• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn : 10/04/2020 Ngày dạy: Thứ 2, 13/04/2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 40: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn văn phù hợp với nội dung tự hào ca ngợi.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính; máy chiếu; máy tính bảng. ( ƯDPHTM) - Tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ HS đọc truyện : “ Bốn anh tài”? và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

* ƯDPHTM: Gv cho hs xem những hình ảnh liên quan đến trống đồng Đông Sơn.

- 2 HS đọc, trả lời câu hỏi

- Hs sử dụng máy tính bảng xem.

(2)

- Trống đồng Đông Sơn phong phú, độc đáo như thế nào? Tại sao Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của người Việt Nam? Hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ qua bài: “Trống đồng Đông Sơn”.

2. Nội dung bài mới a. Luyện đọc

- 1 HS khá đọc cả bài; Lớp theo dõi.

+ Bài chia làm mấy đoạn?

- 2 HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm và câu khó.

- HS đọc thầm chú giải

- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ GV kết hợp HD cho HS quan sát tranh minh hoạ, nhận biết đồ chơi của cu Chắt, hiểu nghĩa các từ: đống rấm, hòn rấm.

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.

- HS đọc bài theo nhóm bàn - GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

* Đoạn 1:

- Lắng nghe.

- 1 em khá đọc toàn bài.

+ Bài chia làm 2 đoạn:

. Đoạn 1: Từ đầu… có gạc.

. Đoạn 2: Còn lại.

+ Luyện đọc câu dài: “ Niềm tự hào của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn / chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.”

- Đọc thầm chú giải.

- Tiếp nối đọc đoạn lần 2 + hiểu nghĩa từ.

- Luyện đọc đoạn trong nhóm.

1. Sự đa dạng phong phú của trống đồng Đông Sơn.

(3)

- Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

+ Văn hoa trên trống đồng được miêu tả như thế nào?

+ Ý chính đoạn 1?

- Gv kết luận: Trống đồng Đông Sơn có nhiều loại và phong phú về hình dáng, cách trang trí hoa văn.

* Đoạn 2:

- HS đọc thầm đoạn còn lại

+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?

+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

- Nội dung chính của bài là gì?

+ Đa dạng: về hình dáng, kính thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

+ Hoa văn: Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.

2. Trống đồng Đông Sơn là tranh khắc họa cảnh lao động của con người.

+ Hoạt động của con người:

. Lao động, đánh cá, săn bắn.

. Đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương.

. Nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ….

+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phẩn ảnh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bền vững.

* Ý chính: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tư hào chính đáng của người Việt Nam.

(4)

* Qua tìm hiểu em biết trẻ em có nguyện vọng chính đáng gì?

c. Đọc diễn cảm

- 2 em tiếp nối đọc bài.

- Y/c HS nêu cách đọc toàn bài.

- Đưa đoạn văn trên bảng phụ

- Gọi 1 HS đọc và yêu cầu cả lớp đọc thầm để tìm giọng đọc của đoạn đó.

- GV hướng dẫn nhấn giọng - 1 HS thể hiện lại.

- Thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét

- GV Nhận xét, bình chọn III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - HS nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nguyện vọng chính đáng của trẻ em: Sống trong hòa bình, sống nhân bản.

* Đoạn văn đọc diễn cảm:

“ Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương / và tưng bừng nhảy máu mừng chiến công / hay cảm tạ thần linh. Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc.

- 2 hs nhắc lại.

+ Bài văn ca ngợi bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm tự hòa chính đáng của người Việt Nam.

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu:

- Từ: Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, cục Quân giới, cống hiến.

(5)

Nội dung: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Thấy được sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn- BVMT trong việc chế tạo vũ khí phục vụ cho quốc phòng.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các chỉ số thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.

3. Thái độ:

- Kính trọng và biết ơn các anh hùng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân - Kĩ năng tư duy sáng tạo.

III. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài học

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- HS đọc bài : “Trống đồng Đông Sơn”

2 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS xem ảnh chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.

+ Em biết gì về Trần Đại Nghĩa?

- 2 hs lên bảng đọc bài - Lớp theo dõi nhận xét

+ Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp trong việc chế tạo vũ khí. Ông sinh năm 1913

(6)

- GV: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng này.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc: ( 12p)

- GV chia bài thành 4 đoạn. HS nối tiếp đọc đoạn.

+ Lần 1: HS đọc và sửa lỗi phát âm:

+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa các từ khó trong SGK

- HS luyện đọc theo cặp

+ Lần 3: gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

và mất năm 1997

- Đoạn 1: 7 dòng đầu - Đoạn 2: 11dòng tiếp theo - Đoạn 3: 4 dòng tiếp theo - Đoạn 4: còn lại

1 em khá đọc toàn bài

- Tiếp nối đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm: Vĩnh Long, nghiên cứu, thiêng liêng, ba-dô-ca, lô cốt, nhiều năm liền, huân chương.

- Đọc thầm chú giải

- Tiếp nối đọc đoạn lần 2, kết hợp hiểu nghĩa từ khó SGK

- Tiếp nối đọc đoạn lần 3, HS đọc yếu

- Luyện đọc đoạn trong nhóm

(7)

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài: ( 10p)

- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi

+ Nêu lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước?

- GV cho HS quan sát ảnh Trần Đại Nghĩa và tóm tắt lại.

+ Em hiểu “ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?

+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?

- GV tóm tắt nội dung phần 1 của bài - HS đọc tiếp đoạn 2 còn lại của bài và TLCH:

+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?

+ Nhà nước đánh giá như thế nào về công lao của Trần Đại Nghĩa?

* Kết luận: Là một người yêu quê hương, hết lòng vì sự nghiệp khoa học của nước nhà. Ông xứng đáng là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

+ Bài văn ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

+ Là HS các em phải làm gì để góp phần

1/ Tình cảm yêu thương của anh hùng Trần Đại Nghĩa.

- Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long; năm 1935, ông sang Pháp học

- Nghe theo tình yêu quê hương, đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.

- .. súng ba-đô-ca, súng không giật, bom bay.

2/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa.

- Xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà; làm chủ nhiệm khoa học và kĩ thuật nhà nước.

- Năm 1948 phong thiếu tướng. Năm 1952 tuyên dương Anh hùng Lao Động tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhiều huân chương.

+ Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của

(8)

xây dựng quê hương, đất nước.

c. Luyện đọc diễn cảm: ( 8p)

+ Bài này cần đọc với giọng như thế nào?

- 4 HS nối tiếp đọc đoạn. GV nhận xét - GV treo bảng phụ ghi đoạn 2. HS tìm cách đọc đúng.

- GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc trong nhóm trong 2’ Mời 4 HS đọc thi.

- Lớp nhận xét, bổ sung, ngợi khen bạn - 1 HS đọc toàn bài.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

* Giáo dục quốc phòng:

+ Theo em Anh hùng Trần Đại Nghĩa là người như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về ôn bài: Bè xuôi Sông La

đất nước.

- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca

“ Năm 1946... lô cốt của giặc”

- 4 HS nối tiếp đọc đoạn.

- HS luyện đọc trong nhóm khoảng 2 phút. Mời 4 HS đọc thi.

- Lớp nhận xét, bổ sung, ngợi khen bạn

- 1 HS đọc toàn bài.

* Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc.

---

(9)

Ngày soạn : 11/04/2020

Ngày dạy : Thứ 3, 14/04/2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 42: BÈ XUÔI SÔNG LA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

- Hs viết chính tả bài " Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp" theo hd của GV và sự hôc trợ của PHHS.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh về mơ ước về tương lai.

- Học thuộc lòng bài thơ 3. Thái độ:

- Giáo dục môi trường: Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Yêu cầu 2 HS đọc bài cũ: “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”

- GV nhận xét

- 2 hs lên bảng đọc bài - Lớp theo dõi nhận xét

(10)

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài : Bè xuôi sông La

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc(12p)

- HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ

+ Lần 1: HS sửa một số từ khó đọc (dẻ cau, muồng đen, lượn, lim dim, nụ, nở xòa)

+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa: Sông La, dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa.

+ Lần 3: HS luyện đọc khổ thơ trên bảng cho đúng nhịp thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu bài thơ.

* Tìm hiểu bài: ( 10p)

- HS đọc khổ thơ 1 và cho biết:

+ “Bè” là sự vật ntn? GV chỉ tranh minh họa và giải thích rõ.

+ Bè gồm những loại gỗ quý nào?

* Kết luận: Bè gỗ xuôi theo dòng sông La để về những thành phố.

- Đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi.

+ Sông La đẹp ntn?

1 HS đọc toàn bài

- Tiếp nối đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm:

- Đọc thầm chú giải

- Tiếp nối đọc đoạn lần 2, kết hợp hiểu nghĩa từ khó SGK

- Tiếp nối đọc đoạn lần 3, nhận xét - Luỵện đọc đoạn trong nhóm Bè ta xuôi sông La / Dẻ cau / cùng táu mật Muồng đen / và trai đất Lát chun/ rồi lát hoa

1. Vẻ đẹp của dòng sông La.

- Những thanh tre, nứa, gỗ kết lại thành mảng lớn đi trên sông (biển) được gọi là bè.

- Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất.

Lát chun, lát hoa.

+ Nước sông trong veo, tre xanh mướt

(11)

+ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

* Kết luận: Dòng sông La trong xanh, êm dịu như ôm ấp lấy bè gỗ. Đây là bức tranh yên bình, sống động.

+ Đoạn thơ nói về điều gì?

- HS đọc đoạn thơ còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

+ Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát”;

“Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

* Kết luận: Trên bè gỗ xuôi theo nhiều vùng miền, tác giả mơ 1 ngày được góp sức xây dựng, làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

+ Bài miêu tả những gì? Nội dung bài?

* Hướng dẫn HS đọc diễm cảm và học thuộc lòng bài thơ ở nhà.

3. Hướng dẫn viết chính tả

* GV giới thiệu và đọc đọc bài viết.

+ Nêu nội dung của bài viết?

đôi bờ, sóng gợn, nước long lanh, có tiếng chim hót.

+ Bè được ví với hình ảnh đàn trâu: Ăn no, ngủ lim dim.

+ Cách nói ấy làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.

2. Sức mạnh, tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương.

+ Tác giả mơ một ngày được góp sức xây dựng, tái thiết quê hương

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng quê

hương, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

* Nội dung : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

(12)

* Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

* Viết chính tả:

- GV phối hợp với PHHS để PHHS đọc cho các em viết chính tả tại nhà rồi chụp gửi bài qua zalo cho GV Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản.

* Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2: Điền vào chỗ trống.

b) uốt hay uốc.

+ Nêu yêu cầu BT.

+ GV chốt lại lời giải đúng: Cuốc, buộc, thuốc, chuột.

Bài 3: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống…

a) Tiếng có âm đầu tr hay ch.

+ Nêu yêu cầu BT, hướng dẫn quan sát tranh minh họa để hiểu thêm nội dung mẩu chuyện.

GV chốt lại lời giải đúng

+ Chuyện có tính khôi hài chỗ nào?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh bài thơ nào? Vì sao?

- Hs nghe

+ Nói lên sự ra đời của chiế lớp xe đạp.

- Luyện viết từ khó: nẹp sắt, Đân- lớp, suýt ngã, …

- HS viết bài.

Bài 2

- Đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở.

- Từng em đọc kết quả.

- Cả lớp nhận xét.

- Vài em thi đọc thuộc lòng khổ thơ.

Bài 3

- Làm bài vào vở.

- Từng em đọc kết quả.

- Cả lớp nhận xét,.

- Đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truyện: Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào.

(13)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Nhận xét tiết học.

---

Ngày soạn : 12/04/2020

Ngày dạy : Thứ 4, 15/04/2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 40: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao. Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sủ dụng vốn từ hay, phù hợp.

3. Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

* QTE: Quyền ăn ngủ, vui chơi, thể dục thể thao II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập cho BT1, 2, 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 1 em đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu kể Ai làm gì?

trong đoạn viết.

- GV nhận xét II. Bài mới:( 30’)

+ HS đọc bài viết của mình.

- Lớp nhận xét

(14)

1. Giới thiệu bài

- Để biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao. Hôm nay chúng ta học bài: “Mở rộng vốn từ: Sức khỏe”

2. Tìm hiểu bài Bài 1: Tìm các từ ngữ

a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

b) Chỉ những đặc điểm của cơ thể khỏe mạnh

- Nhận xét và kết luận.

+ Muốn có một cơ thể khỏe mạnh ta phải làm gì?

- Chốt: Muốn có một cơ thể khỏe mạnh ta phải có những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Bài 2: Kể một số môn thể thao mà em biết.

- Yêu cầu HS đứng tại chỗ và kể tên.

- GV nhận xét

* Trẻ em có quyền gì?

* Chốt: Khi tham gia các môn thể thao cần

- Lắng nghe.

Bài 1: - HS đọc nội dung BT.

- Các nhóm đọc thầm, trao đổi để làm bài.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

a) Thể dục, đi bộ, ăn uống điều độ, nghỉ mát, giải trí,…

b) Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn, rắn chắc.

Bài 2. - Nêu yêu cầu BT.

- Viết vào vở ít nhất 10 từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.

+ Bóng đá, cờ vua, bơi lội, nhảy dây, kéo co, bắn súng, cử tạ, võ thuật … - Nhận xét bài của bạn.

* Quyền ăn ngủ, vui chơi, thể dục thể thao của trẻ em.

(15)

có mức độ nếu không sẽ bị quá sức.

Bài 3. Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chổ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ sau.

- HS tự làm vào vở.

* Chốt: Củng cố cách so sánh sức khỏe với sự vật.

3. Hướng dẫn viết chính tả

*Hướng dẫn HS nhớ viết:

- GV nêu yêu cầu của bài

- 1 HS đọc thuộc 4 khổ thơ của bài. Cả lớp quan sát trong SGK và nhẩm lại

- Yc HS viết một số từ dễ lẫn trong bài - GV quan sát lớp, uốn nắn cho HS - Ycầu 2 HS đổi chéo vở, soát lỗi

* Viết chính tả:

- GV phối hợp với PHHS để PHHS đọc cho các em viết chính tả tại nhà rồi chụp gửi bài qua zalo cho GV Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản.

* H dẫn HS làm bài chính tả:

Bài 2 (T22)

- HS đọc yêu cầu bài tập

Bài 3: - 1 em đọc yêu cầu BT.

- Đọc thuộc các thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh, viết vào vở lời giải đúng.

a) Khỏe như voi (hùm, hổ, trâu, bò tót…)

b) Nhanh như sóc (cắt, điện, chớp, gió,tên,..)

- “ Mắt trẻ con sáng lắm. Hình tròn là trái đất”

- Sáng, rõ, lời ru, rộng,

- HS gập sách, ngồi ngay ngắn và bắt đầu viết

Bài 2 (22) . Điền vào chỗ trống r/d/gi - Mưa giăng

- Theo gió

(16)

- Cả lớp làm bài

- 2 HS lên bảng làm bài trên phiếu, đọc kết quả bài tập, nhận xét, góp ý

Bài 3 (T23)

- HS đọc yêu cầu BT ở bảng phụ - HS trao đổi nhóm đôi (3’)

- Các nhóm nêu kết quả điền được. Nhóm khác nhận xét.

- 1 HS đọc hoàn chỉnh bài tập

* Giáo dục quyền trẻ em:

III. Củng cố- dặn dò:

- GV nhận xét giờ học - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- Rải tím

Bài 3 (23). Chọn từ đúng trong (...) - HS đọc yêu cầu BT ở bảng phụ - Cho HS trao đổi và làm bài theo nhóm đôi

- Các nhóm nêu kết quả điền được.

Nhóm khác nhận xét.

- Dáng, dần, điểm, rắn, thẫm, dài, rực rỡ, cần mẫn.

* Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

--- TẬP LÀM VĂN

TIẾT 39: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2. Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.

3. Thái độ: Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. CHUẨN BỊ:

(17)

- Tranh minh hoạ một số đồ vật, bảng phụ ghi sẵn đề bài; 1 dàn ý bài văn tả đồ vật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 HS đọc kết bài mở rộng cho bài văn làm theo 1 trong các đề đã chọn

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn

- Đề bài yêu cầu các em làm gì?

1. Tả chiếc cặp sách của em.

2. Tả cái thước kẻ của em.

3. Tả cây bút chì của em.

4. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

+ Khi làm văn miêu tả đồ vật ta cần chú ý điều gì?

- GV nhắc nhở HS lập dàn bài trước khi viết bài, nên nháp trước khi viết vào vở.

- GV đưa ra dàn bài chung - HS đọc, làm bài.

- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Lắng nghe.

+ Chọn 1 trong các đề cho sẵn.

+ Khi tả bài miêu tả đồ vật ta cần tả theo thứ tự từ bao quát đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong, tự trên xuống dưới…

Trước khi tả cần quan sát kĩ đồ vật, tìm nét nổi bật, riêng biệt của đồ vật mà em định tả

- HS làm bài vào vở.

(18)

- GV quan sát nhắc nhở.

- GV thu bài.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: luyên tập giới thiệu địa phương.

- HS lắng nghe

---

Ngày soạn : 13/04/2020

Ngày dạy : Thứ 5, 16/04/2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 41 : CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận diện được câu kể Ai thế nào?

- Xác định được bộ phận CN và VN trong câu.

2. Kĩ năng: Biết viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?

3. Thái độ: Tích cực học tập II. CHUẨN BỊ:

- SGK, VBT, bảng phụ, phiếu khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 HS đọc kết quả bài tập 2, BT 3 (tiết

(19)

MRVT: Sức khỏe) - GV nhận xét II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Phần nhận xét: (12p)

Bài 1 (23), bài 2 (24)

- HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập 1 và 2.

Cả lớp theo dõi trong SGK.

+ Bài tập yêu cầu những gì?

- HS đọc kĩ đoạn văn, dùng bút gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn

- Lần lượt HS nêu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (Các câu khác là kiểu câu Ai làm gì?)

Bài 3 (24)

- HS đọc ycầu bài tập và quan sát mẫu - HS lần lượt nêu miệng câu hỏi cho - HS khác nhận xét, góp ý.

+ Những câu hỏi để tìm ra đặc điểm, tính chất, của sự vật có từ nào cơ bản?

- 2 hs lên bảng làm bài - Lớp theo dõi nhận xét

Bài 1 , 2

- Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.

- Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.

- Câu 4: Chúng thật hiền lành.

- Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

Bài 3 (24). Đặt câu hỏi cho những từ ở BT 2

M: Cây cối như thế nào?

- Bên đường cây cối như thế nào?

- Nhà cửa thế nào?

- Đàn voi thế nào?

- Anh thế nào?

+ Thế nào?

(20)

Bài 4, 5 (24)

- HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5 và trao đổi nhóm (3’)

- Từng cặp HS chỉ từng câu và cho biết:

+ Từ ngữ được miêu tả trong mỗi câu?

+ Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được?

- HS khác nhận xét, GV chốt kết quả bài tập

3. Ghi nhớ

+ Dạng câu này có gì giống và khác kiểu câu Ai làm gì?

- HS đọc thuộc ghi nhớ – SGK (24)

4. Luyện tập: ( 18p) Bài 1 (24)

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 + Bài yêu cầu những gì?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3người) để trả lời yêu cầu a, b, c.

- 1 Nhóm lên bảng trình bày kết quả. Dưới lớp nêu ý kiến

- GV chốt kết quả đúng Bài 2 (24)

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ viết bài (4’) và lần lượt đọc kết quả

Bài 4, 5 (24)

- Câu 1: Cây cối/ Cái gì xanh um?

- Câu 2: Nhà cửa/ Cái gì thưa thớt dần?

- Câu 4: Chúng/ Con gì hiền lành?

- Câu 6: Anh/ Ai trẻ và thật khoẻ mạnh?

- Câu kể Ai thế nào gồm 2 bộ phận + CN: Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

+ VN: Trả lời cho câu hỏi Thế nào?

Bài 1 (24)

- Câu 1: Rồi những người con/

cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

- Câu 2: Căn nhà/ trống vắng

- Câu 4: Anh Khoa/ hồn nhiên, xởi lởi.

- Câu 5: Anh Đức/ lầm lì, ít nói.

- Câu 6: Còn anh Tịnh/ thì đĩnh đạc, ít nói.

Bài 2 (24)

Kể về các thành viên trong tổ em:

(21)

+ Bài có những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?

- GV nhận xét bài.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - HS nêu lại ghi nhớ

- Nhận xét giờ học

Sử dụng câu kể Ai thế nào?

VD: Bạn Huy thấp nhưng rất vui tính.

Bạn Bình hiền lành, điềm đạm.

- 2 HS nêu

---

Ngày soạn : 14/04/2020

Ngày dạy : Thứ 6, 17/04/2020

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 40: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.

3. Thái độ: Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.

* ATGT: Khi đi tham gia gia thông ở bất cứ nơi nào cũng phải đi theo đúng qui định, để đảm bảo an toàn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin ( về địa phương cần giới thiệu) - Kĩ năng thể hiện sự tự tin

(22)

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn)

III. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ nét đổi mới quê hương; bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Yêu cầu học sinh nêu địa chỉ nơi em ở.

+ Nơi em ở có gì mới? Hãy kể cho bạn nghe.

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : Nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc thầm bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn.

+ Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?

+ Kể lại những nét đổi mới nói trên?

- HS nêu tiếp nối

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn.

+ Những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm

+ Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đây đã biết trồng lúa nước 2 vụ/

năm, năng suất khá cao. Bà con không

(23)

- Treo bảng phụ kết hợp câu hỏi gợi ý rút ra dàn ý của bài.

+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)

+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.

+ Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó Bài 2:

Đề bài: Hãy kể những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em

- Phân tích , giúp hs nắm yêu cầu đề

- Nhận xét, bình chọn người giới thiệu về địa phương tự nhiên, chân thật và hấp dẫn nhất và tuyên dương.

thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi

+ Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực

+ Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000- 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi với năm học trước.

- HS theo dõi

- Nêu yêu cầu , xác định yêu cầu đề và làm bài vào vở

- Nối tiếp đọc bài viết, thi giới thiệu trước lớp

- Nhận xét, bình chọn

VD: Gia đình tôi sống ở khóm 4 thị

(24)

+ATGT: Khi tham gia giao thông các em cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

* Giáo dục kĩ năng sống:

+ Những nét đổi mới ở địa phương em nói lên điều gì?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.

trấn Đầm Dơi. Tôi muốn giới thiệu cho các bạn về những đổi mới ở đây.

- Đổi mới đầu tiên là ở đây đã có những con đường bê tông rộng rãi, thay cho những con đường rải đá ngày trước. Tiếp theo là chuyển đổi về sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm. Đời sống của người dân ấm no hạnh phúc...

- Hs nêu theo ý hiểu

- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin ( về địa phương cần giới thiệu)

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn)

---

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 41: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU:

(25)

1. Kiến thức:

- HS nhận thưc đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình.

2. Kĩ năng:

- Biết tham gia sửa lỗi chung: biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô 3. Thái độ:

- Thấy được cái hay của bài được thầy cô khen.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, bài văn mẫu lớp 4, phiếu ghi lỗi sai cơ bản của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Giới thiệu bài ( 5’) II. Bài mới:( 30’)

1. Nhận xét chung về kết quả làm bài - Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 20 - Nhận xét:

+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần

+ Hạn chế: Viết sai lỗi chính tả nhiều, , chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều...

- Trả bài cho từng hs 2. HD hs chữa bài a) HD hs sửa lỗi

- Các em hãy đọc nhận xét của thầy, đọc những chỗ thầy chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở

- Lắng nghe

- Nhận bài làm

- Sửa lỗi

(26)

- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra - Theo dõi, kiểm tra hs làm việc

b) HD hs chữa lỗi chung

- Dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi của hs

+ Chính tả: quay sách , sinh sắn dữ kĩ, rang rưỡi

+ Từ: Ổ khóa được mạ bền sáng loáng

+ Cặp đã giúp em đi học khỏi phải rơi rớt dụng cụ học tập

+ Cặp của em rất đẹp, cặp của em có 3 ngăn, cặp của em có chỗ để đựng chai nước...

+ Ý: Có vải lót từng ngăn để cặp không bị xáo trộn.

+ Em rất yêu chiếc cặp sách của em, vì chiếc cặp của em giúp em rất nhiều trong học tập.

+ Câu: Em rất yêu quí chiếc cặp này vì nó giúp em không bị rơi rớt dụng cụ học tập. Lúc đi về em cẩn thận và máng lên góc học tập cho ngay ngắn.

+ Nhân dịp tựu trường ba em mua cho em đầy đủ dụng cụ học tập trong đó có chiếc cặp xinh xắn mà em rất thích.

- Sửa lại bằng phấn màu (nếu sai)

- Đổi vở để kiểm tra

- 1 vài hs lên bảng sửa, cả lớp sửa vào vở nháp

quay xách xinh xắn giữ kĩ gang rưỡi

+ Ổ khóa được mạ kền sáng loáng + Thật là tiện, từ khi có chiếc cặp, dụng cụ học học của em không bị rơi rớt.

+ Chiếc cặp của em rất đẹp, có 3 ngăn, bên hông cặp có chỗ để chai nước rất tiện lợi.

+ Có vải lót từng ngăn giúp cho tập vở không bị ướt khi trời mưa.

+ Em rất yêu chiếc cặp. Vì hàng ngày cặp cùng em đến trường, cặp che chắn, bảo vệ cho tập vở của em không bị ướt.

+ Đi học về, em để cặp cẩn thận lên bàn.

+ Bước vào năm học mới, để khuyến khích em học tập, mẹ mua cho em một chiếc cặp mới ở cửa hàng bách hóa gần

(27)

3. HD hs học tập những đoạn văn - Đọc những đoạn văn, bài văn hay.

- Y/c hs trao đổi nhóm đôi để tìm ra cái hay, cái cần học của đoạn văn, bài văn.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.

nhà em.

- Trao đổi nhóm đôi

- Lắng nghe

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung