• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 29/4/21 Ngày giảng: 3/5/21

Tiết 125

LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận ra được những lỗi thuờng mắc khi viết đơn (nội dung, hình thức) thông qua các bài tập; Nắm được phuơng hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.

2. Kĩ năng:

- Phát hiện các lỗi thường gặp khi viết đơn;

- Viết đúng nội dung quy định.

3. Thái độ:

- Viết đúng qui định khi có nguyện vọng.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, nhân ái, yêu nước, trách nhiệm

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết đơn.

- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng đơn phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn , tài liệu, đồ dùng DH.

- HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...

+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra cách viết đơn.

+ Thực hành có hướng dẫn: Viết đơn theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách viết đơn; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, gợi mở..

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, động não - Thời gian: ( 30p )

(2)

* Hoạt động 1 : Các lỗi thường mắc khi viết đơn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại “ đơn xin miễn giảm học phí”.

? Em hãy nhắc lại trình tự viết đơn không theo mẫu

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Địa điểm, ngày, tháng, năm, làm đơn.

- Tên đơn.

- Nơi gửi.

- Họ và tên, địa chỉ người viết đơn.

- Lí do, nguyện vọng viết đơn.

- Cam đoan và cảm ơn.

- Kí tên

* HS đọc 3 mẫu đơn.

? Em hãy đối chiếu trình tự của lá đơn và những đơn này xem các đơn này có mắc lỗi gì không ? - Yêu cầu HS đọc

- Gv chia lớp thành 3 nhóm - Y/c các nhóm thảo luận + N1: BT1

+ N2: BT2 + N3: BT3

- Các nhóm làm việc, thời gian trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày.

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

? Em hãy chữa lại các đơn đó.

? Các lỗi thường mắc khi viết đơn.

- HS trả lời – GV chốt.

I/ Các lỗi thuờng mắc khi viết đơn.

. Bài tập 1: Lá đơn 1 mắc các lỗi:

- Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ - Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn, họ và tên người viết đơn.

- Người, nơi nhận đơn không rõ.

- Thiếu chữ kí của người viết đơn.

- Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu.

2. Bài 2: Lá đơn thứ hai mắc lỗi:

- Thừa phần viết về bố, mẹ vì không cần thiết phải khai trong đơn.

- Lí do trình bày trong đơn chưa rõ ràng, xác đáng.

- Thiếu thời gian, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn.

- Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu, bỏ phần chữ viết thừa.

3. Bài tập 3: các lỗi mắc phải:

- Lí do viết đơn không xác đáng (đang sốt không thể viết đơn) mà phải do phụ huynh viết.

- Cách sửa: Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh.

- Trình bày lại phần lí do cho thích hợp.

- Giáo viên chia lớp theo nhóm để các em luyện tập viết 2 đơn ở mục luyện tập SGK/144.

- Sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.

- Yêu cầu HS đọc

1. Đơn xin cấp điện cho gia đình.

- Yêu cầu: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc qui

(3)

- Gv chia lớp thành 4 nhóm - Y/c các nhóm thảo luận + N1: BT1

+ N2: BT2 + N3: BT3 + N4: BT4

- Các nhóm làm việc, thời gian trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày.

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ...

2. Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường.

- Có thể gửi người đội trưởng hoặc hiệu trưởng nhà trường và phải có sự đồng ý của GV chủ nhiệm lớp, của gia đình.

3. Đơn xin cấp bàn ghế mới.

- Nhất thiết phải trình bày một cách cụ thể tình trạng hỏng của bàn ghế hiện nay.

4. Đơn xin chuyển trường.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh,

- Thời gian: (10p )

? Em hãy viết đơn xin gia nhập vào Đội TNTP HCM hoặc lớp năng khiếu do câu lạc bộ nghệ thuật nhà trường tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày .... tháng .... năm ...

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Hòa Bình.

- Ban chỉ huy Liên đội.

Em tên là: ...

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Học sinh lớp ... Trường ...

Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:

(4)

 Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.

 Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.

 Thực hiện tốt 5 điều Bác Hổ dạy.

Người làm đơn

* HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( 2p)

Sưu tầm một số đơn để tham khảo Hs thực hiện ở nhà.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: , học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Soạn “Động Phong Nha”

+ Tìm hiểu về văn bản.

+ Đọc kĩ văn bản và phần chú thích, từ đó cố hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha.

+ Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì đực biệt là về phương diện kinh tế du lịch.

+ Sưu tầm tranh ảnh về Động PN.

Ngày soạn: 29/4/21

Ngày giảng: 4/5/21

Tiết 126 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ

- Xi-át-tơn - I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thấy được văn bản xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc – hiểu nội dung văn bản nhật dụng

(5)

- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át- tơn.

- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản 3. Thái độ:

Ý thức tự giác tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, tình cảm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường; xác định cách ứng xử, yêu quý, trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên ...

- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bức thư.

Tích hợp giáo dục môi trường gắn với thực tiễn cuộc sống:

- Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới.

- Thực trạng môi trường:

- Những giải pháp bảo vệ môi trường.

- Quan điểm và suy nghĩ của bản thân học sinh trước vấn đề môi trường.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục lòng yêu Tổ quốc; yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Rèn phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan;

soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(6)

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thuyết trình - Kĩ thuật: Động não, kích thích tư duy.

- Thời gian: ( 4p)

Cách 1:Tìm 3 ví dụ về môi trường bị tàn phá.

Trả lời:

VD: xả nước chưa qua xử lí ra sông ngòi, chặt phá rừng, xả khí thải ô nhiễm ra môi trường

Năm 1954, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng-Klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư trả lời. Đây là một bức thư nổi tiếng, từng được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường, được đưa vào trong chương trình Ngữ văn 6.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 30 )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về tác phẩm

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

? Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản?

Hoạt động 1: 31’

- Mục tiêu: hs thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc của vị thủ lĩnh

+ Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm của, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

I. Xuất xứ văn bản

- Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của Mĩ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ nên thủ lĩnh Xi-át-tơn đã viết bức thư này để trả lời.

II. Đọc - hiểu văn bản

(7)

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời

- Giáo viên giới thiệu cách đọc: Đọc rõ ràng - Giáo viên đọc đọan 1 – Học sinh đọc hết văn bản .

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích. Chú ý các cụm từ “Người da đỏ”, “Người da trắng”.

? Văn bản được viết theo loại nào?

- Văn bản nhật dụng

? Em hiểu thế nào văn bản nhật dụng?

- Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...

- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tảc, biểu cảm...

- Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.

? Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì?

- Vấn đề thiên nhiên và môi trường

? Bố cục bức thư gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

+ Từ đầu đến cha ông chúng tôi: quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên .

+ Tiếp đến sự ràng buộc: cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng .

+ Còn lại: Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . - Học sinh đọc lại đọan đầu của bức thư ?

? Quan sát đoạn 1, cho biết trong kí ức người da đỏ hiện lên những điều tốt đẹp nào về đất.

Hs: - Đất đai...

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

(8)

- Cây lá..., hạt sương..., tiếng côn trùng...

những bông hoa..., vũng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối...

? Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất và thiên nhiên ?

- Hs nêu trong sgk

? Hãy chỉ ra các phép so sánh và nhân hóa được dùng trong đoạn văn?

- Mỗi tấc đất thiêng liêng…là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.

- Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.

- Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

- Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.

- Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ…cùng chung một gia đình….

? Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó ?

3.1. Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên

- Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ.

+ Nghệ thuật nhân hoá, so sánh:

Hình ảnh thiên nhiên đất đai hiện lên gần gũi thân thiết, gắn bó với con người.

-> Những phép so sánh và nhân hóa cho ta thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với Đất, thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên là máu thịt, anh em, họ hàng.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: CẦU LONG BIÊN CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ (10p)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

? Em hiểu thế nào văn bản nhật dụng?

- GV hướng dẫn cho HS đọc

- Cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu.

? Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức?

- Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.

? Nêu bố cục của bài kí: 3 phần

II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

- Bài có thể chia làm 3 phần

3. Phân tích

(9)

- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)

? Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?

? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?

? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì?

? Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

? Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?

? Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì

?Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì?

? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?

? Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu?

? Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?

? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?

? Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?

3.1. Giới thiệu về cầu Long Biên

 Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.

3.2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử

* Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:

- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me

- Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồ

* Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:

- Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi người dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi HS khi cắp sách đến trường.

3.3. Cầu Long Biên trong hiện tại và tương lai

- Ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản.

=> Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật 4.3. Ghi nhớ

(10)

? Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?

*. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, đọc lại văn bản

- Nắm những nội dung chính của bài - Chuẩn bị phần còn lại của văn bản

? Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư trên những vấn đề gì ?

? Em có nhận xét gì về thái độ và cách đối xử của người da đỏ và người da trắng với đất, với thiên nhiên?

? Ngoài biện pháp đối lập, tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì? Hãy chỉ rõ?

? Cách hành văn, giọng điệu của phần 3 có gì giống, có gì khác với hai phần trên?

? Nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?

? Từ mong muốn của người da trắng, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đưa ra lời đề nghị và cảnh báo nào đối với người da trắng?

? Từ lời đề nghị đó, người da đỏ muốn chứng tỏ điều gì?

*. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 29/4/21 Ngày giảng: 4/5/21

Tiết 127 Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (tiếp)

(Xi-át-tơn) I. Mục tiêu (như tiết 125)

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Hãy đọc thuộc lòng một đoạn văn mà em thích?

3. Bài mới (30p)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 36’

- Mục tiêu: hs thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc của

I. Xuất xứ văn bản II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

(11)

vị thủ lĩnh

+ Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm của, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời

- Học sinh đọc đọan từ “Tôi biết” đến “có sự ràng buộc” .

? Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư trên những vấn đề gì ?

- Hs tìm dẫn chứng trong sgk

? Em có nhận xét gì về thái độ và cách đối xử của người da đỏ và người da trắng với đất, với thiên nhiên?

- Cách đối xử hoàn toàn đối lập nhau:

anh em, ruột thịt >< kẻ thù; mẹ đất, anh em bầu trời >< vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh >< ồn ào…

? Ngoài biện pháp đối lập, tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì? Hãy chỉ rõ?

- Học sinh tìm các điệp ngữ kết hợp với đối lập trong văn bản: Tôi biết, tôi thật không hiểu nổi, tôi không hiểu. Nếu chúng tôi, ngài phải.

? Nêu tác dụng ?

2. Bố cục 3. Phân tích

3.1. Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên

3.2. Cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng

Người da đỏ Người da trắng - Mỗi tấc đất là

thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm.

- Đất là bà mẹ - Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ.

- Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ.

- Mảnh đất này cũng như mảnh đất khác.

- Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được.

- Người da trắng chẳng để ý gì đến nó.

- Xóa bỏ cuộc sống yên tĩnh.

Dùng phép đối lập, điệp ngữ để khẳng định tầm quan trọng của đất, của thiên

(12)

- Học sinh đọc phần cuối bức thư

? Hãy nêu ý chính của đọan văn?

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bù đắp nên.

- Bởi vậy, người da trắng các anh phải kính trọng đất đai, biết đối xử với đất như người da đỏ.

- Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình.

? Cách hành văn, giọng điệu đọan này có gì giống, có gì khác với hai phần trên?

- Cách hành văn vẫn trang trọng và tha thiết yêu quý, trân trọng đất như những đoạn trước. Tuy nhiên đoạn này tha thiết nhiều hơn.

- Lập luận chặt chẽ, cách so sánh cụ thể bức thư có ý nghĩa sâu sắc.

? Nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?

- Học sinh liên hệ tìm các câu tục ngữ nói về thái độ của dân tộc ta đối với đất :

- Tấc đất, tấc vàng .

- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

? Từ mong muốn của người da trắng, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đưa ra lời đề nghị và cảnh báo nào đối với người da trắng?

? Từ lời đề nghị đó, người da đỏ muốn chứng tỏ điều gì?

? Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường ?

- Trong thư, người da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất đai mà còn nói tới tất cả vấn đề liên quan tới đất: tự nhiên, môi trường, sống của con người. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm ngày càng nặng nề.

nhiên đối với con người .

3.3. Kiến nghị của người da đỏ

- Nếu người đa đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải đối xử với đất như người đa đỏ .

- Lời cảnh báo: nếu không thì người da trắng cũng bị tổn hại .

-> Khẳng định mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên với con người .

4. Tổng kết 4.1. Nội dung

(13)

Chính vì vậy, bức thư của thủ lĩnh da đỏ vẫn là một trong những văn bản có giá trị nhất về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Bức thư có ý nghĩa khoa học và triết lý đúng đắn sâu sắc về mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên đối với con người.

? Theo em, thành công về nghệ thuật của văn bản là gì?

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối lập.

- Giọng văn trang trọng, giàu sức truyền cảm

- Kết hợp các phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận

- Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ

4.2. Nghệ thuật

4.3. Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: (4p )

HS thực hiện ở nhà.

?Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một bức thư nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong số những văn bản hay nhất về môi trường và thiên nhiên. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Phần mở đầu của tác phẩm đã đưa ra mối quan hệ giữa người da đỏ và thiên nhiên. Từ đó, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt người da đỏ và người da trắng trong cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên. Để cuối cùng, ông đặt ra những đề nghị đối với người da trắng: “Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em”. Với một lối viết đầy thuyết phục, vị thủ lĩnh người da đỏ đã khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường. Sau khi đọc xong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, có lẽ bất kì người đọc nào cũng sẽ đồng ý rằng: “Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình”.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

(14)

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, - Thời gian: ( 5p)

?Trao đổi với bạn bè, người thân về những nội dung sau:

a) Các khu vực như ao ,hồ,sông ,biển , đường phố , xóm làng,... nơi em sống có bị ô nhiễm không? Nếu có thì hiện tượng cụ thể là gì ?

b) Em thấy thái độ của mọi người như thế nào khi chứng kiến sự ô nhiễm đó ? c) Địa phương/nhà trường nơi em sống/học tập đang thực hiện những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường?

HƯỚNG DẪN TỰ ĐỌC: ĐỘNG PHONG NHA

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV hướng dẫn cách đọc: to, rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi du khách.

? Dựa vào nội dung, em có thể chia văn bản làm mấy phần?

- Hs trình bày. Có thể chia thành hai hoặc ba phần

+ Từ đầu đến...rải rác  giới thiệu vị trí địa lí và hai con đường vào động Phong Nha

+ Phần 2: từ Phong Nha....đất Bụt  cảnh tượng động Phong Nha

+ Phần 3: còn lại  Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài

? Qua đoạn văn, em thử hình dung và giới thiệu vị trí và những con đường vào động?

? Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối đi nào? Vì sao?

? Em hiểu câu "Đệ nhất kì quan Phong Nha" là thế nào?

? Em hãy nhận xét trình tự miêu tả của tác giả?

? Vẻ đẹp của động khô và động nước

I. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

3.1. Vị trí Phong Nha và hai con đường vào động

- Vị trí: nằm trong quần thể hang động gồm nhiều hang, nhiều động liên tiếp.

- Hai con đường vào động: Đường thuỷ và đường bộ.

3.2. Cảnh tượng hang động

- Động khô...  giới thiệu vắn - Động nước... tắt nhưng rất đầy đủ cả về nguồn gốc lẫn vẻ đẹp

(15)

được miêu tả bằng những chi tiết nào?

? Động nào được tác giả miêu tả kĩ hơn?

Vì sao?

? Động được giới thiệu như thế nào?

? Em có nhận xét gì về những từ ngữ miêu tả trên?

? Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của động Phong Nha?

? Nhà thám hiểm nhận xét và đánh giá Phong Nha như thế nào?

? Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

? Vậy tương lai của Phong Nha như thế nào?

? Em sẽ làm gì để bảo tồn những giá trị to lớn đó?

? Theo em, vấn đề được ra trong văn bản là gì?

- Vấn đề bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch

? Suy nghĩ và tình cảm của em về nơi đây?

- Động Phong Nha:

+ Hình khối: hình con gà, con cóc, mâm xôi, cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ…

+ Màu sắc: lóng lánh như kim cương, xanh biếc…

+ Âm thanh: tiếng nước gõ như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất bụt.

 Đó là vẻ đẹp tổng hoà giữa các nét hoang vu, bí hiểm vừa thanh thoát vừa giàu chất thơ.

3.2. Giá trị của động Phong Nha - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

- 7 cái nhất....

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4. Nghệ thuật 4.3. Ghi nhớ

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài. Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về bảo vệ thiên nhiên môi trường.

- Chuẩn bị bài mới: Xem bài “Ôn tập về dấu câu”.

+ HS ôn lại các dấu câu mà em đã học + Tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu.

+ Tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK (T149) V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 29/4/21

Ngày soạn: 7/5/21

(16)

Tiết 128 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy 2. Kỹ năng:

- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy trong khi viết

- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu câu khi ngăn cách thành phần câu,…

khi kết thúc câu

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực:

- Giao tiÕp: tr×nh bµy suy nghÜ, ý tëng, th¶o luËn vµ chia sÎ kinh nghiÖm c¸ nh©n vÒ c¸ch sö dông dÊu c©u phï hîp.

- Giải quyết vấn đề, ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng dấu câu thích hợp - Năng lực sáng tạo: Biết sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích giao tiếp; So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn, tranh minh hoạ (SGK) ...

- HS: Đọc truyện và soạn bài theo hướng dẫn trong SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...

+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra công dụng, cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.

+ Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

? Khi viết câu, ta có thể mắc những lỗi gì ? Nêu cách chữa lỗi khi câu thiếu CN

* Trả lời.

- Các lỗi có thể mắc: Thiếu CN, thiếu VN...

- Thiếu chủ ngữ: Thêm chủ ngữ cho câu. Hoặc: Chuyển trạng ngữ thành CN...

3. Bài mới:

(17)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

? Ở bậc tiểu học, em đã học những dấu câu nào.

- HS trả lời.

- GV: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu.

Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

(18)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong câu

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, hỏi và trả lời - Gv chiếu ngữ liệu

- Y/c hs đọc ngữ liệu

- Gv y/c hs điền các dấu câu thích hợp vào các ngữ liệu

a. Ôi thôi, chú mày ơi( )Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

b. Con có nhận ra con không ( ).

c. Cá ơi, giúp tôi với ( )Thương tôi với( ).

d. Giời chớm hè ( ) Cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm.

- Hs làm, gv và hs nhận xét, chốt

? Vì sao em lại có cách lựa chọn như vậy ( phù hợp các kiểu câu tương ứng ntn)?

- Dâu ! : đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

- Dấu ? : cuối câu nghi vấn.

- Dấu . : cuối câu trần thuật.

? Cách dùng các dấu câu trong các câu trên có gì đặc biệt?

- Câu 2, 4 : câu cầu khiến nhưng lại được đặt dấu chấm. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm

- Dấu ?! được đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ, châm biếm đv nội dung của từ ngữ hoặc nội dung cả câu.

- Gv chốt.

- Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs biết chữa một số lỗi về câu thường gặp

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận

- KT động não, hỏi và trả lời, chia nhóm - Gv chiếu ngữ liệu

- Y/c hs đọc ngữ liệu

? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu sau?

a.

TH1: dấu chấm hợp lí vì có tác dụng tách thành 2 câu với 2 nội dung khác nhau.

TH2 : dấu phẩy có td tách câu trên thành

I. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Ôi thôi, chú mày ơi(!)Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

b. Con có nhận ra con không (?) c. Cá ơi, giúp tôi với (!) Thương tôi với(!).

d. Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm.

- Trong những trường hợp đặc biệt:

+ Dấu chấm lại được đặt cuối câu cầu khiến.

+ Dấu ?! được đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ, châm biếm đv nội dung của từ ngữ hoặc nội dung cả câu.

2. Ghi nhớ - sgk

II. Chữa một số lỗi thường gặp 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(19)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo tháng sinh.

- Y/c mỗi nhóm thảo luận một bài tập + N1: từ tháng 1-3 (BT1)

+ N2: từ tháng 4-6 (BT2) + N3: từ tháng 7-9 (BT3) + N4: từ tháng 10-12 (BT4) - Các nhóm thảo luận 5’

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt 1. Bài tập 1

- ….sông Lương.

- ….đen xám.

- ….đã đến.

- ….tỏa khói.

- ….trắng xóa.

2. Bài tập 2 - Chưa (trần thuật)

- Nếu tới đó …..động như vậy (câu trần thuật) 3. Bài tập 3

a. Động Phong Nha thật đúng là “đệ nhất kì quan” của nước ta!

b. Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi.

c. Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

4. Bài tập 4 - Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi DC lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

Câu 1: Chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây:

(20)

a. – Mẹ đã về.

- Mẹ đã về!

b. – Đến bao giờ mẹ mới được gặp con?

- Đến bao giờ mẹ mới được gặp con!

Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc của việc dùng dấu phẩy trong câu văn sau:

Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

?Viết một đoạn văn khoảng 8 câu( chủ đề tự chọn). Chỉ ra công dụng của các dấu câu em vừa sử dụng.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, tìm và sửa lỗi dùng dấu câu trong các bài viết của bản thân. Tìm một số ví dụ về sử dụng dấu phẩy hiệu quả đạt mục đích giao tiếp, một số ví dụ về sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.

- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập tổng hợp.

+ Ôn tập các văn bản đã học

+ Ôn tập về các biện pháp tu từ, thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn,…

+ Ôn tạp văn miêu tả.

+ Xem lại các bài tập trong SGK.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay.. Bảo

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

Bài tập 10: Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất