• Không có kết quả nào được tìm thấy

Số 0 là số nguyên âm C

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Số 0 là số nguyên âm C"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Tập hợp các số nguyên I. Nhận biết

Câu 1: Tập hợp các số nguyên kí hiệu là:

A.

B. * C.

D. * Lời giải

Theo phần lý thuyết, ta đã biết tập hợp các số nguyên kí hiệu là . Chọn đáp án C.

Câu 2: Chọn câu đúng.

A. Số 0 không phải là số nguyên B. Số 0 là số nguyên âm

C. Số 0 là số nguyên dương D. Số 0 là số nguyên

Lời giải

Theo lý thuyết: Số 0 là số nguyên và số 0 không phải số nguyên âm cũng không phải số nguyên dương. Vậy đáp án A, B, C sai và D đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  10 B.  10 C.  10 D.  10 * Lời giải

(2)

Ta có: – 10 là số nguyên và không phải là số tự nhiên nên 10  ,  10 , 10 *

  .

Chọn đáp án B.

Câu 4: Chọn câu sai?

A. = {0; 1; 2; 3; ….}

B. = {….; - 3; - 2; - 1; 0}

C. = {...; -2; -1; 0; 1; 2; ...}

D. = {...; -2; -1; 1; 2; ...}

Lời giải

Ta có: tập hợp các số nguyên = {...; -2; -1; 0; 1; 2; ...} nên C đúng và A, B, D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Chọn câu đúng:

A. 6  B. 9

C. 9  D. 19  Lời giải Ta có:

+ Vì – 6 là số nguyên âm, không phải số tự nhiên nên  6 , do đó A sai.

+ Vì 9 là số tự nhiên nên 9 , do đó B sai.

+ Vì – 9 là số nguyên âm, không phải số tự nhiên nên  9 , do đó C sai.

+ Vì -19 là số nguyên âm nên 19  , do đó D đúng.

Chọn đáp án D.

(3)

II. Thông hiểu

Câu 1: Điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là:

A. 3 B. -3 C. -4 D. 4 Lời giải

Điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là điểm nằm bên trái -1 và cách điểm -1 ba đơn vị.

Điểm nằm bên trái điểm -1 và cách điểm -1 ba đơn vị là điểm -4 Nên điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là -4.

Chọn đáp án C.

Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Nếu – 2 điốp biểu diễn độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn …

A. độ cận thị B. độ viễn thị C. độ loạn thị D. độ bình thường Lời giải

Vì – 2 và + 2 là hai số đối nhau, mà – 2 điốp biểu thị độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn độ viễn thị

(4)

Chọn đáp án B.

Câu 3: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền cho vay là 50 000 đồng.

B. Số 0 là số nguyên dương.

C. Số đối của số 0 là số 0.

D. Số 0 là số nguyên âm.

Lời giải

Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền nợ là 50 000 đồng. Vậy A sai

Số 0 không là số nguyên âm, không là số nguyên dương. Do đó, B và D sai Số đối của số 0 là số 0. Do đó, C đúng

Chọn đáp án C.

Câu 4: Số đối của 8 là:

A. – 8 B. 0 C. 8 D. 16 Lời giải

Ta có số đối của 8 là – 8.

Chọn đáp án A.

Câu 5: Cho tập hợp A = {-2; 0; 3; 6} . Tập hợp B gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A là:

A. B = {-2; 0; -3; -6}

(5)

B. B = {2; 0; 3; 6}

C. B = {-6; -3; 0; 2}

D. B = {-2; 0; 3; 6}

Lời giải

Ta có: số đối của – 2 là 2, số đối của 0 là 0, số đối của 3 là – 3 , số đối của 6 là – 6.

Do đó, tập hợp B là: B = {-6; -3; 0; 2}.

Chọn đáp án C.

Câu 6: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Nếu + 10 000 đồng biểu diễn số tiền có 10 000 đồng, thì – 10 000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10 000 đồng.

B. Nếu -15°C biểu diễn 15 độ dưới 0°C thì +15°C biểu diễn 15 độ trên 0°C

C. Nếu +5 bước biểu diễn 5 bước về phía trước thì – 5 bước biểu diễn 5 bước về phía sau.

D. Nếu – 27m biểu diễn độ sâu là 27m dưới mực nước biển thì + 27m biểu diễn độ cao 27m tính từ mặt đất.

Lời giải Ta có:

Nếu – 27m biểu diễn độ sâu là 27m dưới mực nước biển thì + 27m biểu diễn độ cao 27m trên mực nước biển. Vậy đáp án D sai.

Chọn đáp án D.

III. Vận dụng

Câu 1: Cho các số: 8; 15; – 25; – 56; 0. Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần ta được:

A. 8; 15; – 25; – 56; 0 B. 0; 8; 15; – 25; – 56

(6)

C. – 56; – 25; 15; 8; 0 D. – 56 ; – 25; 0; 8; 15 Lời giải

+ Ta có: 8 và 15 là các số nguyên dương nên 0 < 8 < 15 (1)

+ Lại có các số – 25; – 56 là số nguyên âm nên – 25 < 0; – 56 < 0

Ta so sánh hai số – 25 và – 56 bằng cách bỏ dấu trừ ở trước các số đó, ta được 25 và 56.

Do 25 < 56 nên – 25 > – 56.

Do đó: – 56 < – 25 < 0 (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra – 56 < – 25 < 0 < 8 < 15.

Vậy xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần ta được: – 56 ; – 25; 0; 8; 15.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Cho E = { − 4; 2; 0; − 1; 7; − 2020}. Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc E và là số nguyên âm.

A. D = { − 4; 2; − 1}

B. D = { −4 ; − 1; − 2020}

C. D = { − 1; 7; 2020}

D. D = { 2; 0; 7}

Lời giải

Ta có E = { −4; 2; 0; −1; 7; −2020} có các số nguyên âm là − 4; − 1; − 2020. Nên tập hợp D = { − 4; − 1; − 2020}.

Chọn đáp án B.

Câu 3: Điểm - 3 cách điểm 4 theo chiều dương bao nhiêu đơn vị?

A. 7 B. 2 C. 9 D. 5 Lời giải

(7)

Quan sát trục số ta thấy điểm – 3 cách điểm 4 theo chiều dương là 7 khoảng hay chính là 7 đơn vị.

Chọn đáp án A.

Câu 4: Có bao nhiêu số nguyên nằm giữa – 4 và 5 là:

A. 6 B. 5 C. 8 D. 7 Lời giải

Các số nguyên nằm giữa −4 và 5 là: −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4.

Vậy có 8 số thỏa mãn điều kiện đề bài.

Chọn đáp án C.

Câu 5: Trên trục số điểm A cách gốc 5 đơn vị về phía bên trái, điểm B cách điểm A là 4 đơn vị về phía bên phải. Hỏi điểm B cách gốc bao nhiêu đơn vị?

A. 3 B. 5 C. 2 D. 1 Lời giải

Quan sát trục số ta thấy:

Điểm cách gốc 5 đơn vị vế phía bên trái là điểm −5 nên điểm A biểu diễn số: −5 Điểm B cách điểm −5 (hay điểm A) bốn đơn vị về phía bên phải là: −1

Điểm −1 cách gốc là 1 đơn vị.

Nên điểm B cách gốc 1 đơn vị.

(8)

Chọn đáp án D.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong khoa học dùng đơn vị đặc biệt để đo khối lượng nguyên tử là đơn vị cacbon (đv.C).?. Nguyên tố hóa học

để biểu thị các đại lượng như thế nào?... PHIM

Vấn đề dân số và kế hoạch gia đình – một vấn đề rất hiện đại bắt nguồn từ bài toán kén rể của nhà thông thái đặt ra từ thời cổ

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Biết cách làm tròn số thập phân.. Câu 2: Nhận biết được số

Nhà toán học Ơratôxten đã viết các số trên giấy cỏ sậy căng trên một cái khung rồi dùi thủng các hợp số.Bảng số nguyên tố còn lại giống như một cái sàng và

b) Điểm nằm cách điểm b bảy đơn vị về bên trái. c) Điểm nằm cách điểm c mười đơn vị về

c) Hãy cho biết những phép tính nào dưới đây không thực hiện được trên tập số tự nhiên.. b) Quan sát thang đo ở hình b, ta thấy các bậc thang ở độ cao mang dấu trừ thì nằm

+ Trên trục số, hai số nguyên (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của gốc 0 và cách đều gốc 0 được gọi là hai số đối nhau.. So sánh