• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Ngày soạn : 05/11/2020

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 09 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng

Toán

Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: Đọc viết số thập phân. So sánh số đo độ dài, khối lượng và diện tích. Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. Giải bài tập liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: Đọc viết số thập phân. So sánh số đo độ dài, khối lượng và diện tích. Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. Giải bài tập liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận II. CHUẨN BỊ

- GV: Ư DPHTM; máy tính.

- HS: Vở toán.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định :1

B. KTBC:4’

- Yêu cầu Hs khởi động máy tính bảng và làm các bài tập sau:

Bài 1: 8m 6dm = …m

Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 86 m ; b) 8,6m ; c) 8,06m Bài 2: 4 tấn 562kg = ….tấn

Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 45,62 tấn ; b) 4,0562 tấn c) 4,562 tấn Bài 3: 1654 m2 = ….ha

Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 0,1654 ha ; b) 1,654 ha c) 1,6540 ha - Giáo viên nhận xét và đánh giá.

Bài 1. SGK – trang 48. Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó: 7’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 12,7: mười hai phẩy bảy.

b) 0,65: không phẩy sáu mươi năm.

c) 2,005: hai phẩy không không năm.

d) 0,008: không phẩy không không tám.

- Hát

- Hs dùng máy tính bảng làm bài.

Bài 1: b) 8,6m Bài 2: c) 4,0562 tấ Bài 3: a) 0,1654 ha - Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(2)

- Củng cố chuyển các phân số thập phân thành số thập phân, cách đọc số thập phân.

Bài 2. SGK – trang 49. Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?: 8’

- GV yêu sử dụng chức năng khảo sát gửi bài tới HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

11,020km; 11020m.

- Củng cố so sánh số đo độ dài.

Bài 3. SGK – trang 49. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 4m 85cm = 4,85m b) 72ha = 0,72km2

- Củng cố so sánh số đo độ dài và diện tích Bài 4. SGK – trang 49: 9’

- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm giá tiền của 36 bộ đồ dùng ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Giá tiền của một bộ đồ dùng là :

180 000 : 12 = 15 000(đồng) May 36 bộ đồ dùng phải trả số tiền là:

15 000 x 36 = 540 000 (đồng)

Đáp số : 540 000 đồng - Hỏi HS cách làm khác.

- Củng cố giải bài tập liên quan đến “rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài SGK và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS sử dụng máy tính bảng để làm bài.

- HS giải thích cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở ô li.

- HS giải thích cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li.

- Nhận xét, chữa bài.

--- Tập đọc

Tiết19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

(3)

1. Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

2. Kĩ năng: Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

3. Thái độ: Yêu đất nước, con người, thiên nhiên.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

III. CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9; Phiếu khổ to, bút dạ.

- HS : SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. GTB: 2’

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:

10’

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc - Cho điểm từng HS

2. Hướng dẫn làm bài tập: 26’

Bài 2. VBT trang 64. Thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo bảng sau: 29’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và phát phiếu khổ to cho HS.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

Việt Nam tổ quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân

Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam

Cánh chim hoà bình

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.

Ê-mi-li, con.... Tố hữu Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

(4)

Con người với thiên

nhiên

Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của Nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ảnh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL và luyện đọc.

--- Chính tả

Tiết 10 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.

2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, đẹp bài văn “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.”

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức BVMT

* GDMT: Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

II. CHUẨN BỊ.

- Bảng phụ bài tập 2.

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y-H C.Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. GTB: 1’

- Nêu mục tiêu tiết học.

B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc: 10’

- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.

2. Viết chính tả: 26’

* GDBVMT: Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?

- Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?

- Bài văn cho em biết điều gì?

- GV đọc cho HS viết các từ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch.

- Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa?

- 1 HS đọc bài văn.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.

- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

- Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- HS viết nháp, 2 HS viết bảng lớp.

- Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.

(5)

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc lại toàn bài.

- Chấm 7 bài.

- Nhận xét chung.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

______________________________________

Ngày soạn : 05/11/2020

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng

Toán

Tiết 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 (Theo Lịch của PGD)

______________________________

Luyện từ và câu

Tiết 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra đọc (như ở tiết 1)

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên

2. Kĩ năng: Trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của nhà văn.

3. Thái độ: Yêu đất nước, con người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị từ tiết 1).

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Giới thiệu bài: 1’

- Nêu Mục đích của tiết học B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc - Tiến hành như ở tiết 1 2. Hướng dẫn bài tập Bài 2

? Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu:

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc;Kỳ diệu rừng xanh;

Đất Cà Mau.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm vào vở bài tập.

(6)

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chon chi tiết mà mình thích

+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiế ấy. (Để giải thích lý do thích em viết thành đoạn văn (5 câu) trong đó lưu ý đến nội dung câu văn, các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả, cách dùng từ của tác giả có gì đặc sắc để tạo nên cái đẹp của câu văn, bài văn.

- Gọi 1 HS trình bày phần bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS (Nếu có)

- Nhận xét, khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lý do.

Lưu ý: GV đi theo từng bài văn để nhiêu HS có thể tìm thấy những chi tiết hay trong 1 bài.

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.

Ví dụ:

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Em thích chi tiết: Trong vường lắc lư những chùm quả …. chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ Vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan, gời cho tả cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và kinh tế.

- Em thích chi tiết: Ngày không nắng, không mưa, …. kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã . Ở đây con người rất chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Tác giả miêu tả hoạt động của con người giữa bức tranh quê làm cho bức tranh quê ấy thêm đẹp và sinh động....

b) Một chuyên gia máy xúc

- Em thích chi tiết tả ngoại hình cỉa anh A-tếch-xây: Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng.... tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật. Sự miêu tả ấy thật đúng với ngoại hình của một người ngoại quốc, vừa toát lên vẻ gần gũi, thân mật của anh với công việc, con người Việt Nam...

c) Kì diệu rừng xanh

- Em thích nhất chi tiết: Một thành phố bnấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như mộ người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc nhưng người tí hon. Cách miêu tả, so sánh của tác giả làm cho người đọc có những liên tưởng thú vị, bất ngờ...

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau

---

(7)

Kể chuyện

Tiết 10 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 4) I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá vốn từ: danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ, gắn với ba chủ điểm đã học.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm đã học.

3. Thái độ: Yêu thích tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu học tập cho bài 2. Phiếu to cho bài 1; Máy tính, máy chiếu.

- HS: VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. GTB: 1’

- Nêu mục tiêu tiết học.

B. Bài mới: 36’

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1. VBT – trang 66. Viết từ ngữ thích hợp về các chủ điểm đã học theo bảng sau: 15’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 2. VBT – trang 67. Viết những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau: 20’

- Tiến trình tương tự bài 1.

.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- HS nhận xét, bổ sung.

Ví d :ụ

Bảo vệ Bình yên đoàn kết bạn bè mênh mông Từ

đồng nghĩa

giữ gìn giữ gìn

bình an, yên bình, thanh bình, bình yên, yên ổn

kết đoàn, liên kết, liên hiệp ...

bạn hữu, bầu bạn, bạn bè

bao la, bát ngát, mênh mang

Từ trái nghĩa

Phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ, huỷ hoại, huỷ diệt

bất ổn, náo động, náo loạn...

chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột,..

thù địch, kẻ thù, kẻ địch

chật chội, chật hẹp, toen hoẻn ...

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

(8)

- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được và chuẩn bị giờ sau.

Ngày soạn : 05/11/2020

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Ư DCNTT, máy tính, ti vi, bảng phụ;

- HS: Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: 5’

- Viết các STP sau thành PSTP 2,5 = 12,45 = 2,67 = 3,04 = - GV nhận xét.

B. Bài mới: 32' 1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân

- 2 HS lên bảng.

a, Ví dụ:

* Hình thành phép cộng hai số thập phân.

- G vẽ đường gấp khúc ABC như sgk lên bảng, sau đo nêu bài toán: Đương gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?

? Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

- G nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là mộ tổng của hai số thập phân.

* Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải.

( G gợi ý: có thể đổi ra đơn vị mét)

- Học sinh nghe và phân tích đề toán

- Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC.

- Tổng 1,84m + 2,45m.

- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:

1,84m = 184cm 2.45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúcABC là:

(9)

- Gv gọi học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.

- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 m các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti - mét rồi tính, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét.

Làm như vậy rất mất thời gian, vị vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

- G hướng đẫn học sinh cách đặt tính như trong sách giáo khoa( vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):

* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau( đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

* Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điển giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân.

b, Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính 15,9 + 8,75

- GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

184 + 245 = 429(cm) 429cm = 4,29m

- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29 m

- HS cả lớp theo dõi thao tác của giáo viên .

- HS thực hiện:

- HS so sánh hai phép tính:

* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

*Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

- Trong phép tính cộng hai số thập phân( viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

- HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

(10)

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.

3. Ghi nhớ

- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.

4. Luyện tập - thực hành Bài 1

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi học sinh chữa bài của bạn trên bảng.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

*Đặt tính: viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới 15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

* Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

- Một số HS nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tự học thuộc lòng ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.

Bài 1

- 2 học sinh đọc đề bài

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

5 , 82

3 , 24

2 ,

58

23,44

08 , 4

36 ,

19

99 , 324

19 , 249

8 ,

 75

863 , 1

868 , 0

995 ,

 0

- GV yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- HS nhận xét bài của bạn đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 2 HS vừa lên bảng lần lượt nêu, mỗi học sinh nêu cách thực hiện1 phép tính. Ví dụ phép tính đầu tiên:

* Đặt tính: Viết 58,5 sau đó viết 24,3 dưới 58,3 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, hàng phần mười thẳng hàng phần mười, đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.

* Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên:

. 2 cộng 3 bằng 5 , viết 5.

. 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1.

. 5 cộng 1 là 6. 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.

(11)

- GV hỏi: Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?

- Gv nhận xét học sinh.

Bài 2

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.

- GV yêu cầu HS làm bài

* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- HS : Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Bài 2

- HS đọc thầm đề bài và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính tổng hai số thập phân.

- 1 HS nêu như phần Ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

17,4 6 , 9

8 ,

7

44,57 75 , 9

82 ,

34

93,018 37 , 35

648 , 57

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ thể( nếu cần)

- GV nhận xét học sinh.

Bài 3

- GV gọi 1 HS đọc đề trước lớp.

- Gv yêu cầu HS tự làm bài .

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính :

32,6 + 4,8 = 37,4 - GV nhận xét và HS.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- Cần lưu ý học sinh cách đặt tính, sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy.

- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài 3

Bài giải Tiến cân nặng là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra.

___________________________________________

Tập đọc

Tiết 20 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 5) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra đọc (như ở tiết 1)

(12)

- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thể hiện được tính cách của nhân vật trong vở kịch 3. Thái độ: Yêu đất nước, con người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 ; Một số trang phục đơn giản dùng để diễn kịch.

- HS : VBT TV

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ : 4’

- Lấy ví dụ về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

B. Bài mới: 33’

1. Giới thiệu bài :

- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.

2. Kiểm tra bài tập đọc:

- Cho Hs lên bảng gắp thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét.

- Hs trả lời.

- Lần lượt từng Hs gắp thăm bài (5 Hs) về chỗ chuẩn bị; gọi Hs lần lượt thực hiện.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 :

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập .

- Yêu cầu Hs đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật.

- Gọi Hs phát biểu.

- Yêu cầu Hs diễn kịch trong nhóm.

- Tổ chức cho Hs diễn kịch.

- Gv cùng cả lớp tham gia bình chọn : + Nhóm diễn kịch giỏi nhất.

+ Diễn viên đóng kịch giỏi nhất.

- Khen ngợi Hs vừa đoạt giải.

C. Củng cố – dặn dò: 3‘

- Vở kịch Lòng dân cho em biết điều gì?

- Gv nhận xét tiết học. Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 Hs đọc nối tiếp.

- 5 Hs phát biểu.

+ Dì Năm: khôn khéo, bình tĩnh, nhanh trí,...

+ An: thông minh, nhanh trí...

- Hs hoạt động trong nhóm.

- 4 nhóm thi diễn kịch.

Hs nêu

--- Buổi chiều

Lịch sử

Tiết 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU.

(13)

1. Kiến thức: Ngày 2 - 9 - 1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

2. Kĩ năng: Đây là sự kiện trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

3. Thái độ: Ngày 2 -9 trở thành ngày Quốc Khánh của dân tộc ta.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: ảnh tài liệu, phiếu học tập, máy chiếu, máy tính.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

- Em hãy kể lại một số sự kiện về cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19 - 8 - 1945?

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1 : Quang cảnh Hà Nội ngày 2 - 9 -1945 (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh:

8’

- GV yêu cầu HS đọc SGK + tranh minh họa của SGK miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào 2 - 9 - 1945.

- GV tuyên dương HS miêu tả hay.

- KL: + Hà nội tưng bừng cờ hoa.

+ Đồng bào HN không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ.

+ Đội danh dự đứng trang nghiêm quanh lễ đài mới dựng.

3. Hoạt động 2 : Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập (Ứng dụng CNTT) chiếu đoạn phim: 7’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?

+ Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào?

+ Buổi lễ kết thúc ra sao?

- GV nhận xét.

- Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì ?

- Theo em, việc Bác dừng lại để hỏi nhân

- 2 HS lên bảng trả lời.

- 3 HS lên bảng miêu tả.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS cả lớp cùng nhận xét bổ xung ý kiến.

- Bác dừng lại để hỏi: "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?"

- Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân.

(14)

dân "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?"

cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân như thế nào ?

4. Hoạt động 3 : Một số nội dung cơ bản tuyên ngôn độc lập: 7’

- Gọi HS đọc đoan trích của tuyên ngôn độc lập.

- Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của đoạn trích bản tuyên ngôn độc lập.

- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN, Đồng thời cũng khẳng định dân tộc VN sẽ quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

5. Hoạt động 4 : Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945: 8’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam ?

+ Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào?

+ Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?

- GV nhận xét, kết luận.

* Hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 VBT trang 23 – 24.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Ngày 2/9 là ngày kỷ niệm gì của DT ta?

+ Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập.

- Liên hệ thực tiễn về ngày quốc khánh: ở địa phương, ở trường em đã làm gì để kỉ niệm ngày 2-9).

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp

- 2 HS lần lượt đọc.

- HS trao đổi theo cặp.

- HS nối tiếp nhau phát biểu.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày ý kiến.

- HS theo dõi và bổ xung ý kiến.

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

_____________________________________

Luyện Toán

THỰC HÀNH TUẦN 9 (Tiết 1) LUYỆN TẬP

(15)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs củng cố về:

- Nắm vững cách viết số đo độ dài; khối lượng dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng viết số đo độ dài; khối lượng dưới dạng số thập phân.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài.

* Phân hóa: Học sinh chậm hoàn thành làm bài 1, 2; học sinh hoàn thành thực hiện bài làm bài 1, 2, 3; học sinh hoàn thành tốt thực hiện hết các bài tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

II/ HO T Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, KTBC: Kiểm tra bài tập của HS (3’)

B, Thực hành: (30’)

Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn mẫu; yêu cầu HS làm các phần còn lại.

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng

- HS nêu

-1 HS làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở - Hs chữa bài.

Đáp án:

Kết quả đo Số đo

m dm cm mm

4 3 7 6 43, 76 dm

2 0 1 9 2,019

2 0 5 20,5 cm

1 3 3 1,33dm

Bài tâp 2: Viết số thập phân tích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài - nêu cách làm - Nhận xét, kết luận áp đúng.

- 1 HS nêu

- 3 HS làm trên bảng; dưới lớp làm VTH

Đáp án:

a. 71 tấn 123 kg = 71,123 tấn = 711, 23 tạ b. 223 kg = 0,223 tấn = 2,23 tạ

c. 198 kg 234 g = 198,234 kg= 0,198234 tấn Bài tập 3: Sau đây là kết quả cân một số đồ vật. Hãy viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn mẫu- yêu cầu HS làm các phần còn lại.

GV nhận xét, kết luận đáp án đúng

- HS nêu

1 HS làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở

(16)

Đáp án:

Kết quả đo

Số đo

Tấn Tạ Yến kg

Các thùng hàng trên ô

tô tải cân nặng 3 5 7 0 3, 57 tấn

Lượng thóc trong kho

thóc cân nặng 2 0 1 9 20,19 tạ

2 bao tải gạo cân nặng 1 0 5 10,5 yến

Con lợn cân nặng

7 3 0,73 tạ

Bài tập 4: Đố vui

- Yêu cầu HS quan sát tia số - trao đổi theo cặp làm bài tập

- Gọi một số nhóm trình bày.

- GV nhận xét - kết luận đáp án đúng.

- 2 HS thảo luận theo nhóm đôi

3,3 3,31 3,35 3,36 3,39 3,4

4,13 4,131 4,133 4,135 4,137 4,138 4,14 C, Củng cố- dặn dò: (2’)

- GV củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học

______________________________________________

Ngày soạn : 05/11/2020

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 49: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác.

II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Bài cũ: 5’

- Gọi học sinh chữa bài 3,4 VBT.

- Nhận xét.

? Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?

- Nhận xét

- 2 học sinh lên bảng làm.

- Ta cộng như cộng số tự nhiên, lưu ý các đặt tính sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy, các hàng thẳng cột

(17)

với nhau.

B/ Bài mới: 32’

1 Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1

- Yêu cầu học đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề.

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Học sinh đọc thầm bài trong sgk.

- Bài cho biết các số a,b yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức a + b và b + a.

- 1 học sinh làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.

a 5,7 14,9 0,53

b 6,24 4,36 3,09

a + b 5,7 + 6,24 =11,94 14,9 + 4,36 = 19,26 0,53 + 3,09 = 3,62 b + a 6,24 + 5,7 =11,94 4,36 + 14,9 = 19,26 3,09 + 0,53 = 3,62 - GV yêu cầu học sinh nhận xét bài làm

của bạn trên bảng.

- GV hỏi:

+ Em có nhận xét gì về giá trị, về vị trí các số hạng của hai tổng a+ b và b +a khi a =5,7 và b =6,24?

+ Gv hỏi tương tự với hai trường hợp còn lại.

- GV hỏi tổng quát: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b +a ?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a +b ? - Gv khẳng định: Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộngcác số thập phân. Khi đổi chỗ hai số hạng trong cùng một tổng thi tổng không thay đổi.

- GV hỏi: Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên, tính chất giao hoán của phép cộng phân sốvà tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

HS trả lời:

+ Hai tổng này có giá trị bằng nhau.

+ Khi đổi chỗ cho các số hạng của tổng 5,7+ 6,24 thì ta được tổng 6,24 + 5,7.

- HS nêu : a + b = b +a

+ Khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu.

- HS nhắc lai kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- HS nhớ lại và nêu: Dù là phép cộng với số tự nhiên, hay phân số hay vsố thập phân thì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng vẫn không thay đổi.

Bài 2

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

- Gv hỏi: Em hiểu yêu cầu của bài"

dùng tính chất giao hoán để thử lại"

như thế nào?

- GV yêu cầu HS là bài.

- Học sinh đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS nêu:v Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tứ là đã tính sai.

(18)

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài là của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

- 3 HS lên bảng là bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a,

26 , 13

8 , 3

46 .

 9

thử lại

26 , 13

46 , 9

8 , 3

 b,

05 , 70

97 , 24

08 ,

 45 thử lại

05 , 70

08 , 45

97 ,

24

c,

16 , 0

09 , 0

07 ,

0

thử lại

16 , 0

07 , 0

09 ,

 0

- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Bài 3

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài học sinh.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

16,34 + 8,32 = 24,66(m) Chu vi của hình chữ nhật là:

(16,34 + 24,66) x 2 = 82(m) Đáp số: 82m

Bài 4

- GV gọi học sinh đọc đề bài toán.

- Gv hỏi: Bài toán cho em biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

+ Em hãy nêu cách tính số trung bình cộng.

+ Để tính được trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải em phải biết được những gì?

+ Tổng số mét vải bán được là bao nhiêu?

+ Tổng số ngày bán hàng là bao nhiêu

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc đề trong SGK.

- HS: bài toán cho bết: Tuần đầu bán 314,78m vải

Tuần sau bán 525,22m vải - Bán tất cả các ngày trong tuần.

- Bài toán yêu cầu tính trung bình số mét vải bán trong 1 ngày.

- HS nêu.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là:

314,78 + 525,22 = 840(m)

(19)

ngày?

- GV chữa bài của học sinh trên bảng, sau đó nhận xét HS.

Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ là:

7 x2 = 14( ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

840 : 14 = 60 (m) Đáp số: 60m C. Củng cố, dặn dò: 3’

- G tổng kết và nhận xét tiết hoc.

- Dặn dò về nhà: Học và chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

Tiết 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 6) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.

*Giảm tải: Không làm BT3

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.

3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- Sile bài tập 1, bài tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Giới thiệu bài : 1’

B. Hướng dẫn làm bài tập: 36’

Bài 1:

- GV chiếu yêu cầu bài tập 1 lên màn hình.

- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

? Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.

? Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác.

- Yêu cầu Hs làm việc theo cặp.

- Gọi Hs phát biểu, Gv ghi bảng những từ đưa ra để thay thế.

- Gv nhận xét, rút ra kết luận.

Bài 2:

- GV chiếu nội dung và yêu cầu của bài tập 3 lên màn hình.

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bài trên bảng lớp.

- HS quan sát.

- 1 Hs đọc.

+ Các từ: bê, bảo, vô, thực hành.

- Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.

- Hs trao đổi, thảo luận , trả lời.

- 4 Hs tiếp nối nhau phát biểu.

- 1Hs đọc yêu cầu của bài tập.

a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

b. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

(20)

- Nhận xét bài làm trên bảng lớp.

- Tổ chức cho Hs đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.

Bài 4:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu Hs tự làm bài cá nhân, 3 Hs làm trên bảng lớp.

- Nhận xét bài làm trên bảng.

...

- Nhẩm, đọc thuộc lòng.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc câu của mình.

C. Củng cố – dặn dò: 3’

? Thế nào là từ đồng âm? ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa).

- Gv cùng HS hệ thống bài.

- Gv nhận xét tiết học.

- Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- HS phát biểu.

___________________________________________

Ngày soạn : 05/11/2020

Ngày giảng : Thứ sáu, ngày 13tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các tính chất của các phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ; ƯDCNTT - HS: SGK; VBT.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

45,67 + 34,5 = 869,09 + 34 = - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 36’

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân: 10’

a. Ví dụ: 5’

- GV nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng ?

- Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân,

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS nghe.

- HS tóm tắt.

- Tính tổng 27,5 + 36,75 +14,5 - HS trao đổi với nhau và cùng tính

(21)

em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 +14,5?

- GV nhận xét và nêu: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

b) Bài toán: 5’

- GV nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Nêu cách tính chu vi hình tam giác?

- GV nhận xét, củng cố cách cộng nhiều số thập phân

3. Luyện tập: 23’

Bài 1. SGK – trang 51. Tính

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 28,87 b) 76,67 c) 60,14 d) 1,63

- Củng cố cách cộng nhiều số thập phân

:

27,5 + 36,75 14,5 78,75

- 1 HS lên bảng làm bài, nêu lại cách làm.

- HS nghe và tự phân tích bài toán.

- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS làm bài ra nháp.

Bài giải

Chu vi của hình tam giác là : 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)

Đáp số : 24,95 dm

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2. SGK – trang 52. Tính rồi so sánh giá Trị của (a + b) + c và a + (b + c)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

(2,5 + 6,8) + 1,2 = 2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5 (1,34 + 0,52) + 4 = 1,34 + (0,52 + 4) = 5,86 - Cho HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 3. SGK – trang 52. Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở bài tập.

(22)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = (12,7 + 1,3) + 5,89 = 14 + 5,89 = 18,89 b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 38,6 + 10 = 48,6 c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2

= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)

= 10 + 10 = 20

d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05

= (7,34 + 2,66) + ( 0,45 + 0,05)

= 10 + 0,5 = 10,5

- Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

__________________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 20: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 (Theo Lịch của PGD)

____________________________________

Tập làm văn

Tiết 20: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 (Theo Lịch của PGD)

____________________________________

SINH HOẠT TUẦN 10 A. SINH HOẠT (20’)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 10 2. Kĩ năng: HS biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

- Sổ theo dõi.

III - TI N TRÌNH LÊN L P.Ế Ớ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lớp tự sinh hoạt

- GV yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển sinh hoạt lớp.

- Lớp trưởng lên điều khiển.

- Lần lượt tổ trưởng từng tổ lên nhận xét các hoạt động của tổ

(23)

2. Giáo viên nhận xét

* Nề nếp:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

+ Tồn tại:

...

...

...

...

...

...

* Học tập:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

...

+ Tồn tại:

...

...

...

...

* Thể dục - Vệ sinh:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

+Tồn tại:

...

...

...

...

* Yêu cầu HS bình bầu học sinh chăm ngoan và xếp loại thi đua giữa các tổ.

3. Kế hoạch tuần tới

- Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có và khắc phục

mình trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- HS lắng nghe.

- HS bình bầu.

- Lắng nghe.

(24)

những tồn tại của tuần trước.

- Thi đua học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Đôi tuyển câu lạc bộ các môn học, luyện viết chữ đẹp tiếp tục ôn luyện.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

- Tham gia đầy đủ các buổi TDGG và MHTT.

- Tập 1 tiết mục văn nghệ, quyên góp truyện, trang trí tủ sách; lớp học.

B. Dạy Kĩ năng sống:

Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI BẠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được tầm quan trọng của việc thể hiện trách nhiệm với bạn 2. Kĩ năng: Hiểu được một số yêu cầu cần thiết khi thể hiện trách nhiệm với bạn.

3. Thái độ: Vận dụng một số yêu cầu đã biết để thể hiện trách nhiệm với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu học tập.

- HS: Sách thực hành kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. 3’

? Em hãy nêu những hành động thể hiện em là người bạn tốt, biết quan tâm, chấp nhận người khác?

- Nhận xét B. Bài mới: 15’

1. Hoạt động cơ bản * Trải nghiệm

- Chia lớp thành nhóm 4 thời gian 4’

- GV chuẩn bị: bút

- Tiến hành : viết thật nhanh 3 điều cần thiết để thể hiện trách nhiệm đối với bạn bè.

? Đã bao giờ em quên thực hiện một trong ba điều chưa ?

- Hs trình bày - Nhận xét.

* Chia sẻ- phản hồi

- Yêu cầu Hs đọc câu ca dao.

- Trả lời câu hỏi

+ Em có thất hứa với bạn bè lần nào không?

- 2 HS trả lời - Hs nghe

- HS trình bày

- 2-3 HS đọc. Lớp đọc thầm

(25)

? Nếu có, em cảm thấy thế nào?

? Em cảm thấy ra sao khi thực hiện lời hứa với bạn?

? Khi bạn thất hứa với em, em cảm thấy như thế nào?

Em có nên thông cảm khi bạn thất hứa với mình không.

- Nhận xét

* Xử lí tình huống - Gọi HS đọc tình huống

? Nếu em là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào?

- HS nêu, Nhận xét

* Rút kinh nghiệm - HS đọc yêu cầu:

- Chuẩn bị: Giấy trắng, thước kẻ, kéo, bút màu, hồ dán, bút chì, bút mực.

- Tiến hành:

+ Hãy tự tay thiết kế một tấm thiệp thật đẹp dựa trên khung nền có sẵn.

+ Hãy viết vào tấm thiệp những lời em muốn gửi đến bạn mình (lời cảm ơn/lời xin lỗi/ lời chúc mừng/lời khuyên..)

+ Hãy gửi món quà ý nghĩa này đến người bạn em muốn tặng.

- Hs trình bày - Nhận xét - KL: SGK

2. Hoạt động thực hành

* Rèn luyện - HS đọc yêu cầu:

- HS đọc bài cá nhân

- Nhắc hs rèn luyện theo các hành động đã nêu

* Định hướng ứng dụng - HS đọc yêu cầu

- HS làm bài - Nhận xét

3. Hoạt động ứng dụng

- Hs đọc yêu cầu: Hãy chọn và thực hiện 3 hành động thể hiện trách nhiệm đối với bạn thân của em.

- Sau 5 ngày thực hiện, hãy liệt kê những gì đã làm vào 1 quyển

- HS trả lời

- HS nhận xét.

+ HS đọc

+ Em sẽ chia sẻ với bạn

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài

- HS nhận xét

- Hs đọc bài

- HS lắng nghe - HS thực hiện.

- HS thực hiện

(26)

- HS thực hiện cá nhân C. Củng cố và dặn dò. 2’

- ? Em đã giúp đỡ bạn mình chưa? Khi giúp bạn em cảm thấy thế nào?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

Buổi chiều

Địa lý

Tiết 10: NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết được vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta trên Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

* Giảm tải: Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp (không yêu cầu nhận xét)

2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của ngành trồng trọt sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

3. Thái độ: Đặc điểm của cây trồng nước ta: đa dạng, phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.

* SDNLTKVHQ:

- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng ở nước ta.

- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng.

* BVMT: Sản xuất nông nghiệp dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phải đúng cách góp phần BVMT.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bản đồ Kinh tế Việt Nam; Tranh ảnh về các vùng lúa , cây công nghiệp , cây ăn quả ở ta; ƯDCNTT.

- HS: SGK; VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu?

- Đọc thuộc phần bài học.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. GTB:1’

2. Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt (Ứng dụng CNTT) chiếu lược đồ: 8’

- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS quan sỏt và trả lời:

+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật nhiều hơn ?

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Kí hiệu của cây trồng có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.

- Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

(27)

+ Nêu vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ?

*BVMT: Trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ môi trường đất con người cân phải làm gì?

- KL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển. Sản xuất nông nghiệp dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phải đúng cách góp phần BVMT.

*SDNLTKVHQ:

- Em có nhận xét gì về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta? Nguyên nhân của sự biến đổi đó ?

- Giới thiệu sơ lược về tình hình khai thác rừng ở nước ta.

- Nêu các biện pháp để bảo vê rừng ?

3. Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của của cây trồng VN (Ứng dụng CNTT) chiếu lược đồ: 7’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Phát phiếu thảo thảo luận và yêu cầu HS hoàn thành.

- KL: Do ảnh hưởng của khí hậu nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập trung chủ yếu là các cây sứ nóng. Lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng đang được chú ý phát triển.

4. Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm (Ứng dụng CNTT) chiếu sơ đồ: 8’

- Loại cây nào được trồng chủ yếu của vùng đồng bằng?

- Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?

- Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất?

- Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?

5. Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh: 7’

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cây lúa.

- Thường xuyên đứng thứ 2 trên thế giới.

- Có các đồng bằng lớn; đất phù sa màu mỡ; người dân có kinh nghiệm;

có nguồn nước dồi dào.

- Các cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, cao su.

- HS làm việc theo cặp.

(28)

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi

+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?

+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?

+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?

* Hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5 VBT trang 18 – 20.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS về nhà.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

+ Trâu, bò, lợn, gà vịt.

+ Được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng

+ Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo; nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng tăng; phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú ý.

- 2 HS đọc bài học trong sgk.

Luyện Tiếng Việt

THỰC HÀNH TUẦN 9 (Tiết 1) BÀ CHÚA BÈO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs đọc to, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm bài: "Bà chúa Bèo"

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên.

* Phân hóa: HS hoàn thành tốt đọc diễn cảm câu chuyện, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở thực hành.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 1’

B. Bài mới: 33’

Bài 1: Đọc truyện : Bà Chúa Bèo (10’)

_ GV chia đoạn: 3 đoạn - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Gọi HS đọc bài (3 lần).

+ Lần 1: Đọc + sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ khó - GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc sửa sai cho nhau.

- HS theo dõi.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng. ( 23’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1 HS đọc to - Lớp đọc thầm.

- Bài yêu cầu gì?

- GV nhắc lại yêu cầu bài. - Nghe đề xác định nhiệm vụ

(29)

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp - 2 HS trao đổi làm bài - GV nhận xét - kết luận đáp án đúng. - 1 HS đọc lại đáp án đúng.

a) Vì sao cô bé ngồi khóc trên bờ ruộng?

- Vì thấy lúa ngẹn đòng, tủi phận làng nghèo.

b) Để cứu lúa, cứu làng cô bé đã làm gì?

- Đã hi sinh vật quý nhất của mình là đôi hoa tai.

c) Câu nói nào thể hiện quyết tâm cứu lúa của cô bé?

- Để cứu lúa con xin chịu trừng phạt.

d) Sự hy sinh của cô bé đã đem lại kết quả như thế nào?

- Đôi hoa tai biến thành giống bèo bón cho lúa sây hạt, nặng bông.

e) Khi cô mất, dân làng thể hiện lòng biết ơn cô như thế nào?

- Dân làng lập đền thờ và cô là Bà Chúa Bèo

g) Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

- Cây bèo dâu xinh như một bông hoa tai bằng ngọc thạch.

h) Những từ nào trong câu “ Con chỉ có đôi hoa tai...truyền lại” là đại từ ?

- con, đây.

C. Củng cố - dặn dò: (2’) - GV củng cố nội dung bài - Nhắc HS xem trước bài sau.

________________________________________________

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 3: ĐI XE BUÝT MỘT MÌNH AN TOÀN I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khi đi xe buýt một mình an toàn cần chú ý điều gì.

2. Kĩ năng: - Có thói quen quan sát khi lên, xuống xe buýt.

- Biết xác định trạm xe buýt mà mình cần xuống.

3. Thái độ: - Biết tuyên truyền cho mọi người biết cách đi xe buýt an toàn.

- Có ý thức thực hiện các quy định trên xe buýt để đảm bảo an toàn tính mạng.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài.

- HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS

1. Hoạt động trải nghiệm: (5 phút)

- GV đưa ra tình huống: Khi đi xe buýt em cần chú ý điều gì?

- Khi đi xe buýt chúng ta phải đi NTN cho an toàn?

2. Hoạt động cơ bản: (10 -12 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc truyện và đọc câu hỏi.

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 HS.

- 2 học sinh lên sắm vai.

(30)

- GV giao việc cho các nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi cuối truyện.

(Thời gian thảo luận là 4 phút)

1. Chủ nhật tuần này, lần đầu tiên Tuấn tự làm việc gì?

2. Điều gì đã giúp Tuấn đi xe buýt một mình về thăm nội mà không bị lạc và an toàn?

3. Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì ở Tuấn?

4. Để đi xe buýt một mình an toàn, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

- GV nhận xét, chốt ý đúng và rút ra ghi nhớ

* Ghi nhớ: SGK (T.13)

3. Hoạt động thực hành: (13- 15 phút) - GV cho HS quan sát các hình SGK, nêu ý kiến của em khi xem những hình ảnh đó.

* GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Khi đi xe buýt phải nhớ không chen lấn xô đẩy, đuổi theo xe khi xe đang chạy.

* Ghi nhớ: SGK (T.14)

4. Hoạt động ứng dụng: (4 - 5 phút)

* Tình huống: Chiều nay mẹ bận việc không đi đón được nên Nga tự đi xe buýt về nhà. Từ trường cô bé chỉ cần đi bộ một đoạn đường ngắn là đến trạm xe buýt. Đứng đợi

- 4 HS đọc truyện.

- Nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và thảo luận- ghi phiếu.

- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

1. Tuấn tự đi xe buýt một mình về thăm nội.

2. Tuấn tìm chỗ ngồi an toàn, quan sát kĩ hai bên đường để xác định trạm xe buýt, đợi cho xe dừng hẳn Tuấn mới xuống và còn xếp hàng trật tự.

3. Tuấn chấp hành tốt luật ATGT.

4. Cần nắm vững lộ trình chuyến đi, quan sát kĩ hai bên đường để xác định trạm xe buýt, để cho xe dừng hẳn mới lên xuống xe, xếp hàng trật tự.

Hs nx, bổ su - 2 HS đọc lại ghi nhớ .

- HS thảo luận trong nhóm bàn và nêu ý kiến.

- HS trình bày kết quả và giải thích

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

(31)

khá lâu, xe buýt mới đến. Nga vội vã lên xe rồi nhanh chóng tìm chỗ ngồi. Xe chạy được một đoạn thì rẽ trái. Nga lấy làm lạ, vì thường ngày đến đoạn đường này là xe rẽ phải. Nga thắc mắc hỏi cô nhân viên, cô ấy trả lời: “ Không phải cháu ơi, chắc cháu đi nhầm tuyến xe rồi!”. Nga lúng túng không biết phải làm gì…

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc tình huống bài 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao Nga lại đi nhầm xe?

- GV gọi HS trình bày.

Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi: Theo em, Nga nên làm gì khi đi nhầm xe buýt ?

- GV gọi học sinh trình bày.

* Ghi nhớ: SGK (T.15)

5. Tổng kết dặn dò: (2 – 3 phút) - GV yêu cầu HS đọc lại các ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học.

- HS đọc tình huống, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS nhận xét bạn có cách xử sự đúng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ (T.15)

- 2 HS đọc các ghi nhớ SGK.

________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần. trong

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

Bài 3 Trang 12 Tập Bản Đồ Địa Lí : Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao các vùng trồng lúa tập trung chủ yếu ở

☐ Diện tích cây lương thực tăng chậm hơn các nhóm cây khá..

- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết (không nhận xét) về cơ cấu

*GT: Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của Lâm nghiệp và thủy sản ( Không yêu cầu nhận

Do vậy, đánh giá và mô hình hóa tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng

Chủng TNB8 được chọn lọc từ 26 chủng thuộc chi Bacillus phân lập tại một số vùng trồng chè Thái Nguyên, có tế bào dạng hình que và hình thành bào tử, sinh