• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
63
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: 19/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN:

TIẾT 70. CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lượt chia).

- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Các tấm bìa hình tam giác có gắn nam châm để HS thi xếp hình (BT4)

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(2)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) :

- Trò chơi: "Gọi thuyền"

- HD cách chơi và cho HS tham gia chơi

- Tổng kết TC – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi:

+Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền A (Tên HS) + HS hô: Thuyền A chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền A chở ...(nêu phép nhân hoặc chia cho 9)

+ HS A nêu kết quả

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):

* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lượt chia).

* Cách tiến hành: Cả lớp

Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4

- Gv kết hợp hỏi Hs và ghi bảng.

Lưu ý giúp đỡ đối tượng HS hạn chế biết đặt tính và ước lượng thương ở các lượt chia.

- Nhận xét chung

*78 : 4 = ?

- 7 chia 4 được 1 viết 1.

1 nhân 4 bằng 4; 7trừ 4 bằng 3.

- Hạ 8, được 38; 38 chia 4 được 9 viết 9 9 nhân 4 bằng 36 ; 38 trừ 36 dư 2 Vậy: 78 : 4 = 19 (dư 2 )

-Vài HS nêu lại

- Lớp đọc đồng thanh cách thực hiện phép chia trên.

* Áp dụng thực hiện phép tính 65 : 4 - HS tự đặt tính rồi thực hiện phép tính 65 : 4

65 4 4 16 25 24 1

- Chia sẻ kết quả trước lớp

2. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Lớp)

- Lưu ý HS đặt tính đúng, ngay

- HS làm bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

- HS đọc đồng thanh 2 phép tính cuối.

(3)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).

- Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động).

- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện về các từ chỉ hoạt động, trạng thái; kĩ năng so sánh.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1; phiếu học tập bài tập 2.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

(4)

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

- 2 học sinh lên bảng viết một câu có sử dụng biện pháp so sánh.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu:

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).

- Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động).

- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).

*Cách tiến hành:

Bài 1:Cá nhân – Cặp đôi – Lớp - Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1.

- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.

- Mời 1 học sinh lên làm trên bảng.

- Một em nêu yêu cầu bài tập1.

- Học sinh làm bài tập vào vở rồi chia sẻ cặp đôi.

- Một học sinh lên làm trên bảng.

- Chia sẻ cách làm:

+ Từ chỉ hoạt động (chạy, lăn)

+ Hình ảnh so sánh (chạy như lăn tròn)

(5)

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2:(Cặp đôi - Lớp)

- Yêu cầu một em đọc đề bài tập 2 . - Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo cặp và làm vào phiếu học tập.

- Mời 2 em đại diện lên bảng làm vào tờ phiếu lớn.

- Giáo viên và học sinh theo dõi nhận xét.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- Một em đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Lớp hoàn thành bài tập (N2).

- Hai em đại diện 2 nhóm lên bảng chia sẻ cách làm, thống nhất kết quả:

Sự vật, con vật Hoạt động Từ so sánh Hoạt động

a) Con trâu đen (chân) đi như đập đất

b) Tàu cau vươn như (tay) vẫy

c) Xuồng con - đậu (quanh thuyền lớn) như nằm (quanh bụng mẹ)

- húc húc vào mạn thuyền mẹ

như đòi (bú tí)

Bài 3: Trò chơi “Thi nối nhanh”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nối các từ ngữ ở cột A với cột B để ghép thành câu.

- Học sinh tham gia chơi.

Đáp án:

+ Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông.

+ Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả

+ Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.

+ Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng

(6)

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

trên sông.

3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đặt câu với từ: Viết bài, chạy nhảy.

- Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình mình có sử dụng từ chỉ hoạt động, trạng thái.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

---

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA H I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H.

- Viết đúng, đẹp tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(7)

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm quê hương.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa H, N, V viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh viết: Ông Gióng, Thọ Xương.

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con.

Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

(8)

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2:Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Hàm Nghi.

=>Hàm Nghi là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

- H, N, V.

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết bảng con: H, N, V.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- 2 chữ: Hàm Nghi.

- Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, chữ a, m, i cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Hàm Nghi.

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

(9)

- Học sinh viết bảng: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa H.

+ 1 dòng chữa V, N.

+ 1 dòng tên riêng Hàm Nghi.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp.

(10)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

---

Ngày soạn: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN:

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

- Làm tính đúng nhanh chính xác.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

* Cách tiến hành:

(12)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- Giáo viên viết lên bảng phép tính: 648 : 3=?

- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính.

+ Nêu cách thực hiện phép chia.

+ Hướng dẫn học sinh chia từng bước.

- Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu?

* Giáo viên nêu phép chia:

236 : 5

- Tiến hành các tương tự như phép tính

648 : 3

- Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính.

*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2.

- Đặt tính.

- Cách tính.

- Học sinh đọc.

- Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.

- Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.

- 648 : 3 = 216

- Học sinh đặt tính và tính 236 : 5 = 47 ( dư 1)

- Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư…

- Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

(13)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); Bài 2; Bài 3.

* Cách tiến hành:

(14)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

Bài 1 (cột 1,2,3):

Cá nhân – cặp đôi – Lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

*Giáo viên củng cố: áp dụng bảng chia 9 để thực

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Đáp án:

a, 218; 75; 65

b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4)

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 ( hàng)

Đáp số: 26 hàng

(15)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Trong 6 tháng đầu tiên cửa hàng bán được 480 bộ quần áo. Trong 3 tháng tiếp theo cửa hàng bán được số bộ quần áo chỉ bằng số bộ quần áo bán được trong 6 tháng đầu.

Hỏi cả 9 tháng cửa hàng bán được bao nhiêu bộ quần áo?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

(16)

---

TẬP LÀM VĂN:

NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong sách giáo khoa).

- Học sinh viết được những câu vừa nói thành một đoạn văn, (khoảng 5 câu).

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nói, kỹ năng viết văn.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Ảnh biển Phan Thiết trong sách giáo khoa. Tranh ảnh về cảnh đất nước.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

(17)

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Gọi 2 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát bài: “Quê hương tươi đẹp”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Học sinh nói.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu:

- Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong sách giáo khoa).

- Học sinh viết được những câu vừa nói thành một đoạn văn, (khoảng 5 câu).

*Cách tiến hành:

Bài 1:(Cặp đôi - Cả lớp) - Gọi học sinh đọc bài tập.

- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các bức tranh.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết.

- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh.

- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn.

- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.

- Học sinh quan sát.

(18)

- Gọi 1 học sinh lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh.

- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói.

- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.

Bài tập 2: Cá nhân – Cả lớp - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 vài em.

- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Học sinh trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu bài.

- 2 học sinh cùng bàn tập nói cho nhau nghe về cảnh đẹp trong bức tranh.

- Học sinh chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- Một học sinh M4 làm mẫu.

- 2 - 3 học sinh lên nối tiếp nhau thi nói về cảnh đẹp...

- Lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay.

- Một học sinh đọc đề bài tập 2 - Cả lớp làm bài cá nhân.

- Học sinh đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 5 - 6 em.

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Tiếp tục kể, nói về quê hương.

- Thực hành viết một bức thư giới thiệu về cảnh đẹp ở quê hương mình cho một bạn ở nơi khác để bạn hiểu hơn về quê hương của mình.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(19)

...

...

---

Ngày soạn: 21/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN:

TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP THEO)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính, giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4), 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu học tập (bài 3).

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(20)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số:

TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu các bạn thực hiện:

578 : 3 230 : 6 905 : 5 - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiệu các phép chia a) Giới thiệu phép chia 560 : 8 - Giáo viên viết phép chia 560 : 8 - Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

b) Giáo viên giới thiệu phép chia 632 :7

- Giáo viên yêu cầu đặt tính, nêu cách tính.

- Giáo viên chốt cách đặt tính và cách thực hiện tính.

*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2 + Ví dụ phần a với ví dụ phần b có gì giống nhau? khác nhau?

+ Ta cần chú ý điều gì khi thực hiện phép chia có dư?

- Đặt tính.

- Cách tính.

+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).

+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của

- Học sinh làm việc cá nhân (nháp) 560 8 56 chia 8 được 7, viết 7 56 70 7 nhân 8 bằng 56; 56

1 trừ 56 bằng 0

1 Hạ 0; 0 chia 8 được 0; viết 0; 0 trừ 0 bằng 0…

- 1 số học sinh nhắc lại cách thực hiện.

Vậy 560 : 8 = 70

- Học sinh làm bảng con.

- Trình bày cách đặt tính và cách thực hiện tính.

+ Cùng là phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có một chữ số,...

+ Khác: Phép chia ở phần a là phép chia hết, phép chia ở phần b là phép chia có dư - Khác: VD phần a là phép chia hết, VD phần b là phép chia có dư

- ... số dư luôn nhỏ hơn số chia.

(21)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc:Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

(22)

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

2. - Học sinh hát: Gà gáy.

- 2 HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả.

Chú ý lời của các nhân vật:

+ Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng.

+ Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi.

+ Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Học sinh lắng nghe.

(23)

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng, /con gái, / con trai,/ người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy/ giỏi lắm.//

+ Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và

làng Kông Hoa đâu.//

+ Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi:// một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/

một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.//

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) =>

Cả lớp (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ.,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

(24)

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: kêu là gọi, mời; coi là xem, nhìn.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc

to 4 câu hỏi cuối bài.

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.

(25)

+Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?

+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Chúng ta rút ra được điều gì qua bài đọc?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.

-Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ và cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho Núp.

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

(26)

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về một số người anh hùng khác của dân tộc, đất nước ta.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

Buổi chiều

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 31: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.

- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.

2. Kĩ năng:

(27)

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.

- Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GD BVMT:

- Biết các hoạt động công nghiệp, ích lợi và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các hình trang 60, 61 trong sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp mà em biết?

- Học sinh hát “Quê hương tươi đẹp”.

- Học sinh trả lời.

(28)

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới:Em có biết giấy, bút các em viết hay những đồ dùng khác như: kéo, compa, keo, bút màu…các em sử dụng có từ đâu và đến tay chúng ta như thế nào không? Đó là nhờ hoạt động công nghiệp chế tạo ra, để đến được tay chúng ta nhà sản xuất không thể trực tiếp cung cấp cho tất cả mọi người được mà phải nhờ một thành phần khác phân phối, đó là thương mại. Vậy hoạt động công nghiệp và thương mại là ntn xin mời các em tìm hiểu bài: Hoạt động công nghiệp thương mại.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang sống. Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.

- Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc theo cặp

(29)

*Mục tiêu:Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang sống. Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.

- Giáo viên yêu cầu một số cặp học sinh trình bày.

- Nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, … đều gọi là hoạt động công nghiệp.

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm

*Mục tiêu:Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong sách giáo khoa và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như : + Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy …

+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt …

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.

- Một số cặp học sinh trình bày - Các cặp khác nghe và bổ sung.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ

(30)

+ Dệt cung cấp vải, lụa …

*Kết luận:Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .. gọi là hoạt động công nghiệp.

Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm

*Mục tiêu:Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nêu gợi ý :

+ Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 trang 61 sách giáo khoa được gọi là hoạt động gì?

+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?

+ Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

*Kết luận:Các hoạt động mua bán được gọi là

hoạt động thương mại.

Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng

*Mục tiêu:Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

- Giáo viên đặt tình huống cho các nhóm chơi

sung.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(31)

đóng vai, một người bán, một số người mua.

- Một vài học sinh đóng vai.

- Nhận xét.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhóm khác nghe,bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Nêu tên một số chợ, siêu thị nơi mình ở. Cho biết ở đó mua, bán những gì.

- Nêu một số hoạt động công nghiệp thương mại ở nơi mình ở.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

---

Ngày soạn: 22/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN-BẢNG CHIA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(32)

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập: 1, 2, 3.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính và giải toán qua các bài tập.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung liên quan đến bảng nhân đã học.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập.

(33)

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiêu bảng nhân.

- Treo bảng nhân như trong Toán 3 lên bảng.

- Yêu cầu đếm số hàng, số cột trong bảng.

- Yêu cầu học sinh đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng.

- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ ba trong bảng.

- Các số vừa học xuật hiện trong bảng nhân nào đã học.

- Giáo viên kết luận.

Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng nhân

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép nhân 3 x 4.

- Yêu cầu học sinh thực hành tìm tích của một số cặp số khác.

- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (sách giáo khoa trang 74)

- Quan sát bảng nhân

- Bảng có 11 hàng và 11 cột.

- Đọc các số: 1, 2,3,..., 10.

- Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,..., 20.

- Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2.

- Học sinh thực hành.

- Học sinh tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó điền vào ô trống.

- Một số học sinh lên tìm trước lớp. Học sinh lần lượt chia sẻ trước lớp.

3. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng các bảng nhân vào giải các bài tập

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trò chơi “Xì điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

- Học sinh tham gia chơi.

(34)

- Giáo viên nhận xét chung.

- Yêu cầu 4 học sinh nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

Bài 2:Cặp đôi – Lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3:Cá nhân – Lớp - Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

- Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

- Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

Thừ a số

2 2 2 7 7 7 10 10 9

Thừ a số

4 4 4 8 8 8 9 9 10

Tích 8 8 8 56 56 56 90 90 90 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải Số huy chương bạc là:

8 x 3 = 24 ( huy chương ) Tất cả có số huy chương là:

24 + 8 =32 ( huy chương)

(35)

Đáp số: 32 huy chương 3. HĐ ứng dụng (2 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân. Áp dụng làm bài tập sau: Lớp 3A có 7 học sinh thi học sinh giỏi. Cả khối lớp Bốn có số học sinh thi học sinh giỏi gấp 5 làn số học sinh thi học sinh giỏi cuẩ lớp 3A. Hỏi cả khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh thi học sinh giỏi?

- Suy nghĩ và giải bài tập sau: An năm nay 8 tuổi. Tuổi của bà An gấp 9 lần tuổi của An. Hỏi năm nay bà An bao nhiêu tuổi?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nghe, viết đúng bài chính tả “Đêm trăng trên Hồ Tây”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (bài tập 2); bài tập 3a.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết chính tả.

- Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt.

(36)

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

(37)

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

- 1 học sinh đọc lại.

- Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn: gió đông hây hẩy; sóng vỗ rập rình;...

- Có 6 câu.

- Hồ, Trăng,... (...đầu câu).

- Học sinh nêu.

- toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt,...

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+ Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Bài viết có mấy câu?

+ Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy?

Em hãy đọc lại từng câu đó?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng

- Lắng nghe.

(38)

cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý:Tư thế ngồi, cách cầm bút và

tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Học sinh viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của

mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chính tả điền tiếng có vần iu/uyu.

*Cách tiến hành:

Bài 2:Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài sau đó trao đổi cặp đôi rồi

(39)

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng:

Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.

Bài 3a:Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Tổ chức cho học sinh giải câu đố.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, chốt lại đáp án:

a) con ruồi – quả dừa – cái giếng b) con khỉ – cái chổi – quả đu đủ

chia sẻ trước lớp:

+ Đường đi khúc khuỷu.

+ Gầy khẳng khiu.

+ Khuỷu tay.

- Lắng nghe.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

(40)

BÀI 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.

2. Kĩ năng:

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.

- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Tư duy sáng tạo.

*GD BVMT:

- Nhận ra sự khác biệt giữa mơi trường sống ở làng quê và mơi trường sống ở đô thị.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Hình vẽ trang 62, 63 sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(41)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Hãy nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp?

+ Kể tên một số chợ, siêu thị mà em biết. Ở đó, người ta mua bán những gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Cùng múa hát dưới trăng”

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.

- Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

- Học sinh khắc sâu và tăng thêm hiểu biết về đất nước.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

*Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 62, 63 sách giáo khoa và thảo luận, nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Làng quê Đô thị Phong

cảnh

Nhiều cây cối, ruộng vườn

Chật hẹp, ít cây cối

- Học sinh quan sát và thảo luận - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ

(42)

Nhà cửa Nhà mái ngói có vườn cây nuôi động vật

Nhà cao tầng không có vườn

cây nuôi động vật Đường sá Đường làng, bờ

ruộng

Đường bê tông, lát gạch, đường

nhựa Hoạt động

giao thông

Chủ yếu là đi bộ, ít xe cộ chỉ

có xe bò, máy cày, xe đạp

Nhiều xe cộ, nhất là xe máy,

nhiều khi tắc đường.

Hoạt động sinh sống

chủ yếu của nhân

dân.

Làm ruộng, trồng rau, nuôi

lợn, gà

Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, bán hàng

*Kết luận:Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và

các nghề thủ công,…; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà

máy,…; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

*Mục tiêu: Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

sung.

- Học sinh lắng nghe.

(43)

Nghề nghiệp ở làng quê Nghề nghiệp ở đô thị Trồng trọt, làm ruộng,

chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công …

Buôn bán, xây dựng, kĩ sư xây dựng, kĩ

thuật viên … - Giáo viên nhận xét.

*Kết luận:Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và

các nghề thủ công,… Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà

máy, …

* GDKNS:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.

- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.

*GDMT: Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.

Hoạt động 3: Vẽ tranh

*Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em.

- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình

- Giáo viên gợi ý: Vẽ cảnh gì? Ở đâu? Nơi đó có những ai, những nhân vật nào? Con người ở đó làm nghề gì?

- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(44)

mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh tiến hành vẽ

- Học sinh trình bày về bức tranh của mình.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Kể tên một số nghề nghiệp ở làng quê, đô thị mà em biết.

- Tìm hiểu một số nghề nghiệp ở nơi mình ở và kể cho các bạn cùng nghe.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

Ngày soạn: 23/11/2021

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN:

TIẾT 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC

(45)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(46)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi:

Số đã cho 8 12 20 56 4

Thêm 4 đơn vị 12 16 Gấp 4

lần

32 48 Bớt 4 đơn vị 4 8 Giảm 4 lần 2 3 - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập1. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,