• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN

TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIÊM (3,0 điểm)

Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C, hoặc D trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Văn bản Tôi đi học là của tác giả nào?

A.Thanh Tịnh C. Nam Cao

B. Nguyên Hồng D. Ngô Tất Tố

Câu 2. Nhận xét đúng nhất về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là gì?

A. Người phụ nữ thông minh sắc sảo

B. Người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết C. Người phụ nữ đảm đang, tháo vát

D. Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, có sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ Câu 3. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng B. Lão Hạc rất thương con

C. Lão Hạc ăn phải bả chó

D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người

Câu 4. Các từ: “ tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ bản chất của con người C. Chỉ tâm trạng con người B. Chỉ tâm hồn con người D. Chỉ đạo đức của con người

Câu 5. Từ “ơi” trong câu “ Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc từ loại nào?

A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Phó từ

Câu 6. Việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào?

A. Làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn B. Làm cho việc kể chuyện trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn C. Làm cho viêc kể truyện giàu màu sắc triết lí

D. Làm cho việc kể chuyện mạch lạc và lô-gic hơn II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7 ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 8 ( 5,0 điểm)

Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm vui, buồn đáng nhớ. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ đó của em.

...Hết...

Giáo viên coi kiểm tra không gi i thích gì thêm.

(2)

TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3,0 điểm)

Câu 1 Mức tối đa Mức không đạt

1 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 2 D Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 3 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 4 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 5 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 6 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Nội dung cần đạt Điểm

7 ( 2,0điểm)

Ý (a)

- Đoạn văn trích trong văn bản : Trong long mẹ”

- Tác giả: Nguyên Hồng

0,5 0,5 Ý (b)

- Nội dung của đoạn trích: Thể hiện sự came ghét, thù hận của chú bé Hồng với những cổ tục hà khắc đã đày đọa người mẹ khốn khổ của chú bé phải tha hương cầu thực, khiến chú bé phải xa mẹ. Qua đó, tác giả cho thấy tình yêu thương mẹ vo bờ bến của chú bé.

8 (5,0 điểm)

A. Yêu cầu

a) Yêu cầu chung

Học sinh biết kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm để làm bài văn tự sự. Bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc; trình tự miêu tả hợp lí. Văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh;

diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b)Yêu cầu cụ thể

* Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự

- Bài văn có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: dẫn dắt hợp lí, giới thiệu được nội dung sắp kể.Phần thân bài: biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ. Phần kết bài thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với nội dung vừa kể.

* Xác định đúng ngôi kể và đối tượng cần kể

- Xác định đúng ngôi kể là ngôi thứ nhất, đối tượng cần kể là một kỉ niệm tuổi học trò.

* Kể lại kỉ niệm theo một trình tự hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn; biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.

Bài văn tự sự cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

- Mở bài: Giới thiệu, gọi tên kỉ niệm.

- Thân bài: Kể lại kỉ niệm một cách cụ thể, chi tiết:

+ Kỉ niệm diễn ra khi nào? ử đâu?

+ Có những sự việc gì xảy ra? Có ai cùng tham gia?

+ Diễn biến các sự việc như thế nào? Kết thúc ra sao?

(3)

+ Kỉ niệm đó đã để lại cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

+ Điều gì khiến em ấn tượng nhất?

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về kỉ niệm đó.

* Sáng tạo

Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( sử dụng lời văn kể chuyện xen lẫn lời thoại của các nhân vật, sử dụng từ ngữ, hình ảnh có tính gợi hình và biểu cảm), văn viết giàu cảm xúc, có giấu ấn cá nhân.

B. Cách cho điểm:

- Mức tối đa: Bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 những yêu cầu trên.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt: Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu; hoặc HS không viết được văn.

4-5 3-4 2-3 0-1

BGH DUYỆT Trần Thị Bích Hạnh

TỔ TRƯỞNG DUYỆT Đỗ Thị Thu Phương

GIÁO VIÊN RA ĐỀ Đỗ Thị Thu Phương

MA TRẬN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8

(4)

Cấp độ Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tôi đi học Nhớ tên tác giả

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 0,5 điểm - Tỉ lệ %: 0,5%

TN: 1 câu; 0,5 điểm

Trong lòng mẹ Nhớ tên tác giả, tác phẩm

Nêu được nội dung đoạn trích

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 2 điểm - Tỉ lệ %: 20 %

TL: Ý a: 1 điểm TL: Ý b; 1 điểm

Tức nước vỡ bờ Hiểu được tính

cách nhân vật chị Dậu - Số câu: 1 câu

- Số điểm: 0,5 điểm - Tỉ lệ %: 0,5%

TN: 1câu;

0,5điểm

Lão Hạc Hiểu được

nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 0,5 điểm - Tỉ lệ %: 0, 5%

TN: 1 câu; 0,5 điểm

Trường từ vựng Nhận biết được trường từ vựng - Số câu: 1 câu

- Số điểm: 0,5 điểm - Tỉ lệ %: 0, 5%

TN: 1 câu; 0,5 điểm

Thán từ Nhận biết được thán từ gọi đáp

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 0,5 điểm - Tỉ lệ %: 0, 5%

TN: 1 câu; 0,5 điểm

Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Hiểu được tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Số câu: 2 câu

- Số điểm: 5,5 điểm - Tỉ lệ %: 55%

TN: 1 câu; 0,5

điểm TL: 1 câu; 5

điểm - Tổng số câu: 8 câu

- Tổng số điểm: 10 điểm

- Tỉ lệ 100 %

3,5 câu 2,5 điểm 25%

3 câu 1,5 điểm 15%

0,5 câu 1,0 điểm 10%

1 câu 5 điểm 50%

- Định hướng phát triến năng lực

- Năng lực chung: Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, , sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.. Kiểm tra

Đoạn văn: (Trích Lão Hạc – Nam Cao) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.. Đó là biện

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của

Giúp học sinh hiểu biết hơn về từ ngữ địa phương và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó thêm yêu quý Tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các