• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Phép cộng các số nguyên tố chi tiết | Toán lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Phép cộng các số nguyên tố chi tiết | Toán lớp 6 Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3. Phép cộng các số nguyên A. Lý thuyết

I. Phép cộng hai số nguyên cùng dấu 1. Phép cộng hai số nguyên dương

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: 7 + 5 = 12

2. Phép cộng hai số nguyên âm

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ đấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 80) + (– 6) = – (80 + 6) = – 86 Chú ý:

+ Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

+ Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

II. Phép cộng hai số nguyên khác dấu

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn

Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 6) + 3 = – (6 – 3) = – 3

Chú ý: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Chẳng hạn, – 7 và 7 là hai số nguyên đối nhau, ta có: (– 7) + 7 = 0.

III. Tính chất của phép cộng các số nguyên

(2)

Phép cộng các số nguyên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + ( b + c);

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a;

+ Cộng với số đối: a + (– a) = (– a) + a = 0.

Ví dụ: Tính: a) 51 + (– 97) + 49; b) 65 + (– 42) + (– 65).

Lời giải:

a) 51 + (– 97) + 49

= 51 + 49 + (– 97) (tính chất giao hoán)

= (51 + 49) + (– 97) (tính chất kết hợp)

= 100 + (– 97)

= 100 – 97

= 3.

b) 65 + (– 42) + (– 65)

= 65 + (– 65) + (– 42) (tính chất giao hoán)

= [65 + (– 65)] + (– 42) (tính chất kết hợp)

= 0 + (– 42) (cộng với số đối)

= – 42. (cộng với số 0)

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

(3)

Lời giải:

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu đúng.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương là phát biểu sai vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.

Ví dụ: – 3 và – 7 là hai số nguyên âm nên nó là hai số nguyên cùng dấu

Tổng của – 3 và – 7 là (– 3) + (– 7) = – (3 + 7) = – 10 là một số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.

Bài 2. Tính một cách hợp lí:

a) 48 + (– 66) + (– 34);

b) 2 896 + (–2 021) + (– 2 896).

Lời giải:

a) 48 + (– 66) + (– 34)

= 48 + [(– 66) + (– 34)] (tính chất kết hợp)

= 48 + [– (66 + 34)]

= 48 + (– 100)

= – (100 – 48)

= – 52.

b) 2 896 + (– 2 021) + (– 2 896)

= 2 896 + (– 2 896) + (– 2 021) (tính chất giao hoán)

= [2 896 + (– 2 896)] + (– 2 021) (tính chất kết hợp)

= 0 + (– 2 021) (cộng hai số đối nhau)

= – 2 021. (cộng với 0)

Bài 3. Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 15 000 000 đồng; tháng thứ hai là 40 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

(4)

Lời giải:

Lợi nhuận tháng đầu tiên của cửa hàng là – 15 000 000 đồng Lợi nhuận tháng thứ hai của cửa hàng là 40 000 000 đồng Do đó lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó là:

(– 15 000 000) + 40 000 000 = 25 000 000 (đồng) Vậy lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là 25 000 000 đồng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục khi cộng lại thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và giữ nguyên các hàng còn lại.. - Nhóm các

- Các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục khi trừ thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và giữ nguyên các hàng còn lại.. - Nhóm các số để

+ Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết + Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ. + Tìm số trừ còn thiếu: Lấy số

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần

Số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết trên Quốc lộ 1A: Quãng đường Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn dài khoảng: 16km; Quãng đường Lạng Sơn – Bắc Ninh dài..

Phát biểu a) là sai. Phát biểu b) là sai. Phát biểu c) là đúng. Vì tổng của hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0. b) Bạn Bình: “Tổng của hai số nguyên âm luôn lớn hơn

Bên trái mỗi dòng thứ i ghi tích các số của dòng đó và đặt là x i.. Do đó giải

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:.