• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu | Giải VBT Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu | Giải VBT Vật lí 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 21. Nam châm vĩnh cửu A. HỌC THEO SGK

- TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM 1. Thí nghiệm

C1. Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7 - Nam châm có tính từ.

- Muốn biết một thanh kim loại có phải là nam châm hay không, ta làm thí nghiệm như sau: Đưa thanh kim loại lại gần đống vụn sắt. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì đó là nam châm.

C2. Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên hình 21.1 (SGK):

- Khi đã đứng cân bằng, nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc.

- Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

2. Kết luận

Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

II - TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM 1. Thí nghiệm

C3. Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau ta thấy: Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

C4. Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau, ta thấy: Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

2. Kết luận

Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

II - VẬN DỤNG

(2)

C5. Theo em, có thể giải thích như sau: Do Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm.

C6. Trong la bàn, bộ phận có tác dụng chỉ hướng là: Kim nam châm. Tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.

C7. Cực Bắc của các nam châm là cực có ghi chữ N Còn cực Nam là cực có ghi chữ S.

C8. Trên hình 21.5 SGK, sát với cực Bắc của thanh nam châm là cực Nam.

B. GIẢI BÀI TẬP

Câu 21.1 trang 62 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Để phân biệt quả đấm cửa bằng đồng và bằng sắt mạ đồng, ta đưa các quả đấm cửa lại gần thanh nam châm. Nếu quả đấm bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn đấm cửa nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm làm bằng đồng.

Câu 21.2 trang 63 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Có. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu, chúng đẩy nhau.

Câu 21.3 trang 63 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu bị tróc hết là:

Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường Trái Đất hoặc dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực xác định tên các cực của thanh nam châm.

Câu 21.4 trang 63 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

(3)

Trong hình 21.1 SBT, thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1 là vì: hai cực để gần nhau của hai nam châm đó cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm 1 cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.

Câu 21.5 trang 63 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí.

Từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam.

Thật ra la bàn không chỉ đúng cực Bắc địa lí.

Câu 21.6 trang 63 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Hai từ cực của nam châm hút sắt mạnh nhất.

II - BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 21a trang 63 VBT Vật Lí 9: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

Nam châm có đặc tính:

A. hút tất cả các kim loại trừ đồng và nhôm B. hút tất cả các kim loại

C. hút tất cả các vật liệu sắt từ

D. hút được đồng, nhôm và các vật liệu không phải là sắt từ Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nam châm có đặc tính là hút các vật liệu sắt từ.

Câu 21b trang 63 VBT Vật Lí 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:

Bình thường, kim nam châm đứng tự do trên giá thẳng đứng, khi đã đứng cân bằng A. sẽ chỉ một hướng nào đó không cố định

B. luôn chỉ hướng Bắc, Nam

(4)

C. sẽ chỉ hướng Bắc, Nam khi được đặt tại một số vị trí nhất định trên Trái Đất D. sẽ chỉ theo một hướng xác định, không nhất thiết là hướng Bắc, Nam

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Bình thường kim nam châm đứng tự do trên giá thẳng đứng, khi đã đứng cân bằng, nam châm luôn chỉ hướng Bắc, Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng của ống dây và tăng cường độ dòng điện chạy qua ống dây.. Có thể thay đổi tên cực từ của của nam châm

Trả lời: Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm C5: Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng

C1. Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ

Khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 SGK thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng vì: Khi cho nam châm quay thì một cực của nam châm (giả sử cực

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.. Dùng nam

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được

Khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện

Bài C2 (trang 93 SGK Vật Lí 9): Giải thích vì sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của