• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
66
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 6 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 85: HÌNH VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.

- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông).

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết đặc điểm của hình vuông và kỹ năng vẽ hình.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Các mô hình có dạng h.vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. Phiếu HT (BT3)

- HS: SGK, e ke 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(2)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.HĐ khởi động (3 phút) :

- Trò chơi: Bắn tên

(Kể tên các đồ vật có dạng hình chữ nhật và đặc điểm của hình chữ nhật)

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu:

- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.

- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).

* Cách tiến hành: Cả lớp Giới thiệu hình vuông

- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD.

- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.

+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?

-GVKL:Hình vuông có 4 góc

- Cả lớp quan sát mô hình.

- 1HS lên đo rồi chia sẻ kết quả.

- Lớp rút ra nhận xét:

+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.

+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA.

(3)

vuông và có 4 cạnh bằng nhau.

+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HV ?

- Học sinh nhắc lại KL.

- Nhiều học sinh nhắc lại KL.

- HS kể

2. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4

* Cách tiến hành:

Bài 1:(Cá nhân - Lớp)

- Theo dõi và hướng dẫn, kiểm tra các đối tượng M1.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- GV chốt KT: Đặc điểm của hình vuông có độ dài các cạnh đều bằng nhau.

Bài 3 : (Cá nhân - Cặp - Lớp - Quan sát.

- Thu phiếu học tập, nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.

Bài 4:(Cá nhân)

- Gv quan sát, giúp đỡ những Hs làm chưa tốt.

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Hình vuông : MNPQ và EGHI + Còn hình ABCD là HCN.

- HS thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông ABCD & MNPQ .

- HS nêu kết quả đo trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung.

Ta có

+ Cạnh AB = BC= CD = DA= 3cm + Cạnh MN = NP=PQ = QM =4cm . - HS làm ra phiếu HT.

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Báo cáo kết quả với GV.

- HS làm cá nhân: vẽ theo mẫu.

- Báo cáo kết quả với GV khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà tập vẽ các hình vuông có kích thước do

(4)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

mình tự chọn.

- Vẽ thêm các hình tam giác, tứ giác và đo độ dài các cạnh của nó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TẬP LÀM VĂN

NGHE –KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác BT2.

* Điều chỉnh: Giảm BT1

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh tính tự tin khi đứng trước đám đông.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập.

(5)

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2)

*Cách tiến hành:

Giới thiệu về tổem (nói)

- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của BT2:

a) Tổ em có những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?

b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?

c) Tháng qua các bạn làm được những việc gì tốt?

- Hướng dẫn:

+ Hãy tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.

+ Cần nói năng đúng nghi thức với người trên: Có thưa gửi ở lời mở đầu, lời nói cần lịch sự, lễ phé. Lúc kết thúc cần có lời kết (VD: Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu ạ)

*Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- HS đọc gợi ý, 1 HS đọc trước lớp.

(6)

+ Cần giới thiệu về các bạn theo đầy đủ các gợi ý a, b, c.

- Tùy theo thời gian, Gv gọi từ 5 – 10 HS giới thiệu về tổ mình trước lớp (số lượng Hs được gọi lên trình bày phân bố đều ở các lớp)

- GV kết hợp sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.

- Hs thực hiện YC theo trình tự: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) :

4. HĐ sáng tạo (1 phút) :

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về các bạn trong tổ của mình.

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về lớp của mình (không bắt buộc).

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TẬP ĐỌC

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

2. Kỹ năng:

(7)

- Rèn kỹ năng đọc:Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

2. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

(8)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.

+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) =>

Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng,

(9)

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//

+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/

thấy con kiếm nổi bát cơm.//

+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

kiếm nổi,...)

- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc - 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

(10)

to 4 câu hỏi cuối bài.

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Ông lão là người như thế nào?

+ Ông lão buồn vì điều gì?

+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?

+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà.

Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì?

+ Người cha đã làm gì đối với số tiền đó?

+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?

+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?

+ Người con đã làm lụng vất vả và

tiết kiệm tiền như thế nào?

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.

- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.

- Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười biếng.

- Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

- Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha.

- Người cha ném tiền xuống ao.

- Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà

người con kiếm được không. Nếu thấy tiền vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.

- Vì người cha biết số tiền anh mang về không phải là tiền anh kiếm được nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.

- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chính mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.

(11)

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?

+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?

+ Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em?

=> Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

-……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quí đồng tiền và sức lao động.

- Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quí đòng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.

- Học sinh suy nghĩ trả lời théo ý riêng: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Học sinh nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- 1 học sinh M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

(12)

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 4/12/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 7 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 86: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật.

(13)

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Giáo viên đưa ra yêu cầu:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

(14)

* Mục tiêu: Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

* Cách tiến hành:

*Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật:

- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:

2dm

M N

3 dm 4dm Q P 5dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

-> Giáo viên chốt kết quả đúng.

- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng.

4dm

3dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật.

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả,

- Quan sát hình vẽ.

- Học sinh tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

- Học sinh chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.

2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )

- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh tự tính chu vi hình chữ nhật.

(15)

giáo viên ghi bảng.

- Từ đó hướng dẫn học sinh đưa về phép tính:

(4 + 3) x 2 = 14 (dm) + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Cho học sinh học thuộc quy tắc.

- Giáo viên quy ước cho học sinh.

Chu vi: P Chiều dài là: a Chiều rộng là: b

=> P = (a + b) x 2

- 2 em chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm)

- Theo dõi giáo viên hướng dẫn.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật để làm bài tập 1,2,3.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

(16)

bài cá nhân.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

*Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

=> P = (a + b) x 2

Bài 3: (Nhóm đôi – Cả lớp) - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) Chu vi hình chữ nhật đó là:

(10 + 5) x 2 = 30 (cm) b) Đổi 2dm = 20 cm

Chu vi hình chữ nhật đó là:

(20 + 13) x 2 = 66 (cm) Đáp số: a) 30cm b) 66cm - Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(35 + 20) x 2 = 110 (m)

Đáp số: 110m

(17)

- Gọi 4 học sinh dán phiếu ->

chia sẻ cách làm.

*Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:

+ Tính chu vi hình chữ nhật.

+ So sánh số đo chu vi của hai hình đó.

- Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu (phiếu học tập).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Chu vi của HCN ABCD là:

(63 + 31 ) x 2 = 188 (m) Chu vi của HCN ABCD là:

(54 + 40) x 2 =188 (m)

Vậy chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Vẽ một hình chữ nhật bất kì rồi tính chu vi của hình chữ nhật đó.

- Thử tính chu vi chiếc bàn học của mình ở nhà.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

KỂ CHUYỆN

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

(18)

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc:Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

(19)

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

4. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ kể chuyện(15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp.

- Học sinh nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Làm việc theo nhóm, sau đó báo cáo.

- Lời giải: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.

+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng chỉ ngủ còn cha già thì còng lưng làm việc.

+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người

(20)

- Giáo viên nhận xét, chốt.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể.

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu ->

nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật.

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội

con nhìn theo thản nhiên.

+ Tranh 4: Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.

+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét cách kể của bạn.

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh M3+ M4 kể chuyện.

(21)

dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

+ Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?

+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- 2, 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

3. HĐ ứng dụng (1phút)

4. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 5/12/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày8 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 87: CHU VI HÌNH VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.

2. Kĩ năng: Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông.

(22)

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm. Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

(23)

* Mục tiêu:

- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.

* Cách tiến hành:

* Xây dựng quy tắc:

- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.

- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.

A B

3dm

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng:

Chu vi hình vuông ABCD là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)

- Yêu cầu học sinh viết sang phép nhân.

3 x 4 = 12 (dm)

+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Yêu cầu học thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông.

*Giáo viên lưu ý quy ước công thức tinh chu vi hình vuông cho học sinh, nếu:

- Quan sát.

- Học sinh tính chu vi hình vuông.

- Học sinh chia sẻ kết quả:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)

- Viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 (dm)

- Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.

- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông.

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

(24)

Chu vi: P Cạnh: a => P = a x 4

3. HĐ thực hành (15 phút).

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình vuông để làm được các bài tập 1, 2, 3,4.

* Cách tiến hành:

Bài 1:(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

*Giáo viên chốt đáp án đúng.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông

Bài 2: (Cá nhân – Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- Giáo viên chốt kiến thức bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

+ 8 x 4 = 32 (cm) 12 x 4 = 48 (cm) + 31 x 4 = 124 (cm) 15 x 4 = 60 (cm)

- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả:

Bài giải

Độ dài của sợi dây đó là

10 x 4 = 40 (cm) Đáp số: 40cm

(25)

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng, chưa biết làm.

- Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

=> P = (a + b) x 2 Bài 4: (Nhóm - Lớp)

- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.

- Gọi học sinh dán phiếu -> chia sẻ cách làm.

- Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:

+ Đo cạnh của hình vuông.

+ Tính chu vi hình vuông.

- Thực hiện cặp đôi.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

Bài giải:

Chiều dài hình chữ nhật là:

20 x 3 = 60 (cm) Chu vi của hình chữ nhật là:

(60 + 20 ) x 2 = 160 (cm) Đáp số: 160 cm

- Học sinh thực hiện nhóm đôi, theo yêu cầu (phiếu học tập).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Cạnh của hình vuông: 3 cm Chu vi của vuông đó là:

3 x 4 =12 (cm)

Đáp số: 12 cm

4. HĐ ứng dụng (2 phút) - Hãy đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền phòng học ở lớp rồi tính chu vi viên gạch đó.

(26)

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền ở nhà rồi tính chu vi viên gạch đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- CHÍNH TẢ (Nghe – viết) HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài chính tả (đoạn Hôm đó ... đến biết quý đồng tiền);

trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (Bài tập 2) - Làm đúng bài tập 3a.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả tiếng có vần ui/uôi.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung các bài tập.

(27)

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chính tả

- 1 học sinh đọc lại.

+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên - Giáo viên đọc đoạn chính tả một

lượt.

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

(28)

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Lời nhân vật phải viết như thế nào?

+ Có những dấu câu nào được sử dụng?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy?

Em hãy đọc lại từng câu đó?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

rất quí trọng nó.

- 6 câu.

- Hôm, Ông, Anh,…

- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

- Học sinh:... sưởi, thọc tay, đồng tiền, vất vả,

- Sưởi lửa, liền, nếm luôn, lấy ra, làm lụng,..

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

- Lắng nghe.

(29)

Lưu ý:Tư thế ngồi, cách cầm bút và

tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Học sinh viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của

mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (bài tập 2)

*Cách tiến hành:

Bài 2: Hoạt động cá nhân - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài:

+ mũi dao – con muỗi + núi lửa - nuôi nấng + hạt muối - múi bưởi + tuổi trẻ - tủi thân

(30)

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng.

Bài 3a: Hoạt động cặp đôi - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.

- Gọi 2 nhóm lên trình bày trên bảng và đọc lời giải của mình.

- Nhận xét và chót lời giải đúng.

Sót – xôi - sáng

- Lắng nghe.

-1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Học sinh tự làm bài trong nhóm.

- 2 học sinh đại điện cho nhóm lên trình bày.

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài văn, đoạn văn khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động và luyện viết cho chữ đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

TẬP ĐỌC

NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: rông chiêng, nông cụ,...

- Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

(31)

- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:múa rông chiêng, truyền lại, trung tâm, buôn làng,...

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên cho học sinh nghe đoạn nhạc bài hát về Tây Nguyên.

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Học sinh nghe.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng nhịp.

(32)

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó:

+ Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim,/ gụ,/

sến,/ táu//.

+ Nó phải cao để đàn voi đi qua mà

không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái//. (…)

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (múa rông chiêng, truyền lại, trung tâm, buôn làng,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.

(33)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ buôn làng.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Vì sao nhà rông phải chắc chắn và

cao?

+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

+ Gian giữa như thế nào?

- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- Vì nhà rông được lâu dài là nơi tụ họp mọi người trong làng vào những ngày lễ hội...

- Là nơi thờ thần làng tên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá mà già làng nhặt mới khi lập làng xung quanh hòn đá những cành hoa đan bằng tre và vũ khí nông cụ của cha tương truyền lại...

- Gian giữa là nơi đặt bếp lửa là nơi các già làng thường tụ họp làm việc lớn và nơi tiếp khách.

- Là gian ngủ trai làng từ 16 tuổi trơ lên chưa lập gia đình ngủ tại đây để bảo vệ buôn làng.

(34)

+ Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên?

*Giáo viên kết luận: Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với các dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao, và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh oạt cộng đồng quan trọng của dân tộc Tây Nguyên.

- Nhà rông rất lạ mắt/ đồ sộ/ độc đáo.

- Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên. (...)

4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm cả bài.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp - Giáo viên đọc mẫu.

- Hướng dẫn học sinh cách đọc.

- Gọi vài học sinh đọc diễn cảm toàn bài.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Lớp theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc.

- Lớp lắng nghe, nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Nêu những phong tục, tập quán, những nét độc đáo của nơi mình ở.

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc.

- Vẽ tranh về đề tài phong tục, tập quán, những nét độc đáo của quê hương, đất

(35)

nước.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Buổi chiều

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 32: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng nói (làm một số việc đơn giản) được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng hợp tác.

*GD TKNL&HQ (tiết 1)

(36)

- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số rác rau, củ, quả…có thể làm phân bón, một số rác có thể chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.

*GD BVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật

- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong sách giáo khoa trang 68, 69.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Kể một số hoạt động nông nghiệp mà em biết ở địa phương?

+Em hãy kể về những hoạt động công nghiệp,

… mà em biết?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”.

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

(37)

2. HĐ hình thành kiến thức mới (25 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

*Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và

tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

GDKNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?

+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn…) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.

- Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ

bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như:

ruồi, muỗi, chuột,…

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(38)

nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.

*Kết luận:Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

Hoạt động 2: Làm việc theo cặp

*Mục tiêu: Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Lồng ghép giáo dục SDNLTK&HQ.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?

+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng…

- Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Học sinh liên hệ.

(39)

Tên xã (huyện)

Chôn Đốt Tái

chế

*Giáo viên kết luận chung:Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả,… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lảng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và

sử dụng năng lượng có hiệu quả.

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Kể tên một số việc làm vệ sinh môi trường của bản thân.

- Tham gia cùng gia đình và cộng đồng các việc làm góp phần vệ sinh môi trường.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 6/12/2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 9 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 90: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I ---

(40)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT 1).

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết ( hoặc nói ) được câu có hình ảnh so sánh (BT 3).

- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT 4).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- Học sinh hát.

(41)

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu:

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.

*Cách tiến hành:

*Việc 1: Mở rộng vốn từ

Bài tập 1: Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Cho học sinh làm bài theo nhóm.

- Gắn kết quả, chữa bài.

- Giáo viên, học sinh nhận xét ,bổ sung.

+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?

+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?

- Yêu cầu học sinh ghi vào vở.

+ Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà

em biết?

- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp.

- Thống nhất kết quả + Là các dân tộc ít người +... thường sống ở miền núi,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc: Tày, Nùng, Dao,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung: Vân Kiều, Khơ-mú,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền

(42)

Bài tập 2: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

*Giáo viên củng cố hiểu biết tên các dân tộc thiểu số, gắn với đời sống của dân tộc ít người ở các miền đất nước.

*Việc 2: Luyện tập về so sánh Bài tập 3:

Làm việc nhóm 4 -> Làm việc cả lớp - Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Học sinh cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh?

+ Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả

bóng?

- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 4: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ

Nam: Khơ-me, hoa, Xtiêng,...

- Học sinh làm vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

- Học sinh chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ bậc thang, b/nhà rông c/ nhà sàn, d/ Chăm

- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm - Học sinh quan sát tranh và và thực hiện các yêu cầu:

+ Tranh 1: Mặt trăng và quả bóng.

+ Mặt trăng tròn như quả bóng.

+ Học sinh nối tiếp chia sẻ các sự vật trong các tranh còn lại (...)

(43)

cặp đôi -> Làm việc cả lớp - Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.

- Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Giáo viên củng cố về cách dùng hình ảnh so sánh và từ dùng để so sánh.

- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.

b/ như đổ mỡ c/ như núi

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Thi hát các bài hát, đọc các bài ca dao,… viết về các dân tộc.

- Sưu tầm, tìm các câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam có sử dụng phép so sánh.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 38: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

(44)

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng hợp tác.

*GDTKNL&HQ:

- Giáo dục học sinh biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.

- Biết nước thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường..

- Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.

*GDBVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật

- Biết phân, rác, nước thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ơ nhiễm môi trường..

- Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

(45)

- Giáo viên: Các hình trang 70, 71 (Sách giáo khoa).

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Rác bẩn vứt bừa bãi không được xử lí kịp thời có hại gì?

+ Nêu cách xử lí rác?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Quê hương tươi đẹp”.

+ Gây mùi ôi thối và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Chôn, đốt, ủ, tái chế.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Quan sát tranh

*Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và

hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi

(46)

trường sống. Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên hỏi:

+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?

+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.

- Giáo viên nhận xét.

*Kết luận:Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(47)

Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh

*Mục tiêu: Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ra quyết định. GDSDNLTK&HQ:

Giáo dục học sinh biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập1. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,