• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ NÂNG CAO KHẢ

3.1. Căn cứ đề xuất định hướng các giải pháp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ NÂNG CAO KHẢ

hạn chế các điểm yếu của công ty đểphát triển vựng mạnh và lâu dài.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ Quản trị Fanpage; chú trọng đầu tư về nội dung, hìnhảnh và xây dựng các ý tưởng độc đáo nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.

- Tập trung khâu chăm sóc và hỗtrợkhách hàng.

- Nghiên cứu các thay đổi của thị trường để đưa ra thêm nhiều bảng demo Fanpage cho khách hàng lựa chọn.

- Đầu tư xây dựng và phát triển thêm vể đội ngũ Marketing cho tương lai sắp tới.

- Luôn có các kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn giúp chủ động trong việc đánh giá hiệu quảmà dịch vụQuản trị Fanpage đem lại.

- Đẩy mạnh các chương trình quảng bá thương hiệu, các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

3.1.2. Phân tích ma trận SWOT

Dựa vào những phân tích từ môi trường bên ngoài và nội tại bên trong của doanh nghiệp, từ đó thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả những thách thức của Philip Entertainment trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụQuản trị Fanpage trên địa bàn Thành phốHuế để phân tích ma trận SWOT cho công ty nhằm thúc đẩy quyết định sửdụng dịch vụcủa khách hàng.

Bảng 2. 26: Phân tích ma trận SWOT

Cơ hội Thách thức

O1 Nhu cầu khách hàng sử dụng dịch Quản trị Fanpage ngày càng tăng, đáp ứng thay đổi của xu hướng thị trường và xu hướng tiêu dùng.

T1 Thị trường Huế còn khó khăn trong việc chấp nhận sản phẩm/dịch vụmới.

O2 Nguồn lực về ngành công nghệ -marketing đang được phát triển mạnh.

T2 Cơ sở hạ tầng, thiết bị kĩ thuật và nền tảng vềquản lí các trang mạng xã hội còn hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

O3 Có ít nhà cung cấp dịch vụ Quản trị Fanpage hiện tại là cơ hội cho Philip Entertainment phát triển.

T3 Quy mô thị trường Thừa Thiên Huế chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

O4 Thành phố Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung đang trên đà hội nhập.

T4 Các đối thủ cạnh tranh trong nghành đều có nền tảng.

Điểm mạnh Điểm yếu

S1 Nguồn lực tài chính vững mạnh. W1 Chiến lược marketing còn chưa hoàn thiện.

S2 Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo và làm việc nhiệt huyết.

W2 Gặp khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng tổchức.

S3 Bộ máy quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm trong công việc và điều hành nhân viên.

W3 Công ty vừa mới thành lập không lâu nên chưa có vị thế vững trên thị trường và chưa được nhiều người biết đến.

S4 Nhiều mẫu demo với nội dung đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

W4 Chưa có phòng kinh doanh đảm nhân mảng kinh doanh trực tuyến nên còn hạn chế về chạy quảng cũng như bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) - Chiến lược S – O

+ Đầu tư và mở rộng phát triển các mẫu nội dung, hình thức bài đăng và nhiều chức năng hỗtrợ hơn.

+ Đầu tư công tác tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, nhân viên thiết kế, nhân viên marketing có đầyđủkiến thức và chuyên môn.

+ Mởrộng thị trường đểkhai thác tối đa khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, tạo các giá trị tăng thêm để duy trì khách hàng cũ nhằm đảm bảo nguồn doanh thu cố định và tạo nên hiệu ứng hào quang.

+ Lấy khách hàng làm trung tâm để định vịhìnhảnh thương hiệu vững mạnh.

-Chiến lược W – O

+ Tăng cường quảng cáo dịch vụ của công ty trên các công cụ trực tuyến và mạng xã hội.

+ Duy trì các hoạt động kinh doanh hiện tại để tạo nền tảng phát triển hình ảnh của công ty.

+ Sử dụng các công cụ tìm kiếm khách hàng để thu thập thông tin khách hàng một cách chính xác giúp tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.

-Chiến lược W – T

+ Chú trọng vào đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm đặc biệt là nội dung và hình thức đăng bài.

+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu và xây dựng các chiến lược tập trung khai thác nhóm khách hàng mục tiêu đó.

+ Xác định rõđối thủcạnh trang trực tiếp của mình và các hoạt động kinh doanh của đối thủ đểcó chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng dịch vụ Quản trị Fanpage của khách hàng tại Công ty Philip Entertainment

Đểnâng cao số lượng khách hàng sửdụng dich vụQuản trị Fanpage, công ty cần phải nâng cao các nhân tố ảnh hưởng đển quyết định sửdụng dịch vụ: “Thương hiệu”, “Giá cả”, “Sự đáp ứng”, “Tính hiệu quả” và “Chuẩn chủ quan”.

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là việc rất quan trọng của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn cho việc thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng họ ít có thời gian tìm hiểu, cân nhắc và quyết định

Trường Đại học Kinh tế Huế

lựa chọn sửdụng dịch vụ. Vì vậy, tác giả đãđưa ra các đề xuất nhằm nâng cao thương hiệu như sau:

- Đẩy mạnh các chương trình quảng bá thương hiệu, các chiến lược Marketing như:

kêu gọi các phản hồi tốt từ khách hàng đã vàđang sử dụng dịch vụ; liên kết với các trang vềgiới thiệu dịch vụ uy tín,… Ngoài ra, sự giới thiệu từbạn bè, đối tác, đồng nghiệp cũng tác động rất lớn đến quyết định sửdụng dịch vụ của khách hàng. Tuy nhiên, để có được sự tín nhiệm đó, công ty cần phải cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt; đầu tư về nội dung, ý tưởng và kỹ thuật với nhiều gói giá hợp lí; tương tác thường xuyên với khách hàng nhằm xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và cố gắng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng và các giá trị mà khách hàng nhận được từdịch vụ.

- Xây dựng và hoàn thiện Website và Fanpage của doanh nghiệp giúp khách thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin về dịch vụ, giá dịch vụ, tương tác các thắc mắc về dịch vụ và các góp ý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tạo nên sự tin tưởng đối với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đầu tư vềsựxuất hiện của Công ty trên Google khi khách hàng gõ các Key word liên quan đến dịch vụnhằm tối ưu chi phí thời gian tìm kiếm của khách hàng.

3.2.2. Nhóm giải pháp về giá cả

Với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụQuản trị Fanpage hiện nay, khách hàng sẽcó rất nhiều sựlựa chọn và yếu tốgiá cảsẽ tác động rất lớn đến quyết định sửdụng của khách hàng. Hay nói cách khác, giá cả là công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp trong nghành dịch vụ hiện nay. Vậy nên dưới đây là một sốgiải pháp giúp công ty có được lợi thếcạnh tranh với các đối thủ:

- Nghiên cứu mức giá của các đối thủ cạnh tranh, mức giá chung của thị trường và nội lực bên trong của doanh nghiệp để đưa ra các mức giá phù hợp nhất với khách hàng.

- Xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng đối với từng hạn mức giá trị mà hợp đồng đem lại nhằm tạo ra tư tưởng khách hàng được nhận nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họbỏra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng thêm cho khách hàng nhằm nâng cao giá trị dịch vụlà phù hợp với mức giá mà khách hàng phải bỏra.

Trong quá trìnhđiều tra, hầu hết các khách hàng đều sẵn sàng chi giá cao với các dịch vụ chuyên nghiệm và nội dung chất lượng thay vì luôn thích giá rẻ nhưng không đem lại hiệu quả. Vì thế doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược giá phù hợp với chất lượng dịch vụ để tạo cho khách hàng cảm giác giá tiền họbỏ ra xứng đáng với các giá trị mà dịch vụ đem lại cho khách hàng.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao sự đáp ứng

Muốn Fanpage đạt được hiệu quả cao thì nội dung và thời gian đăng bài là hai yếu tốrất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quảcủa dịch vụ. Hầu hết các khách hàng luôn đánh giá cao thái độphục vụchuyên nghiệp khi họsửdụng một dịch vụnào đó. Từ đó,dưới đây là một sốgiải pháp giúp doanh nghiệp câng cao sự đáp ứng:

-Đầu tư về mặt ý tưởng sao cho mới lạ, độc đáo và hợp với xu hướng của khách hàng tiềm năng; đang dạng các hình thức bài đăng nhằm truyền tải tốt nội dung mà khách hàng yêu cầu những cũng đảm bảo sựthu hút khách hàng khi tiếp cận.

-Đầu tư về mảng gia tăng tương tác với khách hàng giúp nằm bắt được những thay đổi vềmặt nhu cầu và xây dựng đượcấn tượng tốt trong tâm trí của họtạo cơ sởtìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới trong tương lai.

- Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng đưa ra trong quá trình cung cấp dịch vụ cũng như nhiệt tình giúp khách hàng giải quyết các vấn đề khi có sự cố xảy ra đối với sản phẩm/dich vụcủa họvềmặt truyền thông.

-Đáp ứng các mong muốn cũng như thay đổi theo nhu cầu của khách hàng liên quan đến nội dung và bốcục Fanpage khi được yêu cầu.

- Chủ đề hình ảnh và phong cách nội dung sẽ được làm theo yêu cầu riêng ứng với từng nhu cầu của khách hàng nhằm tạo sựkhác biệt và tăng giá trịcho nội dung.

Từ đó có thể thấy được sự đáp ứng là yếu tốquan trọng trong việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra các giá trị tăng thêm khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh và kế hoạch chi tiết cho từng

Trường Đại học Kinh tế Huế

giai đoạn đểgiái quyết các vấn đềcũng như hỗtrợkhách hàng một cách nhanh chóng khi có vấn đềxảy ra.

3.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao tính hiệu quả

Tính hiệu quảlà yếu tố quan trọng làm nên sựthành công của một dich vụnhất là trong môi trường cạnh tranh gây gắt ngày nay. Tỉnh hiệu quả được xem như giá trị khác biệt và là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nghành dịch vụnói riêng.

Hiểu được điều đó, tác giả đãđề xuất các giải pháp sau đây nhằm nâng cao tính hiệu quảcủa dịch vụ:

- Tạo ra các bài đăng vềsản phẩm với nội dung thu hút khách hàng, những nội dung nhắm đúng vào nhu cầu bên trong của khách hàng tiềm năng thông qua quá trình nghiên cứu trước đó của doanh nghiệp để gia tăng tỷlệchuyển đổi từ người tiếp cận bài đăng trởthành khách hàng thật sự.

-Gia tăng sự tương tác với khách hàng thông qua hệ thống chatbox, comment trên Fanpage; thường xuyên chia sẻ bài đăng về sản phẩm qua các mạng xã hội khác, các nhóm trên Facebook nhằm gia tăng lượng người tiếp cận và biết đến bài viết từ đó mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ.

Kịp thời giải quyết các vấn đề của khách hàng đối với các sựcố xảy ra trên Fanpage nhằm tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng.

3.2.5. Nhóm giải pháp về chuẩn chủ quan

Hiện nay với sựphát triển nhanh chóng của công nghệ, khách hàng có rất nhiều sự lựa trong việc tìm đơn vị cung cấp dịch vụ Quản trị Fanpage. Tuy nhiên, cũng có không ít những đơn vị cung cấp dịch vụ kém chất lượng và không uy tín nên khách hàng thường cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định, do đó đối tác, người thân, bạn bè là các đối tượng mà khách hàng sẽ lựa chọn tin tưởng khi tham khảo về đơn vị cung cấp dịch vụ Quản trị Fanpage. Chính vì vậy, Công ty không ngừng nâng cao dịch vụ của mình, cốgắng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các khách hàng của mình vì họ sẽ là những người giới thiệu về

Trường Đại học Kinh tế Huế

tương lai.

Kích thích các hoạt động đóng góp ý kiến phản hồi tốt từ khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụnhằm tạo nền tảng niềm tin cho khách hàng mới khi tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ