như:

+Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương,1997).

+Thương mại điện tửlà việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trịthông qua mạng viễn thông (EITO,1997).

+Thương mại điện tửlà việc hoàn thành bất kỳmột giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sỡ hữu hay quyền sửdụng hàng hóa và dịch vụ(Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).

=> Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể xảy ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa cá nhân với nhau (C2C)

1.1.1.2. Khái niệm Thương mại điện tửtheo nghĩa rộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

* Đã có nhiều tổ chức đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về TMĐT, điển hình:

+Liên minh Châu Âu (EU): TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sửdụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình).

+AEC (Asociation for Electronic Commerce): TMĐT là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.

+UNCITRAL: Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) định nghĩa:

TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Trong đểtài này, tác giảsửdụng định nghĩa UNCITRAL, trong đó:

° Thuật ngữ “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sởdữliệu, các bảng tính, các hìnhđồ họa, thiết kế, hìnhđồ họa, quảng cáo, đơn hàng, hóa đơn, bảng giá, hợp đồng, âmthanh…

° Thuật ngữ “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.

Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào vềcung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dụng các công trình, đầu tư cấp vốn ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc chuyển nhượng liên doanh và các hình thức vềhợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ.

=>Như vậy, theo nghĩa rộng, TMĐT bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tửvà mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động của mình: từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng,…

1.1.1.3. Bản chất của Thươngmại điện tử

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

+Thương mại điện tửgồm toàn bộcác chu trình và các hoạt động thương mại của các tổchức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tửvà mạng viễn thông, đặc biệt là mạng internet.

+Thương mại điện tửphải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc vềcác mặt như: cơ sởhạtầng vềkinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực…

1.1.2.Đặc điểm của thương mại điện tử

Thương mại điện tử được cụthểhóa là các sàn giao dịch thương mại điện tử vì thếnó có những đặc điểm sau:

+Thương mại điện tử mang đặc tính đáp ứng kịp thời, cá nhân hóa, giá cả linh hoạt, đáp ứng mọi lúc mọi nơi.

+Thương mại điện tử cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thông tin và tiền tệthông qua mạng internet hoặc các phương tiện điện tửkhác có kết nối mạng.

+Thương mại điện tửcó khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đối với các quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay.

+Thương mại điện tửcó thểáp dụng ngay vào các ngành dịch vụ khác như chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch,…

+Khi công nghệ thông tin và khoa học kỹthuật phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng sẽ được tăng cường góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, bán hàng. Sựphát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của CNTT. TMĐT là việc ứng dụng CNTT vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của CNTT sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sựphát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của CNTT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho cácứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực CNTT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.

Về hình thức: giao dịch TMĐT là hoàn toàn qua mạng. Hoạt động TMĐT nhờ việc sửdụng các phương tiện điện tửcó kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sửdụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡtrực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ởbất cứquốc gia nào.

Phạm vi hoạt động: Ngày nay, TMĐT gần như phủ sóng toàn cầu. Sức ảnh hưởng và lan tỏa của TMĐT dần thay đổi thói quen, hành vi, hoạt động kinh doanh, mua sắm, giao dịch của con người.

Chủthểtham gia: Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủthểtham gia.

Đó là các bên tham gia giao dịch, các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT.

Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với mạng này, đây là các phương tiện có khả năngtự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.

Trong TMĐT, hệthống thông tin chính là thị trường. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệthống thông tin của nhau hay hệthống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet… để tìm hiểu thông tin về nhau, từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng.

1.1.3. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử

Hình 1: Các mô hình của thương mại điện tử

(Nguồn: tapchicongthuong.vn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

° B2B (Business To Business: Là thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau)

° B2C (Business To Customer: Là thương mại giữa doanh nghiệp với khách hàng: Doanh nghiệp bán, khách hàng lẻmua hàng)

°B2G (Business To Government: giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ)

°C2C (Customer To Customer: giao dịch giữa các khách hàng lẻvới nhau)

°C2G (Customer To Government: giao dịch giữa khách hàng với chính phủ)

°G2G (Government To Government: giao dịch giữa các chính phủvới nhau)

=> Hiện nay tại Việt Nam đang phổ biến các mô hình TMĐT: B2B, B2C, C2C.

Đặc biệt trong ngành dệt may, đa sốcác doanh nghiệp sửdụng mô hình TMĐT B2B.

1.1.4. Các hình thức hoạt động chủyếu của thương mại điện tử

Thương mại điện tử được định nghĩa như là việc thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ với sự trợ giúp của viễn thông và các thiết bị viễn thông. Hoạt động của thương mại điện tử được thểhiện dưới rất nhiều các hình thức khác nhau như:

+Thư điện tử (Email): Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất. Vềmặt chức năng, email có thểthay thếhoàn toàn cho fax. Một địa chỉ email tốt phải đáp ứng các yêu cầu càng ngắn càng tốt, gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp.

+Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI) là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”

(Structured form) từmáy tínhđiện tử này sang máy tính điện tửkhác, giữa các công ty hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. Trao đổi dữ liệu có vai trò quan trọng đối với giao dịch thương mại điện tửquy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

+Quảng cáo trực tuyến: Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến.

Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tửtới từng khách hàng, đối tác tiềm năng…Chi phí quảng cáo trên các trang web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

truyền hình,đài phát thanh. Vì vậy, việc tiến hành quảng cáo trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp.

+Bán hàng qua mạng: Website bán lẻlà hình thức doanh nghiệp sửdụng website để trưng bày hìnhảnh hàng hóa giao dịch và bán hàng cho người tiêu dùng. Đây chính là sự thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Website bán lẻ có ưu thếtrong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏvà vừa, những mặt hàng tiêu dùng thương gặp trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh những hàng hóa hữu hình, hàng hóa có thểsố hóa và dịch vụ cũng là đối tượng của website bán lẻ. Phần mềm, trò chơi, phim ảnh là những mặt hàng sốhóa có doanh sốphân phối qua mạng cao. Các dịch vụ giải trí, du lịch, giao thông, tư vấn… cũng là những lĩnh vực tiềm năng cho website bán lẻ. Ngoài các hình thức hoạt động chính trên, thương mại điện tửcòn bao gồm các hoạt động như: thanh toán điện tử, giao gửi sốhóa các dữ liệu.

1.1.5. Phân loại thương mại điện tử

1.1.5.1. Phân loại theo công nghệkết nối mạng +Thương mại di động (không dây)

+TMĐT 3G, 4G, 5G

1.1.5.2. Phân loại theo hình thức dịch vụ +Chính phủ điện tử

+Giáo dục điện tử +Tài chính điện tử +Ngân hàng điện tử +Chứng khoán điện tử

1.1.5.3. Phân loại theo mức độphối hợp, chia sẻvà sửdụng thông tin qua mạng +Thương mại thông tin. (I-commerce)

+Thương mại giao dịch. (T-commerce) +Thương mại cộng tác. (C-commerce)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.1.6. Lợi ích của thương mại điện tử

1.1.6.1.Lợi ích của thương mại điệntử với doanh nghiệp

+Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống.

+Quảng bá thông tin và tiếp thịcho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp:

Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phíđăng kí kinh doanh,…

+Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độtung sản phẩm ra thị trường nhờsựphát triển của mạng internet toàn cầu.

+Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phẩm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳnhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từtrên mạng.

+Thiết lập củng cốquan hệ đối tác.

+Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

+Tạo lợi thếcạnh tranh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ.

+Đơn giản hóa các thủtục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quảgiao dịch thương mại.

+Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sựbiến đổi thị trường.

+Thương mại điện tử chính là cơ hội giúp doanh nghiệpở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tếthếgiới.

1.1.6.2.Lợi ích của thương mại điện tử với người tiêu dùng

Loại bỏ những trở ngại vềkhông gian và thời gian: Khách hàng có thểtham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi.

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp.

Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụtrực tuyến từnhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Khách hàng có thểmua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp.Thông tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hìnhảnh và âm thanh chân thực hơn.

Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến:

Môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thểphối hợp, chia sẻthông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng.

1.1.6.3.Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội + Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường.

+ Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá.

Do đó, khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.

+ Thương mại điện tử có tác động mạnh mẽvới các nước kém phát triển; những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụtừ các nước phát triển hơn thông qua Internet. Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

+ Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tếtri thức: Thương mại điện tửkích thích sựphát triển của ngành công nghệthông tin, khai phá dữliệu và phát triển tri thức.

+ Dịch vụ mua sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước.

1.1.7. Hạn chếcủa thương mại điện tử

1.1.7.1.Sự thay đổi của của môi trường kinh doanh

Thương mại điện tử chịu tác động của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, như tình hình phát triển quốc gia, các chính sách kinh tế, tài chính hoặc môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội.

Đồng thời, thương mại điện tử còn phải chịu thêm tác động rất lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp thông qua các sàn thương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

mại điện tử và mạng internet. Do vậy, tham gia thương mai điện tử đòi hỏi con người phải có trìnhđộ, hiểu biết vềsửdụng và làm chủhoạt động kinh doanh của mình.

1.1.7.2. Chi phíđầu tư chưa cao cho công nghệ

Thương mại điện tử phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ thông tin.

Công nghệ càng phát triển, thương mại điện tử càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới nhưng đồng thời cũng nảy sinh những vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ. Thực tế,ởViệt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏphải vượt qua nhiều rào cản để có thể ứng dụng công nghệ thông tin như: chi phí công nghệ thông tin cao, thiếu sự tương ứng giữa cung cầu công nghệ thông tin, thiếu đối tác, khách hàng và nhà cungứng…

Tỷlệ chi phí đầu tư cao khiến các doanh nghiệp rất ít dám đầu tư toàn diện, nếu có đầu tư cũng không theo đuổi được lâu dài, vì ngoài chi phíđó ra, doanh nghiệp phải chi rất nhiều chi phí khác. Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật làm cho người sử dụng không ngừng học hỏi, phải luôn nâng cao kiến thức sửdụng công nghệhiện đại.

1.1.7.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện

Hiện nay, đểphát triển thương mại điện tửcần đòi hỏi các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần hoàn thiện hệthống pháp luật của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Cần tham khảo khung pháp lý của các tổ chức đã áp dụng thành công trên toàn thếgiới.

1.1.8.Ảnh hưởng của thương mại điện tử 1.1.8.1 Tác động đến hoạt động marketing

Việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua website dẫn đến hoạt động marketing trong thương mại điện tử có nhiều thay đổi so với hoạt động marketing truyền thống.

Hàng hóa trong thương mại điện tử giao dịch có tính cá biệt hóa cao. Bởi vì thông qua website, doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lượng khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy doanh nghiệp sẽbiết được thị hiếu của người tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

dùng cũng như những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng. Hay nói sản phẩm sẽ không ngừng thay đổi và sáng tạo. Vòngđời của sản phẩm sẽbịrút ngắn hơn rất nhiều so với thương mại truyền thống.

Ngoài ra, thương mại điện tửcòn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng xuống tới mức thấp nhất do loại bỏ được các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động marketing. Bên cạnh đó, hiện nay đã có rất nhiều website, mạng xã hội hỗtrợ quảng bá cho doanh nghiệp với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hoạt động marketing truyền thống.

1.1.8.2. Thay đổi mô hình kinh doanh

Các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của thương mại điện tử thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tửhoàn toàn mới được hình thành.

Ví dụ: Mô hình thương mại điện tử B2C của Thế giới di động, Tiki,…Mô hình thương mại điện tửB2B2C của Alibaba.

1.1.8.3.Tác động đến hoạt động sản xuất

Thương mại điện tử đã làm thay đổi hoạt động sản xuất từ sản xuất hàng loạt sang tích trữsản xuất đúng lúc, đúng số lượng, đúng nhu cầu.Trong thương mại điện tử, hệthống sản xuất được tích hợp với hệthống tài chính, hoạt động marketing và các hệthống chức năng khác trong và ngoài tổchức.

Giờ đây nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể hướng đẫn khách hàng đặt hàng theo nhu cầu của từng cá nhân chỉ trong vài giây bằng cách sử dụng phần mềm ERP trên nền website. Vòng đời của một số sản phẩm đã được rút ngắn khoảng 50% nhờ ứng dụng thương mại điện tử.

Ví dụ: Trang web Traveloka: https://www.traveloka.com/vi-vn/ đã cá nhân hóa từng khách hàng, cung cấp cho họnhững chuyến bay,địa điểm, thời gian theo nhu cầu của từng khách hàng.

1.1.8.4.Tác động đến hoạt động tài chính, kếtoán

Như chúng ta đã thấy, thương mại điện tử tác động đến khắp mọi nơi, mọi công việc, mọi lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống ngày nay. Chính vì lí lẽ đó, lĩnh vực tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

chính kếtoán cũng có những thay đổi khi TMĐT tác động. Đó chính là thanh toántrực tuyến trong tài chính và quản trị tình hình sản xuất, quản lý hàng hóa, quản lý số liệu trong kếtoán. Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại điện tử đã xuất hiện nhiều phương tiện như ví điện tử, tiền điện tử, phần mềm kếtoán Misa, phần mềm kếtoán Bravo.

1.1.8.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương –xuất nhập khẩu: Thương mại điện tử có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt động ngoại thương trước đây.

Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành hoạt động ngoại thương ngày càng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách điện tử, phim, ảnh, tài liệu…hay dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụvận tải…

Ngoài ra, thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và thời gian như chi phí đi lại, chi phí giao dịch, chi phí trung gian…Hiện nay, thương mại điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai thương mại điện tửhayở đây là việc dùng internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thểtiếp cận nhanh chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua bất cứtrung gian nào.

Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động thương mại điện tử và đã thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Hiện nay, hoạt động thương mại điện tửcủa Mỹchiếm khoảng 4/5 tổng sốgiao dịch thươngmại điện tử trên toàn cầu. Trong khi đó năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 1/9 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn thếgiới. Qua đây thấy rằng thương mại điện tử có tác động to lớn tới hoạt động ngoại thương của nước Mỹ.

1.1.9. Khái niệm công nghệthông tin

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trọng nghị quyết Chính phủ49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

1.1.10. Vai trò của công nghệthông tin

1.1.10.1.Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn

Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con ngườiởcác khu vực khác nhau là cực kì khó khăn.

Có những lá thư, những bưu kiện cả tháng mới được nhân, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời là không thể. Giờ đây khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu hết kháp các khu vực trên thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn.

Những cuộc gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển chung của nhân loại.

1.1.10.2. Giúp việc sửdụng tiền trởnên thuận lơi

Khi bạn đói mà không muốn nấu ăn, cũng ngại ra đường mua đồ thì giờ đây đã có các ứng dụng như Now, Grabfood, Gofood… sẽ giao hàng tận nhà bạn. Các giao dịch ngân hàng chỉ cần qua điện thoại mà bạn không cần ra tận nơi thanh toán, cũng không cần ngồi chờ cảhàng dài mới đến lượt. Bạn có thể đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay mà không cần qua bất cứ một ai hay một quầy thanh toán nào, chỉ cần app điện thoại và ngồi nhà đặt. Tất cả những tiện ích trên đều là sự phát triển của công nghệthông tin mà ra.

1.1.10.3. Giúp việc học trởnên hào hứng hơn

Những bài học cũ khiến bạn chán chường, những lời giảng của thầy cô khiến bạn không thể hình dung, liên tưởng được thì máy chiếu, màn hình led, các phòng thí nghiệm chính là nơi cho bạn những hình ảnh sinh động nhất, những ví dụ trực quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

nhất khiến bạn có thểthỏa sức khám phá, sáng tạo. Chưa kể đến những khóa học thêm online tại nhà, bạn có thểhọcởbất cứ đâu, bất cứkhi nào bạn muốn.

1.1.10.4. Giúp sản sinh nhiều công việc mới

Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉcó thểtồn tại nhờsựcó mặt của công nghệthông tin.

Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nong ghiệp, pháp y,…Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hay yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.

1.2. Khái quát về ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay, CNTT có vai trò quan trong trong sựnghiệp phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng CNH-HĐH đất nước. Đối với doanh nghiệp, CNTT là một yếu tố góp phần trọng trong việc đổi mới phương thức quản lý, điều hành kinh doanh và sản xuất.

Khái niệm ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là việc sửdụng kỹthuật của công nghệ thông tin đểthiết kế, xây dựng các sản phẩm, mô hình, phần mềm tích hợp vào hoạt động kinh doanh thương mại, sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quảcủa các hoạt động này.

1.2.2. Các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Theo giáo trình “Tổng quan về Thương mại điện tử” thì có 2 cách để phân chia các cấp độ ứng dụng thương mại điện tửvà công nghệthông tin trong doanh nghiệp:

1.2.2.1. Cách thứnhất

Gồm 3 cấp độ ứng dụng dựa theo mức độsửdụng, chia sẻthông tin.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Hình 2: 3 cấp độ ứng dụng TMĐT tại doanh nghiêp

(Nguồn: Tác giảtựtổng hợp)

*Cấp độ1: Thương mại thông tin (i-commerce) Ởcấp độ này đã có sựxuất hiện Website.

Thông tin vềhàng hóa và dịch vụcủa doanh nghiệp cũng như vềbản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web. Là những thông tin căn bản, không có độ phức tạp hay được sửdụng trong kinh doanh, giao dịch nhiều.

Chưa có chức năng trao đổi, kí kết hợp đồng trực tuyến, làm việc giữa hai bên giao dịch vẫn mang tính truyền thống. Mọi hoạt động mang tính một chiều. Phản hồi giữa hai bên trên website không liên tục, đứt quãng chủyếu thông qua email là chính.

=> Tóm lại, trong giai đoạn này người tiêu dùng có thểtiến hành mua hàng trực tuyến, tuy nhiên thì thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống.

*Cấp độ2: Thương mại giao dịch (t-commerce)

Cấp độnày là sựkết hợp của thương mại thông tin và thanh toán điện tử. Cấp độ này giúp hoàn thiện hoạt động giao dịch trực tuyến, cũng như tạo ta nhiều hình thái mới của sản phẩm như sách điện tử, chợ online…

Còn đối với doanh nghiệp, cấp độ dần hình thành liên kết giữa các phòng ban trong công ty, bắt đầu ứng dụng các phần mềm thương mại điện tử trong phòng kế toán, nhân lực, sản xuất…Ngoài ra, còn có kí kết hợp đồng, chữ kí điện tử.

*Cấp độ3: Thương mại cộng tác (c-Business)

Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hợp giữa nội bộdoanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi hỏi việcứng dụng công nghệthông tin trong toàn bộchu trình từ đầu vào của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa. Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), Quản lý chuỗi cungứng (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

1.2.2.2. Cách thứhai

Gồm 6 cấp độ ứng dụng theo EPlus Club - TMU:

*Cấp độ 1: Hiện diện trên mạng. Doanh nghiệp bắt đầu có website trên mạng, tuy nhiên website chỉ rất đơn giản, cung cấp một sốthông tinởmức tối thiểu vềdoanh nghiệp và sản phẩm dưới dạng các trang web tĩnh và không có các chức năng phức tạp khác như thanhtoán trực tuyến, tin nhắn trực tuyến, bài đăng cập nhập.

*Cấp độ 2: Có website chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có website với cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, có chức năng cập nhập nội dung, có chức năng nhắn tin trực tuyến để người dùng dễdàng liên lạc được với doanh nghiệp.

*Cấp độ 3: Chuẩn bị thương mại điện tử. Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụqua mạng. Tuy nhiên, các giao dịch trên mạng chưa được kết nối với cơ sởdữliệu nội bộ, vì vậy việc xửlý giao dịch còn chậm, kém an toàn và thậm chí là sai sót.

*Cấp độ4: Áp dụng thương mại điện tử. Website của doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với cơ sở dữliệu nội bộ, mọi hoạt động truyền thông số, dữ liệu đã được tự động hóa, hạn chếsựcan thiệp c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với

Được sự phân công của Quý thầy cô ngành Thương mại điện tử, khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Huế, sau thời gian thực tập cuối khóa tôi đã hoàn thành đề

Kết quả nghiên cứu về đánh gía sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại điện tử được thiết kế bởi công ty TNHH công nghệ truyền thông Tổng Lực ...33

Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì

Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1996, khi đó trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới là Amazon.com

Mục tiêu phát triển BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 và đặt mục tiêu đẩy mạnh các

Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng TMCP Quân độiTrong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu

Một trong những yếu tố để Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN với Trung Quốc là do vị trí địa lý khá gần với Trung Quốc và thu nhập bình quân đầu người,