• Không có kết quả nào được tìm thấy

thương mại Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "thương mại Việt Nam"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

thương mại Việt Nam

Bùi Tín Nghị

Giám đốc Học viện Ngân hàng

Phạm Thị Hoàng Anh

Viện trưởng Viện NCKH, Học viện Ngân hàng

Ngày nhận: 22/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 07/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019

Các hoạt động ngoại bảng ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Bài nghiên cứu được kết cấu theo 3 phần. Phần 1, tập trung giới thiệu tổng quan về hoạt động ngoại bảng tại các NHTM nói chung. Phần 2, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam, bao gồm các cam kết bảo lãnh, giao dịch phái sinh và các cam kết ngoại hối, thư tín dụng, cam kết vay vốn các khoản nợ ngoại bảng.

Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các NHTM thuộc hệ thống, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát riêng đối với 15 NHTM để bổ sung minh chứng cho thực trạng. Phần cuối của bài viết là kết luận.

Từ khóa: hoạt động ngoại bảng, thư tín dụng, cam kết vay vốn, bảo lãnh, phái sinh, nợ ngoại bảng

Off-balance sheet activities in Vietnamese commercial banks

Abstract: Off-balance sheet activitives are becoming more popular and using widely in Vietnamese commercial banks. The paper is structured as follows. The first section focuses on overview of off-balance activities at commercial banks. In the second part, the paper analyses real status of off-balance sheet activitives including guarantee, derivatives and foreign exchange commitments, letter of credit, loan commitment and off-balance sheet loans in Vietnamese commercial banks. In addition to the secondary data from financial statements, authors conducted a survey of 15 commercial banks to get more evidence for findings. The last part is the concluding remarks.

Keywords: off-balance sheet, letter credit, loan commitment, guarantee, derivatives, off-balance sheet loan Nghi Tin Bui, PhD

Email: nghibt@hvnh.edu.vn

President of Banking Academy of Vietnam Anh Thi Hoang Pham, Assoc.Prof. PhD Email: anhpth@hvnh.edu.vn

Director of Banking Research Institute, Banking Academy of Vietnam

1. Mở đầu

Những bước tiến về mặt công nghệ cũng

như những thay đổi về các quy định trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, làm thay đổi đáng kể bộ

(2)

mặt của ngành Ngân hàng trong những năm vừa qua. Các ngân hàng đã tận dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại như chứng khoán hóa, phái sinh, ngoại hối… và lợi dụng các kỹ thuật tài chính kế toán để đưa các hoạt động rủi ro này ra ngoại bảng mà không thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Mặc dù có thể có tác dụng phòng vệ rủi ro (hedging) và tăng sự lưu thông của dòng vốn làm tăng tính sẵn có của tín dụng và thanh khoản, các hoạt động này đã làm ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của từng ngân hàng nói riêng và rủi ro của hệ thống ngân hàng nói chung.

Ở Việt Nam trong thời gian qua, các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng chủ yếu là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết tiềm ẩn khác như bảo lãnh trong khi chưa có các sản phẩm tài chính cấu trúc. Nhưng trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế cũng như sự tiến bộ của công nghệ, các ngân hàng Việt Nam không thể tránh khỏi xu hướng tạo ra các công cụ tài chính hiện đại và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoại bảng, làm tăng rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu lĩnh vực hoạt động ngoại bảng của các ngân hàng là rất cần thiết.

Bài nghiên cứu được kết cấu theo 3 phần.

Phần 1, tập trung giới thiệu tổng quan về hoạt động ngoại bảng tại các NHTM nói chung. Phần 2, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam, bao gồm các cam kết bảo lãnh, giao dịch phái sinh và các cam kết ngoại hối, thư tín dụng, cam kết vay vốn các khoản nợ ngoại bảng. Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các NHTM thuộc hệ thống, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thêm đối với 15 NHTM để bổ sung minh chứng cho thực trạng. Phần cuối của bài viết là kết luận.

2. Tổng quan hoạt động ngoại bảng tại ngân hàng thương mại

Các hoạt động ngoại bảng ngày càng được các tổ chức tài chính, các ngân hàng trên thế giới sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

Các hoạt động ngoại bảng đã có từ rất lâu đời, ví dụ như hoạt động ngân hàng thu phí và nhận giữ hộ tài sản cho khách hàng.

Tuy nhiên, càng ngày các hoạt động ngoại bảng càng phát triển cả về loại và khối lượng hoạt động ngoại bảng. Hassan và Sackley (2002) cho rằng vào những năm 1980 và 1990, ngành ngân hàng đối mặt với thay đổi toàn diện môi trường kinh doanh, từ đó dẫn đến việc ngân hàng mở rộng hoạt động ngoại bảng để kiếm thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Khambata và Bagdi (2003) cũng cho rằng tốc độ gia tăng của các hoạt động ngoại bảng là do mức độ cạnh tranh, áp lực và biến động thị trường, xu hướng giảm thiểu quy định ngân hàng, những sự cải tiến về công nghệ và thông tin cũng như xu hướng sụt giảm của các mảng kinh doanh ngân hàng truyền thống. Hoạt động ngoại bảng trở thành xu hướng phổ biến tại các NHTM, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần phải được các ngân hàng xác định, đo lường và quản trị hiệu quả.

Hoạt động ngoại bảng (Off-Balance Sheet- OBS) dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo chế độ kế toán thông thường. Không được ghi nhận trong nội bảng nhưng các hoạt động ngoại bảng được ghi nhận bằng những cách khác nhau tại các quốc gia khác nhau (Basel, 1986). Các khoản mục này có thể được ghi nhận phía dưới các khoản mục nội bảng, trong các báo cáo giám sát, trong các hệ thống báo cáo nội

(3)

bộ của ngân hàng. Việc không ghi nhận đầy đủ các hoạt động ngoại bảng có thể dẫn tới việc không nhận diện đủ các hoạt động của ngân hàng.

Basel (1986) phân loại các hoạt động ngoại bảng thành 4 nhóm: (i) nhóm 1 bao gồm các hoạt động bảo lãnh hay các khoản nợ tiềm tàng khác; (ii) nhóm 2 bao gồm các khoản cam kết; (iii) nhóm 3 bao gồm các giao dịch liên quan đến thị trường và nhóm 4 bao gồm các dịch vụ như cố vấn, quản trị hay chức năng bảo đảm.

Theo Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), các hoạt động ngoại bảng bao gồm: (i) Hoạt động phái sinh:

bao gồm phái sinh tín dụng, phái sinh cổ phiếu, phái sinh lãi suất, phái sinh ngoại hối, phái sinh hàng hóa và các loại phái sinh khác. (ii) Cho vay ngoại bảng: Các khoản vay dưới dạng cam kết trước (bảo lãnh, L/C,...), việc sử dụng khoản vay hay không tùy thuộc tình hình thực tế của khách hàng. (iii) Chuyển giao tài sản ngoại bảng: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến thế chấp ngân hàng, bán tài sản có quyền truy đòi và các hình thức thay thế tín dụng trực tiếp. (iv) Khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng: Bao gồm các hình thức thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản, chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh phát hành.

Một số hoạt động ngoại bảng như dịch cụ tài chính tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng không tạo ra các khoản tài sản hoặc nợ tiềm tàng, do đó cũng không tác động mạnh tới rủi ro của ngân hàng. Các dịch vụ tài chính này có thể kể tới như các dịch vụ liên quan đến kí gửi, các dịch vụ quản trị danh mục, tư vấn đầu tư, dịch vụ ngân hàng đối ứng… Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động ngoại bảng hiện tại chưa

được ghi nhận trong nội bảng nhưng là các khoản mục tài sản hoặc nợ tiềm ẩn, trong tương lai sẽ được ghi nhận hoặc tác động đến trạng thái nội bảng của ngân hàng, từ đó phát sinh rủi ro cho ngân hàng như các sản phẩm phái sinh, bảo lãnh, cam kết cho vay.

3. Thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1. Tổng quan chung

Các hoạt động ngoại bảng ngày càng phổ biến và được các NHTM cung cấp và sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Quy mô các tài sản ngoại bảng so với các tài sản nội bảng và vốn tự có tại các NHTM Việt Nam tính đến tháng 6/2018 được thể hiện ở Bảng 1.

Quy mô các tài sản ngoại bảng khác nhau giữa các NHTM, từ 347.456 triệu VNĐ của NHTM CP Sài Gòn Công thương đến 199.717.219 triệu VNĐ của BIDV.

Các NHTM Nhà nước chiếm cổ phần chi phối có quy mô tài sản ngoại bảng cao hơn đáng kể so với các NHTMCP khác.

Tỷ lệ tài sản ngoại bảng/tài sản nội bảng thấp nhất đạt 0,17% của Ngân hàng Bắc Á, cao nhất đạt 27,45% tại Quân Đội, tỷ lệ TS ngoại bảng/vốn tự có thấp nhất đạt 2,26% của Ngân hàng Bắc Á, cao nhất đạt 400,23% của BIDV.

Như vậy nhóm các NHTM Nhà nước chiếm cổ phần chi phối và một số NHTM khác như Quân Đội, Techombank,

VPBank, TPBank, An Bình thực hiện nhiều loại hình và với quy mô giao dịch ngoại bảng lớn hơn trong toàn hệ thống.

Ngược lại, các NHTM có quy mô và tỷ trọng tương đối thấp đối với giao dịch ngoại bảng đó là Bắc Á, Nam Á, Đông

(4)

Nam Á, Sài Gòn Công Thương. Như vậy, có thể nhận thấy các NHTM có quy mô càng lớn, hoạt động càng đa dạng sẽ có xu hướng duy trì các hoạt động ngoại bảng càng nhiều.

Bảng 2 thể hiện tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tài sản nội bảng của 4 NHTM CP

Nhà nước chiếm cổ phần chi phối qua giai đoạn 2015- 2018. Trong 4 NHTM thì Agribank duy trì tỷ lệ thấp hơn tương đối so với các NHTM còn lại, trên dưới 2%.

Với tỷ lệ gấp khoảng 4- 5 lần, Vietinbank và VCB có tỷ lệ tài sản ngoại bảng/nội bảng dao động từ 9- 11%. Cao nhất trong nhóm NHTM CP Nhà nước chiếm cổ Bảng 1. Tài sản ngoại bảng và nội bảng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

tính đến cuối tháng 6/2018

Đơn vị: Triệu VNĐ và % Tổng tài sản nội

bảng Tổng tài sản ngoại bảng

Tỷ lệ tài sản ngoại bảng/tài

sản nội bảng

Tỷ lệ tài sản ngoại bảng/

Tổng dư nợ Vietinbank 1.147.557.272,4 129.314.386,1 11,27 14,99

BIDV 1.244.824.191,9 199.717.219,9 16,04 21,47

Vietcombank 976.557.250,6 112.843.950,9 11,56 17,62

Agribank 1.227.290.483,9 24.896.444,9 2,03 2,66

Hàng Hải 123.612.184,0 5.733.395,0 4,64 14,09

VPBank 249.488.695,2 21.914.708,5 8,78 14,37

Techcombank 299.626.523,3 31.454.473,6 10,50 17,53

MBbank 325.414.948,4 89.331.525,7 27,45 41,63

Đông Nam Á 130.089.144,9 2.018.053,5 1,55 2,54

TPBank 126.577.247,7 10.692.220,2 8,45 14,32

Xăng dầu 127.439.856,6 6.781.604,3 5,32 7,70

Quốc tế 127.439.856,6 6.781.604,3 5,32 7,70

Bảo Việt 41.911.597,1 1.755.390,3 4,19 7,45

Sài Gòn 476.862.174,2 13.341.060,2 2,80 4,47

Bắc Á 89.832.935,0 152.833,5 0,17 0,25

SG Thương tín 403.414.211,8 14.172.835,3 3,51 5,87

Eximbank 147.874.413,3 7.803.766,1 5,28 7,74

Nam Á 64.905.836,2 404.119,2 0,62 0,98

Á Châu 311.040.481,1 10.848.727,8 3,49 4,80

SG Công thương 21.397.328,4 347.456,0 1,62 2,51

An Bình 88.856.495,7 7.176.855,0 8,08 12,68

Bản Việt 41.683.039,0 1.523.675,4 3,66 5,92 Phương Đông 90.964.593,9 7.341.563,2 8,07 13,53 VN Thương tín 44.890.110,0 1.203.395,0 2,68 3,74

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(5)

phần chi phối là BIDV, duy trì tỷ lệ tài sản ngoại bảng/nội bảng trong khoảng 15- 17%.

Bảng 3 cho thấy, so với các NHTM CP Nhà nước chiếm cổ phần chi phối thì nhóm các NHTM còn lại duy trì tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tài sản nội bảng ở mức cao hơn (15% so với 9%). Tuy nhiên, các ngân hàng duy trì các tỷ lệ không đồng đều. So với các ngân hàng trong nhóm, NHTMCP Hàng Hải có tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tài sản nội bảng là thấp nhất khi chỉ dao động từ 2-5%. Ở chiều ngược lại, NHTM CP Quân Đội khá ưa chuộng các giao dịch ngoại bảng khi tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên ngoại bảng luôn được duy trì khá cao so với mức trung bình nhóm, khoảng 27 đến 36%.

Số liệu từ báo cáo tài chính của các

NHTM cho thấy, tính đến hết tháng

6/2018, nhìn chung, nhóm hoạt động ngoại bảng được ưa thích nhất là các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ và chứng từ bằng ngoại tệ và các cam kết giao dịch hối đoái. Nhóm hoạt động ngoại bảng phổ biến thứ hai là nhóm liên quan đến các cam kết, bảo lãnh, cho vay, cho vay không hủy ngang, L/C. Hai nhóm hoạt động này chiếm tới 85- 100% các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM. Nhóm còn lại liên quan đến hoạt động hoán đổi lãi suất và các cam kết khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khoảng 0- 15% trừ 3 NHTM là Techcombank, NHTMCP Sài Gòn và NHTMCP Việt Nam Thương Tín với tỷ trọng 30- 60%.

Để bổ sung thêm minh chứng cho các phân tích, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát điều tra đối với 15 NHTM tại Bảng 2. Tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên nội bảng của các NHTM Nhà nước chiếm cổ phần

chi phối tại Việt Nam, 2015- 2018

Đơn vị: %

Vietinbank BIDV VCB Agribank Trung bình

2015Q1 8,879090 15,04417 10,160180 2,473746 8,729312

2015Q2 10,155950 16,28814 10,400210 2,506473 9,538345

2015Q3 8,899389 15,17703 9,512770 2,346581 8,755138

2015Q4 8,837932 15,98051 9,095234 2,167456 8,876395

2016Q1 9,101746 16,00532 9,609854 2,053001 8,992874

2016Q2 9,067745 16,21352 10,241500 2,179717 9,267504

2016Q3 9,122824 16,57789 9,788873 2,239112 9,277967

2016Q4 9,854427 17,25890 10,769750 2,331850 9,926739

2017Q1 9,295252 16,67382 10,585000 2,305440 9,585774

2017Q2 8,809328 16,11717 10,092160 2,317616 9,258687

2017Q3 9,421665 16,24513 9,716272 2,029787 9,290685

2017Q4 10,79755 16,61400 9,694408 2,138936 9,776345

2018Q1 10,93344 16,04799 9,722574 2,070186 9,659408

2018Q2 11,26867 16,04381 11,55528 2,028570 10,155540

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(6)

Việt Nam1 về các hoạt động ngoại bảng mà ngân hàng hiện đang thực hiện. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 1 và 2.

Có thể thấy, 100% ngân hàng thực hiện

1 Các NHTM tham gia trả lời phiếu khảo sát gồm: VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank, Techcombank, Quân đội, Hàng hải, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quốc dân, NHTMCP Bắc A, Bưu điện Liên Việt, Việt Nam Thịnh Vượng, An Bình, Sacombank, SHB.

các hoạt động ngoại bảng bao gồm cam kết cho vay, thư tín dụng L/C, và bảo lãnh.

Các khoản vay được bán cũng được thực hiện tại gần một nửa số ngân hàng. 35%

ngân hàng cho biết chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. Bên cạnh đó, chỉ có khoảng 5% ngân hàng trả lời rằng họ có Bảng 3. Tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên nội bảng của các NHTM cổ phần lớn tại Việt Nam,

2015- 2018

Đơn vị: % Quân Đội Hàng Hải VPBank Techcombank Trung bình

2015Q1 36,43960 2,351170 6,168531 8,487391 15,52978

2015Q2 36,19513 2,574214 8,030304 9,548823 16,52485

2015Q3 35,05365 2,711733 8,001931 10,11266 16,16350

2015Q4 31,97203 2,537377 9,048900 9,611089 15,46074

2016Q1 28,49958 2,359539 8,654054 9,808307 14,23748

2016Q2 29,20935 3,162245 8,920522 10,251820 14,89064

2016Q3 29,11030 3,847059 9,547237 10,499900 15,54446

2016Q4 29,54366 4,255469 9,068054 9,081954 15,11323

2017Q1 28,17119 4,127806 8,649656 9,225374 14,45291

2017Q2 25,90727 4,253921 9,021668 9,284578 14,11614

2017Q3 25,79581 3,574156 9,349226 10,08325 14,43939

2017Q4 27,04781 4,141717 8,643151 9,418213 14,43348

2018Q1 27,58285 4,174058 8,238689 9,211253 14,38268

2018Q2 27,45157 4,638212 8,783848 10,49789 14,87104

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM Hình 1. Các hoạt động ngoại bảng tại tất cả NHTM trong mẫu khảo sát

Đơn vị: %

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu từ báo cáo thường niên của các NHTM

(7)

các hoạt động ngoại bảng về chứng khoán chờ phát hành. Khoảng 20% các ngân hàng cho biết bên cạnh các hoạt động ngoại bảng trên, họ còn thực hiện các cam kết về giao dịch hối đoái, các khoản chấp nhận thanh toán.

3.2. Các hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2.1. Các cam kết bảo lãnh

Tính đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm Luật Dân sự 2005, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 và Thông tư 07/2015/TT-NHNN điều chỉnh riêng hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đến năm 2017, Thông tư 13/2017/TT-NHNN được ban hành nhằm sửa đổi một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Tại Việt Nam, các loại hình bảo lãnh hiện đang được NHTM cung ứng bao gồm: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh đối ứng... Trong đó một số loại hình bảo lãnh phổ biến bao gồm:

- Bảo lãnh vay vốn: Là hình thức bảo lãnh do TCTD phát hành một chứng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh (bên cho vay, thường là một tổ chức tín dụng khác), về việc cam kết trả nợ thay cho người được bảo lãnh (là khách hàng của TCTD) trong trường hợp người được bảo lãnh không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn theo quy định cuả hợp đồng vay vốn ký kết giữa người được bảo lãnh (bên vay) và người nhận bảo lãnh (bên cho vay).

- Bảo lãnh dự thầu: Là hình thức bảo lãnh do TCTD phát hành một chứng thư bảo lãnh cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ của người dự thầu khi người dự thầu trúng thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là đảm bảo cho việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng hay sau đó không thực hiện hợp đồng, thì bên mời thầu (bên thụ hưởng) sẽ yêu cầu TCTD thanh toán khoản tiền quy định trong chứng thư bảo lãnh để trang trải chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm trễ thực hiện tiến độ thầu hoặc chi phí để tổ chức Hình 2. Các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM thí điểm Basel II trong mẫu khảo sát

Đơn vị: %

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu từ báo cáo thường niên của các NHTM

(8)

lại một cuộc đấu thầu khác.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là loại hình bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành chứng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng hợp đồng đã ký kết.

- Bảo lãnh thanh toán: Là loại hình bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành chứng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của người bán. Loại bảo lãnh này được ứng dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.

Đối với các NHTM, bảo lãnh ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, đồng thời đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng từ phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay. Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng thu hút thêm được nhiều đối tượng khách hàng. Đối với nền kinh tế, bảo lãnh ngân hàng giúp tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ để doanh nghiệp tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài.

Bảng 4. Tỷ trọng các loại hình bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến tháng 6/2018

Đơn vị: % trên tổng các cam kết bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam Ngân hàng Bảo lãnh vay

vốn Bảo lãnh

thanh toán Bảo lãnh thực

hiện hợp đồng Bảo lãnh dự

thầu Bảo lãnh khác

Vietinbank 5,2 17,3 15,3 2,6 59,6

BIDV 1,3 13,5 33,2 3,5 48,4

Vietcombank 0,6 15,8 16,1 2,6 64,9

Agribank 1,2 23,9 15,6 4,2 55,2

Hàng Hải 0,3 28,0 20,6 3,6 47,6

VPBank 0,2 16,1 20,3 3,5 59,9

Techcombank 0,0 15,8 26,1 3,9 54,1

Quân Đội 0,1 10,1 20,5 4,3 65,0

Đông Nam Á 7,9 11,0 24,8 8,0 48,3

GPBank 0,0 5,0 15,7 0,9 78,4

TPBank 0,0 8,3 22,6 7,7 61,4

Xăng dầu 0,5 36,2 19,7 3,8 39,8

Quốc tế 7,0 9,0 13,1 70,8 0,1

Bảo Việt 33,4 1,0 30,5 4,2 30,9

Sài Gòn 0,6 91,3 2,6 0,8 4,7

(9)

Bảng 4 cho thấy, trên thị trường Việt Nam có nhiều loại hình bảo lãnh được cung ứng, tuy nhiên mức độ mỗi loại hình khác nhau tại từng ngân hàng. Mỗi ngân hàng tập trung cung ứng một hoặc một số loại hình bảo lãnh nhất định, đặc biệt là với các NHTMCP nhỏ. Tại một số NHTMCP có quy mô lớn như Vietinbank, Agribank hay BIDV cung ứng tương đối đa dạng các loại hình bảo lãnh. Một số các NHTMCP có quy mô nhỏ hơn như NHTMCP Sài Gòn, Thương Tín, Sài Gòn Công thương hay Ngân hàng Xây dựng chỉ tập trung cấp bảo lãnh thanh toán, hay NHTMCP Quốc tế lại tập trung cung ứng bảo lãnh dự thầu.

3.2.2. Các cam kết thư tín dụng (L/C) và cam kết cho vay không hủy ngang Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia, đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông

lệ và tập quán quốc tế như UCP (Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), ISBP (Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C), eUCP (Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử) và URR (Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C).

Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. Hiện tại các công ước quốc tế điều chỉnh hoạt động L/C bao gồm UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Tại Việt Nam hiện nay, các văn bản pháp lý về hoạt động L/C bao gồm Luật các TCTD năm 2010, Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN về thư tín dụng trả chậm, Thông tư 41/2016/

TT-NHNN.

Khi thực hiện cung ứng L/C, các NHTM thu được các khoản phí thủ tục. Ngoài ra, các ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ), đồng thời thực hiện được một số nghiệp vụ

Ngân hàng Bảo lãnh vay

vốn Bảo lãnh

thanh toán Bảo lãnh thực

hiện hợp đồng Bảo lãnh dự

thầu Bảo lãnh khác

Đại Dương 19,2 33,6 24,3 1,8 21,1

Bắc Á 2,4 31,6 16,5 4,6 45,0

SG Thương tín 0,1 63,7 10,0 3,1 23,1

Đông Á 3,7 45,2 22,1 4,8 24,2

Eximbank 0,0 33,8 22,9 5,2 38,0

Nam Á 0,0 52,1 13,3 2,4 32,2

Á Châu 0,7 33,7 22,8 4,4 38,4

SG Công thương 0,0 56,2 10,9 2,6 30,3

An Bình 0,0 10,2 22,5 5,8 61,6

Bản Việt 11,6 18,0 28,2 3,1 39,1

Phương Đông 1,7 5,8 53,0 1,2 38,2

Xây dựng 0,0 97,6 0,0 0,0 2,4

VN Thương tín 0,0 16,4 14,7 1,2 67,7

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(10)

khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ… Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này, uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. Hiện nay, tại

các NHTM Việt Nam, L/C là một trong các hình thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế (cùng với chuyển tiền và nhờ thu) vì phương thức này được coi là an toàn nhất đối với người xuất khẩu.

Bảng 5. Tỷ trọng các cam kết bảo lãnh, cho vay và L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến 30/6/2018

Đơn vị: % trên tổng các lại hình cam kết tại NHTM Việt Nam Ngân hàng Tổng các cam kết

bảo lãnh Cam kết thư tín dụng

(L/C) Cam kết cho vay không hủy ngang Vietinbank 51,17 48,83 -

BIDV 67,21 32,79 -

Vietcombank 41,37 58,63 - Agribank 73,66 26,34 - Hàng Hải 62,57 37,43 - VPBank 51,89 48,11 0,00 Techcombank 54,48 45,52 - Quân Đội 69,30 30,70 - Đông Nam Á 65,21 34,79 - GPBank 94,90 5,10 - TPBank 71,36 28,64 - Xăng Dầu 93,49 6,51 - Bảo Việt 10,77 60,71 28,52 Sài Gòn 95,70 4,30 - Đại Dương 100,00 - - Bắc Á 100,00 - - SG Thương tín 46,40 53,60 - Đông Á 88,81 11,19 - Eximbank 41,85 58,15 - Nam Á 88,37 11,63 - Á Châu 56,39 43,61 - SG Công thương 74,30 25,70 - An Bình 80,06 18,91 1,04 Bản Việt 85,02 14,98 - Phương Đông 82,32 17,68 - Xây dựng 100,00 - - VN Thương tín 91,85 8,15 -

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(11)

Các NHTM cũng cung ứng một danh mục L/C tương đối đa dạng.

Bảng 5 cho thấy, trong việc cung ứng các hoạt động ngoại bảng, các NHTM Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai hoạt động là bảo lãnh và cam kết L/C. Trong đó, hoạt động bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao nhất. Một số NHTM chỉ thực hiện bảo lãnh mà không thực hiện các hoạt động khác (NHTMCP Đại Dương, Bắc Á hay Xây dựng). Hoạt động cung ứng cam kết L/C vẫn là thế mạnh của hai ngân hàng Vietcombank và Eximbank (chiếm trên 50%). Bên cạnh đó, NHTMCP Bảo Việt cũng có tỷ lệ cung ứng L/C tương đối cao, chiếm 60,71%. Còn các NHTM khác có cung ứng L/C nhưng tỉ trọng vẫn thấp hơn so với hoạt động bảo lãnh. Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam, hoạt động cung ứng các cam kết cho vay không huỷ ngang chỉ được một số ít các ngân hàng thực hiện.

Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, chỉ có hai NHTM thực hiện hoạt động này là NHTMCP Bảo Việt (chiếm tỷ trọng tương đối cao 28,52%) và An Bình (tỷ trọng thấp khoảng 1%).

3.2.3. Các giao dịch phái sinh và các cam kết giao dịch hối đoái

Theo Pháp lệnh Ngoại hối (2013), Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối (2014), Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 2/10/2015 về “Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối”, các giao dịch ngoại hối mà các NHTM được sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán

với nhau một lượng ngoại tệ với VNĐ hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch.

- Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với VNĐ hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch. Kỳ hạn của giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng một lượng ngoại tệ với VNĐ hoặc với một ngoại tệ khác, trong đó ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại ngày giao dịch. Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi giữa VNĐ và ngoại tệ phải có ít nhất một giao dịch là giao dịch kỳ hạn.

- Giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch quyền chọn) là giao dịch giữa hai bên, trong đó bên mua trả cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán giao ngay một lượng ngoại tệ với một ngoại tệ khác trong một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá xác định tại ngày giao dịch. Nếu bên mua chọn thực hiện quyền mua hoặc quyền bán ngoại tệ của mình, bên bán có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ đó theo tỷ giá đã thỏa thuận. Giá mua quyền chọn là số tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để mua quyền mua hoặc quyền bán một lượng ngoại tệ trong giao dịch quyền chọn. Giá mua

(12)

quyền chọn do các bên thỏa thuận.

Ngoài ra, các NHTM Việt Nam còn thực hiện thêm các cam kết giao dịch đối với giao dịch trao ngay, kì hạn, quyền chọn và tương lai. Cam kết các loại giao dịch ngoại hối được hiểu là hợp đồng cam kết được kí giữa các NHTM với

các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), theo đó NHTM sẽ cam kết mua/bán ngoại tệ theo giá giao ngay/kì hạn/quyền chọn với doanh nghiệp bất kể khi nào doanh nghiệp có nhu cầu trong tương lai. Để làm được điều này, TCTD sẽ phải tự cân đối nguồn vốn ngoại tệ và đáp ứng nhu cầu mua bán Bảng 6. Các cam kết giao dịch ngoại bảng liên quan đến ngoại tệ tính đến 30/6/2018

Đơn vị: Triệu VNĐ và % trên tổng cam kết về ngoại tệ Ngân hàng Tổng cam kết

về ngoại tệ Các cam

kết mua Các cam

kết bán Cam kết giao dịch

phái sinh (%) Cam kết giao dịch trao ngay (%)

Vietinbank 173.696.209 3.338.121 3.553.248 96,03 3,97

BIDV 4.100.201 2.768.907 1.331.293 0,00 100,00

Vietcombank 100.003.635 19.345.264 80.658.371 88,57 11,43

Agribank 10.666.323 5.315.699 5.350.625 95,69 4,31

Hàng Hải 125.149.843 4.373.904 4.411.562 93,01 6,99

VPBank 132.805.529 3.083.527 3.083.011 95,36 4,64

Techcombank 182.687.095 3.855.579 2.932.528 96,28 3,72

Quân Đội 69.861.909 6.686.621 12.078.531 91,90 8,10

Đông Nam Á 110.955.658 7.631.690 7.646.249 91,44 8,56

GPBank 22.959 11.478 11.482 0,00 100,00

TPBank 54.733.236 1.119.102 1.119.137 95,91 4,09

Xăng dầu 1.435.000 0 0 100,00 0,00

Quốc tế 42.451.593 41.136.521 0 100,00 0,00

Bảo Việt 229.516 0 0 100,00 0,00

Sài Gòn 24.716.255 777.167 549.656 96,46 3,54

Bắc Á 27.027.544 5.322.750 2.736.970 100,00 0,00

SG Thương tín 15.102.054 3.394.625 3.808.575 76,43 23,57

Đông Á 647.165 231.682 231.885 28,37 71,63

Eximbank 93.711.348 3.501.883 2.353.770 93,75 6,25

Nam Á 1.649.309 0 0 100,00 0,00

Á Châu 44.861.639 1.511.883 2.599.177 90,92 9,08

An Bình 30.828.887 8.919.373 8.942.613 86,70 13,30

Bản Việt 31.032.207 608.899 5.544.208 96,82 3,18

Phương Đông 30.599.383 1.820.229 1.820.197 88,10 11,90

VN Thương tín 8.497.030 14.395 14.370 99,66 0,34

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(13)

ngoại tệ giao ngay của doanh nghiệp bất cứ lúc nào.

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng kì hạn để thay thế cho hợp đồng cam kết mua bán ngoại tệ trao ngay, tuy nhiên các doanh nghiệp tại Việt Nam

“có vẻ” ưa thích các cam kết mua bán ngoại tệ trao ngay hơn hợp đồng kì hạn bởi lẽ:

(i) Hợp đồng cam kết mua bán trao ngay tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, trong khi với hợp đồng kì hạn ngoại tệ doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc trách nhiệm mua/bán đúng thời điểm, đúng kì hạn.

Doanh nghiệp có thể yêu cầu NHTM thực hiện hợp đồng mua/bán ngoại tệ trao ngay

bất cứ thời điểm nào.

(ii) Trong bối cảnh tỷ giá tương đối ổn định ở Việt Nam và điểm kì hạn tương đối cao, thì việc sử dụng hợp đồng cam kết mua bán trao ngay sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, không phải NHTM nào cũng sẵn sàng kí các cam kết mua bán ngoại tệ trao ngay với các doanh nghiệp, chính vì vậy các giao dịch ngoại tệ phái sinh vẫn được ưa chuộng trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. Nhìn vào Bảng 7 có thể thấy các giao dịch phái sinh vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong các giao dịch ngoại bảng liên quan đến ngoại hối tính đến thời điểm tháng 6/2018.

Bảng 7. Các giao dịch phái sinh và giao dịch cam kết mua bán ngoại tệ tính đến 30/6/2018 Đơn vị: Triệu VNĐ và % Ngân hàng Tổng giao dịch

phái sinh (1) Cam kết bán ngoại

tệ trao ngay (2) Tổng các cam kết

ngoại hối (3) Tỷ lệ phái sinh (1)/cam kết (3) Vietinbank 5.767.905.761 3.553.248.251.292 173.696.209.373.747 0,00332 BIDV 19.505.954.654 1.331.293.451.173 4.100.200.692.706 0,47573 Vietcombank 37.572.704.634 5.668.874.331.723 100.003.635.134.358 0,03757

Agribank - 229.752.052.663 0.666.323.351.481 0,00000

Hàng Hải 19.244.960 4.372.538.157.087 125.149.843.267.678 0,00002 VPBank - 3.083.011.408.378 132.805.529.476.139 0,00000 Techcombank 20.705.343.238 2.932.527.848.620 182.687.094.815.114 0,01133 Quân Đội - 2.348.762.136.337 69.861.909.079.345 0,00000 Đông Nam Á - 4.749.029.225.642 110.955.657.585.140 0,00000 GPBank - 11.481.500.000 22.959.000.000 0,00000 TPBank 91.298.162.313 1.119.136.644.522 54.733.236.023.002 0,16681 Xăng Dầu 60.812.518.000 - 1.435.000.000.000 4,23781

Quốc tế - 42.451.592.884.961 0,00000

Bảo Việt - - 229.515.500.000 0,00000 Sài Gòn - 96.655.568.193 24.716.254.963.493 0,00000 Bắc Á - - 27.027.543.971.456 0,00000 SG Thương tín 10.040.295.482 1.987.213.741.175 15.102.053.677.342 0,06648

(14)

Bảng 7 cho thấy giao dịch phái sinh ngoại hối được các NHTM sử dụng nhiều đó chính là hợp đồng hoán đổi tiền tệ, tiếp đến là các hợp đồng kì hạn, trong khi đó hợp đồng quyền chọn không

được ưa chuộng. Một số đặc điểm có thể rút ra như sau: (i) NHTM có doanh số phái sinh cao và sử dụng đa dạng các loại hợp đồng phái sinh như Quân Đội, Hàng Hải, Đông Nam Á, Bắc Á, An Bình, Bản Việt, Sài gòn Thương tín; (ii) NHTM chỉ tập trung vào hợp đồng kì hạn như Vietcombank, Agribank, BIDV.

3.2.4. Các khoản nợ ngoại bảng Các khoản nợ ngoại bảng là các khoản nợ bị tổn thất trong thời gian theo dõi (nợ nhóm 5) và bao gồm cả dư nợ xấu đã bán cho VAMC chưa thu hồi được.

Có thể thấy rằng, tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vào năm 2011 và 2012. Theo đó, để giải quyết vấn đề nợ xấu, Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng và chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bảng 8. Tỷ lệ dư nợ gốc bị tổn thất trong thời gian theo dõi (nợ ngoại bảng) trên tổng dư nợ tại nhóm ngân hàng thương mại có cổ phần của Nhà nước

Đơn vị: % Vietinbank BIDV Vietcombank Agribank 2015Q1 3,78 4,00 3,40 5,28 2015Q2 3,65 3,73 3,67 5,23 2015Q3 3,53 3,50 3,94 5,52 2015Q4 3,19 3,38 3,52 4,97 2016Q1 2,93 3,28 3,34 4,76 2016Q2 2,69 3,10 3,40 4,69 2016Q3 2,51 2,89 3,22 4,68 2016Q4 2,44 2,83 4,33 4,28 2017Q1 2,26 2,67 4,07 4,02 2017Q2 2,25 2,73 3,73 4,22 2017Q3 2,14 2,82 3,93 4,09 2017Q4 2,65 3,02 4,23 3,94 2018Q1 2,80 3,87 3,90 4,70 2018Q2 - 3,66 3,93 5,84 Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của

các NHTM Ngân hàng Tổng giao dịch

phái sinh (1) Cam kết bán ngoại

tệ trao ngay (2) Tổng các cam kết

ngoại hối (3) Tỷ lệ phái sinh (1)/cam kết (3) Đông Á - 231.884.500.000 647.165.393.063 0,00000 Eximbank 3.455.341.648 2.353.770.028.972 93.711.348.342.242 0,00369 Nam Á - - 1.649.309.140.000 0,00000 Á Châu 82.411.875 2.581.220.139.967 44.861.639.075.849 0,00018 SG Công

thương - - -

An Bình - 2.050.414.513.197 30.828.887.224.371 0,00000 Bản Việt - 494.108.492.716 31.032.206.709.259 0,00000 Phương Đông - 1.820.196.534.756 30.599.382.612.881 0,00000 VN Thương tín - 14.370.345.650 8.497.030.095.650 0,00000

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

(15)

Quyết định 843/2013/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án

“Thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nằm trong kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011- 2015”.

Sau gần 3 năm thực hiện, tính đến cuối tháng 2/2017, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đã được xử lý một bước căn bản, nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát. Nhưng tại một số NHTM, tỷ lệ nợ ngoại bảng vẫn còn ở mức cao, tiềm ẩn

nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng cho các ngân hàng này.

Bảng 8 cho thấy tỷ lệ dư nợ gốc bị tổn thất trên tổng dư nợ tại nhóm NHTM có cổ phần Nhà nước (4 NHTM là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank).

Theo đó, tỷ lệ dư nợ ngoại bảng tại Vietinbank và BIDV nhìn chung được kiểm soát tốt trong những năm gần đây.

Trong đó, tỷ lệ dư nợ ngoại bảng của Vietinbank có sự suy giảm nhiều nhất, từ 3,78% vào quý 1/2015 còn 2,8% vào giữa năm 2018. Tỷ lệ dư nợ này của BIDV cao hơn so với Vietinbank nhưng cũng có xu hướng giảm, từ cao nhất 4% vào quý 1/2015 xuống đến 3,66% vào quý 2/2018. Tại Vietcombank và Agribank thì tỷ lệ này có sự gia tăng, đặc biệt là đối với Agribank thì từ quý 1/2015 đến quý 1/2018, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhưng đến quý 2 lại tăng vọt lên 5,84%. Đây

cũng là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ ngoại bảng lớn nhất trong số 4 NHTM có cổ phần Nhà nước.

Bảng 9 biểu diễn tỷ lệ dư nợ gốc bị tổn thất trong thời gian theo dõi trên tổng dư nợ tại nhóm NHTM cổ phần (bao gồm NHTMCP Quân Đội, Hàng Hải, VP hay Kỹ thương). Có thể thấy rằng, các NHTM thuộc nhóm này có tỷ lệ dư nợ ngoại bảng vào đầu năm 2015 thấp hơn so với các NHTM cổ phần có vốn của Nhà nước nhưng lại có xu hướng tăng lên sau 3 năm.

Trong các NHTM này, Techcombank có tỷ lệ dư nợ gốc ngoại bảng cao nhất và tốc độ tăng nhanh nhất. Theo đó, tỷ lệ này của Techcombank vào quý 1/2015 là 3,45% và đã tăng mạnh lên 6,21% vào quý 2/2018.

Các NHTM như Hàng Hải và VPbank đều có tỷ lệ dư nợ gốc ngoại bảng thấp vào đầu năm 2015 nhưng đều tăng lên hơn gấp đôi vào quý 2/2018 (tỷ lệ dư nợ ngoại bảng Bảng 9. Tỷ lệ dư nợ gốc bị tổn thất trong thời gian theo

dõi trên tổng dư nợ tại nhóm NHTM cổ phần

Đơn vị: % Quân Đội Hàng Hải VPbank Techcombank 2015Q1 3,93 1,98 1,61 3,45 2015Q2 4,14 2,82 1,77 3,34 2015Q3 4,27 2,88 1,60 3,39 2015Q4 3,88 2,53 1,59 2,89 2016Q1 3,62 2,46 2,38 3,70 2016Q2 3,29 2,37 3,31 4,53 2016Q3 3,32 2,67 3,16 4,50 2016Q4 3,67 3,68 1,92 4,55 2017Q1 3,80 3,87 1,88 5,26 2017Q2 3,99 3,95 2,13 7,26 2017Q3 4,23 3,99 2,70 6,94 2017Q4 4,82 4,26 2,78 5,99 2018Q1 4,82 4,46 2,94 6,36 2018Q2 4,58 4,02 3,25 6,21 Nguồn: Nhóm nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của

các NHTM

(16)

của Hàng Hải là 4,02% và của VPbank là 3,25%). Điều này cho thấy mức độ rủi ro từ những khoản mục này có xu hướng tăng lên rõ rệt tại nhóm các NHTM này.

4. Kết luận

Bài báo tập trung giới thiệu tổng quan về hoạt động ngoại bảng, tìm hiểu phân tích các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở khảo sát điều tra các NHTM tại Việt Nam về các hoạt động ngoại bảng mà ngân hàng hiện đang thực hiện, bài viết chỉ ra rằng hầu hết (100%) ngân hàng thực hiện các hoạt động ngoại bảng bao gồm cam kết cho vay, L/C, và bảo lãnh. Các NHTM có quy mô càng lớn, hoạt động càng đa dạng sẽ có xu hướng duy trì các hoạt động ngoại bảng càng nhiều. Nhóm hoạt động ngoại bảng được ưa thích nhất là các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ và chứng từ bằng ngoại tệ và các cam kết

giao dịch hối đoái. Nhóm hoạt động ngoại bảng phổ biến thứ hai là nhóm liên quan đến các cam kết, bảo lãnh, cho vay, cho vay không hủy ngang, L/C

Tài liệu tham khảo

1. Bennett B., (2003).Off-Balance Sheet Risk in Banking. The Case of Standby Letter of Credit, Federal Reserve Bank of San Francisco Economic Review, Vol.1, pp. 5-18

2. BCBS (1986), The management of banks’ off-balance-sheet exposures

3. Cates J., & Davis Y., (2005). Viability study of commercial banks. A case of banking industry in East Africa.

Journal of institute of bankers Uganda. 2nd quarter, pp.22-25

4. Hassan, K. and Sackley, W. (2002). Determinants of the US saving and loan off-balance sheet activities: an empirical investigation. Finance India: the quarterly journal of Indian Institute of Finance. 16, 3, p. 915-931.Khambata (2001)

5. Khambata, D. and Bagdi, R. (2003). Off-Balance Sheet Credit Risk of the Opt 20 Japanese Banks. Journal of International Business Regulation, 5, 57-71

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành “quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về về việc ban hành “quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN về Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM và chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong đó phải kể đến các nguyên nhân chủ quan như: Quy mô vốn chưa đủ lớn, cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, việc quản lý các khoản chi phí chưa hiệu quả,

Mặc dù các công trình nghiên cứu về Chất lượng dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua có chiều hướng tiến triển nhưng

Và đồng quan điểm của Bùi Thụy Nam (2010) với quan điểm về phát triển công cụ phái sinh trên thị trường chứn khoán, có thể hiểu: phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại h

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra các khái niệm về ngân hàng thương mại, theo Luật tổ chức tín dụng (TCTD) khoản 1 và khoản 7 Điều 20 năm 2010 đã xác

+ Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ thẻ: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phổ biến hoạt động dịch vụ thẻ đến với quần chúng nhân dân đã được cơ quan nhà nước , cơ

Bài viết này tập trung mô tả và phân tích thực trạng các hoạt động kiểm tra (HĐKT) tiếng Pháp ở một số trường trung học phổ thông (THPT) thuộc một số tỉnh khu vực phía

Thông qua việc nghiên cứu sự tác động của công tác đánh giá thực hiện công việc theo Thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên tại

Quyết định số 986/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ giai đoạn 2021- 2025 , trong đó nhấn mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển theo hướng: các tổ chức tín dụng