• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

Ngày soạn:10/10/2020

Ngày giảng: Tiết 21

Văn bản: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Biết được nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ

- Hiểu niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích "Thạch Sanh".

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

* KNS:

- Tự nhận thức giá trị của lòng nhận ái, sự công bằng trong cuộc sống.

- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.

3. Về thái độ:

- Giáo dục bồi đắp niềm tin vào công lý, cái thiện thắng ác, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD đạo đức: Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ.

II. Chuẩn bị :

- GV: Soạn bài, chuẩn bị và sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học. Đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.

- HS: Soạn bài theo câu hỏi phân tích ngữ liệu ở SGK, Dự kiến các bài tập ở luyện tập.

(2)

III.

Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục: Tiết 1 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ(2’) Kiểm tra vở soạn bài của HS 3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (4’)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan - Kỹ thuật: động não - Cách thực hiện:

* GV. Nêu yêu cầu: Giải các ô chữ hàng ngang để tìm tên nhân vật được nói đến trong ô hàng dọc. ( GV kết hợp kiểm tra kiến thức bài đã học)

* HS. Quan sát, theo dõi và thực hiện nhiệm vụ.

* Ô chữ hàng ngang:

1.Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh chế ngự thiên tai. ( Sơn Tinh) 2.Nhân vật có tài hô mưa, gọi gió. ( Thủy Tinh)

3.Tên chung chỉ người giúp vua Hùng trông coi việc nước ( Lạc hầu) 4.Bà mẹ có tài sinh nở lạ thường. (Âu Cơ)

5.Ông tổ của người Việt. (Vua Hùng )

6.Người được nhà vua sai đi tìm người tài giỏi cứu nước. (Sứ giả) 7.Người làm ra bánh chưng, bánh giầy. (Lang Liêu )

8.Con trai thần Long Nữ. (Lạc Long Quân)

9.Người được vua phong là Phù Đổng thiên Vương. (Thánh Gióng)

* Ô chữ hàng dọc: Thạch Sanh

* GV.Ghi đầu bài trên bảng và kết hợp thuyết trình:

* HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não

(3)

- Thời gian: 30 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Hdhs tìm hiểu chung

- Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về TP.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình.

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Thời gian: 5 phút

Em hãy cho biết tác giả của truyện “Thạch Sanh” là ai?

- Trong chương trình VHDG lớp 6 từ đầu đến giờ các em đã được học về thể loại truyền thuyết qua các truyện như: “Con Rồng, cháu Tiên”;

“Thánh Gióng”; “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”; “Sự

tích Hồ Gươm”....

Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dan đối với các nhân vật và sự

kiện lịch sử.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một thể loại truyện dân gian nữa đó là truyện cổ tích.

- Yêu cầu HS đọc phần chú thích về truyện cổ tích (*) trang 53 SGK. Giải thích thêm cho HS:

Truyện cổ tích:

+ Là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như:

Nhân vật bất hạnh (người mồ côi , người em út, người mang lốt xấu xí). Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ… Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch và nhân vật là động vật.

+ Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường.

+ Truyện cổ tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu và sự

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: Dân gian

2

. Tác phẩm

- Thể loại Truyện cổ tích:

(4)

công bằng đối với sự bất công

Hoạt động 2.2: Hdhs đọc - hiểu văn bản

- Mục tiêu: Hs biết cách đọc và bước đầu kể tóm tắt lại câu chuyện, giải thích từ khó, bố cục.

Nắm được những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật

- PP: giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giảng bình, phân tích , hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình.

- KT: động não, hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Thời gian: 25 phút

B

ước 1: Đọc, chú thích:

- Thời gian:5 phút

- Mục đích: Học sinh biết cách đọc, kể, tóm tắt truyện, nắm được những chú thích cơ bản.

- PP, KT: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo,đọc hợp tác

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

Nêu cách đọc truyện này cho hay?

- Đọc lưu loát, rõ ràng, thong thả, chú ý thể hiện diễn cảm lời của các nhân vật. Chú ý phân biệt các giọng kể với giọng nhân vật, nhất là giọng Lí Thông.

- Gọi HS đọc truyện, nhận xét, sửa chữa cách đọc.

Câu chuyện có thể tóm tắt gọn hơn như thế nào?

* Kể tóm tắt:

- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 53 đọc phần chú thích. HS quan sát chú thích, chú ý các chú thích 3, 6, 7, 8, 9, 11,12, 13.

Em hiểu “Tứ cố vô thân” là gì?

B ước 2 : Kết cấu, bố cục :

- Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục của văn bản

- PP, KT: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hỏi và trả lời

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

a. Đọc, kể tóm tắt

b. Chú thích

2. Kết cấu, Bố cục : 4 phần

(5)

- Phương tiện: SGK, vở soạn - TG: 2 phút

Truyện “Thạch Sanh”có thể chia thành mấy phần? Giới hạn và nội dung chính từng phần?:

+ Phần 1: Từ đầu đến “Mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “phong cho làm Quận công”: Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lý Thông cướp công

+Phần 3: Tiếp theo đến “hoá kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh

+ Phần 4: Phần còn lại: Thạch Sanh cưới công chúa, đánh lui quân 18 nước chư hầu và lên làm vua.

Đây là một văn bản tự sự em nhắc lại bố cục của một văn bản tự sự ?

- Gồm ba phần .

Đâu là phần mở đầu, giới thiệu truyện? Giới thiệu gì?

- Lai lịch, nguồn gốc, của nhân vật Thạch Sanh . Hãy chỉ ra những sự việc chính trong thân truyện (HS thảo luận nhóm bàn và trình bày)?

- Phần thân truyện chủ yếu nói về các chiến công của Thạch Sanh.

* Chiếu một số hình ảnh về Thạch Sanh và chiếu những sự việc chính trong thân truyện:

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với lí Thông.

+ Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh

+ Lí Thông cướp công của Thạch Sanh, được phong là Quận công.

+ Thạch Sanh bắn đại bàng, tìm nơi ở của đại bàng.

(6)

+ Thạch Sanh đi cứu công chúa, bị Lí Thông hãm hại nhốt dưới hang sâu.

+ Thạch Sanh giết đại bàng cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tặng cây đàn thần.

+ Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng hãm hại, bị bắt giam

+ Thạch Sanh dùng tiếng đàn giải oan, chữa được bệnh cho công chúa.

+ Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, Thạch Sanh được vua gả công chúa và nhường ngôi cho.

+ Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần đẩy lui 18 nước chư hầu.

Kết truyện có sự việc nào ?

- Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua.

B ước 3 : Phân tích văn bản :

- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của văn bản

- PP, KT: Vấn đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK - TG: 18 phút

Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính trong truyện là ai ?

- Truyện có những nhân vật: Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông, chằn tinh, đại bàng, công chúa, vua, thái tử con trai vua Thuỷ Tề, vua Thuỷ Tề, quân 18 nước chư hầu.

- Nhân vật chính trong truyện là Thạch Sanh vì nhân vật xuất hiện trong tất cả các sự việc, mang ý nghĩa thể hiện nội dung tư tưởng của truyện.

- Vì truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu kể về nhân vật Thạch Sanh nên khi phân tích văn bản sẽ dựa vào nhân vật, không theo kết cấu bố cục.

* Gọi 1 HS đọc đoạn văn bản 1:

Là nhân vật được sinh ra từ khát vọng, ước mơ, từ trí tưởng tượng diệu kì của người xưa nhưng Thạch Sanh rất giống với những người dân khác.

3. Phân tích

a. Nhân vật Thạch Sanh

* Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh :

Điều bình thường : - Con gia đình nông dân.

- Sống nghèo khổ - Mồ côi

(7)

Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều bình thường trong nguồn gốc xuất thân của nhân vật này?

- Điều bình thường :

+ Là con một gia đình nông dân tốt bụng.

+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi . + Mồ côi

Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho những người dân lao động có hoàn cảnh như thế nào trong xã hội xưa?

- Đại diện cho những người dân lao động bất hạnh, nghèo khổ, nên gần gũi với nhân dân.

Theo em tuổi thơ của Thạch Sanh được kể có gì đặc biệt?

- Mồ côi từ tấm bé . - Nhà là gốc đa cổ thụ .

- Không có quần áo, mình trần chỉ có 1 chiếc lưỡi búa của cha để lại và 1 mảnh khố che thân .

- Sinh nhai bằng nghề kiếm củi .

 Có thể nói Thạch Sanh là một nhân vật mồ côi nghèo khổ nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Hãy chỉ ra chi tiết khác thường trong sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh?

- Sự khác thường:

+ Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con.

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.

+ Thạch Sanh được thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Em thấy nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có giống Thánh Gióng không? Vì sao?

- Nguồn gốc của Thạch Sanh được miêu tả khá kĩ: là thái tử … được đầu thai vào nhà ông bà già ở quận Cao Bình tên là Thạch Nghĩa  Nguồn gốc thần tiên, phi thường nhưng cụ thể rõ ràng.

Thạch Sanh là kiểu nhân vật nào mà các em đã được biết trong khái niệm truyện cổ tích?

 Đại diện cho những người dân lao động bất hạnh, nghèo khổ.

* Điều khác thường : - Về sự ra đời:

+ Do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra - Sự lớn lên:

+ Được thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

 Nhân vật dũng sĩ: có tài năng phi thường

 Nhân vật được nhân dân gửi gắm ước mơ, khát vọng thực hiện công lí.

(8)

Vệc xây dựng nhân vật có tài năng phi thường đó có ý nghĩa gì?

- Người dũng sĩ: có tài năng phi thường, được sinh ra để diệt trừ cái ác là nhân vật được nhân dân gửi gắm ước mơ, khát vọng thực hiện công lí.

 Ý nghĩa :

* Bình : Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng: nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ lập được chiến công. Và những con người bình thường cũng là những con người tiềm ẩn khả năng, phẩm chất kì lạ khác thường.

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 6 phút

- Cách thực hiện: GV đưa bài tập trắc nghiệm (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời chọn đáp án đúng theo cách hiểu của mình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung – kiến thức

* GV. Đưa bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu.

Bài tập 1

Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?

A. Từ thế giới thần linh.

B.Từ những người chịu nhiều đau khổ.

C. Từ chú bé mồ côi.

D. Từ những người nông dân bình thường.

* HS đọc BT, suy nghĩ, trả lời.

Đáp án: A.

Bài tập 2

Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên

Bài tập 1

- Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh:

A. Từ thế giới thần linh.

Bài tập 2

Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch

(9)

của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì?

A.Thể hiện uớc mơ về sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.

B. Thoả mãn uớc mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.

C. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân trong cuộc sống.

D.Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động

* HS đọc BT, suy nghĩ, trả lời. (HS chọn đáp án mà mình cho là đúng)

Đáp án: C.

* HS khác nhận xét -> GV khẳng định phương án.

* GV. Chốt bài tập trên máy chiếu.

Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích:

C. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân trong cuộc sống.

4. Củng cố:(1’) GV khái quát bài

5. Hướng dẫn về nhà: (1’)

* Học bài:

- Học thuộc về khái niệm truyện cổ tích.

- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết.

- Tóm tắt lại truyện Thạch Sanh theo diễn biến sự việc.(chú ý trình tự các sự việc ) - Nắm chắc được nội dung: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh ( sự ra đời bình thường và khác thường).

* Chuẩn bị: Thạch Sanh ( tiết 2)

- Đọc kĩ lại văn bản, nhớ đựơc các sự việc chính và các nội dung lớn của văn bản.

+ Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

+ Bản chất của nhân vật Lí Thông .

+ Biện pháp nghệ thuật nào đã làm nổi bật sự đối lập về tính cách của 2 nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.

- Tìm hiểu nội dung- ý nghĩa và nghệ thuật đặc sắc của truyện.

* Tích hợp với môn Mĩ thuật: vẽ tranh với các nội dung ( tùy chọn) sau:

+ Thạch Sanh với túp lều tranh dưới gốc đa.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh

+ Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa.

V. Rút kinh nghiệm:

(10)

………

………

………

………..

Ngày soạn:10/10/2020 Ngày giảng:

Tiết 22

Văn bản: THẠCH SANH (tiếp) (Truyện cổ tích)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Biết được nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ

- Hiểu niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích "Thạch Sanh".

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

* KNS:

- Tự nhận thức giá trị của lòng nhận ái, sự công bằng trong cuộc sống.

- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.

3. Về thái độ:

- Giáo dục bồi đắp niềm tin vào công lý, cái thiện thắng ác, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

4. Năng lực cần đạt:

(11)

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD đạo đức: Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ.

II. Chuẩn bị :

- GV: Soạn bài, chuẩn bị và sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học. Đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.

- HS: Soạn bài theo câu hỏi phân tích ngữ liệu ở SGK, Dự kiến các bài tập ở luyện tập.

III.

Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục: Tiết 2 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số HS

Lớp Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra vở soạn bài của HS 3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 4 phút - Cách thực hiện:

GV chiếu trên side những hình ảnh và yêu cầu HS- Nêu những sự việc chính trong truyện “Thạch Sanh” qua hình ảnh?

Gợi ý:

- Những sự việc chính trong truyện “Thạch Sanh”:

+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

(12)

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.

+ Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh.

+ Thạch Sanh giết chằn tinh.

+ Lí Thông cướp công của Thạch Sanh, được phong là Quận công.

+ Thạch Sanh bắn đại bàng, tìm nơi ở của đại bàng.

+ Thạch Sanh đi cứu công chúa, bị Lí Thông hãm hại nhốt dưới hang sâu.

+ Thạch Sanh giết đại bàng cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tặng cây đàn thần.

+ Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng hãm hại, bị bắt giam

+ Thạch Sanh dùng tiếng đàn giải oan, chữa được bệnh cho công chúa.

+ Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, Thạch Sanh được vua gả công chúa và nhường ngôi cho.

+ Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần đẩy lui 18 nước chư hầu.

* GV giới thiệu bài mới: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. Giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em tiếp tục phân tích nhân vật Thạch Sanh và câu chuyện cổ cùng tên.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian: 24 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV ghi lại tiêu mục của bài hôm trước

Hoạt động 2.1: HDHS phân tích những thử thách của Thạch Sanh.

Mục tiêu: Những thử thách mà Thạch Sanh phải vượt qua; Ý nghĩa của những chi tiết thần kì.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

Trong cuộc đời mình, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào?

Chiếu:

- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế

3. Phân tích

a. Nhân vật Thạch Sanh

* Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh :

* Những thử thách của Thạch Sanh.

(13)

mạng. Thạch Sanh chém chằn tinh trừ hại cho dân lành, thu được bộ cung tên vàng.

- Diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang, cứu thái tử con vua Thuỷ tề được tặng cây đàn thần .

- Diệt đại bàng cứu công chúa, cứu được con vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần.

- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, bị bắt vào ngục;

Chữa bệnh cho công chúa, được minh oan

- Cưới công chúa, đánh đuổi 18 nước chư hầu bằng niêu cơm thần và cây đàn thần.

Đưa hai bức tranh trong SGK minh hoạ.

Theo em hai bức tranh minh họa cho các sự việc nào của truyện?

- Minh hoạ cho việc Thạch Sanh bắn bị thương đại bàng cứu công chúa và việc niêu cơm thần giúp chàng đẩy lui 18 nước chư hầu.

Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua là những chiến công như thế nào?

* Bình : Ta thấy kẻ thù càng hung ác xảo quyệt, thử thách càng to lớn thể hiện chiến công của Thạch Sanh càng vang dội vẻ vang, tính chất chính nghĩa càng sáng tỏ.

Vậy theo em mục đích chiến đấu của Thạch Sanh là gì ?

- Cứu dân, cứu người bị hại, bảo vệ đất nước tư tưởng chiến đấu của chàng Thạch Sanh luôn luôn sáng ngời tính chính nghĩa .

Hoạt động 2.2: HDHS phân tích sự đối lập về phẩm chất, hành động của Thạch Sanh và Lí Thông.

Mục tiêu: Sự trái ngược về phẩm chất của 2 nhân vật qua đó thấy được triết lí: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo trong truyện cổ tích.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 5 phút

- TS lập được nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quý giá, mang tính chất chính nghĩa.

* Sự đối lập về phẩm chất, hành động của Thạch Sanh và Lí Thông

(14)

Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp gì?

- Thật thà, chất phác, dễ tin người.

- Dũng cảm và tài năng (diệt chằn tinh, diệt đại bàng có nhiều phép lạ)

- Lòng khoan dung, nhân hậu và yêu hoà bình (Tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội và thết đãi quân sĩ 18 nước chư hầu)

Nhận xét về phẩm chất của nhân vật Thach Sanh?

 Nhân vật thiện mang phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. Vì vậy truyện Thạch Sanh được nhân dân rất yêu thích.

Đối lập với Thạch Sanh là nhân vật nào? hãy chỉ ra sự đối lập đó?

Trong truyện cổ tích Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho 2 loại nhân vật nào luôn ở thế tương phản? Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

=> (Thiện >< ác)

Theo em Thạch Sanh khỏe mạnh, tài giỏi có nhiều phép thần thông nhưng lại nhiều lần bị Lí Thông hãm hại ?

- Có lẽ vì Lí Thông quá khôn ngoan, xảo quyệt … Kết nghĩa anh em để lừa Thạch Sanh…- Lừa lần 2 – bỏ chết dưới hang sâu.

Bản thân Thạch Sanh sống cuộc sống mồ côi thiếu thốn thiếu gia đình nên rất khát khao có người thân, không biết đến ghen ghét, có lòng khoan dung, vị tha, nhân hậu ...

Một chàng trai mồ côi, nghèo khổ từ tấm bé nhờ đâu mà Thạch Sanh lại lập được nhiều chiến công và dễ dàng vượt qua mọi thử thách như vậy ?

* Bình : Một chàng trai mồ côi, nghèo khổ từ tấm bé nhưng Thạch Sanh lại lập được nhiều chiến công và dễ dàng vượt qua mọi thử thách là nhờ sức khoẻ, tài năng vô địch (Ngọc hoàng sai thiên thần xuống dạy cho Thạch Sanh đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông). Đặc biệt là có trong tay vũ khí và phương tiện chiến đấu thần diệu (chiếc rìu, cung tên

Thạch Sanh Lí Thông Thật thà, dễ

tin người

Nhân hậu, vị

tha, yêu

chuộng hoà bình

Dũng cảm, tài năng

Dối trá, nham hiểm, xảo quyệt

Vong ân bội nghĩa

Hèn nhát

 Thiện >< ác

(15)

vàng, đàn thần, niêu cơm thần...)

Hoạt động 2.3: HDHS phân tích ý nghĩa 1 số chi tiết thần kì.

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa 1 số chi tiết thần kì mà dân gian đã gửi gắm vào trong truyện..

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 3 phút

Trong những phương tiện kì diệu đã giúp Thạch Sanh thì em thích phương tiện nào nhất vì sao?

(Nêu ý nghĩa của các chi tiết cây đàn thần và niêu cơm thần)

* Bình : Cây đàn và niêu cơm là hai thứ vũ khí kì diệu nhất. Cây đàn thần vũ khí âm nhạc với bao tác dụng thân kì, âm thanh chỉ là tích tịch tình tang vậy mà khi thì vạch mặt kẻ thù nham hiểm ,bất nhân, khi thì vạch mặt Lí thông, giải câm cho công chúa, khi lại làm nhụt chí quân chư hầu 18 nước. Đó là tiếng đàn giãi bày tình yêu, ước mơ vì công lí, là tiếng đàn nhân đạo hoà bình.

- Niêu cơm là 1 vũ khí kì diệu lạ lùng. Niêu cơm nhỏ xíu … hết lại đầy  tinh thần đoàn kết, lòng nhân đạo

Hoạt động 2.4: HDHS tìm hiểu kết thúc của truyện.

- Mục tiêu: Sự trái ngược về phẩm chất của 2 nhân vật qua đó thấy được triết l

í: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo trong truyện cổ tích.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 3 phút

*Thảo luận nhóm bàn (2 phút): Về kết thúc truyện

Nhân vật Lí Thông đại diện cho cái ác có kết cục như thế nào? Đó là một kết thúc như thế nào mà chúng ta thường thấy trong truyện cổ tích?

- Kết thúc: Có hậu- Thạch Sanh được hạnh phúc, Lí

b. Ý nghĩa 1 số chi tiết thần kì:

- Cây đàn thần: ước mơ công lí, nhân đạo, yêu hoà bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.

- Niêu cơm thần: tượng trưng cho tình yêu thương, lòng nhân ái, ước mơ đoàn kết, yêu chuộng hòa bình.

 Sáng tạo nghệ thuật độc đáo c. Kết thúc:

- Có hậu

(16)

Thông bị trừng phạt.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

Mẹ con Lí Thông không bị Thạch Sanh trừng phạt nhưng lại bị thiên lôi đánh chết rồi bị biến thành bọ hung vì sao vậy?

* Bình :Thạch Sanh không trả thù nhưng họ vẫn bị trừng trị. Kết thúc có hậu đó thể hiện quan niệm của người xưa ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, Gieo gió gặt bão…mẹ con Lí Thông tâm địa độc ác nên không tránh được bị trời trừng phạt. Kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích: (Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây khế....) Qua cách kết thúc này nhân dân ta muốn khẳng định điều gì?

Tích hợp giáo dục đạo đức

Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng Hoạt động 2.5: Hướng dẫn HS tổng kết

- Mục tiêu: HS rút ra được nội dung và nghệ thuật sau khi phân tích tác phẩm

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thuyết trình;

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật viết tích cực - Thời gian: 4 phút

*Tích hợp đạo đức: Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

Vậy theo em truyện có ý nghĩa gì?

- Truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và chống quân xâm lược. Thể hiện ước mơ công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân

Nêu giá trị nghệ thuật?

- Đọc ghi nhớ

Nêu ý nghĩa truyện: TS thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện

Tích hợp giáo dục đạo đức

 Thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí - cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành;

lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình.

4. Tổng kết

a. Nội dung

* Ý nghĩa:

Truyện thể hiện ước mơ công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân.

b. Nghệ thuật:

- Nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo

c. Ghi nhớ

(17)

Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 7 phút

- Cách thực hiện: GV đưa một số câu hỏi, bài tập (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời theo cách hiểu của mình.

* GV. Yêu cầu hs thực hiện bài tập.

Bài tập

?Tập kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” trong vai Thạch Sanh hoặc Lí Thông?

- G. h/d HS cách kể chuyện ( Chú ý đến ngôi kể, vai kể, đúng cốt truyện, các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu, kể diễn cảm, ngôn ngữ kể chuyện…)

- Kể sáng tạo: nhập vai nhân vật Lí Thông hoặc Thạch Sanh.

+ Chú ý ngôi kể: xưng tôi

+ Thêm những tình tiết: suy nghĩ nội tâm của nhân vật Lí Thông hoặc Thạch Sanh.

* GV. Gọi 1 hs kể chuyện.-> hs khác nhận xét cách kể theo nội dung cô giáo hướng dẫn.

* GV. Nhận xét chung.

GV: Tình cảm của em với nhân vật TS? TS đại diện cho điều gì ở xã hội ?

* HS bộc lộ cá nhân:

– Tình cảm khâm phục, yêu quý, tự hào, học tập - Đại diện cho điều thiện.

GV. Việc mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung có ý nghĩa như thế nào.

* HS trình bày:

- Thể hiện ước mơ ác giả ác báo, cái ác, cái xấu phải bị trừng trị.

* GV. Yêu cầu HS mang bài vẽ tranh minh họa cho nội dung bài giờ học trước GV đã giao cho các em về

Bài tập : Kể lại truyện

(18)

vẽ ở nhà.

- GV. Chọn mỗi bức tranh thể hiện một nội dung khác nhau.

* Nghe, suy nghĩ, lựa chọn, trình bày:

* Tích hợp với môn Mĩ thuật: vẽ tranh với các nội dung ( tùy chọn) sau:

+ Thạch Sanh với túp lều tranh dưới gốc đa.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh

+ Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa.

* Hình thức: vẽ trên khổ giấy A4, lề trái 2,5cm, lề trên, lề dưới, lề phải 1,5cm.

* HS treo tranh trên bảng.

* GV. Yêu cầu các chủ nhân của bức tranh nhìn tranh để kể diễn cảm lại sự việc mà bức tranh minh họa.

Đặt tên cho tranh vẽ.

* HS thực hiện nhiệm vụ.

* HS khác quan sát, theo dõi và nhận ->Gv. Nhận xét, đánh giá chung.

* Bài tập.

Vẽ tranh minh họa, kể chuyện theo bức tranh minh họa và đặt tên bức tranh.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 2 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

? Quan sát từ đời sống thực tại và cho biết những người như thế nào bị mọi người gọi là đồ Lí Thông? Thái độ của em với những hạng người đó.

* HS tranh luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa hành động của nhân vật dân gian.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

- Những người sống xảo trá, lừa lọc, nhiều âm mưu thể hiện bản chất độc ác, xấu xa…=> Thái độ: lên án, căm ghét, xa lánh… những hạng người đó.

(19)

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tuyển tập : Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

- Thời gian: 2 phút

? Tìm những truyện cố tích có kết thúc có hậu: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam?

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của văn bản ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Học bài, hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.

- Tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.

- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ

+ Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi phân tích ngữ liệu.

+ Dự kiến làm các bài tập.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(20)

Ngày soạn:10/10/2020 Ngày giảng:

Tiết 23 CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết : - HS Nhận biết, hiểu các lỗi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

- Mức độ thông hiểu – Biết được cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn từ gần âm.

- Mức độ vận dụng : - Chữa được lỗi dùng từ do cách dùng từ không đúng 2. Kĩ năng:

* KNBH:

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.

- Dùng từ chính xác khi nói, viết.

* KNS:

- Kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp 3. Thái độ:

(21)

- Có ý thức dùng từ chính xác khi nói, viết và kĩ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực,...

- Phẩm chất: chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

- GD đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân

=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Soạn bài, tìm tài liệu có liên quan đến bài học. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu

- Học sinh: Học bài cũ về Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Đọc và trả lời câu hỏi về phần chữa lỗi dùng từ ở phần tìm hiểu ngữ liệu.

III.

Phương pháp

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, vấn đáp- gợi mở, trình bày, trò chơi, trực quan...

- KT: Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1. Ổn định tổ chức :(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’)

? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: trò chơi trải nghiệm - Thời gian: 4 phút

GV chiếu đoạn văn có lỗi dùng từ và chia nhóm học sinh tìm ra lỗi sai trong có trong đoạn văn. Đội nào làm đúng xong trước sẽ giành được chiến thắng.

(22)

Lan và Hà là đôi bạn thân. Họ nói chuyện rất hợp nhau, cứ gặp nhau ở đâu là có thể to nhỏ thút thít mọi thứ chuyện trên đời. Ấy thế mà dạo gần đây, nghe phong phang là 2 người ấy rận nhau, không chơi với nhau nữa rồi.

GV giới thiệu bài mới:

Trong thực tế khi sử dụng từ các em thường mắc phải những lỗi như dùng một từ nào đó quá nhiều lần gây cảm giác nhàm chán hoặc làm cho lời văn lủng củng hoặc

có thể nhầm lẫn giữa những từ gần âm nên dẫn đến dùng từ sai, làm cho người đọc người nghe hiểu sai vấn đề. Vậy làm thế nào để khắc phục những lỗi cơ bản đó để lời văn, lời nói thêm sinh động, chuẩn xác ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em sửa lỗi dùng từ.

GV giới thiệu qua cho HS về nội dung điều chỉnh của BGD (CV 3280/BGD) Tích hợp: bài Chữa lỗi dùng từ và Chữa lỗi dùng từ - tiếp theo thành một bài: tập trung vào phần I, II (bài Chữa lỗi dùng từ); phần I (bài Chữa lỗi dùng từ - tiếp theo).

Chữa lỗi dùng từ III. Luyện tập Khuyến khích học sinh tự làm Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) II. Luyện tập Khuyến khích học sinh tự làm

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được một số lỗi dùng từ thường gặp.

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não, nhóm - Thời gian:24 phút.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 2.1: HDHS tìm hiểu lỗi lặp từ

- Mục tiêu: Giúp HS nhận ra các lỗi do lặp từ. Biết cách chữa lỗi do lặp từ.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

Chiếu 2 ngữ liệu.

Đọc

?Trong đoạn văn (a) có những từ ngữ nào được lặp lại? Lặp lại mấy lần?

Từ “tre” lặp lại 7 lần Từ “giữ” lặp lại 4 lần

Từ “anh hùng” lặp lại 2 lần

chiếu đoạn văn có lược bỏ bớt một số từ lặp

I. Lặp từ:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu: SGK

Từ “tre” lặp lại 7 lần Từ “giữ” lặp lại 4 lần Từ “anh hùng” lặp lại 2 lần

(23)

đọc đoạn văn

?Nếu bỏ bớt các từ lặp đi có được không? vì sao?

- không, trở nên khó hiểu

?Các từ lặp trong đoạn văn trên có t/dụng gì?

suy nghĩ trả lời:

nhận xét, khái quát:-> chiếu nhận xét.

- Nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của cây tre, khẳng định cây tre mang những hành động cao cả cống hiến cho kháng chiến như con người.

-> tạo một nhịp điệu hài hoà cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ.

Kết luận: Cách lặp từ với dụng ý như trên người ta gọi là phép điệp từ

chiếu câu văn -> hs đọc

Đoạn văn (b) có những từ ngữ nào được lặp lại?

Lặp mấy lần? Tác dụng?

Ngữ “Truyện dân gian” lặp lại 2 lần .

Việc lặp lại ở v/d b có dụng ý như trong v.d a không? Nó làm cho câu văn trong v/d b ntn?

- Không. Làm cho câu văn lủng củng tối nghĩa

=> Đó chính là lỗi lặp từ

Em hãy chữa lại câu có lỗi lặp ở đoạn văn (b)?

chữa lại câu b GV chiếu câu chữa.

Cách sửa:

Cách 1: - Bỏ cụm từ lặp.

Đọc truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích.

Cách 2: - Dùng từ khác thay thế.

Em rất thích đọc truyện dân gian vì nó thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

quan sát v/d a-b

Lỗi lặp từ và phép lặp từ có gì giống và khác nhau?

Điệp ngữ Lỗi lặp từ Giống Sử dụng lặp lại hình thức ngữ âm

->Nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của tre, tạo chất nhạc cho đoạn văn.

=> điệp từ

* Ngữ “Truyện dân gian”

lặp lại 2 lần -> lỗi lặp do diễn đạt kém.

*. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ

:

Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

(24)

Khác - Tạo giá trị nghệ thuật

- Không bỏ được từ lặp

- Gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.

- Bỏ được từ lặp Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ trong ví dụ b?

Theo em chúng ta khắc phục lỗi ấy như thế nào?

phát hiện –> GV chiếu nội dung

Nguyên nhân: Cách sửa

+ Vốn từ nghèo nàn + Dùng từ thiếu cân nhắc

-> Mở rộng vốn từ -> Có ý thức sử dụng từ chiếu bài tập củng cố kiến thức.

Em hãy đánh dấu ( x) vào trước câu mắc lỗi lặp từ và sửa lại cho đúng.

1/ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.

2/ Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề…

(Vũ Tú Nam) Cách sửa:( GV chiếu)

Cách 1: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. => Bỏ từ lặp

Cách 2: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì.

=> Thay từ lặp bằng từ khác

Hoạt động 2.2: HDHS tìm hiểu lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

Mục tiêu: Giúp HS nhận ra các lỗi do lẫn lộn các từ gần âm. Biết cách chữa lỗi do lẫn lộn các từ gần âm . - PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời, NX, bố sung

Chiếu ví dụ

GV Gọi học sinh đọc VD trong SGK

Nguyên nhân

Cách sửa + Vốn từ

nghèo nàn + Dùng từ thiếu cân nhắc

-> Mở rộng vốn từ

-> Có ý thức sử dụng từ.

II. Lẫn lộn các từ gần âm:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK)

- Từ không đúng: Thăm quan, nhấp nháy

(25)

Trong các câu trên từ nào dùng không đúng?

Chỉ ra 2 từ dùng không đúng: thăm quan, nhấp nháy.

Chiếu hai từ hs tìm được

Nghĩa từ thăm quan; nhấp nháy?

+ Thăm quan không có trong Tiếng Việt.

+ Nhấp nháy : mở ra nhắm lại liên tiếp.

Có ánh sáng loé ra, khi tắt liên tiếp.

Hai cặp từ nhấp nháy – mấp máy có điểm gì giống nhau?

Gần âm

Nguyên nhân mắc lỗi là do đâu?Theo em chúng ta sửa lỗi này như thế nào?

Nêu.

Chiếu: Nguyên nhân

+ Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ Cách sửa:

+ Chỉ dùng từ khi nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

GV lưu ý: Từ có 2 mặt : nội dung và hình thức.

Nếu sai hình thức-> sai nội dung.

Chữa lại những câu có lỗi sai về dùng từ không đúng?

Sửa -> GV chiếu câu văn đã sửa

a/Thay thăm quan -> tham quan (là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm)

b/ thay nhấp nháy -> mấp máy( Cử động khẽ và liên tiếp.)

GV chiếu bài tập củng cố kiến thức.

Tìm từ không dùng đúng trong câu văn sau và sửa lại cho đúng.

A, Đô vật là người có thân hình lực lượng. (lực lưỡng) b, Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé mụ mẫm . ( bụ bẫm)

Hoạt động 2.3: HDHS tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Mục tiêu: Giúp HS nhận ra các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đùng nghĩa.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Nguyên nhân mắc lỗi: Vì không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Cách sửa: Chỉ dùng từ khi nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

III.

Dùng từ không đúng nghĩa.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK)

(26)

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

- Chiếu Ví dụ Tr 75

Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD? Giải thích nghĩa các từ đó?

a. Yếu điểm: điểm quan trọng

b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.

c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.

Vì sao các từ đó dùng sai?

- Dùng từ không đúng nghĩa vì hiểu sai nghĩa của từ và nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh.

Vậy theo em nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

- Không biết nghĩa của từ . - Hiểu sai lệch nghĩa của từ .

- Hiểu nghĩa của từ không đầy đủ . Em hãy sửa các câu trên cho đúng?

a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược điểm, đểm yếu"

b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu"

a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến"

Thử giải thích nghĩa các từ?

* Chiếu

a. Yếu điểm: điểm quan trọng + Nhược điểm : Điểm yếu kém.

+ Điểm yếu : Điểm yếu kém .

b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.

+ Bầu: Tập thể đơn vị chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết

c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.

+ Chứng kiến: tận mắt nhìn thấy một sự việc nào đó đang diễn ra.

Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì? Làm cách nào để không mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

- Không hiểu hoặc chưa nắm rõ nghĩa của từ thì chưa

- Các từ dùng sai: Yếu điểm, đề bạt, chứng thực.

- Nguyên nhân:

+ Không biết nghĩa của từ + Hiểu sai nghĩa

+ Hiểu chưa đầy đủ nghĩa - Sửa lỗi:

+Yếu điểm  Nhược điểm, điểm yếu, khuyết điểm + Đề bạt  Bầu

+Chứng thực  Chứng kiến

*. Lưu ý:

- Không hiểu hoặc chưa nắm rõ nghĩa của từ thì không dùng từ đó.

- Tích luỹ vốn hiểu biết nghĩa của từ qua đọc sách,

(27)

dùng

- Tích luỹ vốn hiểu biết qua đọc sách - Tạo thói quen tra từ điển.

Qua các VD trên, em hãy rút ra kết luận về các thao tác sửa lỗi?

K/L: Thao tác chữa lỗi:

- Phát hiện lỗi sai - Tìm nguyên nhân sai - Sửa lỗi

báo...

- Tạo thói quen tra từ điển.

* Thao tác chữa lỗi:

- Phát hiện lỗi sai - Nguyên nhân sai - Sửa lỗi

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 7 phút

- Cách thực hiện: GV đưa một số câu hỏi, bài tập (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời theo cách hiểu của mình.

GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. Các HS khác ở dưới lớp làm BT vào SBT.

Bài 1: (bài 3: Chữa lỗi dùng từ)

a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:

- Tống: chỉ hoạt động của tay.

- Tung: chỉ hoạt động của chân.

- Câu này có hai cách sửa:

+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống": Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt.

+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá": Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b. - Thực thà: Tính người tự bộc lộ ra một cách tự nhiên, không giả dối, giả tạo

- Thay thực thà bằng thành thật (Có lời nói, hành vi đúng như ý nghĩ, tình cảm thật của mình, không giả dối)

- Bao biện: Làm cả những việc lẽ ra phải để cho người khác làm, đi đến làm không xuể, không tốt.

- Thay Bao biện bằng nguỵ biện (cố ý dùng những

IV. Luyện tập Bài 1:

a. Hai cách sửa:

+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống": Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt.

+ Thay "tống" bằng "tung"

giữ nguyên "cú đá": Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b. - Thay thực thà bằng thành thật (Có lời nói, hành vi đúng như ý nghĩ, tình cảm thật của mình, không giả dối)

- Thay Bao biện bằng nguỵ biện (cố ý dùng những lí lẽ bề ngoài có vẻ đúng nhưng

(28)

lí lẽ bề ngoài có vẻ đúng nhưng thật ra là sai, để rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật)

c. Tinh tú: Sao trên trời

- Thay tinh tú bằng tinh hoa, cái tinh tú bằng tinh tuý (Phần thuần khiết và quý báu nhất)

Bài 2: Bài 1(Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)) Chữa lỗi dùng từ sai:

Dùng sai Dùng đúng - Bảng ( tuyên ngôn) Bản tuyên ngôn - Sáng lạng (tương lai) Tương lai xán lạn - Buôn ba (hải ngoại) Bôn ba hải ngoại - Thuỷ mạc (bức tranh) Bức tranh thuỷ mặc - Tự tiện (nói năng) Nói năng tuỳ tiện

* Lấy thêm lỗi ở bài viết số về nhà của HS để chữa.

(Nếu còn thời gian)

thật ra là sai, để rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật)

- Thay tinh tú bằng tinh hoa, cái tinh tú bằng tinh tuý (Phần thuần khiết và quý báu nhất)

Bài 2

Dùng đúng - Bản tuyên ngôn - Tương lai xán lạn - Bôn ba hải ngoại - Bức tranh thuỷ mặc - Nói năng tuỳ tiện

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 2 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

? Khi sử dụng từ ngữ chúng ta cần chú ý điều gì ?

Tích hợp: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

- Những người sống xảo trá, lừa lọc, nhiều âm mưu thể hiện bản chất độc ác, xấu xa…=> Thái độ: lên án, căm ghét, xa lánh… những hạng người đó.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

(29)

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tư liệu đời sống

- Thời gian: 2 phút

? Tìm những lỗi dùng từ thường gặp trong lời nói thường ngày ở địa phương?

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của bài học ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Học bài, làm bài tập vào VBT.

- Chuẩn bị bài: Em bé thông minh

+ Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi phân tích ngữ liệu.

+ Dự kiến làm các bài tập.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Ngày soạn: 10/10/2020 Ngày giảng:

Tiết 24:

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (Văn tự sự)

I. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức.

- Giúp HS đánh giá bài TLV theo yêu cầu của bài văn tự sự (nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp)

- Yêu cầu kể bằng lời của em.

(30)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện bằng lời văn của mình, kĩ năng kể chuyện đầy đủ các sự việc, nhân vật trong truyện. Đánh giá chất lượng bài làm so với yêu cầu của đề. Rèn kĩ năng kể, diễn đạt, dùng từ, trình bày bố cục.

3. Thái độ: Giáo dục các em ý thức tự sửa sai, tự phấn đấu vươn lên trong học tập. Tính cẩn thận khi làm bài

4. Năng lực: Giao tiếp TV, hợp tác, tự quản bản thân, tiếp nhận II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: Chấm chữa bài chính xác, tỉ mỉ khách quan 2. HS: Ôn tập kiểu bài

III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách làm bài văn kể chuyện.

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 2 phút

GV giới thiệu bài: Điểm số đối với một bài làm là quan trọng, vì nó thể hiện kết quả cụ thể, tổng hợp năng lực, kiến thức, kĩ năng của các em. Nhưng quan trọng hơn đó là sự nhận thức, tự nhận thức ra các lỗi, ưu, nhược điểm về các mặt trong bài làm của mình và tìm cách biết cách sửa chữa nó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Trả bài và nhận xét bài làm của HS

- Mục tiêu: Qua phân tích, n/x các bài làm hình thành được các kĩ năng làm bài về thể loại văn tự sự.

- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện, nêu và giải quyết vđề.

- Thời gian: 35 phút

HS đọc lại đề, GV chép đề lên bảng

?Đề thuộc thể loại gì?

?Đề nêu ND gì? dề y/c cầu những gì?

?Em đã kể chuyện về ai (n/v nào)? Ai là nhân vật chính?

?N/V đã được giới thiệu đủ rõ chưa?

?N/v của MB kể chuyện về ai?

Giới thiệu n/v đã rõ chưa ?

?Kể những sự việc gì ? ng/n,

I. ĐỀ BÀI: (theo tiết 18) II. ĐÁP ÁN(theo tiết 18)

(31)

diễn biến sự việc ntn? Kết quả sự việc đã được kể ra chưa?

? N/v phần kết bài?(Em kể sự

việc đó nhằm MĐ gì?MĐ đó đã đạt được chưa ?

4. Củng cố:

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.

- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.

- Đọc và xem lại bài V. Rút kinh nghi ệ m

...

...

...

...

Ngày…. tháng….. năm…….

Kí duyệt của tổ trưởng

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

Bài học này được thiết kế để củng cố và mở rộng kiến thức về Lịch sử thế giới cận đại (chương I, II), đồng thời phát triển các kỹ năng làm bài tập và thái độ học tập tích cực ở học

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh... Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và