• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: 14 /1/2022

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 17 tháng 01 năm 2022 Buổi sáng

Toán

TIẾT 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- HS biết so sánh các số trong phạm vi 100.000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số.

- Không làm BT 1 (tr. 147), BT2, BT 3, BT 4 (tr. 148), BT 1, BT4 (tr. 149).

2. Kĩ năng: So sánh, phân biệt số lớn, số bé trong dãy số đã cho Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: SGK, Phiếu học tập - HS: SGK, vở

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)

-Trò chơi Hộp quà bí mật -Nội dung chơi về bài học:

+ Tìm số liền trước và số liền sau của các số: 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999

+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Kết nối nội dung bài học.

- HS tham gia chơi - Lớp theo dõi

-Nhận xét, đánh giá

-Lắng nghe -> Ghi bài vào vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (15 phút)

* Mục tiêu:

- HS biết so sánh các số trong phạm vi 100.000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

* Việc 1: Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000

- Giáo viên ghi bảng:

999 … 1012

- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét và tự điền dấu ( <, =, > ) thích hợp rồi giải

- Lớp quan sát lên bảng.

- Cả lớp tự làm vào nháp.

- Hs chia sẻ KQ, cả lớp nhận xét bổ sung.

(2)

thích.

- Gọi 1HS lên bảng điền dấu và giải thích

=>GV kết luận.

- Tương tự yêu cầu so sánh hai số 9790 và 9786.

- Tương tự yêu cầu so sánh tiếp các cặp số : 3772 ... 3605 8513 ... 8502 4579 ... 5974 655 ... 1032 - GV nhận xét đánh giá.

* Việc 2: So sánh các số trong phạm vi 100 000

- Yêu cầu so sánh hai số:

100 000 và 99999

- Mời một em lên bảng điền và giải thích.

- Yêu cầu HS tự so sánh 76200 và 76199.

- Mời một em lên so sánh điền dấu trên bảng.

- Nhận xét đánh giá bài làm của HS.

999 < 1012

- HS thực hiện: HS so sánh vào bảng con

- Học sinh chia sẻ.

+ HS thực hiện theo YC - HS chia sẻ KQ và giải thích

9790 > 9786.

-(HS thực hiện tương tự các ý trên)

- So sánh hai số 100 000 và 99 999 rồi rút ra kết luận : 100 000 > 99 999

- HS giải thích - HS tự làm

- Một em lên bảng điền dấu thích hợp.

3. Hoạt động thực hành: (15 phút)

* Mục tiêu:

- Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100.000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số đã cho - HS làm các BT: 1,2,3,4(a).

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Làm việc cá nhân - nhóm đôi – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC - GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT

- GV lưu ý HS M1

* GV củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100.000

Bài tập 3: Làm việc cặp đôi – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài N2 +GV trợ giúp Hs hạn chế

- HS nêu yêu cầu bài tập + HS làm cá nhân.

+ HS làm nhóm- trao đổi vở KT kết quả + HS thống nhất KQ chung

+ Đại diện HS chia sẻ trước lớp

a) 89 156 < 98 516 b) 67 628 < 67 728 79 650 = 79 650 78 659 > 76 860

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Trao đổi nhóm đôi=> thống nhất KQ.

- 1 số cặp chia sẻ kết quả trước lớp, lớp

(3)

+GV khuyến khích HS hạn chế chia sẻ KQ bài làm

*GV kết luận

Bài tập 4 : Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV chấm bài, đánh giá

✪LUYỆN TẬP

a.Bài tập 1: Cá nhân – cặp đôi – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân ->N2

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

- GV củng cố về quy luật sắp xếp các dãy số.

BÀI 1 TR 149 :Làm việc cá nhân – Cả lớp

- GV giao nhiệm vụ

- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

BÀI 4 TR 149

Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án đúng

bổ sung:

a)Số lớn nhất trong dãy số đã cho là:

92 368

b)Số bé nhất trong dãy số đã cho là:

54 307.

- HS nêu yêu cầu bài tập -HS tự làm bài vào vở.

+Từ bé đến lớn: 8258; 16 999; 30 620;

31 855.

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> trao đổi vở KT - HS lên chia sẻ KQ trước lớp kết quả 🡪 HS nêu quy luật của dãy số.

-Thống nhất cách làm và đáp án đúng a. 99600, 99601, 99602, …

b. 18200, 18300, 18400,. ...

c. 89 000, 90 000, 91 000, 92 000, 93 000.

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân vào vở - Đổi chéo vở KT

- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

+HS tiếp nối nhau đọc dãy số (mỗi em đọc 1 số).

+Thống nhất cách làm và đáp án đúng

*Dự kiến KQ:

a. 3897, 3898, 3899,3900, 3901, 3902 b. 24 686, 24 687, 24 688, 24 689, 24 690, 24691

c. 99 995, 99 996, 99 997, 99 998, 99 999, 100 000.

-HS đọc nhẩm YC bài

+ Học sinh tự xếp hình -> báo cáo với giáo viên

4.Hoạt động ứng dụng (2 phút)

(4)

- GV gọi Hs nêu lại ND bài học

- Cho HS tìm số lớn nhất, số bé nhất có 5 chữ số.

-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.

- HS nêu:

+ Số lớn nhất có 5 chứ số là: 99999 + Số bé nhất có 5 chứ số là: 10000 5. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)

- Về nhà tìm thêm các bài tập về so sánh số có 5 chư số để làm thêm.

-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- Lắng nghe, thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

……….

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nhà bác học, cười móm mém.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài, móm mém, nổi tiếng, nảy ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

(5)

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- TBHT tổ chức chới trò chơi:

“Hái hoa dân chủ”

+ Nội dung: đọc thuộc lòng bài

“Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.

+ TBHT tổng kết trò chơi.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Lớp tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn:

+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm rãi thong thả để giới thiệu phát minh của Ê – đi – xơn.

+ Đoạn 2; Giọng kể thong thả;

giọng bà cụ chậm và mệt mỏi;

giọng Ê – đi – xơn hỏi bà cụ thể hiện sự ngạc nhiên.

+ Đoạn 3: Giọng Ê – đi – xơn reo lên mừng rỡ khi nảy ra sáng kiến;

giọng bà cụ phấn chấn đầy hi vọng.

+ Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục;

giọng Ê – đi – xơn vui vẻ, hóm hỉnh; giọng bà cụ phấn khởi, vui mừng.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

(6)

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//.

Ông reo lên://

Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//.

(...)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ ùn ùn, thùm thụp.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) =>

Cả lớp (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài , móm mém, nổi tiếng, nảy ra...).

- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc

to 4 câu hỏi cuối bài.

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn?

+ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và

bà cụ xảy ra từ lúc nào?

+ Bà cụ mong muốn điều gì?

+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?

- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ…

+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện…

+ Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một loại xe…

+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.

(7)

+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì?

+ Nhờ đâu mà mong ước của bà

cụ được thực hiện?

+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người

+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.

+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê – đi – xơn.

+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người…

- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Hướng dẫn học sinh cách đọc

nâng cao:

+ Đoạn 3: Ê-đi –xơn reo vui khi sáng kiến chợt lóe lên. Giọng bà cụ phấn chấn.

+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//.

Ông reo lên://

Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//.

(...)

-> Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 3.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong

- Học sinh quan sát tranh.

(8)

truyện -> phân vai, dựng lại câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

* Hướng dẫn dựng lại câu chuyện - Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai. Kết hợp làm một số động tác điệu bộ.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Học sinh tập kể.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu ->

nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu.

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện .

- Trao đổi, thống nhất...

- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh.

- Cả lớp nghe.

- Nhóm trưởng điều khiển.

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn (...)

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nêu suy nghĩ của mình về nhà bác học Ê-đi- xơn.

- Tìm hiểu, sưu tầm những câu chuyện về nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học và quan tâm đến cuộc sống của con người.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

……….

Buổi chiều Lớp 1C

(9)

THỂ DỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CƠ THỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện tư thế vận động của chân trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

1.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao tay, với vật chuẩn và tích cực tham gia tập luyện.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn.

2. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, còi.

+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày.

III. CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu(5-7’)

Nhận lớp Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Gv HD học sinh khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “đứng ngồi theo lệnh” GV hướng dẫn chơi

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(6-8’)

- Ôn động tác bật nhảy về trước. Gv nhắc lại cách thực hiện kỹ thuật động tác.

- Học động tác bật cao, tay với vật chuẩn:

- Đội hình nhận lớp

€€€€€€€

€€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

- Đội hình HS nhận nhiệm vụ

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

HS quan sát GV làm mẫu

(10)

3. Hoạt động luyện tập(12-17’) - Tập đồng loạt

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Tập theo tổ nhóm

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- Tập theo cặp đôi

- Thi đua giữa các tổ

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

* Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

4. Hoạt động vận dụng(3-5)

- GV hướng dẫn thả lỏng cơ toàn thân - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau.

* Xuống lớp

- Đh tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- ĐH tập luyện theo tổ

€ €

€ € € € € € GV € - ĐH tập luyện theo cặp đôi

€€€€€€€

€

€€€€€€€

- Từng tổ lên thi đua

- Đội hình chơi trò chơi:

- HS thực hiện thả lỏng - ĐH kết thúc

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)

………

………

………

………

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

(11)

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

2. Kĩ năng: Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giáo tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

*KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

- Kĩ năng ứng xử . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu học tập cho hoạt động 2.

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

+ Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát.

- Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu:

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Kể chuyện đám tang: (Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp) - Giáo viên kể chuyện (sử dụng tranh).

+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?

+ Vì sao mẹ Hoàng lại dùng xe nhường đường cho đám tang?

- Quan sát tranh, học sinh lắng nghe.

- Học sinh trao đổi nội dung trong nhóm -> chia sẻ trước lớp.

+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dựng lại cho đám tang đi qua.

+ Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và

cảm thông với người thân của họ.

(12)

+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích?

+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?

+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?

*Giáo viên kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.

Việc 2: Đánh giá hành vi: (Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)

- Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm bài tập.

*Giáo viên kết luận: Các việc b,d, là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang các việc a,c,đ,e, là những việc việc không nên làm..

Việc 3: Liên hệ

(Làm việc cá nhân -> Cả lớp) - Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ.

- Trưởng ban Học tập mời 1 số bạn lên chia sẻ ý kiến trước lớp.

- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.

- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.

*Giáo viên kết luận chung.

+ Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.

+ Phải dụng xe nhường đường, không chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.

+ Đám tang là nghi lễ hôn cất người chết là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.

- Học sinh nhận phiếu ghi vào ô trống trước việc làm đúng, ghi sai trước việc làm sai:

a, Chạy theo xem chỉ trỏ.

b, Nhường đường.

c, Cười đùa.

d, Ngả mũ, nón.

đ, Bóp còi xe xin đường.

e, Luồn lách, vượt lên trước.

- Học sinh chia sẻ trước lớp (giơ thẻ) và giải thích vì sao hành vi đó đúng hoặc sai.

- Học sinh tự liên hệ về cách ứng xử của bản thân.

- 1 số học sinh trao dổi việc ứng xử của mình khi gặp đám tang.

- Học sinh nhận xét

3. Hoạt động ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.

- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.

(13)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 48: QUẢ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

- Nêu được chức năng của hạt, lợi ích của quả.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khc nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, so sánh.

- Tổng hợp, phân tích thông tin.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các hình trang 92, 93 trong sách giáo khoa, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Hoa có chức năng gì?

+ Hoa thường được dùng để làm gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số

(14)

loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

- Nêu được chức năng của hạt, lợi ích của quả.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

*Mục tiêu:

- GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong sách giáo khoa trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả?

+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả

nào? Nói về mùi vị của quả đó?

+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?

- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:

+ Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả?

+ Quan sát bên trong?

+ Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt?

+ Bên trong quả gồm có những bộ phận nào?

Chỉ phần ăn được của quả đó?

+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị.

Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

Hoạt động 2: Thảo luận

*Mục tiêu: GDKNS: Kĩ năng tổng hợp, phân tích, nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Nhóm trưởng điều khiển. Mỗi bạn lần lượt quan sát.

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Học sinh thảo luận nhóm.

(15)

+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ.

+ Quan sát các hình trang 92, 93 sách giáo khoa, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn?

+ Hạt có chức năng gì?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:

+ Ăn tươi.

+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp.

+ Làm rau dùng trong bữa ăn.

+ Ép dầu.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Kể tên một số loại quả gia đình mình trồng và so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của các loại quả đó.

- Tìm hiểu thêm một số loaaij quả khác và nêu chức năng của hạt (nếu có), lợi ích của quả.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

THỂ DỤC

CHỦ ĐỀ : ĐHĐN- BTKNVĐCB

BÀI 39: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐI THEO NHỊP TỪ 1-4 HÀNG DỌC -TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” VÀ “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”

Tiết 39.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1.Về phẩm chất:

- Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

(16)

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác tập hợp hàng ngang , dóng hàng, đi theo nhịp từ 1-4 hàng dọc, trò chơi Thỏ nhảy và Lò cò tiếp sức trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi .

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác hợp hàng ngang , dóng hàng, đi theo nhịp từ 1-4 hàng dọc, trò chơi Thỏ nhảy và Lò cò tiếp sức . -Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện động tác hợp hàng ngang , dóng hàng, đi theo nhịp từ 1-4 hàng dọc, trò chơi Thỏ nhảy và Lò cò tiếp sức .

II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN.

- Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Nội dung LTV Phương pháp tổ chức và yêu cầu

T. G SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. HĐ mở đầu

1. Nhận lớp

- Hoạt động của cán sự lớp.

- Hoạt động của giáo viên.

2. Khởi động

a, Khởi động chung.

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

b, Khởi động chuyên môn.

c, Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”.

5 1 2’

2’

1l

1l

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.

-Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện.

- Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện.

* Lưu ý: Khi khởi động GV nên kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn tích cực hơn cho HS trong giờ học.

- GV hướng dẫn chơi

- ĐH lớp tập trung

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình của lớp học cho GV.

-SĐ ĐH khởi động

€ € € €

€ € €

€

- HS Chơi trò chơi.

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

II. HĐ hình thành kiến thức.

25’

18’

- GV cùng HS nêu động tác để HS biết HS

-Đội hình HS quan sát GV làm mẫu

(17)

-Kiến thức.

- Tập hợp hàng ngang , dóng hàng.

- Đi theo nhịp từ 1-4 hàng dọc.

- Luyện tập.

-Tập đồng loạt.

-Tập theo tổ .

-Tập theo cặp đôi.

-Thi đua giữa các tổ. 7’

2-3l

2l

2l

1l

chú ý quan sát.

- Khi làm mẫu GV kết hợp nêu điểm cơ bản, trong tâm của động tác để HS dễ nhớ.

- Nêu những sai thường mắc và cách khắc phục cho HS khi thực hiện động tác.

- GV quan sát, chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đạt.

- GV tổ chức cho HS luyện tập các nội dung dưới hình thức:

- Luyện tập đồng loạt.

- GV HD QS chung.

- GV quan sát chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- GV mỗi nhóm cử người đại diện lên thi đua – trình diễn.

- GV nhận xét, đánh giá.

động tác.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS quan sát lắng nghe GV chỉ dẫn, nhận xét để vận dụng vào tập luyện

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

-ĐH tập luyện theo tổ. € € € €

€ € €

€ €

€

€ €

€ € -Đội hình luyện tập theo cặp đôi

€€€€€€€

€

€€€€€€€

+ Yêu cầu: 1 HS tập; 1 HS quan sát và nhận xét bạn tập..

Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau.

-Thực hiện thi đua giữa các tổ.

+ HS quan sát bạn trình diễn, đưa ra nhận xét của cá nhân..

(18)

c. Trò chơi vận động:

- Trò chơi “Thỏ nhảy”

và “ Lò cò tiếp sức”.

- Mục đích:Nhằm rèn luyện sức nhanh,khéo léo linh hoạt đôi chân,sự phối hợp đồng đội.

*Vận dụng.

- Bài tập phát triển thể lực

- Chạy tại chỗ.

3l

1l

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho HS chơi theo trình tự, tổ chức của trò chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức và phân thắng thua.

- GV nêu câu hỏi…

- Hướng dẫn HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS tập.

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€

€ - Đội hình trò chơi

- HS tích cực tham gia trò chơi .

-HS quan sát trả lời.

- Cả lớp tập luyện.

III. HĐ kết thúc:

a. Hồi tĩnh

- Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay.

b. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

c. Vận dụng:

- Qua bài học HS vận dụng bài tập thể dục vào buổi sáng để rèn luyện sức khỏe và chơi trò chơi cùng các bạn .trong giờ ra chơi.

2. Nhận xét và hướng dẫn tự tập luyện ở nhà:

- Ưu điểm: Hạn chế cần khắc phục.

- Hướng dẫn tập luyện ở nhà,

3. Xuống lớp

5 2 2’

1’

2-3

1l

- Điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân.

- GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ của HS

-Hướng dẫn HS tập luyện ở nhà.

-Đội hình hồi tĩnh

€€€€€€€

€ €€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

-HS tập trung thực hiện được theo chỉ dẫn của GV đưa cơ thể về trạng thái bình thường 1 cách hợp lý.

- Đội hình nhận xét kết thúc giờ học.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

Ngày soạn: 15 /1/2022

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 18 tháng 01 năm 2022 Buổi sáng

(19)

CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Ê – ĐI – XƠN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng: Ê- đi - xơn, óc sáng tạo, mong muốn,...

- Nghe - viết đúng bài chính tả “Ê-đi-xơ”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập 2a.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả 2a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Giáo viên đọc: Thủy chung, trung hiếu, chênh chếch, tròn trịa,…

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh viết.

- Lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

- 1 học sinh đọc lại.

+ Nó góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+Những phát minh sáng chế của Ê – đi –xơn có ý nghĩa như thế nào?

(20)

+ Em biết gì về Ê – đi – xơn?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn viết có mấy câu?

+ Trong đoạn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Tên riêng Ê – đi – xơn được viết như thế nào?

+ Đoạn viết được trình bày như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

+ Ê – đi – xơn là người giàu sáng kiến luôn mong muốn mạng lại điều tốt cho mọi người.

+ Đoạn viết có 3 câu.

+ Những chữ đầu câu, đầu bài tên riêng.

+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, vạch nối giữa các chữ.

+ Như cách trình bày của một đoạn văn, các chữ đầu câu viết hao, danh từ riêng viết hoa,...

- Ê- đi - xơn, óc sáng tạo,...

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

- Học sinh viết bài.

4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của

mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

(21)

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn (ch/tr; dấu hỏi, dấu ngã),...

*Cách tiến hành:

Bài 2a: Cá nhân – Cả lớp - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức h/s thi làm bài nhanh . - Chữa bài và tuyên dương, giải thích các câu đố trong bài.

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng:

+ Tròn, trên, chui.

+ Là Mặt trời.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thi làm bài nhanh -> chia sẻ trước lớp.

*Dự kiến đáp án:

- Cả lớp nhận xét bổ sung:

+ Tròn, trên, chui.

+ Là Mặt trời.

6. HĐ ứng dụng (3 phút) 7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về một nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, quan tâm đến cuộc sống của con người và tự luyện viết cho đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

TẬP ĐỌC CÁI CẦU I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: chum, ngòi, sông Mã,...

- Hiểu nội dung: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa;

thuộc được câu thơ em thích).

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng,...

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

(22)

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) - Hát.

- 4 em lên tiếp nối kể lại các đoạn của bài “Nhà bác học và bà cụ”.

- Nêu nội dung câu chuyện.

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, yêu sao yêu thế, yêu hơn cả, cái cầu của cha,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu//

Cha vừa bắc xong/ qua dòng sông

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.

(23)

Mã//

Xe lửa sắp qua,/ thư cha nói thế//

Con cho mẹ xem,/ cho xem hơi lâu//.

(…)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ Sông Mã.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

+ Cha gửi cho em nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào?

-> Giáo viên: Cầu Hàm Rồng là

chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã trên con đường vào thành phố Thanh Hoá…

+ Từ chiếc cầu cha là,bạn nhỏ nghĩ đến việc gì?

+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào vì sao?

+ Tìm câu thơ mà em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó?

+ Bài thơ cho em thấy tình cảmcủa bạn nhỏ với cha như thế nào?

*Giáo viên kết luận: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Người cha làm nghề xây dựng cầu có thể là 1 kỹ sư hoặc là 1 công nhân.

+ Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã.

+ Bạn nghĩ đến những sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió…

+ Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.

+...

+ Bạn yêu cha, tự hào về cha vì vậy bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.

- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

(24)

*Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng bài thơ.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp - Giáo viên mời một số học sinh đọc

lại toàn bài thơ bài thơ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.

- Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Học sinh đọc lại toàn bài thơ.

- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc.

- Nêu tên một số cây cầu mà em biết.

- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp một chiếc cầu gần gũi xung quanh cuộc sống của mình.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

Toán

TIẾT 139: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua HĐ so sánh diện tích các hình.

- Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì DT hình này bé hơn DT hình kia. Một hình được tách thành 2 hình thì DT hình đó bằng tổng DT 2 hình đã tách.

-Thực hành bài tập 1; 2; 3.

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh diện tích các hình Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các miếng bìa, các hình ô vuông thích hợp có màu sắc khác nhau - Học sinh: Sách giáo khoa.

(25)

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Hoạt động khởi động ( 5 phút)

-T/C Hái hoa dân chủ.

-TBHT điều hành

+ Nội dung chơi T/C về So sánh các số trong phạm vi 100 000 (…)

+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Tổng kết T/C

- Kết nối nội dung bài học.

- HS tham gia chơi

- Nhận xét, đánh giá - Tuyên dương

- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở 2.Hoạt động thực hành: ( 10 phút)

* Mục tiêu:

- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua HĐ so sánh diện tích các hình

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

* Tìm hiểu biểu tượng về DT

- GV gắn các hình như sgk lên bảng

* VD1: GV giới thiệu ví dụ 1.

*VD2: GV giới thiệu ví dụ 2.

+ Hai hình có số ô vuông như thế nào?

+Vậy DT hai hình này như thế nào?

*VD3: Giới thiệu hình P, M, N (trong SGK).

+ Các hình có số ô vuông như thế nào?

+Em có nhận xét gì về DT của các hình này? Vì sao?

⇨ GV chốt kiến thức

-QS các hình vẽ (ví dụ)

-Trao đổi cặp đôi về diện tích các hình -> Chia sẻ kết quả tương tác với bạn - Nhắc lại diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.

VD2 : Đếm số ô vuông ở hai hình vẽ ->chia sẻ và thồng nhất KQ:

+ Có 5 ô vuông

+ Hai hình A và B có diện tích bằng nhau.

- HS đếm số ô vuông ở mỗi hình.

- Hai hình có cùng số ô vuông.

- Bằng nhau.

- HS đếm số ô vuông ở hình P(10 ô vuông), M (6 ô vuông), hình N(4 ô vuông).

- DT hình P bằng tổng DT hình M và hình N.

Hình P (10 ô vuông), hình M(6 ô vuông), hình N( 4 ô vuông).

10 ô vuông =6 ôvuông + 4 ô vuông.

(26)

3.Hoạt động thực hành: ( 18 phút)

* Mục tiêu:

- Củng cố về so sánh hình.

- Vận dụng kiến thức làm bài tập1,2,3 - * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Bài tập 1: Làm việc cả lớp

+ GV giao nhiệm vụ:

- Đọc YC bài: câu nào đúng, câu nào sai?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- GV chỉ vào hình và củng cố lại ND bài

Bài tập 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*GV giúp HS M1 biết so sánh diện tích các hình ở mức độ đơn giản

Bài tập 3 HĐ nhóm 6

Kĩ thuật khăn trải bàn (N6) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn

- GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT

- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm

* GV củng cố kĩ năng so sánh hình

-2 HS đọc YC bài

- Cá nhân-> chia sẻ trước lớp -> Thống nhất KQ

Câu a, câu c : sai Câu b: đúng

- Quan sát hình vẽ ->lần lượt từng em lên và chia sẻ bài làm ( nêu cách làm để hoàn thành bài đúng, nhanh nhất)

- HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài bạn

-2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở

- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

-Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

- HS nêu cách so sánh=> kết luận:

so sánh 2 hình A, B bằng nhau.

4.Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - Nêu lại nội dung bài học ?

- Chia sẻ với mọi người cách so sánh diện tích của các hình.

- HSTL

- Lắng nghe, thực hiện 5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau; Đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông

- Lắng nghe, thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 16 /1/2022

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 19 tháng 01 năm 2022 Buổi sáng

TOÁN

(27)

TIẾT 140: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH . XĂNG- TI - MÉT VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Biết đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm

- Biết đọc , viết số đo diện tích theo cm2 .

- HS biết làm bài 1; 2 và 3. Thực hiện đúng theo yêu cầu của bài.

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, chuyển đổi số đo diện tích theo cm2.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1a, 2.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập, hình vuông có cạnh 1cm2 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)

-T/C Hái hoa dân chủ.

+TBHT điều hành

+Nội dung về bài học Diện tích của một hình(...)

+ Lớp theo dõi nhận xét, đánh giá.

- Kết nối nội dung bài học.

-HS tham gia chơi

-Nhận xét, đánh giá, tuyên dương bạn nắm vững kiến thức cũ

-Lắg nghe -> Ghi bài vào vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức: (15 phút)

* Mục tiêu:

- Biết đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

* Giới thiệu cm2

- Để đo diện tích người ta thường dùng đơn vị đo DT , đơn vị đo diện tích thường gặp là cm2 .

- Cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm .

- Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2

- Hs nghe

(28)

Đọc là : Xăng - ti - mét vuông

- Yêu cầu Hs lấy 1 hình vuông cạnh 1 cm , yêu cầu Hs đo cạnh hình vuông này .

+Vậy diện tích hình vuông này là bao nhiêu?

=> GV chốt kiến thức: đọc và viết đơn vị đo diện tích cm2

* Lưu ý: HS M đọc và viết được đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông

- HS quan sát, đọc

- HS thực hiện YC cá nhân -> chia sẻ cặp đôi

- HS chia sẻ trước lớp:

+ HS đo -> báo cáo hình vuông có cạnh dài 1 cm

- là 1 cm2

3.Hoạt động thực hành: ( 15 phút)

* Mục tiêu:

-Vận dụng kiến thức làm bài tập làm được các BT 1, BT2, BT3.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Làm việc cá nhân - cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

+ Đọc và viết các số đo diện tích theo cm2

- GV nhắc nhở Hs: Khi viết kí hiệu cm2 các em phải chú ý viết số 2 ở phía trên , bên phải của cm

- Yêu cầu Hs tự làm bài - Gọi Hs lên chia sẻ làm bài

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

=> GV đọc cho Hs ghi và đọc lại các số vừa viết .

*GV củng cố đọc và viết số có đơn vị đo diện tích cm2

Bài tập 2: Cặp đôi – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thảo luận N2 – chia sẻ +Yêu cầu Hs quan sát hình

+ Hình A gồm mấy ô vuôn , mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?

+ Khi đó ta nói diện tích của hình A là 6 cm2

- Yêu cầu Hs tự làm với hình B

+ So sánh diện tích hình A với diện tích

-2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- HS lên chia sẻ KQ trước lớp kết quả -Thống nhất cách làm và đáp án đúng

Đọc Viết

Một trăm hai mươi xăng -ti -mét vuông

120cm2 Một nghìn năm trăm

Xăng-ti -mét vuông

15000cm2 Mười nghìn xăng- ti -

mét vuông

100000cm2 - H/s quan sát và nêu

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài N2-> chia sẻ kết quả - HS thống nhất KQ chung

+ Hình A gồm 6 ô vuông 1 cm2

+ Hình B gồm 6 ô vuông 1 cm2

+Diện tích hình A bằng diện tích hình B. ( Diện tích hình A= tiện tích hình B và đều bằng 6 cm2)

(29)

hình B

->GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT

Bài tập 3: Cá nhân– Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV chấm bài, đánh giá

=> Đáp án

18 cm2 + 26 cm2 = 44 cm2 40 cm2- 17 cm2 = 23 cm2 6 cm2 x 4 = 24 cm2 32cm2 : 4 = 8 cm2

✪Bài tập chờ

Bài tập 4: (M3+M4):

-Yêu cầu học sinh thực hiện YC của BT rồi báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án đúng:

-HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- HS nộp bài chấm ( ½ lớp)

- Rút kinh nghiệm, chữa bài ( nếu sai)

- HS đọc nhẩm YC bài

+ Học sinh thực hiện YC của BT rồi báo cáo với giáo viên.

DT tờ giấy màu xanh lớn hơn DT tờ giấy màu đỏ là;

300 – 280 = 20 (cm2) Đ/S: 20 cm2 4.Hoạt động ứng dụng (2 phút)

- Nêu lại ND bài ?

- Cho HS đọc một số các số đo diện tích sau: 5002cm2; 75005cm2; 85000cm2

- HSTL - HS đọc 5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà tự viết và đọc các số đo diện tích có đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau Diện tích hình chữ nhật

- Lắng nghe, thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập1. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,