• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

kinh là Bự báo

Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập:

Nghiên cứu điển hình tại Trường

Đại học Tài chính - Ngân hàng Nội

BÙI HƯG Đức*

* PGS, TS., Trường Đại học Thương mại

"Trương Đạihọc Tài chính - Ngânhàng Hà Nội

DƯƠNG THỊ GIANG"

ở Việt Nam,giáo

dục

đại học ngoài

công

lập

(ĐHNCL)

thể đáp ứng một

cách

hiệu

quả

linhhoạt đối

với

nhữngyêucầucủangườihọc

nhà

tuyển

dụng.

Tuy nhiên,

hiện

nay,

đội ngũ

giảng viên (ĐNGV) trong các

trường ĐHNCL

vẫn còn

trong

tình

trạng

vừa thừa

vừa

thiếu,

nhất

thiếunhânlực chất

lượng

cao.

Bài

viết khái

quát

thực trạng phát

triển ĐNGV

của Trường

Đại

học Tàichính-

Ngân hàng

Nội,

từ

đó,

làm cơ sở đề

xuất các giảipháp

phát

triểnnguồn

nhân

lực của

Nhà trường

trong những

năm tới.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN

Kết quả đạt được

Các trường ĐHNCL đã huy động được nguồn lực lớn và đa dạng ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học (GDĐH). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), năm học 2019-2020, cả nước có 65 trường ĐHNCL, chiếm gần 27,5%

trên tổng số trường đại học, phân bổ ở 29/63 tĩnh thành. Quy mô sinh viên là 313.419 người, đội ngũ giảng viên cơ hữu 16.142 người. Việc thành lập các cơ sở GDĐH ngoài công lập trong thời gian qua không chỉ tạo cơ hội cho hàng trăm nghìn người được tiếp nhận học vấn đại học, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, mà còn huy động được nguồn lực tài chính khá lớn cho GDĐH.

Việc hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục ĐHNCL trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực GDĐH, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong GDĐH ở Việt Nam.

Nhiều trường ĐHNCL đã khẳng định được vị trí của mình, tiêu biểu có thể kể đến một số trường, như: Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Phenikaa...

Nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cho thây, ĐNGV của Trường trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể như sau:

về sốlượng và biến động của sô' lượng ĐNGV:

Trong những năm qua, số lượng giảng viên tại Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có nhiều biến động theo chiều hướng tăng lên để dần bắt kịp với tốc độ tăng của sinh viên (Bảng 1). Thực trạng này đã giúp Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ĐNGV trong giai đoạn trước mắt, đồng thời giúp cho tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Trường ngày càng giảm xuống.

về chất lượng: ĐNGV của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có trình độ cao và được

Đơn vị tính: Người BẢNG 1: số LƯỢNG GIẢNG VIÊN ĐƯỢC T0YEN dọngtheođơnvị

CỬA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

TT Đơn vị

Năm 2018 Năm 2019 Năm2020 Nhu

cầu

Thực tuyển

Nhu cầu

Thực tuyển

Nhu cầu

Thực tuyển

1 Khoa Cơ bản 5 4 2 1 2 1

2 Khoa Quản trị - kinh doanh 4 2 3 1 2 0

3 Khoa Tài chính - Ngân hàng 5 2 5 3 1 0

4 Khoa Kế toán - Kiểm toán 7 5 6 4 1 0

5 Khoa Ngôn ngữ Anh 1 1 2 1 1 0

6 Khoa Luật kinh tế 1 1 1 0

7 Khoa Công nghệ thông tin 2 1 1 0 1 0

Tổng* 24 15 20 11 09 01

Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự. Trường Đại học Tài chinh - Ngăn hàng Hà Nội

Economy and Forecast Review

65

(2)

NGHIÊN cứu - TRAO Đổl

BẢNG 2: Cơ CẤU GIẢNG VIÊN cơ HƯG THEO TRÌNH ĐỘ CÁC KHOA CGA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Trìnhđộ đào tạo

Các khoachuyên môn

Khoa Tổng bản

Khoa Tài chính - Ngân

hàng

Khoa Quản trịkinh

doanh

Khoa Kế tọán

- Kiểm toán

Khoa Ngoại ngữ Anh

Khoa Luật Kinh tế

Khoa Công nghệ thông tin

Đại học (người) 1 0 2 1 0 2 1 7

Tỷ lệ (%) 9,09 0 18,18 11,11 0 40 12,5

Thạc sĩ (người) 7 10 5 6 6 1 4 39

Tỷ lệ (%) 63,63 71,42 45,45 66,67 85,71 20 50

Tiến sĩ (người) 2 2 3 2 1 2 2 14

Tỷ lệ (%) 18,18 14,29 27,27 22,22 14,29 40 25

PGS, GS (người) 1 2 1 0 0 0 1 4

Tỷ lệ (%) 9,09 14,29 9,09 0 0 0 12,5

Tổng(người) 11 14 11 9 7 5 8 64

BẢNG 3: SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 Đơn vị: Người

STT Đơn vị Năm học

2017-2018

Năm học 2018-2019

Nămhọc 2019-2020

1 Khoa Cơ bản 30 36 38

2 Khoa Tài chính - Ngân hàng 13 16 18

3 Khoa Quản trị kinh doanh 20 27 29

4 Khoa Kế toán - Kiểm toán 20 24 24

5 Khoa Ngoại ngữ 14 15 15

6 Khoa Luật Kinh tế 0 7 13

7 Khoa Công nghệ thông tin 10 13 14

Tổng cộng 107 138 151

Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

đào tạo bài bản (Bảng 2). Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đã có những chính sách thu hút và tuyển sinh các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; xuất sắc;

thu hút được những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học trong và ngoài nước và đặc biệt là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã nghỉ hưu tại các trường đại học công lập, các viện nghiên cứu còn đủ sức khỏe vào làm giảng viên; trong đó, có nhiều người giữ vị trí đầu ngành ở các cơ sở GDĐH, các viện nghiên cứu đến giảng dạy và hỗ trợ bồi dưỡng giảng viên trẻ.

Chính các giảng viên có trình độ cao này trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo, cũng như uy tín, thương hiệu của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội.

ĐNGV của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có phẩm châ't đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các quy định của ngành. ĐNGV của Trường phần lớn là những giảng viên yêu nghề, có trách nhiệm, tận tụy với sinh viên, với nghề dạy học.

vềcấu ĐNGV: Một bộ phận quan trọng trong ĐNGV ở các trường ĐHNCL nói chung, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội nói riêng là giảng viên thỉnh giảng, thậm chí ở nhiều trường, số lượng giảng viên thỉnh giảng nhiều hơn số lượng giảng viên cơ hữu. Cụ thể, tại Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, năm 2017, số lượng giảng viên thỉnh giảng

là 107 giảng viên; thì đến năm 2020, số lượng này lên đến 151 giảng viên (Bảng 3). Để đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo, ngoài sô' lượng giảng viên cơ hữu tại từng khoa, Trường đã điều động cả những cán bộ quản lý thực hiện công tác thỉnh giảng đối với một sô' môn ở các khoa, bộ môn và mời các giảng viên thỉnh giảng đang công tác tại các học viện/trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội.

Một sô'hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng phát triển ĐNGV của Nhà trường còn có một sô' hạn chê' như sau:

Sô'lượng giảng viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hụt hẫng giảng viên còn phổ biến.

Sô' lượng sinh viên tăng nhanh, trong khi đó sô' lượng giảng viên lại nhích lên chậm chạp. Các giảng viên phải dạy tăng giờ gâ'p nhiều lần so với quy định. Tình trạng quá tải giờ dạy diễn ra liên tục trong thời gian dài khiến cho râ't nhiều giảng viên có râ't ít thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không cập nhật được các kiến thức, kỹ năng mới khiến cho nội dung bài giảng không theo kịp và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Chất lượng của ĐNGV chưa đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ phát triển của Nhà trường. Cụ thể: Trình độ tin học và ngoại ngữ của ĐNGV còn nhiều hạn chê' làm ảnh hưởng tới việc nâng cao châ't lượng đào tạo. Sô' giảng viên có trình độ cao hầu hết tuổi đời cũng đã cao, đây là hạn chê' râ't lớn do các giảng viên này khó có thể bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của ĐNGV nhìn chung râ't thâ'p, sô' lượng bài viết khoa học công bô' chưa nhiều, công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng đúng mức. Một tỷ lệ khá lớn giảng viên chưa thật nhiệt tình và say mê nghiên cứu khoa học Nhiều công trình nghiên cứu không có ệiá trị, do tư tưởng đô'i phó còn khá phổ biến trong hoạt động nghiên cứu.

Cơ cấu và sự biến động của ĐNGV chưa thực sự hợp lý xét trên tổng thể so với quy mô đào tạo của Trường. Cơ câ'u và sự thay đổi cơ cấu ĐNGV theo trình độ, theo độ tuổi, theo chuyên môn đào tạo còn nhiều bất cập.

66

Kinh tếDự báo

(3)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Để nâng cao chát lượng ĐNGV ở Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, theo chúng tôi, cần thực hiện có hiệu quả một số vấn đề sau:

vềphía Nhà trường

- Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của Nhà trường, quy mô đào tạo, cơ sở vật chặt. Bên cạnh đó, cần chú trọng tới việc tuyển chọn bổ sung ĐNGV và bảo đảm được sự cân đối về cơ cấu bộ môn, độ tuổi, giới tính trong ĐNGV. Công tác quy hoạch về chất lượng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về phẩm chất, năng lực và cách thức đánh giá các tiêu chí đốì với ĐNGV để bảo đảm đáp ứng được những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển của Nhà trường.

- Xây dựng kê hoạch tuyển dụng ĐNGV theo các tiêu chí phù hợp, hướng đến phát triển ĐNGV đủ về cơ câu, sô' lượng, bảo đảm chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng - chính trị, có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ dạy học, đáp ứng đúng yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng bộ môn và từng ngành đào tạo; không để xảy ra tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ĐNGV.

Bên cạnh việc tuyển dụng ĐNGV đúng tiêu chuẩn, thì việc sử dụng ĐNGV phải hiệu quả, khoa học để đạt được mục tiêu “đúng người, đúng việc và đúng quy định”.

- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm, từ đó nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của ĐNGV thông qua các hình thức, như: tự học, hoạt động thực tiễn trong giảng dạy, các buổi hội thảo, các khóa bồi dưỡng, ngắn hạn... Nhà trường cần tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, tăng cường liên kết với các cơ

sở đào tạo có uy tín và chất lượng, bảo đảm điều kiện tài chính cho công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV đạt hiệu quả cao nhất.

- Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ cho giảng viên nhằm tranh thủ tối đa các chế độ chính sách và tạo điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc cho giảng viên; Giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của giảng viên phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Nhà trường; kịp thời động viên, khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy ĐNGV sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

vềphía các cơ quanquản lý nhà nước có liênquan - Xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của ĐNGV làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

- Rà soát hệ thông các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.

- Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở GDĐH ngoài công lập.

- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giâ'y phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài đóng góp công sức, trí tuệ và tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học.u

TÀILIỆU THAMKHẢO

1. Quốc hội (2018). Luật Giáo dục đại học, số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018

2. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016). Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực căn bản, Nxb Trường Đại học Thương mại

3. Phòng Tổ chức - Nhân sự, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (2018-2020). Các báo cáo, số liệu về đội ngủ giảng viên các năm 2018, 2019, 2020

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2019-2020, truy cập từ https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx

Economy andForecast Review

67

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặc dù được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo nhà trường, các giảng viên trong khoa GDTC cũng tích cực trong việc học hỏi, nâng cao

Cụ thể: Chỉ đạo phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân, tạo cơ chế để chi nhánh chủ động hơn trong việc

Đánh giá kết quả học tập của ngƣời học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt đƣợc của ngƣời học theo các cấp độ tƣ duy quy định trong chuẩn đầu ra của

Tình hình thực tế tại các NH thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam (VN) theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 mới được hàng loạt NH công bố, năm 2020, bất chấp

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại bước đầu đã có những chính sách cho tín dụng xanh như có các chương trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả,

Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá an toàn tài chính trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 qua các chỉ tiêu chính bao gồm an toàn vốn, an toàn tín

Bản đồ nhận thức có thể áp dụng trong rất nhiều trường hợp như tìm hiểu cảm nhận của học sinh phổ thông về các ngành đào tạo đại học, nhận thức của người đi làm

Nếu như học sinh phổ thông được cô giáo ra những bài tập nhất định về nhà thì sinh viên đại học phải tự tìm tòi tài liệu, chọn đọc tài liệu sao cho thích hợp