• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án lớp 1 Tuần 18 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án lớp 1 Tuần 18 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Thứ hai ngày tháng năm 20 Đạo đức:

THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn luyện và nhớ lại nội dung của 8 bài đã học.

- Biết được những việc cần làm và những việc không nên làm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng hoạt động của học sinh.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm tốt đẹp cho HS.

II. Chuẩn bị:

- GV: tranh - HS: vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1:

- Chúng ta đã học những bài đạo đức gì?

- Những điều đó giúp chúng ta điều gì?

- Kết luận: Cần làm đúng theo các bài đã học.

* Hoạt động 2:

- Muốn giữ gìn sách vở đồ dùng bền đẹp chúng ta phải làm gì?

- Đối với anh chị em trong nhà thì em phải như thế nào?

- Khi chào cờ chúng em phải làm gì?

- Đi học đều và đúng giờ giúp em làm gì?

Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tốt hành vi đạo đức

* Dặn dò: Ôn bài.

- Biết được những việc cần phải làm.

- Ta phải giữ gìn bao bọc sách vở sạch đẹp

- Anh chị em trong nhà phải yêu thương nhau

- Khi chào cờ phải nghiêm túc - Giúp em tiếp thu bài

- HS thực hiện tốt

(2)

Thủ công:

GẤP CÁI VÍ (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS biết cách gấp cái ví bằng giấy.

2. Kĩ năng: Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận và khéo léo.

II. Chuẩn bị:

- GV: Mẫu cái ví bằng giấy - HS: Giấy màu, vở Thủ công III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ôn định tổ chức:

Kiểm tra đồ dùng học tập Nhận xét

1. Giới thiệu bài:

Ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS thực hành:

- GV nhắc lại quy trình gấp cái ví ở tiết 1 hoặc gợi ý HS nhắc lại quy trình gấp cái ví.

Bước 1, Bước 2, Bước 3.

- Chú ý gấp đều cân đối với chiều dài và chiều ngang của ví.

- Gấp hoàn chỉnh xong cái ví, hướng dẫn trang trí bên ngoài ví cho đẹp.

- Hướng dẫn trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị của học sinh.

- Chuẩn bị học tiết sau: Gấp mũ ca lô

- Đặt dụng cụ lên bàn - Các tổ trưởng báo cáo

- HS lắng nghe

- Thực hành theo nhóm 4

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Lắng nghe

(3)

Toán:

ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được "điểm" "đoạn thẳng"

2. Kĩ năng: Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong học toán II. Chuẩn bị:

- GV: thước

- HS: thước, bút chì.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra

* Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài

2. Giới thiệu "điểm", " đoạn thẳng"

- Yêu cầu HS xem hình vẽ trong sách và đọc “Trên trang sách có điểm A, điểm B”.

Lưu ý HS cách đọc các điểm: B, C, D, H, P, Q, X, G

- Vẽ 2 chấm lên bảng và nói:

A B

Điểm A Điểm B

Trên bảng có hai điểm, ta gọi tên một điểm là điểm A, điểm kia là điểm B.

- Nối 2 điểm lại và nói:

A B

Nối điểm A và điểm B ta có đoạn thẳng AB.

- Cho HS đọc

2. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng:

* Giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng:

- Giơ thước và nói: Để vẽ đoạn thẳng ta thường dùng thước thẳng.

- Hướng dẫn kiểm tra mép thước bằng cách lấy tay sờ.

* Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng:

- Bước 1: Dùng bút chấm một điểm rồi chấm một điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm (A và B).

- Nghe giới thiệu

- Xem hình vẽ và đọc - Đọc các điểm

- Nhìn bảng

- Lắng nghe

- Đọc: Đoạn thẳng AB

- HS lấy thước

- Di động ngón tay trên mép thước

- Lắng nghe và quan sát.

(4)

- Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và điểm B, dùng tay trái giữ cố định thước.

Tay phải cầm bút tựa vào mép thướcvà tì trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B.

* Cho HS vẽ một vài đoạn thẳng 3. Thực hành:

* Bài 1: Đọc tên các điểm và các đ. thẳng Gọi HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng.

* Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành

a) 3 đoạn thẳng b) 4 đoạn thẳng c) 6 đoạn thẳng d) 6 đoạn thẳng

Nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng và đọc các doạn thẳng.

* Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng

- Nêu một số đoạn thẳng rồi đọc tên.

Hướng dẫn HS ghi số vào chỗ chấm dưới mõi hình vẽ.

- Nhận xét 4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Vẽ ở bảng con.

- Đọc: điểm M, điểm N, đoạn thẳng MN, ...

- Nối và đọc: AB, BC, CA

- Đếm các đoạn thẳng và viết số.

(5)

Tự nhiên và xã hội:

CUỘC SỐNG XUNG QUANH

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.

2. Kĩ năng; Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho HS

3. Thái độ: HS biết yêu quý và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

- GV: tranh minh hoạ - HS: vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài:

Ghi đề bài 2. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.

- MT: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương.

- CTH: + Bước 1: Thảo luận nhóm

Nhận xét về phong cảnh trên đường, người đi lại đi bằng phương tiện gì?

+ Bước 2: Thảo luận cả lớp

- Yêu cầu HS liên hệ những công việc mà bố mẹ hoặc người thân trong gia đình làm hằng ngày để nuôi sống gia đình.

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm với SGK

- MT: HS biết phân tích 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống ở thành phố.

- CTH: + Bước 1: Yêu cầu HS xem bài/

18, 19 cuộc sống xung quanh.

Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời + Bước 2: Gọi HS trả lời câu hỏi

. Bức tranh/ 38, 39 vẽ cuộc sống ở đâu?

- Nghe giới thiệu

- Thảo luận nhóm 4

- Đại điện trình bày. Nhận xét

- Đại diện các nhóm trình bày những công việc chủ yếu mà đa số người dân ở đây thường làm.

- HS liên hệ

- HS lần lượt chỉ vào bức tranh và nói những gì các em nhìn thấy.

- Cuộc sống ở nông thôn.

(6)

Tại sao em biết?

. Tranh/ 40, 41 vẽ cuộc sống ở đâu?

* Kết luận:

Bức tranh bài 18 vẽ cuộc sống ở nông thôn. Bức tranh bài 19 vẽ cuộc sống ở thành phố.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Cuộc sống ở thành phố.

- HS lắng nghe

(7)

Chào cờ

I. Mục tiêu:

a) Kiến thức: Cung cấp việc chấp hành nội quy, nề nếp học tập.

b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập xếp hàng cho học sinh, biết lắng nghe và giữ trật tự chung.

c) Thái độ: Yêu trường, yêu lớp, ý thức tập thể cao.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lễ chào cờ:

- Tổng Phụ trách ổn định đội hình.

- Mời Liên đội trưởng lên điều khiển buổi lễ chào cờ.

2. Đánh giá tình hình tuần qua, phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới.

- GV Tổng phụ trách đánh giá việc thực hiện nội quy, nề nếp của HS trong tuần qua.

- Phổ biến 1 số kế hoạch trong tuần tới.

3. Hiệu trưởng lên nói chuyện đầu tuần.

- Nhận xét, đánh giá các hoạt động.

- Dặn dò HS 1 số điều cần thiết.

4. Kết thúc lễ chào cờ:

- GV cho HS về lớp.

- GV dặn dò HS các việc cần làm trong tuần.Chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì I

- Ổn định đội hình.

- Liên đội trưởng điều khiển buổi lễ chào cờ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Xếp hàng vào lớp.

- HS lắng nghe để thực hiện

(8)

Thứ ba ngày tháng năm 20 Toán:

ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh có biểu tượng về "dài hơn""ngắn hơn"; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.

2. Kĩ năng: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong học toán.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một số que dài – ngắn màu sắc khác nhau.

- HS: Thước thẳng, màu III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài:Ghi đề bài

2. Dạy bài mới:

a/ Dạy biểu tượng dài hơn ngắn hơn:

- Đưa 2 que (dài – ngắn)

+ Làm thế nào để biết cái nào ngắn hơn, cái nào dài hơn?

+ Gọi 1 HS lên so sánh

+ Cho HS nêu: thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên.

+ Hướng dẫn HS so sánh 2 đoạn AB và CĐ

* So sánh các đoạn thẳng ở bài tập 1.

b/ So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian:

- Yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK.

- Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng bằng cách nào?

- Thực hành đo cho HS quan sát trên bảng bằng gang tay.

“Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay”.

* Cho HS quan sát tiếp hình dưới.

- Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?

- Vì sao em biết đoạn thẳng nào dài hơn?

Nêu: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng

- Nghe giới thiệu

- Đo 2 que với nhau.

- Theo dõi và nhận xét - HS nhắc lại

- So sánh và nêu - Làm bài tập 1

- Quan sát hình vẽ.

-... với độ dài gang tay.

- HS lắng nghe

- đoạn thẳng dưới dài hơn, đoạn thẳng trên ngắn hơn.

- ... đếm số ô

(9)

bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.

3. Thực hành:

* Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (theo mẫu):

- Hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS so sánh độ dài các đoạn thẳng

* Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Quan sát, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Đếm số ô vuông đặt ở trên mỗi đoạn thẳng rồi ghi số vào mỗi đoạn thẳng tương ứng.

- Đọc yêu cầu bài tập và làm bài.

- Tô màu vào băng giấy ngắn nhất

- HS thực hiện

(10)

Thứ ba ngày tháng năm 20 Luyện tập Toán:

Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: Biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đắc tính dài ngắn của chúng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tùy ý bằng cách so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- GV và HS : Vở luyện tập Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm Bài tập Bài 1 :

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi HS đọc tên các đoạn thẳng đã cho.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Hướng dẫn HS cách đếm và ghi số - Yêu cầu HS làm vào vở.

Bài 3 :

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS vẽ vào vở

Đọc và điền tên các điểm, đoạn thẳng - Một số HS đọc.

- Đoạn thẳng PQ

- Làm theo hướng dẫn của giáo viên - Nối các điểm để có:

a. 5 đoạn thẳng b. 10 đoạn thẳng - 1 HS đọc

- Làm bài vào vở

(11)

Thứ tư ngày tháng năm 20 Toán:

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân.

2. Kĩ năng: Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính hợp tác.

II. Chuẩn bị:

Thước kẻ, que tính

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài:Ghi đề bài

2. Hướng dẫn HS đo độ dài bằng “gang tay”,

“bước chân”:

* Giới thiệu độ dài gang tay:

Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón cái đến đầu ngón tay giữa.

* Hướng dẫn đo độ dài bằng gang tay:

GV nói và làm mẫu Đo độ dài 1 cạnh bảng Gọi hs thực hiện đo

+ Độ dài gang tay của mỗi người dài ngắn khác nhau.

* Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân - Giới thiệu đo độ dài bằng bước chân:

Độ dài bước chân được tính bằng một bước đi bình thường, mỗi lần nhấc chân lên được tính là một bước.

- GV làm mẫu, vừa nói vừa làm

- Gọi HS lên đo bục giảng bằng bước chân.

- So sánh độ dài bước chân của cô giáo và độ dài bước chân của các bạn thì ai dài hơn?

+ Mỗi người có một độ dài “bước chân”

khác nhau. Đây là các đơn vị đo “chưa chuẩn”

3. Thực hành:- Hướng dẫn HS thực hành 4. Củng cố, dặn dò:

- Nghe giới thiệu

- HS lắng nghe

- HS giơ tay lên để xác định độ dài gang tay của mình.

- HS quan sát

- Đo cạnh bàn của mình.

- Nêu kết quả đo

- HS lắng nghe - HS quan sát - 2 HS lên đo - Đọc kết quả đo - HS trả lời - Lắng nghe

Luyện tập Toán:

(12)

Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: Thành lập và ghi nhớ các bảng cộng và bảng trừ 10 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính cộng và trừ trong phạm vi 10.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận II. Chuẩn bị:

- GV và HS : Vở Bài tập Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

Hướng dẫn HS làm vở bài tập:

* Bài 1: Tính

- Hướng dẫn HS tính rồi điền kết quả vào chỗ chấm.

- Nhận xét

* Bài 2: Số?

- Yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống để được phép tính đúng.

- Quan sát, nhận xét

* Bài 3: Điền dấu >, <, =

- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở 2 vế, so sánh rồi điền dấu vào ô trống.

- Nhận xét

* Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ rồi điền phép tính thích hợp vào ô trống.

- Nhận xét

Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học và dặn dò HS.

- Nêu yêu cầu: Tính theo hàng ngang - Làm bài vào vở.

- Nêu yêu cầu: Điền số vào ô trống - Làm bài vào vở.

- Nêu yêu cầu: Điền dấu ><=

- Thực hiện phép tính, so sánh rồi điền dấu.

- Nghe và nhắc lại yêu cầu bài tập.

- Quan sát tranh, nêu bài toán - Viết phép tính thích hợp:

a) 6 + 4 = 10 b) 8 – 3 = 5

(13)

Thứ năm ngày tháng năm 20 Toán:

MỘT CHỤC. TIA SỐ

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết ban đầu về một chục.

2. Kĩ năng Biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 bằng 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- GV: 1 chục que tính - HS: sách

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài

2. Dạy bài mới:

a/ Giới thiệu "Một chục":

- Treo tranh

- Trên cây có bao nhiêu quả 10 quả còn gọi là mấy?

- Tương tự đếm số que tính:

10 que tính hay còn gọi là mấy que tính?

Viết: + Có 10 que tính + Có 1 chục que tính

- 10 đơn vị còn được gọi là mấy chục?

Ghi 10 đơn vị = 1 chục

- Vậy 1 chục bằng mấy đơn vị?

- GV cho HS nhắc lại kết luận b/ Giới thiệu “Tia số”:

- Vẽ tia số rồi giới thiệu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

- Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số? (số bên trái, số bên phải).

- Nhận xét 3. Thực hành:

* Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn - Hướng dẫn HS làm bài

- Kiểm tra và gợi ý chỉnh sửa

- Nghe giới thiệu

- Quan sát

- Đếm số quả. Có 10 quả - 10 quả còn gọi là một chục.

- HS lấy que tính - ... một chục que tính.

- ... một chục

- 1 chục bằng mấy đơn vị.

- Nhiều em nhắc lại - Quan sát

- Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải.

Số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái.

- Đếm số chấm tròn rồi vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn

(14)

* Bài 2: Khoanh vào 1 chục con vật (theo mẫu)

- Yêu cầu HS làm bài - Hướng dẫn kiểm tra

* Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.

- Các em phải viết số như thế nào?

- Nhận xét 4. Dặn dò

- Đếm lấy một chục con vật.

- Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần.

- HS thực hiện

(15)

Thứ sáu ngày tháng năm 20 SHTT:

SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Đánh giá những ưu khuyết điểm của học sinh về tất cả các mặt.

b/ Kỹ năng: HS biết lắng nghe và ghi nhận để phấn đấu

c/ Thái độ: HS biết yêu trường, yêu lớp và có ý thức tập thể cao.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:

- Yêu cầu HS giữ trật tự - Cho cả lớp hát một bài 2. GV cùng HS sinh hoạt:

- GV hướng dẫn HS sinh hoạt - GV nhắc lại, chốt và nhận xét.

- Mời HS bình bầu một số bạn học tốt và chăm ngoan.

3. GV đáng giá:

GV khen một số em đã có tiến bộ như Nhắc nhở các em học chưa tốt cần cố gắng

4. Phương hướng:

- Duy trì nề nếp, tác phong.

- Đi học chuyên cần - Đồ dùng học tập đầy đủ

- Đến lớp trật tự trong giờ học, tập trung chú ý nghe giảng và phát biểu xd bài.

- Khắc phục những tồn tại chưa thực hiện.

- Những em học yếu cần cố gắng.

5. Tổng kết:

- Nêu một số ph. hướng cho tuần tới.

- Nhận xét tiết sinh hoạt.

- Lớp ổn định, hát một bài

- Các TT báo cáo về các hoạt động cho LT. LT báo cáo cho cô giáo.

- HS lắng nghe

- HS xung phong bình bầu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện.

- Múa hát tập thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,… Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ

Nguyên lí làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện, biến đổi điện năng thành cơ năng.. Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và

Kĩ năng: HS biết cách nhận xét sơ lược về tranh phong cảnh 3.Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh.. - GDMT: HS có ý thức bảo vệ

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

Đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta vốn nổi tiếng với đường bờ biển dài.. Đi từ bắc tới nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều

Các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng của mình, mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là các điều

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm