• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

243

MỘT SỐ KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP,

THỰC HÀNH VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Đoàn Quang Thiệu

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hiện nay, môi trường thực hành của sinh viên ngành kế toán gặp nhiều khó khăn. Khi sinh viên đến các doanh nghiệp, doanh nghiệp không muốn cho sinh viên thực hành trên chứng từ, sổ sách và phần mềm kế toán. Khoa Kinh tế công nghiệp đã thực hiện đề tài về xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp. Đề tài đã nghiệm thu giai đoạn 1 và tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 2. Kết quả mô hình là một hệ thống dữ liệu như một công ty ảo bao gồm: hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống chứng từ kế toán và phần mềm kế toán tài chính. Mô hình được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lý hiện đại, dữ liệu được điều tra từ một số doanh nghiệp thực tế, do vậy mô hình tương đối giống với thực tế. Hiện nay, mô hình áp dụng để thực hành một số học phần: tổ chức kế toán, thực tập cơ sở cho sinh viên khoa Kinh tế công nghiệp.

Từ khóa: Kế toán, mô hình, thực hành, công ty, chứng từ kế toán

TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP* Triển khai thực Nghị quyết số: 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [4]. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đẩy mạnh đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác thực hành, thí nghiệm để sinh viên ra trường vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa giỏi kỹ năng thực tế.

Đối với sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp việc thực hành, thực tập gặp nhiều khó khăn, khi đến các doanh nghiệp, doanh nghiệp không muốn cho sinh viên thực hành trên chứng từ, sổ sách và phần mềm kế toán, dẫn đến thực hành ở cơ sở đạt hiệu quả chưa cao.

Xuất phát từ thực tế khách quan đó Khoa Kinh tế công nghiệp đã nghiên cứu, xây mô hình kế toán doanh nghiệp để thực hành cho sinh viên. Hiện nay, mô hình đã triển khai và nghiệm thu giai đoạn 1 đạt kết quả tốt, tiếp

*Tel: 0989090704; Email: doanquangthieu@tnut.edu.vn

tục triển khai giai đoạn 2 nhằm từng bước hoàn thiện mô hình.

Mô hình thực hành kế toán doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lý hiện đại, dữ liệu được điều tra từ các doanh nghiệp thực tế, tạo ra một hệ thống dữ liệu như một công ty ảo nhưng giống với thực tế để sinh viên có thể thực hành, thực tập về kế toán doanh nghiệp.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu

- Điều tra một số doanh nghiệp công nghiệp để có thông tin, dữ liệu

- Lựa chọn dữ liệu phù hợp

- Hoàn thiện hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 1 kỳ kế toán tháng

- Xây dựng bộ chứng từ kế toán tương ứng với hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Xây dựng phần mềm về kế toán doanh nghiệp

- Nhập dữ liệu từ bộ chứng từ vào phần mềm kế toán, chạy chương trình.

Phương pháp nghiên cứu Chọn mẫu điều tra

Xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp công nghiệp sản xuất, có dây chuyền công nghệ rõ ràng, có sản xuất, có tính giá thành sản phẩm, có tiêu thụ… Chúng tôi chọn loại hình công ty sản xuất xi măng.

(5)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

244

Mặc dù xây dựng mô hình kỳ kế toán của một công ty, nhưng để đảm bảo đầy đủ các tình huống phát sinh, chúng tôi tiến hành chọn 3 công để điều tra là: Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn, Công ty Xi măng Lưu Xá và Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên.

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp điều tra: Điều tra trên phòng kế toán bao gồm phần mềm máy tính, hệ thống chứng từ kế toán, bộ sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính.

Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn Ban Giám đốc, Trưởng, phó và một số nhân viên chính của phòng Kế toán tài chính và những người liên quan.

Phương pháp quan sát thực tế: Thực hiện quan sát cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, môi trường làm việc, giải quyết công việc trên phần mềm quản lý, phần mềm kế toán.

Từ những dữ liệu thô thu thập, nhóm nghiên cứu tiến hành phân loại nghiệp vụ phát sinh, phân tích, đánh giá và lựa chọn các tình huống thực tế phát sinh để xây dựng hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mô hình phù hợp với nội dung thực hành của sinh viên.

Phương pháp kế toán bao gồm:

- Phương pháp chứng từ kế toán: thiết lập hệ thống chứng từ theo hệ thống chuẩn ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản pháp quy hiện hành [1].

- Phương pháp đối ứng tài khoản: hệ thống tài khoản và phương pháp ghi sổ kép thực hiện theo hệ thống tài khoản và cách ghi chép ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC [2].

- Phương pháp tính giá: Tính giá trị tài sản theo thực tế giá phí; tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn.

- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán:

các bảng biểu, báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC [3].

- Hình thức kế toán: kế toán trên máy vi tính, cài đặt phần mềm có bộ sổ theo hình thức Nhật ký chung [3].

Phương pháp lập trình phần mền Ngôn ngữ C #

Môi trường .Net4.0

Lập trình hướng đối tượng Cơ sở dữ liệu MSSQL Đặt tên mô hình

Mô hình là một công ty ảo, phục vụ thực hành, thực tập kế toán cho sinh viên. Tên mô hình phải đúng với quy định về đặt tên công ty, nhưng lại không được trùng lặp với bất cứ một công ty thật hoặc công ty ảo nào đã có.

Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên mô hình là: Công ty Cổ phần Xi măng Hà Sơn.

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH Hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mô hình khác với các bài tập kế toán, bởi hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh được điều tra từ các doanh nghiệp thực tế, sau khi điều tra dữ liệu thô, đã gộp hoặc loại bỏ một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh lặp đi lặp lại quá nhiều lần, để đảm bảo số nghiệp vụ không quá nhiều, nhưng sát với thực tế, đồng thời bổ sung một số nghiệp vụ ở kỳ khác… để có hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối đầy đủ các tình huống của một kỳ hạch toán tháng.

Đối với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ghi đầy đủ dữ liệu đúng như thực tế để khi sinh viên thực hành có thể lập bộ chứng từ đầy đủ cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo luật kế toán [4]. Ví dụ Ngày 03/12/2016, Phiếu xuất kho số 366, xuất bán gạch không nung cho công ty CP Đầu Tư và TM Hoàng Phú Đạt, mã số thuế 4600401988, ký hiệu hóa đơn AB/14P, HĐ GTGT số 0000464, số lượng 50.000 viên giá bán chưa thuế là 3000đ/viên, thuế suất thuế GTGT 10%, theo hợp đồng kinh tế số 376 ngày 10/11/2016.

Giá vốn: 2.100đ/viên. Người trả tiền và nhận hàng là ông Nguyễn Thái Hoàng. Công ty đã thu bằng tiền mặt, phiếu thu số 715.

Bộ chứng từ

Bộ chứng từ được phân loại theo thời gian và loại nghiệp vụ, phù hợp với việc nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy vi tính. Về thời gian thực hiện theo ngày. Trình tự từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng có nghiệp vụ phát sinh. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập đầy đủ những chứng từ liên quan. Trong một ngày chứng từ được sắp xếp theo trình tự loại

(6)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

245 chứng từ: chứng từ thu tiền mặt, chi tiền mặt,

nhập phải trả, xuất phải thu, nhập sản phẩm, xuất vật tư, sau đó đến các loại chứng từ khác. Trong cùng một loại từ chứng từ kế toán, trình tự từ chứng từ có số hiệu nhỏ đến chứng từ có số hiệu lớn.

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có một số chứng từ đi kèm, được gim vào thành từng kẹp. Vẫn ví dụ nghiệp vụ kinh tế nêu trên, chứng từ kế toán bao gồm: Hợp đồng kinh tế mua bán số 376; Phiếu xuất kho thành phẩm số 366; Liên 1 của Hóa đơn GTGT số 0000464;

phiếu thu tiền mặt số 715, được gim các chứng từ liên quan theo kẹp phiếu thu tiền mặt.

Tập hợp tất cả các kẹp chứng từ được sắp xếp theo trình tự một kỳ kế toán gọi là bộ chứng từ, được đóng gói cẩn thận làm mẫu để sinh viên xem và đối chiếu với chứng từ thực hiện khi thực hành.

Các kẹp chứng từ theo từng ngày là cơ sở dữ liệu để nhập vào phần mền máy tính.

Phần mềm máy vi tính và thực hành Phần mềm được thiết kế quản lý từ máy chủ và được chia ra làm 3 bộ phận: Giám đốc,

phòng Kế toán Tài chính và phòng Quảng trị nhân sự, phần mềm liên kết thành một mạng thống nhất, được phân cấp về nhập, sửa dữ liệu và nhận thông tin.

Lập trình phần mềm

Phần mềm được thiết kế, lập trình bằng ngôn ngữ C# dựa trên nền tảng Net Framework 4.0 tiên tiến, hiện đại của Microsoft, có tính bảo mật cao, giao diện đẹp, thân thiện, lưu trữ dữ liệu với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Sql Server 2008 R2 đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu.

Phần mềm đảm bảo được truy xuất ở các máy tính tại các bộ phận khác nhau trong mạng.

Phần mềm phân cấp cho từng đối tượng về nhập, sửa chữa bổ sung, xem in… Đặc biệt, Giám đốc công ty có thể trực tiếp theo dõi quá trình hoạt động, cũng như nắm bắt được tình hình tài chính của công ty.

Nhập dữ liệu

Từ chứng từ, nhập dữ liệu vào máy tính theo trình tự thời gian, giao diện của phần mềm được thể hiện như sau:

Hình 1. Các danh mục chính

Từ danh mục chính cần nhập dữ liệu thu tiền mặt, thì kích vào Phiếu thu, giao diện sẽ mở ra để nhập dữ liệu như hình 2.

Tương tự, nếu cần nhập dữ liệu chi tiền mặt thì kích vào Phiếu chi, mua vật tư hàng hóa thì kích vào mua hàng… Khi hoàn tất, hoặc muốn trở về danh mục chính thì kích vào Đóng. Để mở xem sổ chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo kế toán và in ấn dữ liệu ở bất kỳ thời điểm nào, phần mềm thiết kế các danh mục cột bên trái, hoặc danh mục ở hình chính diện, chỉ cần kích vào danh mục gì sẽ hiện giao diện chi tiết danh mục đó, khi cần trở về danh mục chính kích vào Bàn làm việc. Ví dụ vào danh mục bán hàng giao diện hiện ra như hình 3.

(7)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

246

Hình 2. Giao diện nhập Phiếu thu tiền mặt

Hình 3. Giao diện chi tiết bán hàng Đối với quỹ tiền mặt, khi kích vào Quỹ giao diện mở ra như sau:

Hình 4. Giao diện Quỹ tiền mặt Vào sổ quỹ tiền mặt Việt Nam, giao diện hiện ra như sau:

Hình 5. Giao diện Sổ Quỹ tiền mặt trang đầu

(8)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

247 Hình 6. Giao diện Sổ Quỹ tiền mặt trang cuối

Tương tự, khi vào xem các sổ chi tiết khác, nếu cần in chỉ cần kích vào biểu tượng máy in, ta có thể in những trang cần in hoặc tất cả sổ chi tiết liên quan

Đối với sổ tổng hợp và báo cáo kế toán, tại danh mục chính, kích vào Sổ cái, nếu xem báo cáo thì kích vào Báo cáo tổng hợp. Tùy theo xem hoặc in báo cáo nào thì kích vào báo cáo đó. Một số giao diện về báo cáo kế toán như sau:

Hình 7. Giao diện Bảng cân đối kế toán trang đầu

Hình 8. Giao diện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trang đầu

(9)

Đoàn Quang Thiệu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 243 - 248

248

KẾT LUẬN

Xây dựng mô hình học tập, thực hành kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán. Khoa kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp đã điều tra, khảo sát 3 doanh nghiệp công nghiệp để xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp. Kết quả của mô hình bao gồm: hoàn thành một hệ thống nghiệp vụ KTPS với 110 nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 1 kỳ kế toán tháng. Hoàn thành bộ chứng từ kế toán tương ứng với hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xây dựng phần mềm kế toán tài chính, lập trình bằng ngôn ngữ C# dựa trên nền tảng Net Framework 4.0 tiên tiến, hiện đại của Microsoft, có tính bảo mật cao, giao diện đẹp, thân thiện, lưu trữ dữ liệu với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Sql Server 2008 R2 đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Phần mềm đảm bảo được truy xuất ở các

máy tính tại các bộ phận khác nhau trong mạng, phân cấp cho từng đối tượng.

Hiện nay mô hình áp dụng để thực hành một số học phần: tổ chức kế toán, thực tập cơ sở cho sinh viên khoa Kinh tế công nghiệp

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014), Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, trang website: http://

thuvienphapluat.vn/tintuc/vn.

2. Bộ Tài chính (2014), Chế độ Kế toán doanh nghiệp, quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2015), Chế độ Kế toán doanh nghiệp, quyển 2- Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập, báo cáo tài chính hợp nhất, chứng từ và sổ sách kế toán, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Kế toán, Hà Nội.

SUMMARY

RESULTS IN BUILDING LEARNING AND PRACTICE MODEL ON ENTERPRISE ACCOUNTING

Doan Quang Thieu* University of Technology – TNU

At present, the practical environment of accounting students faces many difficulties. When students come to companies for an internship, firm managers do not want students to practice on their real vouchers, books, and accounting software. Hence, the Faculty of Industrial Economics has implemented a project about enterprise accounting modeling. The project has completed the first stage and continues to execute the second stage. The outcome of the project is an entire database presentative a virtual company including a system of economic operations, vouchers, and financial accounting software. The model is built on modern management standards; the data is collected from enterprises through intensive surveys; hence the model is quite similar to reality. At the moment, the model is applied to practice various modules: Accounting organization, training foundation instrument for students in the Faculty of Industrial Economics.

Keywords: Accounting, model, practice, company, accounting record

Ngày nhận bài: 17/4/2017; Ngày phản biện: 25/5/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0989090704; Email: doanquangthieu@tnut.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với