• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Ngày soạn: 15/2/2019

Ngày giảng:Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Thể dục

GV BỘ MÔN DẠY

--- Tiết 3: Toán

Tiết 106: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.

b. Kỹ năng : Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn hpần của hình hộp chữ nhật?

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài - 1’

2. Hướng dẫn hs làm bài tập(SGK) - 30’

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- 2 hs nêu.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

- HS nhận xét

- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trong SGK: Tính diên tích xung quanh diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- 2 học sinh làm bài vào bảng phụ,

Nghe

Đọc yêu cầu của bài

(2)

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.

- Gv nhận xét, chốt lại cách tính DTXQ, DTTP của HHCN.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp - Gọi học sinh đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài theo cặp.

- GV lưu ý HS :

+ Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy.

+ Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng + Khi tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì?

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu và tự làm bài.

- Gv nhắc hs đây là bài tập trắc nghiệm, phần tính DTXQ và DTTP

cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 Học sinh đổi chéo vở, nhận xét bài của bạn.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, 1,5m = 15dm

DTXQ của HHCN đó là:

(25 + 15)  2  18 = 1440 (dm2) DTTP của HHCN đó là:

1440 + 25 152 = 2190 (dm2) b, DTXQ của HHCN đó là:

( 3

1 5

4 )  2 

4 1 =

30

17 ( m2) DTTP của HHCN đó là:

30

17 + 54

3

1 2 = 3033( m2)

- 1 học sinh đọc đề bài trước lớp.

- Một cái thùng không lắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,6m, chiều cao 8dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng.

- Tính diện tích cần quét sơn.

- 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi, làm bài vào vở ôli. 1 cặp học sinh làm bài vào bảng nhóm.

- 1 Học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải 8dm = 0,8m

Diện tích xung quanh thùng là:

(1,5 + 0,6) 2  0,8 = 3,36 ( m2) Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là:

3,36 + 1,5  0,6 = 4,26 ( m2) Đáp số: 4,26 m2 - Cùng đơn vị đo.

- 1 học sinh đọc, cả lớp suy nghĩ làm bài.

Nghe

Đọc bài toán

(3)

của 2 HHCN các em làm ra nháp, chỉ cần ghi đáp án em chọn vào vở.

- Gọi hs nêu ý kiến.

+ Tại sao DTTP của hai hình hộp bằng nhau?

- GV nhận xét và đánh giá.

3, Củng cố dặn dò - 4’

+H.? Nêu quy tắc và viết công thức tính DTXQ, DTTP của HHCN?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Hs nêu:

a, d) Đúng b, c) Sai

- DTTP = Tổng DT các mặt nên khi thay đổi vị trí hộp, DTTP không thay đổi.

- 2 hs nêu.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Nhắc lại quy tắc

--- Tiết 4: Tập đọc

Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN I – MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

b. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* GDMT: Giúp HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.

* Giáo dục biển đảo:

- GV giúp học sinh tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trương biển.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi hs đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi nội dung bài.

+ Đám cháy xảy ra khi nào? Ai là

- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời.

+ Đám cháy xảy ra lúc nửa đêm,

Theo dõi

(4)

người cứu em bé?

+ Con người và hoạt động của anh thương binh có gì đặc biệt?

+ Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân?

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: - 1’

- Gv giới thiệu bài.

2, Luyện đọc và tìm hiểu bài - 30’

a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn

Đ1: Từ đầu ... toả ra hơi muối.

Đ2: Tiếp ... thì để cho ai.

Đ3: Tiếp ... quan trọng nhường nào.

Đ4: Còn lại .

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

? Em hiểu thế nào là làng biển?

? Dân chài là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài - Gọi Hs đọc đoạn 1.

+ Bài văn có những nhân vật nào?

+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

+ Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2

người cứu em bé là một thương binh bán bánh giò.

+ Anh là một thương binh chỉ còn một chân và làm nghề bán bánh giò đã báo cháy và xả thân cứu em bé.

+ Gặp sự cố trên đường, mỗi người phải tìm mọi cách giúp đỡ hết mình.

- 1 Hs đọc.

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

+ Làng biển là làng xóm ở viên biển hoặc trên đảo.

+ Dân chài: Người dân làm nghề đánh cá.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.

+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.

+ Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã

* Bố và ông Nhụ bàn việc di dân ra đảo.

- HS đọc đoạn 2:

Nghe

Đọc 1 đoạn trong bài

Nghe Nhắc lại 1 số câu đơn giản

(5)

+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?

+ Hình ảnh làng chài mới ngoài đảo hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?

+ Đoạn 2 cho em thấy điều gì?

- Gọi HS đọc đoạn 3

+ Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?

+ Đoạn 3 cho em biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 4

+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?

+ Đoạn 4 cho em biết điều gì?

+ Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt lại và ghi bảng:

- GVGDBVMT: Việc lập làng mới ở ngoài biển góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước chúng ta.

c, Đọc diễn cảm

- Yêu cầu 4 hs đọc bài theo hình thức phân vai. Hs cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.

- Tổ chức hs đọc diễn cảm đoạn 4

“Để có một ngôi làng.... mãi phía chân trời”.

+ Gv đọc mẫu.

+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất, có ruộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

+ Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống một ngôi làng ở trên đất liền - có chợ, có trường học, có nghĩa trang,...

+ Lợi ích của việc lập làng mới.

- HS đọc đoạn 3:

+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan.

Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.

* Những suy nghĩ của ông Nhụ.

- HS đọc đoạn 4.

+ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ trưởng đến làng mới.

* Nhụ tin và mơ tưởng đến một làng mới.

* Bài cho thấy bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển

Học sinh nhắc lại.

- HS lắng nghe

- 4 hs đọc theo vai (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách

Nhắc laị nội dung chính của bài Nghe

(6)

? Nêu các từ ngữ nhấn giọng chỗ ngắt nghỉ?

- Gọi HS đọc thể hiện

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo vai.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò - 4’

? Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì?

- Gv nhận xét tiết học - Dặn dò

đọc hay.

Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghiã trang . . .. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời.

- 1 hS đọc thể hiện

+ 3 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo vai.

- 3 đến 5 tốp hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.

- Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển

Tham gia luyện đọc theo vai Nghe

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Thể dục Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Lịch sử

Tiết 22: BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Biết cuối năm 1959- đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).

b. Kĩ năng : Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

c. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử quê hương; yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh

(7)

A - Kiểm tra bài cũ - 5’

+H.? Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ?

+H.? Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt? Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt?

- Gv nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. - 3’

- Gv nêu nhiệm vụ bài học:

+ vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy “Đồng khởi”?

+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra ntn?

+Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?

2, Hướng dẫn các họat động

* Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi" Bến Tre.

- 10’

- GV yêu cầu hs làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+H.? Phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

+H.? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? tiêu biểu là ở đâu?

- GV cung cấp thông tin và tóm tắt các ý của hoạt động 1: Chính tội ác đẫm máu của Mĩ - Diệm gây ra cho nhân dân và lòng khát khao tự do của nhân dân đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên "Đồng khởi".

* Hoạt động 2: Phong trào "Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bến Tre. - 20’

- Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm : Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre.

- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- Hs tự đọc SGK, làm việc cá nhân để tìm câu trả lời.

+ Mĩ - Diệm thi hành chính sách

"tố cộng", "diệt cộng" đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.

+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, lần lượt từng em trình bày diễn biến của phong trào "Đồng khởi" trước nhóm, các

Theo dõi

Nghe

Nhắc lại câu trả lời

Tham gia hoạt động

(8)

+H.? Thuật lại sự kiện ngày 17 - 1 - 1960?

+H.? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? kết quả của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre?

+H.? Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?

+H.? ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" Bến Tre?

- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

- GV cung cấp thêm thông tin để hs hiểu sự lớn mạnh của phong trào

"Đồng khởi": Tính đến cuối năm 1960

3, Củng cố dặn dò - 2’

+H.? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau.

+ ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào ngày 17 - 1 - 1960 tỉnh Bến Tre.

+ Phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.

+ Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền nam ở cả nông thôn và thành thị.

+ Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.

- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến, mỗi nhóm chỉ phát biểu về 1 vấn đề. Các hs khác theo dõi, bổ sung ý kiến.

- Phong trào "Đồng khởi" của nhân dân miền nam đã cơ bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn.

nhóm

Nghe

Nghe

--- Tiết 3: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 16/2/2019

Ngày giảng:Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019 Tiết 1: Toán

Tiết 107 : DIỆN TÍCH XUNG QUANH, DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

(9)

I - MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ cách tính như hình hộp chữ nhật.

b. Kỹ năng : Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. Tính diện tích xq và diện tích toàn phần của HLP. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Một số HLP có kích thước khác nhau.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp - 1’

2, Hướng dẫn lập công thức tính DTXQ, DTTP của HLP. - 12’

a, Giới thiệu về DTXQ của HLP . - GV yêu cầu hs quan sát 1 số HLP sau đó yêu cầu:

+ Tìm điểm giống nhau giữa HLP và HHCN.

+ Có bạn nói : "HLP là HHCN đặc biệt". Theo em bạn nói thế đúng hay sai, vì sao?

+ Hãy nhắc lại DTXQ của HHCN là gì?

? Vậy DTXQ của HLP là gì?

? Diện tích các mặt của HLP có điểm gì đặc biệt?

? Hãy nêu quy tắc tính DTXQ của HLP?

b, Giới thiệu DTTP của HLP.

? DTTP của HLP là diện tích của mấy mặt?

? Vậy tính DTTP của HLP ta làm

- 2 hs lên chữa bài tập 1(VBT/24) - 1 hs lên chữa bài tập 2(VBT/25) - HS nhận xét

- Hs quan sát, thảo luận để giải quyết yêu cầu.

+ HLP và HHCN đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

+ HLP chính là HHCN đặc biệt vì khi chiều dài, chiều rộng, chiều cao của HHCN bằng nhau thì nó chính là HLP.

+ DTXQ của HHCn là tổng diện tích 4 mặt bên.

+ DTXQ của HLP là tổng diện tích 4 mặt bên.

+ Các mặt của HLP có diện tích bằng nhau.

- 1 hs nêu: +Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương:

Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

- DTTP của HLP là diện tích của cả 6 mặt.

+ Ta lấy diện tích của 1 mặt nhân

Theo dõi

Quan sát Nhắc lại câu trả lời

Theo dõi

(10)

như thế nào?

? Hãy nêu quy tắc tính DTTP của HLP?

c, Ví dụ:

- GV nêu bài toán (như SGK):

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm.

- GV vẽ hình

5cm

- Yêu cầu hs làm bài

- GV nhận xét chốt lại

3, Hướng dẫn luyện tập.. - 18’

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá cho học sinh.

- Gọi hs nêu lại quy tắc tính DTXQ, DTTP của HLP.

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

với 6.

+Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương: Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6

- 1 HS đọc bài toán

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ôli.

DTXQ của HLP đó là:

5 x 5 4 = 100 (cm2) Diện tích toàn phần của hình lập

phương là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)

- 1 HS đọc, lớp theo dõi: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5m.

- Cho cạnh của hình laaph phương là 1,5m.

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, , cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo Bài giải

DTXQ của HLP có cạnh 1,5m là:

1,5  1,5 4 = 9 (m2) DTTP của HLP cạnh 2,5 m là:

1,5  1,5  6 = 13,5 (m2) Đ áp số : Sxq : 9 m2

Stp: 13,5 m2 - 1 hs đọc trước lớp.

- Người ta làm cái hộp bằng bìa

Đọc yêu cầu

(11)

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gv yêu cầu học sinh làm bài - Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá cho hs.

? Vì sao em lại kết luận như vậy?

3, Củng cố dặn dò - 4’

? Hãy nêu quy tắc tính DTXQ, DTTP của HLP?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

không lắp dạng hình lắp dạng hình lập phương có cạnh 2,5dm.

- Tính diện tích bìa để làm hộp.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở ôli.

Bài giải

Diện tích bìa để làm hộp là:

2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (m2) Đáp số: 31,25 m2 -Vì hộp làm không có lắp nên diện tích làm bìa là diện tích của 5 mặt của hình lập phương.

+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương: Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương: Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6

Đọc bài toán

Nhắc lại câu trả lời

--- Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố kiến thức về phân loại câu theo đặc điểm cấu tạo.

b. Kỹ năng : Rèn kĩ năng nhận biết câu đơn, câu ghép.

c. Thái độ : Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi hs lên bảng đặt câu ghép, thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả dùng gạch chéo để ngăn cách vế

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

Mỗi hs đặt 1 câu.

Theo dõi

(12)

câu, phân tích ý nghĩa các vế câu.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp - 1’

2.Hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ:

Giảm tải

3, Ghi nhớ: Giảm tải

4, Hướng dẫn hs làm bài tập - 30’

* Bài tập 1: Giảm tải

* Bài tập 2:SGK(39)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- GV giải thích: Các câu ghép đã cho tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả em phải điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc câu đã hoàn thành.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Bài tập 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs dưới lớp đọc câu của mình.

- Yêu cầu hs viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc câu mình đặt.

- GV cùng hs sửa lỗi bài của hs trên bảng.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện kết quả hoặc giả thiết kết quả.

- Hs lắng nghe.

- Cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

VD:

a. Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại

b. Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi c. Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành những câu ghép chỉ điều kiện kết quả hoặc giả thiết kết quả.

- 2 hs làm bài vào giấy khổ to, hs cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

- Hs làm việc theo yêu cầu của GV.

a. Hễ em được điểm tốt thì cả nhà

Đọc yêu cầu

Nghe

Nghe

(13)

3, Củng cố, dặn dò - 4’

- Gọi hs lấy ví dụ về câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ điều kiện kết quả

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

đều vui

b. Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại

c. Giá như Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ VD: Nếu trời không mua thì em sẽ đi chơi công viên.

- Hễ em được điểm 10 thì em sẽ được bố mẹ thưởng.

- Giá bạn Hoa không chủ quan thì bạn sẽ không bị điểm kém.

Nghe

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (TIẾP THEO) I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt..

b. Kỹ năng : Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng biết tìm tòi xử lí trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt

- Kĩ năng bình luận đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt

*GDMT: Biết một số đặc điểm chính của môi trường và các loại chất đốt. Có ý thức tuyên truyền đến mọi người về việc khai thác hợp lý tài nguyên.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK/86, 87, 88, 89.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

? Hãy kể tên 1 số loại chất đốt mà em biết?

? Hãy nêu công dụng của than đá và việc khai thác than?

- 2 hs lên bảng trả lời.

- hs nhận xét

Theo dõi

(14)

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: trực tiếp - 1’

2. Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác. - 30’

a, Mục tiêu

- Hiểu được công dụng và cách khai thác của 1 số loại chất đốt.

- Kĩ năng bình luận đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác b, Cách tiến hành

- GV tổ chức cho hs đọc thông tin, tìm hiểu công dụng và việc khai thác các loại khí đốt.

? Có những loại khí đốt nào?

? Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?

? Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?

- GV dùng tranh minh hoạ 7, 8 để giải thích cho hs hiểu cách tạo ra khí sinh học hay còn gọi là khí bi - ô - ga.

- GV kết luận: Để sử dụng khí Bi - ô - ga người ta dùng các bể chứa và đường ống dẫn vào bếp. Để sử dụng khí tự nhiên, người ta nén khí vào các bình chứa bằng thép và vận chuyển đến nơi sử dụng.

Đó là các bình ga mà các em thường gặp.

* Hoạt động 2: Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.

a, Mục tiêu

- Biết rằng phải sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.

- Kĩ năng biết tìm tòi xử lí trình

- Hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ Có 2 loại khí đốt: Khí đốt tự nhiên, khí đốt sinh học.

+ Khí đốt tự nhiên có sẵn trong tự nhiên, con người khai thác được từ các mỏ.

+ Người ta ủ chất thải, phân súc vật, mùn, rác vào trong các bể chứa. Các chất này phân huỷ tạo ra khí sinh học.

- Hs quan sát, lắng nghe.

Nhắc lại câu trả lời

Quan sát

(15)

bày thông tin về việc sử dụng chất đốt - Kĩ năng bình luận đánh giá về sử dụng chất đốt

b, Cách tiến hành

? Theo em hiện nay mọi người sử dụng chất đốt như thế nào?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK/88.

- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả thảo luận.

? Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?

? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu?

? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? tại sao?

? Kể tên 1 số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?

? Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?

? Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?

? Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm chống lãng phí năng lượng?

? Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

? Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

- GV: Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng

- Hiện nay mọi người sử dụng chất đốt đã tiết kiệm hơn trước.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi thảo luận trả lời từng câu hỏi và ghi câu trả lời đã thống nhất ra giấy.

+ Vì sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và môi trường. Phà rừng làn nguyên nhân gây ra lở đất, xói mòn, lũ quét.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được khai thác từ môi trường tự nhiên.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận. Vì nó được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Khai thác nhiều sẽ có ngày cạn kiệt.

+ Nguồn năng lượng con người khai thác để thay thế là nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng do nước chảy, năng lượng của sức gió.

+ Đun nấu không để ý; đun quá lâu; bật quá nhiều bóng điện; tắc đường xe máy xe ô tô vẫn phải nổ máy, ...

+ Đun nấu phải cẩn thận, bật bóng điện vừa đủ, ....

+ Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận.

Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta sử dụng không tiết kiệm.

+ Hoả hoạn, cháy dụng cụ nấu ăn, bỏng, ...

+ Đun nấu, sưởi ấm hay sấy khô phải làm đúng cách; không để trẻ em đun nấu, không để trẻ em đến gần bếp.

Theo dõi

Nhắc lại câu trả lời

(16)

đến tài nguyên rừng, đến môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng của con người. Con người đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mặt trời, nước chảy…

3, Củng cố dặn dò - 4’

? Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt?

? Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận.

Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta sử dụng không tiết kiệm.

+ Đun nấu phải cẩn thận, bật bóng điện vừa đủ, tắt các bóng đền không cần thiết, không sử dụng nũa phải tắt đi,...

Nghe

--- Tiết 4: Chính tả

Tiết 22: HÀ NỘI

I - MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.

b. Kỹ năng : Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.

c. Thái độ : Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

*GDBVMT: HS có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- GV gọi hs lên bảng viết từ ngữ có chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc có thanh hỏi, thanh ngã của tiết chính tả tuần trước.

- 3 hs lên bảng tìm và viết từ, hs dưới lớp làm vào vở.

Theo dõi

(17)

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp - 1’

2, Hướng dẫn hs nghe - viết - 20’

a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc đoạn thơ.

? Chong chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?

? Nội dung của đoạn thơ là gì?

- GV giáo dục ý thức bảo vệ cảnh đẹp ở thủ đô góp phần bảo vệ môi trường

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: chong chóng, nổi gió, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ, ...

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

- 10’

* Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

? Tìm những danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn?

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Đó là cái quạt thông gió.

+ Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc trước lớp: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:

+ Tìm danh từ riêng là tên người tên địa lí trong đoạn văn trên:

Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.

Nghe Nhắc lại câu trả lời

Lấy sách chép chính tả

Đọc yêu cầu

(18)

? Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam?

- Gv nhận xét câu trả lời đúng.

* Bài tập 3

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm.

+ Chia nhóm mỗi nhóm 5 hs.

+ Cử các trọng tài để theo dõi.

+ Hình thức: thi viết tên tiếp sức.

- GV tổng kết cuộc thi.

4, Củng cố dặn dò - 4’

? Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Viết một số tên người , tên địa lí mà em biết.

- Hs hoạt động trong nhóm.

+ Mỗi cột viết 5 tên riêng theo đúng nội dung của mỗi cột. Mỗi hs viết xong 1 tên rồi chuyển bút cho bạn khác viết. Nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng.

+ Các trọng tài theo dõi công bố điểm của từng nhóm.

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó

Nhắc lại câu trả lời

Tham gia hoạt động nhóm

Nghe

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Kể chuyện

Tiết 22: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

b. Kĩ năng: Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

c. Thái độ: Yêu thích môn học 2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện - 2 hs kể chuyện Nghe

(19)

được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ hoặc 1 việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp - 1’

2, Hướng dẫn kể chuyện - 30’

a, GV kể chuyện . - GV kể chuyện lần 1.

- GV kể chuyện lần 2, yêu cầu hs giải thích các từ: truông, sào huyệt, phục binh (GV có thể giải thích cho hs hiểu).

- GV nêu câu hỏi giúp hs nhớ lại nội dung truyện.

? Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?

? Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?

? Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?

? Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?

- Gv kể lần 2: kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.

b, Kể trong nhóm

- Tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Chia hs thành nhóm, mỗi nhóm 6 hs.

+ Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, để hs nào cũng được kể chuyện, trình

- Hs lắng nghe.

- Hs tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu của mình.

- Hs nối tiếp nhau trả lời.

+ Ông là 1 vị quan án có tài xét xử được dân mến phục.

+ Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm thì phải nhìn thấy chỗ để tiền nên đánh hắn, lột mặt nạ của tên trộm.

+ Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng.

+ Ông đưa bon cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở 2 bên truông.

- Hs quan sát, lắng nghe

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

Nghe

Nhắc lại câu trả lời

(20)

bày khả năng phỏng đoán của mình.

c, Kể trước lớp .

? Hãy nêu nội dung chính của từng tranh minh hoạ?

- GV nhận xét, ghi câu trả lời đúng dưới mỗi tranh.

- Tổ chức cho hs thi kể từng đoạn trước lớp. Gv nhận xét để những hs sau rút kinh nghiệm.

- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi hs kể, GV tổ chức cho hs dưới lớp hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Gợi ý trao đổ về nội dung truyện:

? Bạn biết gì về Nguyễn Khoa Đăng?

? Câu Chuyện có ý nghĩa thế nào?

? Bạn thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao?

- Yêu cầu hs nhận xét, tìm ra bạn kể chuyện hay nhất

3, Củng cố dặn dò - 4’

+H.? Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp tiền và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

- Hs nối tiếp nhau trả lời.

+ Tranh 1 : Người bán dầu bị mất tiền. Anh nghi cho một người mu lấy tiền của anh.

+Tranh 2: Ông Nguyễn Khoa Đăng rất mưu trí khi nghĩ ra cách phát hiện ra kẻ ăn cắp bằng cách bỏ tiền của hắn vào chậu nước để xem có váng dầu không.

+ Tranh 3: Quân sĩ cải trang thành những người dân phu.

+ Tranh 4: Các võ sĩ bất ngờ xông ra đánh bọn cướp.

- 4 hs kể từng đoạn trước lớp.

- 2 - 3 hs kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi về ý nghĩa truyện mà các bạn dưới lớp hỏi.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

- Ông Nguyễn Khoa Đăng rất mưu trí khi nghĩ ra cách phát hiện ra kẻ ăn cắp bằng cách bỏ tiền của hắn vào chậu nước để xem có váng dầu không...

Nghe

Nhắc lại câu trả lời

--- Tiết 2: Đạo đức

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Khoa học

(21)

Tiết 44: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY

I - MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.

b. Kỹ năng : Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên : Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,

…Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,…

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thac sử dụng nguồn năng lượng khác nhau - Kĩ năng đánh giá về việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau

* MT : Từ việc tìm hiểu tác dụng của năng lượng gi, nước chảy, GV liên hệ ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đó (liên hệ).

* NL : Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.

Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy (toàn phần).

* BĐ: Giao thông trên biển hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Mô hình tua bin hoặc bánh xe nước.

- Tranh (ảnh) minh hoạ con người đã sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?

+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

- GV nhận xét đánh giá.

B - Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp - 1’

2. Hướng dẫn hs hoạt động - 30’

* Hoạt động 1: Năng lượng gió.

a, Mục tiêu

- Nêu được tác dụng của năng lượng gió

- 2 hs lên bảng trả lời.

- Sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.

- Đun xong dập lửa cẩn thận, không để chất dễ cháy gần lửa, không sử dụng điện quá tải, trẻ em không chơi diêm …

Theo dõi

(22)

- Lấy được ví dụ về con người đã khai thác và sử dụng năng lượng Gió

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thac sử dụng nguồn năng lượng khác nhau

b, Cách tiến hành

- GV tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ 1, 2, 3 SGK/90 và trả lời câu hỏi:

? Tại sao có gió?

? Năng lượng gió có tác dụng gì?

?Ở địa phương em, con người đã sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?

- GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió. Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống.

? Em có biết đất nước nào nổi tiếng

- Hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi của GV và ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy.

+ Hình 1: Gió thổi buồm làm cho thuyền di chuyển trên sông nước.

+ Hình 2: Các tháp cao với những cánh quạt quay được nhờ năng lượng gió. Cánh quạt quay sẽ làm hoạt động tuy-bin của máy phát điện, tạo ra dòng điện phục vụ cuộc sống.

+ Hình 3: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng gió trong việc sàng sẩy thóc.

+ Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.

+ Giúp cho thuyền bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, làm quay các cánh quạt để quay tua - bin của nhà máy phát điện tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày: đun, nấu, thắp sáng, bơm nước, ...

+ Căng buồm cho tàu thuyền chạy nhanh hơn; quạt thóc; làm quay quạt thông gió trên nóc các toà nhà cao tầng; thả diều, chơi chong chóng, ....

- Hs quan sát lắng nghe.

+ Đất nước Hà Lan với những cối xay gió khổng lồ.

- 2 hs tiếp nối nhau đọc.

Tham gia hoạt động nhóm

Nhắc lại câu trả lời

(23)

với những cánh quạt khổng lồ?

- Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/90.

* Hoạt động 2: Năng lượng nước chảy.

a, Mục tiêu

- Nêu được tác dụng của nước chảy trong tự nhiên.

- Lấy được ví dụ về con người đã khai thác và sử dụng năng lượng nước chảy trong cuộc sống.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thac sử dụng nguồn năng lượng khác nhau

- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau

b, Cách tiến hành

- GV yêu cầu hs cùng quan sát hình minh hoạ 4, 5, 6 SGK/91 và liên hệ thực tế ở địa phương .

? Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì?

? Con người đã sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì?

? Em biết những nhà máy thuỷ điện nào ở nước ta?

- Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết SGK/91.

- GV kết luận: Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có rất nhiều tác dụng.

* Hoạt động 3: Thực hành sử dụng

- HS lắng nghe, sau đó 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

+ Hình 4: Nhà máy thủy điện + Hình 5: Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi.

+ Hình 6: Bánh xe nước

+ Năng lượng nước chảy làm tàu bè, thuyền chạy, làm quay tua bin các nhà máy phát điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo, xay ngô, ....

+ Xây dựng các nhà máy phát điện; dùng sức nước để tạo ra dòng điện; làm quay bánh xe nước đưa nước lên từng hộ dân ở các vùng cao; ....

+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Y - a - li, Trị An, Đa Nhim, ...

- 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- Hs chú ý lắng nghe.

Theo dõi

(24)

năng lượng nước chảy làm quay tua bin.

a, Mục tiêu

- Làm thí nghiệm để biết được năng lượn nước chảy.

b, Cách tiến hành

- GV phát dụng cụ thực hành cho nhóm: Mô hình tua bin nước, cốc, xô nước.

- Hướng dẫn hs cách đổ nước để làm quay tua bin.

- GV giải thích: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện.

Khi nước chảy làm quay tua bin.

Khi tua bin quay sẽ làm rô to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.

3, Củng cố dặn dò - 4’

- GV cho hs quan sát tranh, ảnh về việc con người đã sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV

- Hs thực hành đổ nước làm quay tua bin.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- Hs quan sát.

Tham gia làm việc nhóm

Quan sát

--- Ngày soạn: 17/02/2019

Ngày giảng:Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2019 Tiết 1: Mĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Kĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

Tiết 44: CAO BẰNG I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.

b. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

(25)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi 2 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

? Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp - 1’

-Yêu cầu HS quan sát tranh

? Bức tranh vẽ gì?

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài - 30’

a, Luyện đọc - Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 6 đoạn.

(Mỗi khổ thơ là một đoạn) - 6 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

? Em hiểu Biên cương là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc toàn bài.

b, Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1

? Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào?

? Cao Bằng có địa thế như thế nào?

? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

? Nêu nội dung chính đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3.

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.

- Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

- Hs nhận xét

-Tranh vẽ những ngôi nhà sàn ở miền núi.

- 1 Hs đọc

- 6 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

+ Biên cương là bờ cõi biên giới.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Muốn đến Cao Bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc.

+Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.

+ Những từ ngữ:sau khi qua, lại vượt, lại vượt.

* Địa thế đặc biệt của Cao Bằng.

- HS đọc thầm

Theo dõi

Quan sát

Đọc 1 đoạn trong bài

Nhắc lại câu trả lời

(26)

? Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?

? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

? Nêu nội dung chính đoạn 2,3

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 4,5,6

? Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

? Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?

? Nêu nội dung chính đoạn 4,5,6?

? Nội dung chính của bài thơ là gì?

- GV chốt lại và ghi bảng nội dung:

Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.

+ GV đọc mẫu

? Nêu các từ nhấn giọng, vị trí ngắc nghỉ?

+ Người Cao Bằng rất đôn hậu, mến khách và yêu nước.

+ Những từ ngữ và hình ảnh:

mận ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

* Lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng.

- HS đọc thầm

+ Tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được:

“Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng”.

+ Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong treo và sâu sắc như suối sâu:

“Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào…”

Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. / Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương. / …

*Tình yêu đất nước của người Cao Bằng.

+ Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.

- HS nối tiếp nhau nêu lại.

- 6 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- Hs nhắc lại.

- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.

+ Hs chú ý theo dõi những chỗ GV nhấn giọng, ngắt giọng.

“ Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt Đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng.//

Nhắc lại nội dung chính

Nghe

(27)

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương HS

- Tổ chức cho hs học thuộc lòng theo cặp.

- Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng nối tiếp.

- Tổ chức cho hs thi đọc toàn bài.

- Gv nhận xét, đánh giá 3, Củng cố dặn dò - 4’

? Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? vì sao?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

Cao Bằng,/ rõ thật cao Rồi dần/ bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.//

+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.

- 3 5 hs thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.

- 2 hs ngồi cùng bàn học thuộc lòng và đọc cho nhau nghe.

- 6 hs nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

- 3 hs thi đọc thuộc lòng toàn bài thơ (HS năng khiếu) hs cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Hs phát biểu theo ý hiểu của mình VD: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo Bà hiền nhưu suối trong.

Vì: nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng

Học thuộc khổ thơ mình thích

Nghe

--- Tiết 4: Toán

Tiết 108: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP.

b. Kỹ năng : Biết tính diện tích xq và diện tích toàn phần của HLP. Vận dụng để tính diện tích xq và diện tích toàn phần của HLP trong một số trường hợp đơn giản.

Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

(28)

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Các mảnh giấy như các hình trong bài tập 2 - Phiếu bài tập

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ - 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập 2 – SGK/111.

Bài giải:

Diện tích xung quanh của các hộp là:

(2,5 x 2,5)x 4 = 25 (dm2) Diện tích toàn phần của cáI hộp là:

(2,5 x 2,5 ) x 6 = 31,25 (dm2 ) Đáp số: 31,25 (dm2) - Gv nhận xét đánh giá

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp - 1’

2, Hướng dẫn học sinh luyện tập. - 30’

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

+H.? Cạnh của HLP được cho ở dạng số đo của mấy đơn vị?

+H.? Để tính toán cho tiện các em phải làm gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng lớp.

- Gv nhận xét, chốt lại

? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào?

- 1 hs lên chữa bài - HS nhận xét

- Hs đọc đề bài cho cả lớp nghe:

Tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2m5dm.

- HS: Cạnh của HLP được cho ở dạng số đo của 2 đơn vị.

+ Chuyển về số đo có 1 đơn vị đo.

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra cho nhau.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải 2m5cm = 2,05m DTXQ của HLP là:

2,05 2,05 4 = 16,81 (m2)

DTTP của HLP là:

2,05 2,05 6 = 25,215 (m2) §¸p sè: 25,215 m2 +Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương: Ta lấy diện

Theo dõi

Đọc đề bài

Nhắc lại quy tắc

(29)

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc đề bài trong SGK, quan sát hình vẽ.

- Yêu cầu học sinh dự đoán xem trong 4 mảnh bìa của bài, mảnh nào sẽ gấp được 1 hình lập phương.

- GV phát các mảnh bìa đã chuẩn bị cho các cặp hs.

- GV gọi hs nêu kết quả gấp hình.

- Gv nhận xét kết quả làm việc của hs

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gv yêu cầu hs đọc đề bài.

- GV vẽ hình

10cm

5cm

- Gọi hs nêu cách làm bài trước lớp.

tích một mặt nhân với 4.

+Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương: Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6

- Hs đọc đề bài trong SGK : Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành hình lập phương

- HS quan sát hình 1 số hs nêu dự đoán trước lớp

1cm 1cm Hình 1

1cm

1cm 1cm 1cm Hình 2 1cm 1cm 1cm

Hình 3 1cm 1cm 1cm 1cm

Hình 4

- 2 hs có cùng trình độ tạo thành 1 cặp cùng gấp hình.

- Hs trình bày cách gấp và nêu:

Hình 3, 4 có thể gấp thành HLP.

- 1 hs đọc đề bài trước lớp: Đúng ghi Đ, sai ghi S

- 1 hs nêu: Tính DTXQ và DTTP của từng hình, so sánh đối chiếu

Theo dõi

Đọc đề bài

(30)

- Gv yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs nêu ý kiến.

? Có cách giải thích không cần tính?

- Gv nhận xét, chữa bài và đánh giá cho hs.

3, Củng cố dặn dò - 4’

? Nêu cách tính DTXQ, DTTP của HLP?

- GV nhận xét tiết học

với các câu nhận xét để chọn được câu đúng.

- Hs tự làm bài - 1 hs nêu trước lớp.

a, Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B

b, Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B

c, Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B c, Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B - Cạnh của B ta gọi là a thì cạnhcủa A là 2 x a. Vậy ta thấy Sxq

của B là : a x a x 4 còn Sxq của A là:(2 x a x 2 x a) x 4 = 16 x a x a.

Ta thấy ngay DTXQ của hình A gấp 4 lần DTXQ của hình B.

Hoặc

Diện tích một mặt của hình lập phương A là

10 x 10

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Chứng minh hệ thức AE. Giả sử I và F lần lượt là trung điểm của OA và IC. Chứng minh tam giác AIF đồng dạng tam giác KIB. Tính độ dài IK theo R.. d) Khi I là trung điểm

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo). - Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lâp phương ta làm như thế nào. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA