• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
53
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn: 17/12/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 20 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 102: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết trừ các số trong phạm vi 10 000. Biết giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng trừ các số trong phạm vi 10 000.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2b, 3.KhônglàmBT4(tr.104);BT1(cột1)(tr.105),BT 2 (dòng 1) (tr. 105), BT 3 (a) (tr. 105), BT4(tr. 105).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”:

(2)

TBHT tổ chức cho học sinh chơi:

400+20 9800

9000+800 2009

5000+300+40 420

2000+9 5340

8000+10 8010

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Biết trừ các số trong phạm vi 10 000.

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn thực hiện phép trừ:

- Giáo viên ghi bảng: 8652 – 3917.

- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.

- Mời 1 học sinh lên bảng thực hiện.

- Gọi học sinh nêu cách tính, giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa.

- Rút ra quy tắc về phép trừ hai số có 4 chữ số.

- Học sinh trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép cộng hai số trong phạm vi 10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả.

- 2 em nêu lại cách thực hiện phép trừ.

- Học sinh nhắc lại quy tắc.

3. HĐ thực hành (15 phút).

* Mục tiêu: Biết trừ các số trong phạm vi 10 000. Biết giải toán có lời văn.

* Cách tiến hành:

(3)

Bài 1:(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2b: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

- Giáo viên kiểm tra kết quả làm bài của học sinh.

Bài 3: (Cá nhân – Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

6385 - 2927 3458

7563 - 4908 2655

8090 - 7131 959

3561 - 924 2637

- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi cặp dôi rồi chia sẻ trước lớp:

9996 - 6669 3327

2340 - 512 1828

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải

(4)

Bài 4: (Cặp đôi – Lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2a: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

Luyện tập

Bài 1: (Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 2:(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Giáo viên nhận xét chung.

Cửa hàng còn lại số mét vải là:

4283 – 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648m vải

- Thực hiện theo yêu cầu của bài.

+ Xác định trung điểm O của đoạn thẳng AB (...)

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

5482 - 1956 3526

8695 - 2772 5923

-HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV

Cách 1:Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 là:

(5)

Bài 3:(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

4720 – 2000 = 2720 (kg)

Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2 là:

2720 – 1700 = 1020 (kg)

Đáp số: 1020 kg muối Cách 2: 2 lần chuyển số muối là

2000 + 1700 = 3700 (kg) Số muối còn lại là : 4720 – 3700 = 1020 (kg)

Đáp số: 1020 kg muối

- Học sinh làm bài tập, báo cáo với giáo viên sau khi hoàn thành.

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Nối phép tính ở cột A với đáp án ở cột B:

A B

3546 - 2145 1924

5673 - 2135 3538

5489 - 3565 1401

- Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: Điền dấu

>, <, =?

9875 – 1235 ... 3456 7808 … 9763 – 456 8512 – 1987 … 5843

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

(6)

KỂ CHUYỆN MỒ CÔI XỬ KIỆN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- HS M3 +M4 kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ: công đường, bồi thường

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định: giải quyết vấn đề - Lắng nghe tích cực

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: SGK

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(7)

TIẾT 1:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- HS hát bài: Cả nhà thương nhau

- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Về quê ngoại

- Giáo viên nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài mới - Ghi tựa bài lên bảng.

- Lớp hát

- Học sinh thực hiện theo YC - Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. Hoạt động kể chuyện:( 20 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với HS M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

a.GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:

+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa

+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản

+ Cách 3: Kể khá sáng tạo c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể tương đối đúng nội

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát tranh và lắng nghe Gv hướng dẫn.

- Nêu nội dung tranh

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (M1, M2)

- Thi kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4)

(8)

dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Truyện ca ngợi ai?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

- Lớp nhận xét.

+ Truyện ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.

- Nhiều HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài

3. HĐ ứng dụng: (1 phút)

4. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 18/12/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 21 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 104: LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố về phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000. Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000.

(9)

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1, 2), 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng nhóm, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Nhẩm đúng, nhẩm nhanh:

- TBHT điều hành:

- Học sinh tham gia chơi: Tính nhẩm:

8500 - 300 = 400+1000 = 2000 -1000 + 500 = 7900 - 600 = 6000+44 =

- Học sinh tham gia chơi.

(10)

8000 + 2000 – 5000 = (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu: Củng cố về phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000. Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (cột 1, 2):

(Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách nhẩm tính phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000.

Bài 2:

(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Học sinh tham gia chơi.

a) 5200 + 400 = 5600 5600 – 400 = 5200 b) 4000 + 3000 = 7000 7000 – 4000 = 3000 7000 – 3000 = 4000

- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

a) 6924 5718 b) 8439 4380

(11)

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3:(Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

Bài 2:

(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

+ 1536 +636 - 3667 - 729 8460 6354 4772 3651

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải

Số cây trồng thêm là:

948 : 3 =316 (cây) Số cây trồng được tất cả là:

948 + 316 = 1264 (cây) Đáp số: 1264 cây

- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

x + 1909 = 2050 x = 2050 – 1909 x = 4291

...

(12)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”: Nối phép tính ở cột A với kết quả ở cột B:

A B

5648 – 2467 + 1000 5320

3986 + 3498 + 2000 4181

9812 - 7492 + 3000 8962

4728 + 1234 + 3000 9484

- Suy nghĩ, giải bài toán sau: Một đội công nhân làm đường, ngày thứ nhất làm được 245m đường, ngày thứ hai làm được số mét đường nhiều hơn một phần năm số mét đường ngày thứ nhất đã làm. Hỏi ngày thứ hai đội công nhân làm được bao nhiêu mét đường?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

VẦNG TRĂNG QUÊ EM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng: luỹ tre, nồm nam, óng ánh, khuya,...

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

(13)

- HS làm đúng BT2a.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả tiếng có vần d/r/gi

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT: Học sinh yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3 - HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: “Cùng múa hát dưới trăng”

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

(14)

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt.

+ Bài chính tả nói về nội dung gì?

+ Vầng trăng đang nhô lên được miêu tả đẹp như thế nào?

*GD BVMT:

+ Em có suy nghĩ gì khi thấy 1 vầng trăng đẹp như vậy?Em cần làm gì để giữ gìn những hình ảnh đẹp đẽ của đất nước?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Bài chính tả gồm mấy đoạn?

+ Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?

+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs

- 1 Học sinh đọc lại.

- HS trả lời

+ Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.

=>Dự kiến: Thấy yêu quý vầng trăng, yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

+ Gồm 2 đoạn.

+ Viết lùi vào 1ô và viết hoa.

+ Những chữ đầu câu.

- luỹ tre, nồm nam, óng ánh, khuya,...

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu

- Lắng nghe

(15)

viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý:Tư thế ngồi, cách cầm bút và

tốc độ viết của các đối tượng M1.

- HS nghe và viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của

mình theo.

- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Viết đúng chính tả tiếng có vần d/r/gi (BT2a)

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp Bài 2a:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

(16)

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

- Lời giải:

+gì; dẻo; ra; duyên +gì; ríu ran

6. HĐ ứng dụng (3 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Tìm 1 đoạn văn trong tuần 17, chép lại cho đẹp.

6. HĐ sáng tạo (1 phút) - Tìm 1 đoạn văn và thử luyện viết chữ nghiêng

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 19/12/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 22 tháng 12 năm 2021 TOÁN

TIẾT 105: THÁNG - NĂM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.

- Biết được một năm có 12 tháng. Biết tên gọi các tháng trong một năm.

Biết số ngày trong từng tháng; biết xem lịch.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ghi nhớ các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

(17)

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

BT 2 (tr.109)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa; 3 tờ lịch 2019, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Tính nhanh, tính đúng:

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên ghi kết quả tính(...).

Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn học sinh còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

300 + 4000 =? 500 + 3000 =?

5500 - 500 =? 6000 – 500 =?

1512 +18=? 1617 + 13 = ? 1190 - 90 =? 2180 – 80=?

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mói (15 phút):

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2.Không làm BT1 (tr. 109);

(18)

* Mục tiêu: Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm; biết được một năm có 12 tháng.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng - TBHT giới thiệu tờ lịch trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu các bạn quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Các bạn ghi tên các tháng phiếu học tập -> chia sẻ trước lớp + Một năm có bao nhiêu tháng?

+ Đó là những tháng nào?

- Mời hai học sinh đọc lại.

Việc 2: Giới thiệu số ngày trong một tháng

- Cho các bạn quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở sách giáo khoa.

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

+ Tháng 2 có mấy ngày?

- Lần lượt học sinh tương tác với nhau trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.

- Cho học sinh đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ.

- Giáo viên kết luận và giới thiệu thêm:

Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.

- Quan sát lịch 2005 trong sách giáo khoa và trả lời (ghi kết quả vào phiếu học tập) ->

chia sẻ:

+ Một năm có 12 tháng đó là: Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12.

- Nhắc lại số tháng trong một năm.

- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.

+ Tháng một có 31 ngày.

+ Tháng hai có 28 ngày.

- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.

- Học sinh đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ.

(19)

*Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 nhận biết số ngày của mỗi tháng.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm; biết được một năm có 12 tháng.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Xì điện để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Bài 2: (Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài nhóm 2.

- Gọi đại diện học sinh chia sẻ kết quả.

- Nhận xét sửa chữa bài, chốt lại lời giải đúng.

*Lưu ý: Ở câu 2, trước hết phải xác định ngày cuối cùng của tháng 8 là ngày 31, sau đó xác định tiếp đó là thứ....

* Luyện Tập

- Học sinh tham gia chơi:

+ Tháng 1 có 31 ngày.

+ Tháng 3 có 31 ngày.

+ Tháng 6 có 30 ngày.

+ Tháng 7 có 31 ngày.

+ Tháng 10 có 31 ngày.

+ Tháng 11 có 30 ngày.

- Học sinh thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả bài làm.

- Học sinh dưới lớp cùng tương tác ->

thống nhất chung kết quả.

(20)

Bài 3: (Trò chơi: Xì điện)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Xì điện để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

- Học sinh làm bài theo cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư...

- Học sinh tham gia chơi: Thi đua nêu (kể tên) tháng có 30 ngày, tháng có 31 ngày (...)

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A B

Tháng 4 có 31 ngày

Tháng 2 có 30 ngày

Tháng 12 có 28 hoặc 29 ngày - Thử xem xem năm nay là năm nhuận hay năm không nhuận?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TẬP ĐỌC

ANH ĐOM ĐÓM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ: lan dần, làn gió mát, rộn rịp, lặng lẽ, long lanh, ...

(21)

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các òng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ tròng bài).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, biết về các con vật: mặt trời, gác núi, Cò Bợ, Đom Đóm, Vạc,...

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Bắn tên

(Nêu tên các bài hát về các con vật)

- GV kết nối kiến thức

- HS tham gia chơi.

- Cả lớp hát 1 bài về con vật mà các em thích

- Lắng nghe

(22)

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. - Mở SGK 2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ

* Cách tiến hành :

a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ gợi tả cảnh; tả tính nết; hành động của Đom Đóm và các con vật trong bài (lan dần, chuyên cần, lên đèn, rất êm,long lanh,...) b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó :

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1)

=> cả lớp (lan dần, làn gió mát, rộn rịp, lặng lẽ, long lanh, ...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

Tiếng chị Cò Bợ://

Ru hỡi!// Ru hời!//

(23)

- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới và địa danh trong bài ( mặt trời gác núi, Cò Bợ,chuyên cần…) d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

Hỡi bé tôi ơi,/

Ngủ cho ngon giấc.//

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

+ Đặt câu với từ chân đất.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Anh đom đóm lên đèn đi đâu ? + Tìm những từ ngữ tả đức tính của anh Đom Đóm?

+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?

+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài ?

* GV chốt lại: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.

- 1 HS đọc 3 câu hỏi đầu của bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Anh lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.

+Anh “ chuyên cần “

+ Thấy chị Cò Bợ ru con, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.

- HS nêu lên các ý kiến của riêng mình . - Học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

(24)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 3 - 5 khổ thơ trong bài.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.

- Thi đọc thuộc lòng

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).

- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)

5. HĐ ứng dụng (1 phút) : - VN tiếp tục HTL bài thơ. Luyện đọc hay 6. HĐ sáng tạo (1 phút) - Sưu tầm các bài thơ có chủ đề tương tự

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY.

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tìm được các từ chỉ được đặc điểm của người hoặc vật ( BT 1).

- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng ( BT 2).

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3 a,b).

- HS M3+M4 làm được toàn bộ BT 3.

(25)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (qua HĐ đặt câu).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng lớp viết nội dung BT1 + phiếu HT. 3 băng giấy viết một câu văn bài tập 3

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Bắn tên”

(Kể tên các thành phố và các vùng quê) - Tổng kết TC - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS tham gia chơi

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu : Tìm được các từ chỉ được đặc điểm của người hoặc vật. Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

*Cách tiến hành:

(26)

Bài 1:(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Cho HS làm bài cá nhân (phiếu HT) - GV giúp đỡ HS M1+M2

Bài 2:(Cá nhân - Cặp đôi – Cả Lớp)

*GV củng cố về kiểu câu Ai thế nào?

Bài 3:(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- GV củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong câu.

- HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân.

(Tìm TN nói về đặc điểm của nhân vật) - Thực hành làm vào phiếu bài tập.

- 3HS lên chia sẻ KQ trước lớp -Lớp nhận xét thống nhất KQ:

a) Mến Dũng cảm,...

b) Đom Đóm Chuyen cần,...

c) - Chàng Mồ Côi

- Chủ quán

- Tài trí, thông minh,....

- Tham lam,...

- HS tự tìm hiểu và làm cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp.

*Dự kiến kết quả

Ai Thế nào?

Bác nông dân rất chịu khó Bông hoa

trong vườn

thơm ngát

Buổi sớm hôm qua

lạnh buốt

- HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Dự kiến đáp án:

a)Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và

thông minh.

b)Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

(27)

c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như...

- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu đúng..

3. HĐ ứng dụng (3 phút): - Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật sau đó đặt các câu theo mẫu: Ai thế nào?

4. HĐ sáng tạo (1 phút): - Suy nghĩ xem các dấu câu được sử dụng như thế nào, đặc biệt là dấu phẩy.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

Buổi chiều

TỰ NHIÊN VÀ XÃ BÀI 40: THỰC VẬT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:

- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.

- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.

- Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

(28)

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

-Kĩ năng tư duy phê phán.

-Kĩ năng làm chủ bản thân.

-Kĩ năng ra quyết định.

-Kĩ năng hợp tác.

*GD TKNL&HQ (tiết 1)

- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số rác rau, củ, quả…có thể làm phân bón, một số rác có thể chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.

*GD BVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật

- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các hình trang 76, 77 trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(29)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh”.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.

- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

*Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kĩ năng hợp tác.m hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý.

+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây?

+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây?

+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó?

+ Kể tên một số cây mà em biết?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo.

(30)

*Kết luận:Xung quanh ta có rất nhiều cây.

Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau.

Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Kể tên các cây hoa, cây trồng trong góc môi trường của lớp.

- Kể tên các cây hoa, cây rau,…

gia đình mình trồng.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 20/12/2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 23 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 107: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Biết đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

(31)

2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận biết tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Một số mô hình về hình tròn như : mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Vẽ đúng, vẽ nhanh”:

- Cho học sinh lên bảng vẽ: (...) + M là trung điểm của AB.

+ O là trung điểm của PQ.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

(32)

* Mục tiêu:

- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.

* Cách tiến hành:

*Việc 1: Giới thiệu hình tròn

- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.

- Cho học sinh quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM và đường kính AB.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độï dài đoạn thẳng OB?

+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB?

+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB?

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

- Gọi học sinh nhắc lại kết luận trên.

* Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn.

- Cho học sinh quan sát com pa.

+ Compa được dùng để làm gì?

- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.

- Cho học sinh vẽ nháp.

- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn.

- Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như : mặt trăng rằm, miệng li …

- Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được: Tâm hình tròn, bán kính, đường kính của hình tròn.

+ Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Gấp 2 lần độ dài bán kính.

- Nhắc lại kết luận.

- Quan sát để biết về cấu tạo của com pa.

- Com pa dùng để vẽ hình tròn.

- Theo dõi.

- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo hướng dẫn của giáo viên.

(33)

- Nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa.

3. HĐ thực hành (15 phút).

* Mục tiêu: Biết đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước

* Cách tiến hành:

Bài 1:(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cặp đôi – Lớp)

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Giáo viên kiểm tra kết quả làm bài của học sinh.

Bài 3:

a)Cá nhân – Cặp đôi - Cả lớp

- Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn tâm O

- Giáo viên đánh giá, nhận xét.

b) Trò chơi học tập - TBHT điều hành chung.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

- Học sinh vẽ vào vở rồi chia sẻ kết quả.

M

C O

- Học sinh thực hành vẽ hình.

(34)

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

- Học sinh tham gia chơi đúng luật.

- Bình chon bạn thắng cuộc.

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài tập sau: Vẽ hình tròn tâm O, đường kính AB dài 4cm.

- Vẽ một hình tròn rồi thử trang trí cho hình tròn đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA: N I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng); Q, Đ (1dòng) - Viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1dòng)

- Viết câu ứng dụng: Đường vô xứ Nghệ... Non xanh nước biếc... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(35)

1. Đồ dùng:

- GV: Mẫu chữ hoa N, Q, Đ viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: Ở trường cô dạy em thế - Lắng nghe

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con.

Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

- N, Q, Đ

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết

(36)

Việc 2:Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Ngô Quyền

=> Ngô Quyền là một vị anh hùng của dân tộc ta năm 938 ông đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng …

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

-Viết bảng con

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ An đẹp như tranh vẽ.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con

- Học sinh quan sát.

- HS viết bảng con: N, Q, Đ

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- 2 chữ: Ngô Quyền

- Chữ N, g, Q, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, ê, n cao 1 li.

- HS viết bảng con: Ngô Quyền - HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Đường, Non 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa N

- Quan sát, lắng nghe.

(37)

+ 1 dòng chữa Q, Đ

+ 1 dòng tên riêng Ngô Quyền

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của HS (trên vở)

- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của đất nước.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 41: THÂN CÂY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(38)

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:

- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.

- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa trang 78, 79.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây cà chua?

- Học sinh hát “Cái cây xanh xanh”.

- Học sinh trả lời.

(39)

+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây hoa hồng và cây hoa sen?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới:

- Ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại cây.

- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm

*Mục tiêu:Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trang 78, 79 trong sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý:

chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm).

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên ghi kết quả thảo luận của các nhóm vào bảng:

Hình Tên cây Cách mọc Cấu tạo Đứn

g

Bò LeoThân gỗ (cứng)

Thân thảo

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(40)

(mềm)

1 Cây nhãn x x

2 Cây bí đỏ

( bí ngô ) x X

3 Cây dưa

chuột x X

4 Cây rau

muống x X

5 Cây lúa x X

6 Cây su hào x X

7 Các cây gỗ

trong rừng x x

+ Cây su hào có gì đặc biệt?

*Kết luận:Các cây thường có thân mọc đứng;

một số cây có thân leo, thân bò.

- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

Hoạt động 2: Thực hành

*Mục tiêu:Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc:

Cấu tạo

Cách mọc Thân gỗ Thân thảo

Đứng

xoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ , bưởi

Ngô, Cà chua, Tía tô, Hoa cúc

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

(41)

Bí ngô, Rau má , Lá lốt, Dưa hấu

Leo Mây Mướp, Hồ tiêu,

Dưa chuột 3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Nêu tên cây trồng ở nhà của mình và cho biết mỗi cây thuộc loại cây thân nào.

- Kể thêm một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò).

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- Ngày soạn: 21/12/2021

Ngày giảng: Thứ 6, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 109: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).

- Giải bài toán gắn với phép nhân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

(42)

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4a.KhônglàmBT1(tr.114);BT2(cột1,cột4)(tr.114), BT3 (tr. 114); BT4 (tr. 114).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Đố bạn:

+ Compa được dùng để làm gì ? + Hãy vẽ bán kính ON, đường kính AB trong hình tròn tâm O?

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiệu phép nhân

- Hướng dẫn trường hợp nhân - Học sinh nêu cách thực hiện phép thực hiện

(43)

không dấu.

- Giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ và viết lên bảng:

1034 x 2= ? Yêu cầu:

- Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần.

- Viết phép nhân và kết quả phép tính: 1234 x 2 = 2068.

Nêu và viết lên bảng 2125 x 3

=?

- Lưu ý lượt nhân nào có kết quả lớn hoặc bằng 10 thì “Phần nhớ”

được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo ...

phép nhân và vừa nói vừa viết như sách giáo khoa. Tính (Nhân lần lượt từ phải sang trái như sách giáo khoa) để có:

1034 x 2 2068

- Tự đặt tính và tính.

2125 x 3

6375

- Học sinh viết 2125 x3 = 6375

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên củng cố cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả:

1234 4013 2116 1072 x 2x 2x 3x 4

2468 8026 6348 4288

(44)

Bài 2a:

(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

Bài 4a:(Trò chơi: Xì điện) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 2b:(BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

1023 1810 x 3x 5

3069 9050

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải

Số viên gạch xây 4 bức tường là:

1015 x 4 = 4060 (viên) Đáp số: 4060 viên gạch

- Học sinh tham gia chơi.

(45)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

1212 2005 x 4x 4

4848 8020

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Tính nhanh, tính đúng”:

1245 x 3; 2718 x 2; 1087 x 5

- Suy nghĩ, thử giải bài toán sau: Một chuyến xe chở được 1057 thùng hàng. Hỏi 7 chuyến xe như thế chở được bao nhiêu thùng hàng?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TIẾNG VIỆT

Tập đọc: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.

- Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

2. Kỹ năng:

- Đọc to, rõ ràng, trình bày bài khoa học.

(46)

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (2 phút)

1. - Học sinh hát: Em yêu trường em.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút);

trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.

* Cách tiến hành:

Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên

bốc thăm. - Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được

xem lại bài 2phút).

(47)

Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc

(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.) - Giáo viên nhận xét, đánh giá

*Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.

- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.

- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Hoạt động cá nhân ->

cả lớp

a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Đọc đoạn văn “Rừng cây trong nắng”.

- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ

- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả.

+ Đoạn văn tả cảnh gì?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ.

b) Đọc cho học sinh viết bài.

- Lắng nghe giáo viên đọc bài.

- 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm.

- Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó.

+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.

- Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh

(48)

c) Đánh giá, nhận xét, chữa bài. thẳm, ...

- Nghe - viết bài vào vở.

- Dò bài ghi số lỗi ra ngoài lề vở.

4. HĐ ứng dụng (2phút)

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn tả cảnh đẹp của thiên nhiên và luyện viết cho đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

--- TIẾNG VIỆT:

Kể chuyện: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập1. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,