• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN THÁNG 11/2020-TUẦN 10 Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2020

HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG I.Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức.

- Trẻ tập bài tập đúng các động tác bài tập phát triển chung, kết hợp nghe nhạc

2. Kỹ năng.

- Phát triển các cơ toàn thân cho trẻ

- Rèn luyện sự chú ý , tính tích cực ở trẻ

3.Giáo dục.

- Giáo dục trẻ chú ý tập theo cô, trật tự trong khi tập II.Chuẩn bị:

Địa điểm: Sân rộng, sạch, bằng phẳng Dụng cụ: Đĩa nhạc, máy hát, vòng thể dục Bài hát: Vũ điệu rửa tay, Pokemon. Gà con

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Gọi trẻ lại gần và cho trẻ chơi trò chơi “Đôi chân khỏe”. Đàm thoại:

+ Con thấy đôi chân của bạn nào nhanh và khỏe hơn?

+ Con sẽ làm gì để có đôi chân khỏe?

- Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao và

ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho đôi chân khỏe.

Hôm nay, cô sẽ cùng các con luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh chào đón ngày mới nhé,

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ trả lời.

- Chăm luyện tập thể dục thể thao và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng .

- Thể dục sáng, chơi, ăn, ngủ...

- Trẻ thực hiện.

(2)

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

- Cho khởi động xoay các khớp theo nền nhạc bài “ Đồng hồ báo thức”

2.2. Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Tập cùng vòng + Động tác hô hấp : Giơ vòng lên cao rồi hạ

xuống

+ Tay: Hai tay dang ngang gập bả vai.

+ Lưng, bụng, lườn: Đứng cúi gập người về trước.

+ Chân: Ngồi khuỵu gối + Bật: Bật tiến về phía trước

- Cô cho trẻ tập bài dân vũ: Pokemon 2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.

3. Kết thúc:

- Củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ tập cùng cô.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

(3)

HOẠT ĐÔNG HOC Hoạt động chính: Âm nhạc:

Dạy vận động: Nhà của tôi

Hoạt động bổ trợ: - Nghe hát: Cho con I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, hát đúng lời, đúng nhạc

- Trẻ vận động minh hoạ nội dung nhịp nhàng, đúng.theo cô hướng dẫn - Đối với trẻ khuyết tật trẻ biết hưởng ứng nhún nhẩy theo nhạc

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp nhịp nhàng theo lời ca.

- Trẻ tạo ra một số động tác đơn giản, phù hợp với giai điệu bài hát.

- Trẻ chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ

3.Thái độ:

- Trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, có ý thức giữ gìn, vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng đồ chơi

- Cô: Đàn, máy cát xét, mũ gấu

- Cháu: Dụng cụ âm nhạc: mũ Thỏ, sắc xô, trống lắc, thanh la. Mõ cóc….

2.Địa điểm:

- Phòng học

III. Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

HĐ của trẻ khuyết tật 1.Ổn định tổ chức- Gây hứng thú

- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Đến thăm nhà Gấu:

Các bạn ơi thỏ xinh xắn ơi, hãy lại đây với cô nào. Hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy cùng nhau đến thăm nhà bạn Gấu nhé.

- Cho trẻ cùng đi lại xung quanh lớp. Đến bển mô hình ngôi nhà dừng lại gõ cửa: Cốc, cốc, cốc

- Cô giáo đóng là Gấu nói: Ai gọi đấy?

- Trẻ chơi trò

chơi.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ xem tranh

- Trẻ lắng nghe

(4)

- Cô nói: Nếu là Thỏ, Cho xem tai…

- Ồ! Đúng là các bạn Thỏ rồi. Xin mời các bạn vào trong nhà.

Hôm nay các bạn đã đến thăm “nhà của tôi”, tôi vui quá. Chúng ta cùng hát múa đi thôi.

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Ôn hát:

- Cô mở nhạc hát cùng trẻ 2 lần.

- Các bạn vừa cùng tôi hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào vậy?

- Các bạn thấy nhà của tôi có gần gũi và yêu thương không vậy?

- Bây giờ tôi có một yêu cầu, chúng ta sẽ hát nối tiếp nhé: ((Khi tôi đưa tay về bên nào thì các bạn bên đó hát, khi tôi đưa cả hai tay thì tất cả các bạn cùng hát nhé)

- Rất giỏi. Lần này chúng mình sẽ hát sướng âm la theo bài hát các bạn có đồng ý không?

2.2. Hoạt động 2: Dạy vận động minh hoạ bài hát

“Nhà của tôi”nhạc và lời Minh Quân.

- Các bạn vừa hát rất hay, để bài hát hay hơn nữa các bạn sẽ làm gì? Cô cho trẻ kể ( Vỗ tay theo nhịp, múa minh hoạ, nhún chân theo nhịp…

Thật là vui vẻ phải không các bạn. Bây giờ các bạn hãy vừa hát vừa vận động minh họa theo ý

thích của mình nhé

*Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “ Nhà

của tôi”

- Cô hát và vận động minh hoạ 1 lần.

- Các bạn vừa xem tôi hát và làm gì?

- Đúng rồi, nhưng không phải vỗ tay bình thường đâu mà tôi vỗ tay theo nhịp của bài hát đấy các bạn ạ.

- Các bạn có muốn vỗ tay theo nhịp giống như tôi không?

- Cô hướng dẫn động tác theo từng câu hát.

- Trẻ thực hiện

- Hát 2 lần

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi hứng

- Trẻ làm theo cô và bạn

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi cùng bạn

(5)

- Cô cho trẻ hát vận động theo cô từ đầu cho đến hết bài hát ( 2 lần không nhạc – Sửa sai)

- Các bạn thấy hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát có hay hơn không?. Bây giờ các bạn nghe nhạc để hát và vỗ tay theo nhịp thật hay nhé!

( Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát có nhạc) - Mời từng tổ thực hiện ( Cô chú ý sửa sai) - Mời 3 trẻ đại diện 3 tổ thực hiện.

- Mời cá nhân trẻ

2.3. Hoạt động 3: Nghe hát: Bài hát “ Cho con” nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu

- Gọi trẻ đến bên cô trò chuyện:

Tác giả Minh Quân đã giới thiệu về ngôi nhà của mình rất gần gũi yêu thương, thế còn các bạn hãy kể về ngôi nhà của mình nào.

- Ngôi nhà của bạn có những ai ở?

Các bạn ạ! Ngôi nhà là nơi gia đình mình ở đấy, ở đó có tình yêu của mẹ và tình thương của cha dành cho con. Sau đây mời các bạn đến với bài hát “ Cho con” nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu để thấy được tình thương yêu của cha mẹ dành cho chúng mình ra sao nhé!

- Cô hát 1 lần kết hợp đệm nhạc.

+ Các bạn thấy bài hát như thế nào?

+ Cha mẹ đã dành tình cảm yêu thương cho con ra sao?

- Các bạn có yêu quý Bố, mẹ mình không? Yêu quý bố mẹ mình phải làm gì?

Giáo dục trẻ: Cha mẹ nào cũng luôn dành hết tình yêu thương cho các con, cha mẹ luôn hy sinh vì con … Vậy các bạn phải luôn kính yêu, hiếu thảo với cha mẹ mình.

- Lần 2: Cô hát kết hợp múa minh hoạ.

- Lần 3: Cho trẻ nghe băng và múa cùng cô.

3. Kết thúc

- Nhận xét – Tuyên dương trẻ

thú

- Trẻ lắng nghe và làm theo cô.

- Trẻ trả lời cô.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ lắng nghe và làm theo cô và

bạn.

(6)

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: QUAN SÁT NGÔI NHÀ

I.Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ biết được đặc của các ngôi nhà xung quanh trường: hình dáng kiểu cách xây nhà, màu sắc...

- Trẻ biết kể về ngồi nhà của mình.

- Biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, phân biệt, so sánh 3. Giáo dục

- Trẻ ham thích đến trường, đến lớp.

- Biết kính trọng cô giáo và yêu thương bạn bè.

II.Chuẩn bị:

-Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái - Địa điểm an toàn.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đích:

* Quan sát các khu nhà ở xung quanh trường (nhà tầng 1, nhiều tầng, nhà mái bằng, nhà mái ngói…)

- ( Cô chỉ ngôi nhà gần nhất cho trẻ quan sát và

nhận xét )

- Các con hãy quan sát xem ngôi nhà này được xây như thế nào?

- Cô và trẻ cùng quan sát thực tế ngôi nhà và

nêu nhận xét về hình dáng kiểu cách xây nhà, màu sắc, quan sát các phòng trong nhà…

- Con hãy kể về ngồi nhà của mình cho cô và

các bạn cùng nghe

Giáo dục trẻ: ngôi nhà là nơi tất cả các thành viên trong gia đình cùng xum họp…ngôi nhà cần phải được bảo vệ và giữ gìn xanh sạch đẹp để luôn có một môi trường trong lành có tác dụng tốt cho sức khoẻ

các thành viên trong gia đình

2. Trò chơi vận động: Chuyển gạch xây nhà:

- Cô gới thiệu tên trò chơi : “Chuyển gạch xây nhà”

- Cô giới thiệu LC,CC

- Quan sát.

- Trò chuyện, trả lời các câu hỏi của cô.

- Trẻ kể về ngôi nhà của mình

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

(7)

+ Cô chia trẻ làm hai đội, nhiệm vụ là bật qua 5 vồng lên mang gạch về xây nhà. Đội nào mang được nhiều sẽ chiến thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi, cho trẻ chọn nhóm và về nhóm chơi mình thích.

- Trẻ chơi, cô quan sát và xử lí tình huống.

- Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, vào lớp.

- Chơi theo ý thích

- Vào lớp, vệ sinh rửa tay.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. Mục đích –Yêu cầu

1, Kiến thức:

- Trẻ biết tự nhận xét mình, nhận xét bạn theo các tiêu chí cô đưa ra.

(8)

- Trẻ biết hát và biểu diễn các bài dồng dao, bài hát: Ông sấm ông sét (theo phong cách rap), rềnh rềnh ràng ràng. Biết hát đối đáp bài: “Đố quả”

- Trẻ biết chơi các trò chơi dân gian: cắp cua bỏ giỏ, bịt mắt bắt dê, cá ngựa…

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết diễn đạt ý hiểu của mình, nói câu đúng ngữ pháp.

- Trẻ biểu diễn tự tin, đọc đúng lời, hát đúng nhạc.

- Phát triển kỹ năng khéo léo, nhanh, sáng tạo qua các trò chơi dân gian.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ luôn cố gắng để đạt danh hiệu bé ngoan.

- Biết đoàn kết, nhường nhịn nhau khi chơi.

II. Chuẩn bị

- Hoa bé ngoan 5 màu : 50 chiếc.

- Đĩa nhạc, ti vi, đầu đĩa.

- Các trò chơi dân gian III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Cả lớp hát : Hoa bé ngoan.

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về điều gì?

2. Nội dung:

HĐ 1: Nhận xét nêu gương bé ngoan:

- Đầu tuần cô đã đưa ra những tiêu chí bé ngoan nào?

(4 -5 trẻ trả lời)

- Cô chính xác: Cô đã đưa ra cho lớp mình 4 tiêu chí:

học giỏi,ăn ngủ ngoan, chơi đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người.Bạn nào thực hiện tốt tiêu chí nào sẽ trở thành bé ngoan của tiêu chí đó và được thưởng 1 bông hoa bé ngoan.Bạn nào giỏi hơn thực hiện được 3 tiêu chí trở lên sẽ nhận được danh hiệu bé ngoan xuất sắc và 1 bông hoa bé ngoan đặc biệt.Khi trở chúng mình đạt danh hiệu bé ngoan sẽ khiến cô rất vui, ông bà bố mẹ tự hào, vậy chúng mình có muốn làm cho người thân của mình vui không?.Cô và

chúng mình cùng đi tìm những bé ngoan của lớp mình nhé!

- Trẻ hát

- Trẻ hát hoa bé ngoan.

-Trẻ trả lời

-Trẻ nêu các tiêu chuẩn

- Trẻ lắng nghe

(9)

* Đầu tiên là tiêu chí học giỏi. Bạn nào cho cô biết thế nào là “học giỏi”? ( 2-3 trẻ trả lời)

- Cô chính xác: Học giỏi là ngồi học đúng tư thế, không nói chuyện riêng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, nói to rõ ràng...

- Chúng mình thử nhớ lại xem tuần vừa rồi bạn nào học rất tiến bộ? ( gọi 2-3 trẻ).

- Ngoài các bạn vừa được kể, cô còn thấy có nhiều bạn trong tuần vừa rồi học rất là tiến bộ đó là:...

- Mời các bạn vừa được đọc tên lên nhận hoa bé ngoan nào.

* Lớp mình ơi, có 1 bạn nhỏ khi ăn còn nói chuyện, không tự xúc ăn, ăn con rơi vãi ra bàn, ngủ còn nói chuyện riêng như vậy đã ngoan chưa?

- Vậy chúng mình phải ăn như thế nào, ngủ như thế

nào?

- Cô đang nói đến tiêu chí nào nhỉ?

- Vậy trong tuần vừa rồi các con thấy bạn nào ăn, ngủ rất tiến bộ nhỉ? (2-3 trẻ trả lời).

- Ngoài các bạn vừa đọc tên cô còn để ý thấy những bạn sau ăn cũng rất tiến bộ đấy: ....

- Cô mời các bạn vừa đọc tên lên nhận hoa bé ngoan nào!

* Tương tự, cô giới thiệu 2 tiêu chí: chơi đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người.

* Cô đặc biệt tuyên dương những bạn sau đã rất xuất sắc thực hiện tốt nhiều tiêu chí cô đưa ra:...

Mời các bạn đạt danh hiệu bé ngoan xuất sắc lên nhận bông hoa bé ngoan đặc biệt nào!

- Còn bạn nào chưa có bé ngoan nhỉ? Con có biết vì sao mình chưa nhận được bé ngoan không?

- Vậy con có muốn trở thành những bé ngoan giống các bạn không?

- Cô sẽ động viên các bạn để tuần sau chúng mình phải cố gắng hơn nữa nhé.

- Cô thấy tuần vừa qua lớp mình đã rất cố gắng. Rất nhiều bạn đạt danh hiệu bé ngoan, cô thật sự rất vui.Cô hi vọng rằng tuần tới chúng mình sẽ cố gắng hơn nữa để bạn

-Trẻ nêu tiêu chí cuả bạn

-Trẻ trả lời

- Cô cho nhận xét bạn theo tiêu chí « Đoàn kết »

(10)

nào cũng đạt được bé ngoan xuất sắc, chúng mình có đồng ý không?

HĐ 2: Liên hoan văn nghệ:

- Tuần vừa rồi mình mình đã rất ngoan, bây giờ cô cùng cả lớp sẽ múa hát để chúc mừng những bé ngoan của lớp mình nào!

- Có 1 bài đồng dao rất là hay và vui nhộn, đọc theo phong cách rap. Đó là bài “Rềnh rềnh, ràng ràng”.Cô mời các bạn nam lên thể hiện, cả lớp đọc thật to cung các bạn nhé?

- Vừa rồi là phần thể hiện của các bạn trai ngay sau đây là những động tác múa vui nhộn của các bạn gái với bài hát đồng dao: “Rềnh rềnh ràng ràng”, các bạn trai sẽ hát thật to để cổ vũ nhé!

- Tiếp theo là cuộc thi hát đối đáp giữa các bạn trai và các bạn gái.Một bài hát nói về sản phẩm của các bác nông dân, và rất thích hợp cho hát đối đáp, chúng mình còn nhớ tên bài hát này không?

- Hát đối đáp giữa các bạn trai và các bạn gái bài hát mang tên: “Đố quả” bắt đầu.

- Cô khen ngợi cả hai đội.

3.Kết thúc:

- Cô nhận xét khen ngợi trẻ, chuyển hoạt động.

-Trẻ biểu diễn văn nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trẻ thực hiện.. tương tự với khối trụ, vuông, chữ nhật) - Hãy chọn bạn chơi và chồng các khối của 2 bạn lên nhau. + Kết quả

- Cô cho trẻ quan sát trường mầm non và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô bác

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, ………..

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.. thănng bằng trong khi đi.. Trò chuyện về đất nước Việt Nam Hoạt động bổ trợ: Hát “ Quốc