• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 29/03/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 01 tháng 04 năm 2019(4B) Thứ ba ngày 02 tháng 04 năm 2019(4A)

KĨ THUẬT

Bài 12: LẮP XE NÔI (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi 2. Kĩ năng

- Lắp được xe nôi theo mẫu.

3. Thái độ

- Hs có ý thức làm sản phẩm cẩn thạn II. ĐỒ DÙNG

- Mẫu xe nôi lắp sẳn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II / Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ lắp cái đu.

- GV nhận xét.

III / Bài mới:

a. Giới thiệu bài Ghi bảng b .Hướng dẫn

Hoạt động 1 : Cho học sinh quan sát nhận xét mẫu.

- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận của cái nôi sau đó trả lời câu hỏi.

+ Để lắp được cái nôi cần bao nhiêu bộ phận? .

+ Hãy nêu tác dụng của xe nôi?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kĩ thuật .

* Hướng dẫn học sinh chọn đúng, đủ

- Hát

- 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ.

- HS nhắc lại tựa

- Lớp quan sát nhận xét.

- Cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.

- HS nêu : Dùng để cho em bé nằm hoặc ngồi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi.

- HS quan sát

- HS nêu : để lắp tay kéo ta chọn 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ u dài.

(2)

các chi tiết vào nắp hộp.

- GV Lắp từng bộ phận.

+ Em chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu để lắp tay kéo?

- GV hướng dẫn lắp giá đỡ trục bánh xe.

* Lắp thanh đỡ – giá đở trục bánh xe.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát.

- Chữ u dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy tính từ phải sang trái.

- GV nhận xét.

* Lắp thành và mui xe.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 sau đó giáo viên hướng dẫn lắp như SGK.

* Lắp trục bánh xe: - Cho học sinh tự quan sát

nêu lên thứ tự lắp các chi tiết.

* Lắp ráp xe nôi.

- Gọi 2 hs nêu lại quy trình lắ ráp.

- GV quan sát hướng dẫn học sinh ráp và kiểm tra sự chuyện động của xe.

* Cho học sinh tháo rời các chi tiết theo thư tự

IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ

- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .

- Dặn HS về nhà xem lại bài và hoàn chỉnh xe nôi

- HS quan sát và lắp, cả lớp theo dõi - HS quan sát và thực hiện lắp theo.

- Hàng thứ 3, hàng thứ 10.

- Lớp nhận xét

HS nêu.

- HS nêu.

- Lớp tiến hành lắp ráp.

- HS tháo để vào hộp.

--- Ngày soạn: 05/04/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 04 năm 2019(4A) KHOA HỌC

TIẾT 57:THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.

2. Kĩ năng: Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.

3. Thái độ: Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.

- GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.

- Phiếu học tập theo nhóm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. KTBC(5’)

+ Nước có thể ở những thể nào?

+Ở mỗi thể nước có tính chất như thế nào?

- Gv nx, chữa bài.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

 Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm

- Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.

-Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm.

-Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến.

Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo.

- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

- Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm.

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã có sự chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí nghiệm.

+Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?

+Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?

- Hs trả lời

- Lắng nghe.

-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng trong lon sữa bò của các thành viên.

- Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS theo sự hướng dẫn của GV.

- Đại diện của hai nhóm trình bày - Lắng nghe.

+Các cây đậu trên cùng gieo một ngày, cây 1, 2, 3, 4 trồng bằng một lớp đất giống nhau.

+Cây số 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được.

+Cây số 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo lên làm cho lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường.

+Cây số 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Khi hút hết nước trong lớp đất trồng, cây không được cung cấp nước.

+Cây số 5 thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rưa73 sạch.

(4)

+Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ? +Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào để sống ? +Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ các điều kiện đó ?

-Kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố…

Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 4 HS.

-Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.

- GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng.

+Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường ? Vì sao ?

+Các cây khác sẽ như thế nào ? Vì sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ?

+Thí nghiệm về trồng cây đậu để biết xem thực vật cần gì để sống.

+Để sống, thực vật cần phải được cung cấp nước, ánh sáng, không khí, khoáng chất.

+Trong các cây trồng trên chỉ có cây số 4 là đã có đủ các điều kiện sống.

- Lắng nghe.

- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Quan sát cây trồng, trao đổi và hoàn thành phiếu.

- Đại diện của hai nhóm trình bày.

Các nhóm khác bổ sung.

+Trong 5 cây đậu trên, cây số 4 sẽ sống và phát triển bình thường vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần cho sự sống: nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

+Các cây khác sẽ phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh vì :

 Cây số 1 thiếu ánh sáng, cây sẽ không quang hợp được, quá trình tổng hợp chất hữu cơ sẽ không diễn ra.

 Cây số 2 thiếu không khí, cây sẽ không thực hiện được quá trình trao đổi chất.

 Cây số 3 thiếu nước nên cây không thể quang hợp, các chất dinh dưỡng không thể hòa tan để cung cấp cho cây.

(5)

+Để cây sống và phát triển bình thường, cần phải có những điều kiện nào ?

- GV kết luận.

4 .Củng cố, dặn dò(3’) +Thực vật cần gì để sống ?

- Dặn HS về nhà sưu tầm, ảnh, tên 3 loài cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước.

- Nhận xét tiết học.

 Cây số 5 thiếu các chất khoáng có trong đất nên cây sẽ bị chết rất nhanh.

+Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có đủ các điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

-Lắng nghe.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 05/04/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 04 năm 2019(4A) Thứ năm ngày 11 tháng 04 năm 2019(4B)

ĐỊA LÍ

Tiết 30: THÀNH PHỐ HUẾ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: Từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn; thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.

- Chỉ được vị trí thành phố Huế trên bản đồ.

2. Kĩ năng: - Có kĩ năng chỉ bản đồ.

- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV- Bản đồ Việt Nam .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. KTBC(5’)

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.

?Nêu khái quát hoạt động sản xuấn của ng- ười dân đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Gv nx.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1 : . Thiện nhiên đẹp với

- 2 HS nêu.

(6)

nhiều công trình kiến trúc cổ.

- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam chỉ tên và kí hiệu TP Huế.

+ Thành phố Huế nằm ở vị trí nào của dãy Trường Sơn?

- Gọi HS trình bày và lên bảng chỉ vị trí Thành phố Huế trên bản đồ

+ Từ địa phương em có thể đến TP Huế bằng những phương tiện giao thông nào?

- GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và chỉ con sông chảy qua TP Huế, các công trình kiến trúc cổ.

GV giới thiệu: Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra biển.

+ Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn cách đây hơn 200 năm.

* Hoạt động 2 : Huế- Thành phố du lịch . - Nêu tên các địa điểm du lịch dọc sông Hương.

- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các địa điểm du lịch của Huế và mô tả một trong những cảnh đẹp đó.

- Ngoài ra để trở thành một thành phố du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài nước thì TP Huế đã làm gì?

- Vì sao ở Huế thu hút nhiều khách du lịch ? - Gọi hs đọc kết luận, sgk.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

?Vì sao gọi Huế là cố đô, là thành phố du lịch?

- Học bài chuẩn bị bài Thành phố Đà Nẵng.

- Hs lắng nghe, quan sát.

- Thành phố Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía đông của dãy Trường Sơn

- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.

+ Đường bộ, đường sắt.

+ Con sông chảy qua TP Huế là sông Hương;

+ Các công trình kiến trúc cổ là: Kinh thành, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén,...

- Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba,...

- Xây dựng nhiều khách sạn sang trọng, đường sá, cửa hàng ăn,...

- HS đọc - HS nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

---

Ngày soạn: 08/04/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 04 năm 2019(4A)

(7)

KHOA HỌC

TIẾT 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU

1. KT: Hiểu mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.

2. KN: Kể được một số loài cây thuộc họ ưa ẩm, ưa nước, sống nơi khô hạn.

3. TĐ: Ứng dụng nhu cầu về nước của thực vật trong trồng trọt.

* GDBVMT: Bảovệ nguồn nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS sưu tầm tranh, ảnh, cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.

- Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK.

- Giấy khổ to và bút dạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định(1’)

2.KTBC(5’)

- Gọi HS lên KTBC:

+Thực vật cần gì để sống ?

+Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống ?

- Nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài(28’)

 Hoạt động 1: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau

-Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây thật của HS.

-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.

-Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, hướng dẫn HS chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm. Nếu HS viết thêm loài cây nào đó mà không sưu tầm được tranh, ảnh.

- Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ.

- HS cả lớp hát

-HS lên trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

- HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.

- Các nhóm dán phiếu lên bảng.

Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(8)

+Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK.

- GV kết luận.

 Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.

+Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?

+Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ?

+Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước ?

+Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?

+Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ?

- GV kết luận.

+Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn , vừa sống được ở dưới nước.

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.

+Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.

+Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.

+Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.

+ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cần nước.

+ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.

+ Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn.

+ Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa … +Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.

(9)

 Hoạt động 3: Trò chơi “Về nhà”

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 đại diện tham gia.

- GV phát cho HS cầm tấm thẻ ghi: bèo, xương rồng, rau rệu, ráy, rau cỏ bợ, rau muống, dừa, cỏ, bóng nước, thuốc bỏng, dương xỉ, hành, rau rút, đước, chàm, và 3 HS cầm các tấm thẻ ghi: ưa nước, ưa khô hạn, ưa ẩm.

- Khi GV hô: “Về nhà, về nhà”, tất cả các HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem tên mình là cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống.

- Cùng HS tổng kết trò chơi. Đội nào cứ 1 bạn đúng tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Lưu ý: Với loại cây: rau muống, dừa, cỏ, HS có thể đứng vào vị trí ưa nước hoặc ưa ẩm đều tính điểm. GV có thể giải thích thêm đây là những loài cây có thể vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.

4. Củng cố, dặn dò(3’)

- Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

-Lắng nghe.

- Hs lắng nghe và Hs tham gia chơi.

- Hs đọc mục bạn cần biết.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu