• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày giảng: Thứ 2, 1/1/2018

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 18: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm vững các hành vi đạo đức đã được học cuối học kì I 2. Kĩ năng:

- Thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã được học và vận dụng vào cuộc sống.

- Biết yêu quý những bạn có hành vi ứng xử đúng.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập đạo đức 1

- Một số cờ thi đua màu đỏ, màu vàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’)

+ Những việc làm thể hiện trật tự trong trường học?

+ Trật tự trong trường học giúp các con điều gì?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh thực hành:

* Hoạt động 1: (7’)Ôn tập các nội dung đã học.

+ Nêu những bài đạo đức mà các em đã được học?

* Hoạt động 2: (15’)Ứng xử.

- Nêu ra một số tình huống liên quan đến các hành vi đạo đức các em đã được học

- 2 hs thực hiện

- Nhận xét.

- Lắng nghe

- Nêu các bài đạo đức đã được học.

+ Nghiêm trang khi chào cờ + Đi học đều và đúng giờ + Trật tự trong trường học.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 4, xữ lí và thể hiện tình huống qua việc sắm vai.

- Các nhóm đóng vai.

(2)

- Nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động 3: (7’)Liên hệ thực tế:

- Đưa ra các tình huống.

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét.

- Đưa ra các hành vi ứng xử của mình trong thực tế liên quan đến nội dung bài học.

- Lắng nghe.

---

TIẾNG VIỆT

TIẾT 171, 172: VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /IA/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần /ia/.

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần /ia/.

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 72, 73.

- HS viết vở chính tả các từ, câu cần viết:

+ chia lìa, tía lia, thia lia, cây mía, tía tô.

+ giã từ, dĩa ăn, đánh giá, ngắm nghía.

+ tình sâu nghĩa nặng.

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 Việc 0:

+ Chúng ta đã biết thêm một nguyên âm là nguyên âm đôi.

+ Đưa tiếng/liên/ vào mô hình.

+ Chỉ tay vào mô hình đọc trơn, phân tích.

Việc 1: Học vần /ia/

+ GV phát âm /lia/

+ HS phát âm lại và phân tích /lia/

+ Tiếng /lia/ có phần đầu là âm gì? Phần vần là âm gì?

+ Phần vần có âm cuối không ?

+ Đưa tiếng /lia/ vào mô hình. Lưu ý HS viết /liê/ tạm thời chấp nhận vì chưa biết luật chính tả.

+ GV lưu ý luật chính tả cho HS về âm /ia/. HS nhắc lại luật chính tả theo 4 mức độ.

+ Chỉ tay vào mô hình đọc trơn và đọc phân tích.

+ Thay phụ âm đầu của tiếng /lia/.

+ Thêm thanh vào tiếng /bia/ để được tiếng mới.

+ Tiếng có vần /ia/ kết hợp với mấy thanh?

+ Dấu thanh được đặt ở đâu? ( Đặt ở i ) Việc 2: Viết

(3)

* Viết bảng con.

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các chữ: ia, dĩa, cây mía.

+ Cho HS phân tích tiếng /giã/. Dấu thanh đặt ở đâu?

+ Cho HS phân tích tiếng /dĩa/. Dấu thanh đặt ở đâu?

+ Tương tự cho HS phân tích tiếng /giá/, /nghía/. Lưu ý có luật chính tả.

* Viết vở Em tập viết( 38 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét.

Tiết 2 Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: chia lìa, giã từ, dĩa ăn, đánh giá, ngắm nghía,... HS đọc trơn

( Cá nhân, cả lớp) * Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/72, 73 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh)

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe các từ, câu cần viết.

* Viết bảng con.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: giã từ, dĩa ăn, chia lìa, ngắm nghía.

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ HS viết vở chính tả các từ, câu cần viết:

- chia lìa, tía lia, thia lia, cây mía, tía tô.

- giã từ, dĩa ăn, đánh giá, ngắm nghía.

- tình sâu nghĩa nặng.

---

Ngày soạn: 29/12/2017 Ngày giảng: Thứ 3, 2/1/2018

TIẾT 69: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNGTOÁN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết được “Điểm”, “ Đoạn thẳng”.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.

- Biết kẻ đoạn thẳng.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

(4)

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (3’)

- Nhận xét về kiểm tra ĐKGKI.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn bài: (10’)

* Giới thiệu điểm, đoạn thẳng.

- Giáo viên vẽ lên bảng hai điểm A và B và giới thiệu với học sinh “Trên bảng có 2 điểm”. Ta gọi tên một điểm là A và điểm kia là B

- Giáo viên chỉ vào điểm A và B cho học sinh đọc nhiều lần.

- Hướng dẫn học sinh B (đọc là bê), C (đọc là xê), D (đọc là đê), M (đọc là mờ)…

- Sau đó Giáo viên lấy thước nối 2 điểm và nói: “Nối điểm A và điểm B ta có đoạn thẳng AB”.

- Giáo viên chỉ vào đoạn thẳng AB cho học sinh đọc nhiều lần: “Đoạn thẳng AB”.

* Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.

- Giáo viên giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng.

+ “Để vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng”

- Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra mép thước có thẳng hay không?

Bằng cách lấy tay di động theo mép thước.

+ Hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng theo các bước:

B1: Dùng bút chấm 1 điểm và thêm 1 điểm nữa vào tờ giấy, đặt tên cho từng điểm.

B2: Đặt mép thước đi qua 2 điểm A và B, dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt bút vào mép thước tại

- Học sinh nhắc ại.

- Học sinh quan sát theo hướng dẫn của Giáo viên

A B

  điểm A điểm B - Học sinh đọc “điểm A, điểm B”

A   B Đoạn thẳng A B

- Học sinh nhiều em đọc lại.

- Học sinh lắng nghe và mang dụng cụ vẽ đoạn thẳng là “ thước thẳng ra để kiểm tra”.

- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của Giáo viên.

- Học sinh thực hành trên bảng con.

- Vẽ nhiều lần để quen thao tác.

(5)

điểm A cho đầu bút trượt nhẹ trên tờ giấy từ điểm A đến điểm B.

B3: Nhấc thước và bút ra ta có đoạn thẳng AB.

c. Học sinh thực hành:

Bài 1: (6’) (VBT/ 73)

(Giáo viên lưu ý học sinh về cách đọc).

Bài 2: (8’)(VBT/ 73) Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước để nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng như SGK.

- Cho học sinh đọc lại các đoạn thẳng đó.

Bài 3: (6’) (VBT/ 73)

- Cho học sinh nêu số đoạn thẳng và đọc tên từng cặp đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Hỏi tên bài.

- Học sinh nêu lại nội dung bài học.

- Học sinh đọc các điểm, đoạn thẳng trong SGK.

- Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét bạn đọc.

- Học sinh thực hành VBT.

- Gọi 4 học sinh thực hành bảng từ Giáo viên đã chuẩn bị sẵn.

- Học sinh đếm số đoạn thẳng và nêu.

- Học sinh nêu tên bài và nội dung bài học.

---

TIẾNG VIỆT

TIẾT 173, 174: VẦN /UYA/, / UYÊN/, /UYÊT/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần /uya/,/uyên/, /uyêt/.

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần /uya/, /uyên/, /uyêt/.

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 74, 75.

- HS viết vở chính tả một đoan bài : Đà Lạt : từ Nghỉ mát ở Đà Lạt đến đắp chăn.

II. ĐỒ DÙNG:

- Sách thiết kế, SGK, chữ mẫu thường, chữ mẫu in.

- Vở em tập viết, SGK, bảng con, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 Việc 0:

+ Đưa tiếng /chiên/, /chia/ vào mô hình?

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn và đọc phân tích.

Việc 1: Học vần /uya/, /uyên/, /uyêt/

* Học vần /uya/

+ GV phát âm /ia/. HS phát âm lại /ia/.

(6)

+ /ia/ là âm tròn môi hay không tròn môi?

+ Làm tròn môi âm /ia/.

+ HS phát âm lại và phân tích /uya/

+ Vần /uya/ có những âm nào, vị trí của từng âm?

+ Vẽ mô hình vần/uya/.

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

+ Thêm âm đầu của vần /uya/ để được các tiếng mới.

+ Thêm thanh vào tiếng vừa tìm được.

+ Tiếng có vần /uya/ kết hợp với mấy thanh?

+ Dấu thanh được đặt ở đâu? ( Đặt ở y) * Vần /uyên/. /uyêt/ dạy tương tự vần /uya/

Việc 2: Viết

* Viết bảng con.

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các chữ: uya, uyên, uyêt * Viết vở Em tập viết( 39 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét.

Tiết 2 Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: tuyên truyền, kiên quyết, về khuya, trăng khuyết, đỗ quyên, gió biển,.. HS đọc trơn ( Cá nhân, cả lớp)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/74, 75 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh)

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe đoạn cần viết: Đà Lạt : từ Nghỉ mát ở Đà Lạt đến đắp chăn.

* Viết bảng con.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: nghỉ mát, gió biển, Nha Trang,..

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính một đoạn bài : Đà Lạt

--- Ngày soạn: 30/12/2017

Ngày giảng: Thứ 4 , 3/1/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 175, 176: THI HỌC KÌ 1 TIẾT 1, 2 ---

TOÁN

(7)

TIẾT 70: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh có biểu tượng về “dài hơn, ngắn hơn”, từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua các đặc tính dài, ngắn của chúng.

2. Kĩ năng:

- Biết so sánh độ dài đoạn thẳng bằng 2 cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp (qua độ dài trung gian).

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ các đoạn thẳng, một vài thước kẻ có độ dài khác nhau.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’) Hỏi tên bài.

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện lại bài tập 2 và 3.

- Lớp làm bảng con: Vẽ hai đoạn thẳng EF, MN.

- Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn bài: (12’)

* Giới thiệu biểu tượng dài hơn ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng

- Giáo viên đưa cao 2 cái thước hoặc bút chì có độ dài ngắn khác nhau, cho học sinh so sánh trực tiếp bằng cách chập 2 thước vào nhau sao cho 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia ta biết được cái nào dài hơn …

- Gọi học sinh lên bảng so sánh 2 que tính có màu sắc và độ dài khác nhau.

Giáo viên giới thiệu các hình vẽ trong SGK và cho học sinh nêu.

- Thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên.

- Học sinh nêu: “Điểm – đoạn thẳng”

- Học sinh làm bài ở bảng lớp.

E   F Đoạn thẳng EF

M   N Đoạn thẳng MN

- Học sinh theo dõi và thực hành theo cô để kiểm tra lại kết quả.

- Vài học sinh thực hành vơi nhiều que tính khác nhau để kết luận, que tính nào dài hơn que tính nào ngắn hơn.

(8)

- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (6’)(VBT/ 74) để so sánh các cặp đoạn thẳng và Kết luận: “Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định”.

* So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian

- Giáo viên vẽ đoạn thẳng trên bảng và cho học sinh đo bằng gang tay để khẳng định : “Đoạn thẳng trong hình dài 3 gang tay nên đoạn thẳng đó dài hơn 1 gang tay”.

- Giáo viên cho học sinh quan sát 2 đoạn thẳng trong ô và nêu: “Đoạn thẳng thứ nhất dài bằng 1 ô, đoạn thẳng thứ hai dài bằng 3 ô, nên đoạn thẳng thứ hai dài hơn đoạn thẳng thứ nhất”.

- Giáo viên kết luận: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.

3. Bài tập thực hành:

Bài 2: (6’)(VBT/ 74) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài:

- Điền số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng.

- Cho học sinh làm VBT.

Bài 3: (6’)(VBT/ 74) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể đếm số ô có trong mỗi đoạn thẳng hoặc đặt các băng giấy cho 1 đầu bằng nhau để so sánh.

- GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài 3 vào phiếu.

3. Củng cố dặn dò: (3’)

A   B

C   D

- Học sinh làm VBT và nêu kết quả cho Giáo viên và lớp nghe.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh thực hành và nhận xét.

- Học sinh nêu: “Đoạn thẳng thứ nhất dài bằng 1 ô, đoạn thẳng thứ hai dài bằng 3 ô, nên đoạn thẳng thứ hai dài hơn đoạn thẳng thứ nhất”.

- Học sinh đếm số ô và ghi vào bài tập.

- Tô màu vào băng giấy ngắn nhất.

- 1 học sinh lên tô màu ở bảng phụ, học sinh khác nhận xét.

(9)

- Hỏi tên bài.

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị 1 nhóm gồm 10 cây viết hoặc thước có độ dài khác nhau. Chia lớp thành 2 nhóm.

+ Nhóm 1: Tìm vật ngắn nhất trong các vật đã chuẩn bị.

+ Nhóm 2: Tìm vật dài nhất trong các vật đã chuẩn bị

- Giáo viên hô động lệnh. Nhóm nào tìm ra trước và đúng nhóm đó thắng cuộc.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.

- Chuẩn bị tiết sau.

- Học sinh nêu tên bài học.

- Các nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi.

- Học sinh khác cổ vũ nhóm mình….

---

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH

I. MỤC TIÊU: Sau giờ học học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết: một số nét về cảnh quan thiên và công việc của người dân nơi học sinh ở .

2. Kĩ năng:

- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên và công việc của người dân nơi học sinh ở .

GDMT: Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. GIÁO DỤC KNS

-Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin : Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.

- Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin : Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.

- Phát triển KNS hợp tác trong công việc.

III. ĐỒ DÙNG:

- Các hình bài 18 phóng to.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4') Hỏi tên bài cũ : + Vì sao phải giữ lớp học sạch sẽ?

+ Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp?

- Nhận xét bài cũ.

- Học sinh nêu tên bài.

- Một vài học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.

(10)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1')

- Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to.

+ Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?

- Khái quát và giới thiệu thành tên bài và ghi bảng.

b. Hoạt động 1: (10') Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:

- GV cho học sinh quan sát và nhận xéy về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ…), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?

Bước 2: Thực hiện hoạt động:

- Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.

Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.

c. Hoạt động 2: (8') Làm việc với SGK

Bước 1:

- GV giao nhiệm vụ và hoạt động:

+ Con nhìn thấy những gì trong tranh?

+ Đây là bức tranh vễ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?

Bước 2: Kiểm tra hoạt động:

d. Hoạt động 3: (8') Thảo luận nhóm:

Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và thảo luận theo nội dung sau:

+ Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?

Bước 2: Kiểm tra hoạt động:

- Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.

+ Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.

3. Củng cố: (3')

- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.

- Nhận xét. Tuyên dương.

- Học bài, xem bài mới.

- Học sinh quan sát và nêu: Ở nông thôn.

- Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.

- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV

- Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.

- Học sinh khác nhận xét bạn kể.

- Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.

- Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV

- Nhóm khác nhận xét.

- HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình…. .

- Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.

- Học sinh nêu tên bài.

- Học sinh nhắc nội dung bài học.

(11)

---

Ngày soạn: 1/1/2018

Ngày giảng: Thứ 5, 4/1/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 177, 178: LUYỆN TẬP TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cho HS về nguyên âm đôi /ia/ được ghi bằng hai chữ khác nhau:/

ia/, /iê/

- Củng cố luật chính tả về nguyên âm đôi.

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa nguyên âm đôi.

- HS viết vở chính tả một đoạn bài : Đà Lạt từ “khi có mây bao phủ....nhớ mãi”.

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 Việc 1: Về khái niệm ngữ âm.

+ Em đã học thêm âm chính mới nào ? + Âm chính /ia/ ghi bằng mấy chữ ? + Cho HS nhắc lại luật chính tả.

+ Đưa các tiếng / mía, miến, quyên, khuya, yên/ vào mô hình?

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

Việc 2: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: cạn kiệt, ngắm nghía, kiên quyết ,.. HS đọc trơn (Cá nhân, cả lớp)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/69 - 75 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh)

Tiết 2 Việc 3: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe một đoạn bài: Đà Lạt từ “khi có mây bao phủ....nhớ mãi”.

* Viết bảng con.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: quyến luyến, huyền thoại, hoài,...

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính một đoạn bài: Đà Lạt

--- TOÁN

TIẾT 71: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

(12)

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì nhất thiết không giống nhau. Từ đó biết được sự sai lệch, tính xấp xỉ hay sự ước lượng trong

quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”.

- Bước đầu thấy được sự cần thiết phải có 1 đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (5’) Hỏi tên bài.

- Làm bài 2 và 3:

- Nhận xét về kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn bài: (9’)

* Giới thiệu đo độ dài gang tay:

- Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.

- Cho học sinh xác định 2 điểm để đo và vẽ đoạn thẳng bằng gang tay của mình.

* Hướng dẫn học sinh đo độ dài bằng gang tay:

- Giáo viên cho học sinh đo cạnh bảng bằng gang tay: Hướng dẫn học sinh đặt ngón tay cái sát mép bên trái của bảng kéo căng ngón giữa và đăït dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng. Co ngón tay về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến 1 điểm khác trên mép bảng và cứ như thế đến mép bên phải của bảng, mỗi lần co và đếm 1, 2 … cuối cùng đọc to kết quả đo được bằng gang tay

* Hướng dẫn đo độ dài bằng bước chân:

- Giáo viên nêu YC và làm mẫu đo

- Học sinh nêu tên bài - 2 hs thực hiện.

- Học sinh nhắc tựa.

- Lắng nghe, quan sát

- Học sinh xác định 2 điểm (điểm A và điểm B) bằng 1 gang tay của học sinh và nêu “Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”.

- Học sinh theo dõi Giáo viên làm mẫu và đếm theo: 1 gang, 2 gang, 3 gang, … và nói “Chiều dài bảng lớp bằng 15 gang tay của cô giáo”.

- Học sinh thực hành đo bằng gang tay của mình và nêu kết quả đo được.

- Học sinh theo dõi Giáo viên làm mẫu.

- Học sinh tập đo độ dài bục giảng và

(13)

chiều dài của bục giảng bằng bước chân.

Mỗi lần bước là mỗi lần đếm số bước: một bước, hai bước….Cuối cùng đọc to kết quả đã đo bằng bước chân bục giảng.

c. Hướng dẫn học sinh thực hành:

(17’) (VBT/ 75)

+ Giáo viên cho học sinh đo độ dài bằng gang tay chiều dài cái bàn học sinh.

+ Giáo viên vạch đoạn thẳng từ bục giảng đến cuối lớp và cho học sinh đo bằng bước chân.

+ Cho học sinh đo độ dài bàn Giáo viên bằng que tính.

+ Cho học sinh đo độ dài bảng đen bằng sải tay.

+ Vì sao ngày nay ta không sử dụng gang tay, bước chân …để đo độ dài trong các hoạt động hàng ngày?

3. Củng cố: (3’)

- Gọi hs nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.

- Chuẩn bị tiết sau.

nêu kết quả đo được.

- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả.

- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả.

- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả.

- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả.

+ Vì đây là những đơn vị đo “chưa chuẩn”. Cùng 1 đoạn đường có thể đo bằng bước chân với kết quả đo không giống nhau, đo độ dài bước chân của từng người có thể khác nhau.

- Học sinh nêu tên bài học.

- Nêu lại cách đo độ dài bằng gang tay, bước chân, sải tay, thước học sinh…

---

Ngày soạn: 2/1/2018

Ngày giảng: Thứ 6, 5/1/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 179, 180: LUYỆN TẬP

NGỮ ÂM, BÀI TẬP CHÍNH TẢ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- Ôn luyện về ngữ âm, bài tập chính tả.

- Rèn kĩ năng đưa tiếng vào mô hình và làm bài tập chính tả.

- HS nhanh nhẹn, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.

2. Nội dung:

HĐ1. Ngữ âm:

Em hãy đọc và đưa các tiếng sau vào mô hình:

(14)

hoa, nở

HS làm bảng con, nhận xét, đọc lại.

cây , quanh

GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng cho HS.

h o a

n ơ

c â y

q u a nh

HĐ2. Bài tập chính tả:

Điền vào chỗ trống:

(ng/ ngh): ...ỉ hè, cây ...ô, ...ẫm ...ĩ.

(g /gh ): nhà ...a, cái ...ế, ...ồ...ề.

(c/ k/ q) :...uê nhà, ...í sự, ...uả ...am.

HS làm vào vở, chữa bài trên bảng lớp, đọc lại.

GV ghi nhận cách điền đúng. Củng cố cho HS luật chính tả đã học.

(ng/ ngh): nghỉ hè, cây ngô, ngẫm nghĩ.

(g /gh ): nhà ga, cái ghế, gồ ghề.

(c/ k/ q) : quê nhà, kí sự, quả cam.

3. Củng cố, dặn dò:

T: Nhận xét tiết học.

--- TOÁN

TIẾT 72: MỘT CHỤC. TIA SỐ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

1. Kiến thức:

- Nhận biết ban đầu về 1 chục.

2. Kĩ năng:

- Biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị.

- Biết đọc và viết số trên tia số.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hãy đo cặp sách của em xem chiều dài, chiều rộng bằng bao nhiêu gang tay em?

- 2 – 3 học sinh thực hành đo

(15)

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2. Nội dung:

* Hoạt động 1: Giới thiệu một chục:12’

- GV sử dụng trực quan.

+ 10 hình tròn . + 10 que tính .

- 10 que tính, 10 hình tròn đều chỉ số lượng là 10 hay là 10 đơn vị.

- 10 đơn vị gọi là một chục.

* Giới thiệu tia số :

- GV vẽ tia số lên bảng – Giới thiệu đây là tia số, có điểm gốc là 0 (được ghi là 0 ) các vạch tiếp theo cách đều nhau, mỗi vạch ứng với 1 số trên tia số, theo thứ tự tăng dần từ bé đến lớn - GV ghi các số trên tia số .

- Tia số được tính từ gốc 0, tăng dần thêm 1đơn vị. Vậy các số bên phải lớn hơn số bên trái nó .

*Hoạt động 2: Thực hành: 17’

Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn

- GV giải thích yêu cầu bài tập.

+ Một chục chấm tròn là bao nhiêu chấm tròn?

+ Muốn làm đúng bài tập, trước hết ta phải làm gì?

- Cho HS làm ở SGK

- GV quan sát - nhắc nhở - giúp đỡ HS yếu

- Cho HS đổi vở kiểm tra - nhận xét Bài 2 : Khoanh vào 1 chục con vật (theo mẫu):

- GV giải thích yêu cầu bài tập - GV cho HS làm bài cá nhân

- GV quan sát - gợi ý, giúp đỡ HS yếu - Gọi HS đọc kết quả .

- Nhận xét - chữa bài trên bảng.

Bài 3 : Điền số dưới mỗi vạch của tia số

- Lắng nghe.

- HS quan sát – nêu kết quả quan sát.

- HS thực hành lấy 10 que tính.

- 2 - 3 HS đọc, lớp đọc ĐT

- HS quan sát, đọc các số trên tia số .

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- 3 HS đọc bài.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập

- HS làm BT - 1 HS lên bảng

- Đếm số chấm tròn ở từng ô sau đó mới thêm cho đủ 10 chấm tròn

- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, lớp làm BT

- Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp, dưới lớp

(16)

- GV giải thích yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm BT.

* Lưu ý: Khoảng cách của mỗi vạch bằng nhau và bằng một ô vuông của vở ô li.

- Nhận xét - chữa bài C. Củng cố - Dặn dò: 5’

- Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ gì?

- Một chục còn gọi là bao nhiêu? Bao nhiêu được gọi là một chục?

- Hệ thống nội dung bài, lớp nhận xét giờ học

- VN học bài.

- HS lắng nghe.

- Học sinh làm bài ra vở ô li.

- Nhận xét, chữa bài

- Học sinh đếm các vạch, ghi số tương ứng.

- 1 học sinh nêu.

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

--- SINH HOẠT - KĨ NĂNG SỐNG

A. KỸ NĂNG SỐNG: (20P)

CHỦ ĐỀ 4. KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN I. Mục tiêu:

- HS biết cách giải quyết một số tình huống cần sự giúp đỡ của người khác .

II. Đồ dùng:

- Sách bài tập thực hành kỹ năng sống lớp 1.

III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Khởi động: 3'

- HS hát tập thể.

- GV giới thiệu bài.

B- Bài mới: 30' Bài tập 1 :

- GV chia HS thành các nhóm quan sát các bức tranh, tìm hiểu nội dung và cho biết cần làm gì khi gặp những tình huống như vậy.

+ Tình huống 1: Em đang ngồi chơi thì bị đau bụng. Khi đó mẹ đang ở trong bếp.

+ Tình huống 2: Em đang nghe cô giáo giảng bài, bỗng thấy mặt nóng bừng, người bị sốt.

+ Tình huống 3: Em bị ngã ở sân

- Lớp hát bài "Quê hương tươi đẹp" .

- Các nhóm thảo luận

+ TH 1: thông báo cho mẹ biết.

+ TH 2: thông báo cho cô giáo.

+TH 3: thông báo cho bạn bè gần đó

(17)

trường, chõn bị thương, chảy mỏu.

+ Tỡnh huống 4: Khi em gọt vỏ trỏi cõy, bị đứt tay, chảy mỏu.

* GV kết luận: Khi gặp phải những tỡnh huống như trờn em cần phải nhờ đến sự giỳp đỡ của bố, mẹ, thầy, cụ hoặc bạn bố để vấn đề được giải quyết nhanh chúng .

Bài tập 2 :

- GV chia nhúm . Y/C HS đưa ra biện phỏp giải quyết trong những tỡnh huống:

A. Khi đau bụng ở trường, em nờn:

- Ngồi im đợi đến lỳc tan học.

- Thụng bỏo và xin phộp cụ giỏo đến phũng y tế của trường.

- Chỉ bỏo với bạn thõn.

- Gọi điện thoại bỏo cho người nhà.

- Tự bỏ học, trở về nhà.

- Tự đến phũng y tế trường.

Củng cố - Dặn dũ : 3' -Dặn xem lại bài ở nhà -Nhận xột tiết học

nhờ giỳp đỡ.

+TH 4 : thụng bỏo cho bố, mẹ, hoặc bất kỳ người nào ở gần đú.

a)

- Thụng bỏo và xin phộp cụ giỏo đến phũng y tế của trường

- Đại diện cỏc nhúm trỡnh bày.

- HS cả lớp trao đổi, bổ sung.

B. SINH HOẠT : TUẦN 18 (20P)

I. MỤC TIấU:

- Đỏnh giỏ quỏ trỡnh hoạt động của lớp trong tuần 18.

- Đề ra kế hoạch thực hiện cho tuần tới .

II. ĐỒ DÙNG:

- Nội dung đỏnh giỏ và kế hoạch hoạt động tuần 18.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

- Hỏt tập thể 1 bài.

2. Đỏnh giỏ quỏ trỡnh hoạt động của tuần 18:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. GV nhận xét chung:

* Về u điểm:

-Đi học đúng giờ, ra vào lớp xếp hàng đều đặn.

Ngồi học trong lớp giữ trật tự nghe cô giáo giảng bài một số bạn học tốt như:………...

………. vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học sạch sẽ .

* Về nhợc điểm :

-Một số em cũn núi chuyện riờng.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

(18)

4. Phơng hớng tuần tới:

- Gv nêu yêu cầu hoạt động trong tuần tiếp. Lu ý các đôi bạn giúp đỡ nhau cùng tiến.

- Thi đua học mới, ụn cũ chuẩn bị tốt thi cuối kỡ 1.

- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.

- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.

- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.

- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.

- Chọn học sinh tập luyện.

- Học sinh hoạt động dới sự chỉ đạo của giáo viên và lớp trởng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong sgk và nói “Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.”.. - Hướng dẫn và thực hành đo một đoạn thẳng vẽ sẵn trên

Biết 1 sải tay của Việt dài khoảng 1m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay.. Biết 1 gang tay của Mai dài khoảng 1dm. Hộp bánh dài khoảng 4 gang tay của Mai. Em

Đo bằng gang tay để biết vật dài bao nhiêu mét Mỗi học sinh chuẩn bị một sợi dây dài 1 m, thước thẳng

TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. b) Đo độ dài mép bàn học của em và nêu kết quả đo. TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. c) Đo chiều cao chân bàn

- Ngoài gang tay, sải tay, bước chân, chúng ta có thể dùng cái gì để đo độ dài ?... HÌNH THÀNH

+ Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp + Đặt thước đo đúng cách (thước nằm dọc theo chiều dài của vật, vạch 0 ngang với một đầu của vật).. + Đặt mắt vuông góc với

Bài 1.. Các em thực hành đo và viết kết quả đo chiều cao của mỗi bạn trong tổ của mình sau đó so sánh số đo chiều cao để biết được bạn nào cao nhất, bạn

Đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau:.. Tên Chiều dài