• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 NS: 11/10/2021

NG: 18/10/2021

Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021 SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHỦ ĐỀ 2: EM BIẾT YÊU THƯƠNG

THỬ LÀM CA SĨ CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20 - 10 I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Biết thể hiện múa hát, nói lời yêu thương với bà, mẹ, cô giáo.

- Tích cực tham gia vào hoạt động bình chọn “ca sĩ nhí”em yêu thích.

- Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân trước tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Văn nghệ: tiết mục với nội dung múa hát, nói lời yêu thương với bà, mẹ, cô giáo.

- Học sinh:Tìm hiểu các bài hát, bài thơ về mẹ, bà, cô giáo….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15’)

- Giáo viên hướng dẫn HS tập trung trên sân cùng HS cả trường theo vị trí được phân công.

- Gv quản học sinh nghiêm túc tham gia chào cờ.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Giáo viên trực ban nhận xét phần thực hiện nghi lễ chào cờ

- GV TPT triển khai kế hoạch của Đội - Cho hs vào lớp

2.Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10 (18’)

* Hội thi“ Thử làm ca sĩ ”.

- GV yêu cầu HS dẫn chương trình công bố các tiết mục.

- Nhận xét, đánh giá các tiết mục.

- GV dẫn dắt vào hoạt động bình chọn “ca sĩ nhí” em yêu thích.

* GV phổ biến cách thức tham gia bình chọn ca sĩ nhí yêu thích nhất.

- HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Hs thực hiện nghi lễ chào cờ: chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.

- Nghe giáo viên trực ban nhận xét.

- Nghe cô Tổng phụ trách triển khai các kế hoạch của Đội

-Hs đi theo hàng về lớp.

- Lớp trưởng dẫn chương trình

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm.Hôm nay lớp ta tổ chức buổi văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ VN 20/10.

- HS lần lượt lên biểu diễn.

- HS lắng nghe

(2)

- GVphát phiếu bình chọn cho Hs trong lớp.

- Tổng hợp nhanh kết quả.

- Thông báo ca sĩ nhí được yêu thích nhất.

- Trao giải thưởng cho HS

* Tổng kết, dặndò (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS…

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chọn được ca sĩ mình thích nhất.

- HS lắng nghe

- HS đạt giải lên nhận thưởng.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếucó)

………

………

………

TOÁN

BÀI 16: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (TIẾP THEO) (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL gi i quy t v n đ toán h c, NL t duy ả ế ấ ề ọ ư và l p lu n toán h c.ậ ậ ọ

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các que tính, các chấm tròn.Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.

- HS: SGK, que tính

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(3)

1. Hoạt động mở đầu( 5’)

Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2 (6’)

- GV nêu yêu cầu bài.

HS tự làm bài 2, nêu phép tính thích họp cho từng ô còn thiếu. HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp.

- GV nhận xét.

Bài 3 (6’)

- GV nêu yêu cầu bài

- Phân tích mẫu rồi vận dụng đế tìm kết quả các phép tính cho trong bài.

? Đĩa thứ nhất có mấy quả táo?

? Đĩa thứ hai có mấy quả táo?

? Cả hai đĩa có mấy quả táo?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4 (6’)

- GV nêu yêu cầu bài

- ChoHS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

- YCHS đọc phép tính tương ứng.

- Nhận xét, tuyên dương.

3.Hoạt động vận dụng (7’)

HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

*Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- HS đọc phép tính: 1+3; 1+4; 1+5;1+4

- HS lắng nghe

- Đĩa thứ nhất có 3 quả táo - Đĩa thứ hai có 0 quả táo - Cả hai đĩa có 3 quả táo.

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh và kể cho bạn nghe - Chia sẻ trước lớp.

a)Bên trái có 3 con ong. Bên phải có 3 con ong. Có tất cả bao nhiêu con ong?

b)Có 3 bạn đang ngồi đọc sách. Có thêm 2 bạn đi đến. Có tất cá bao nhiêu bạn?

- Ta có phép cộng 3 + 3 = 6. Vậy có tất cả 6 con ong.

- Ta có phép cộng 3 + 2 = 5. Vậy có tất cả 5 bạn.

- HS nêu.

- HS trả lời

(4)

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 4. LỚP HỌC CỦA EM ( TIẾT 2 ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học . Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ . Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó . - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học. Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học - Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 . - Học sinh: Phiếu tự đánh giá cá nhân .

Tiết 2

Giữ gìn lớp học sạch , đẹp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Ở lớp em đã tham gia những hoạt động nào?

+Em cảm thấy thế nào khi tham gia vào những hoạt động đó?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn vào tiết học “Lớp học của em”

Tiết 2

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13’)

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 32 trong SGK , thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi :

+ Nêu những điểm khác nhau của lớp học trong hai hình .

+ Em thích lớp học của em như thế nào ? - GV yêu cầu lần lượt mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .

- GV có thể gợi ý để HS nói

- HS trả lời

-HS làm việc theo cặp

-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày -HS nhận xét nhóm bạn

+ Lớp học ở hình lộn xộn , bừa bộn , chưa sạch sẽ .

+ Lớp học ở hình 2 gọn gàng , ngăn nắp , sạch sẽ .

+ Em thích lớp học của em như lớp

(5)

-GV cùng HS nhận xét

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (14’) Xác định những việc có thể làm để lớp học sạch , đẹp

- Yêu cầu HS liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch , đẹp .

- Liên hệ xem trong nhóm các bạn đã thực hiện những việc đó như thế nào ?

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp .

GV nhận xét, đánh giá.

- GV hướng HS đọc thông điệp cả bài : “ Lớp học như là nhà . Cô giáo như mẹ hiền . Bạn bè như là anh em ” .

* Củng cố, dặn dò (3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

-Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp

học ở hình 2 .

- HS thảo luận theo nhóm 4: liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch , đẹp .

- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả:

Sắp xếp đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp , lau chùi bàn , ghế , bảng đen ; quét lớp ; trang trí lớp , ...

- Các nhóm còn lại sẽ bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.

- HS đọc thông điệp.

- HS lắng nghe.

TIẾNG VIỆT BÀI 32: ON ÔN ƠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vần on, ôn ,ơn; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vấn on, ôn ,ơn; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng vần on, ôn ,ơn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần on, ôn ,ơn.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn ,ơn có trong bài học. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - Học sinh: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 1 SGK trang 58 - GV đọc cho HS viết bảng: khăn rằn - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

- 3 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

(6)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13’)

a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Sơn ca véo von:

Mẹ ơi, con đã lớn khôn."

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /on/?

+ Tiếng nào chứa âm/ ôn/?

+ Tiếng nào chứa âm/ ơn/?

- GV KL: Trong câu " Sơn ca véo von:

Mẹ ơi, con đã lớn khôn.)”có vần on, ôn, ơn là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 32: on ôn ơn b. Đọc

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần on, ôn, ơn

+ GV yêu cầu HS so sánh vần on, ôn, ơn có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn on, ôn, ơn.

GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần on.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ o, ghép ô vào để tạo thành ôn.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ ơ, ghép ô vào để tạo thành ơn.

- Hs quan sát

+ … một nhóm chim sơn ca đang hát trên cây.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: con - 1 HS lên bảng chỉ: khôn - 1 HS lên bảng chỉ: lớn - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:

o, ơ,ô).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

(7)

- Lớp đọc đồng thanh on, ôn, ơn một số lần.

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /con/

c on con

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng …... Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: nón lá, con chồn, sơn ca. + Nón lá: GV đưa vật thật

- GV kết hợp giải nghĩa từ:

- GV kết hợp ghi bảng nón lá

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn các từ ngữ.

(cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với con chồn, sơn ca.

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /on/, YCHS quan sát.

+ HS trả lời, sau đó đánh vần tiếng.

+ HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

- HS quan sát

- HS tìm tiếng : nón

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN – ĐTH

- HS thực hiện - HS đọc

- HS quan sát.

+ chữ on gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li - Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /on/

- Quan sát, lắng nghe.

(8)

+ Chữ /on/ được viết bằng con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ ng trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

- GV đưa mẫu chữ /ôn/, Yêu cầu HS quan sát

+ Chữ /ôn/ gồm con chữ nào? cao mấy ô li?

- GV nêu cách viết chữ ch trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

- GV đưa mẫu chữ /ơn/, Yêu cầu HS quan sát

+ Chữ /ơn/ gồm con chữ nào? cao mấy ô li?

- GV nêu cách viết chữ ch trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

Viết chữ ghi từ/ con chồn /, /sơn ca/

- GV đưa từ /con chồn/, yêu cầu HS đánh vần

+ Từ / con chồn / gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li)

- GV viết mẫu từ / con chồn / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: sơn ca 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’)

+ HS tự tạo các tiếng có chứa/on/, / ôn/, / ơn/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa

- HS quan sát.

+ HS nêu

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ/ ôn / - Quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát.

+ HS nêu

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /ơn / - Quan sát, lắng nghe - HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ con/ đứng trước, tiếng / chồn / đứng sau.

- Con chữ h cao 5 dòng li, các con chữ còn lại cao 2 dòng li, dấu huyền trên con chữ ô của chữ chồn.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ con chồn - Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng: lớn, khôn, sơn, mơn mởn…

- 3 HS đọc - Cả lớp đọc.

- HS trả lời: on, ôn, ơn - HS lắng nghe

(9)

tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu bài “ Bốn chú lợn con”

- GV đọc mẫu câu.

- YC HS tìm tiếng có on,ôn,ơn

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (8’) - Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Cảnh buổi sáng hay buổi chiều?

+ Dựa vào đâu em biết?

+ Mặt trời có hình gì?

+ Có những nhân vật nào trong khu rừng?

+ Các con vật đang làm gì?

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại - HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh . + Tranh vẽ 4 chú lợn con - HS lắng nghe

- HS đọc thầm câu.

- HS tìm: lợn, bốn, nhởn, giỡn.

- HS đánh vần tiếng có âm on, ôn, ơn sau đó đọc trơn tiếng.

- Cho HS đọc trơn cả bài.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh . + … ở rừng.

+ … buổi sáng.

+ … có ông mặt trời chiếu rọi.

+ .. hình tròn.

+ … cồn, gấu, lợn, sóc, thỏ, khỉ.

+ .. đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau nhảy múa. Khỉ 1 tay đu cành cây, 1 tay bắt bướm. Chim bướm bay lượn.

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

(10)

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia nhóm 4, yêu cầu HS dựa vào tranh, nói cho nhau nghe cảnh rừng vào buổi sáng.

- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’) Rừng xanh là nơi sinh sống của các loài động vật, vì vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, giữ gìn tài nguyên môi trường của đất.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS nói trong nhóm - 2 HS nói trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- HS trả lời: trồng cây gây rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- HS lắng nghe

+ Vần on, ôn,ơn + Rừng xanh vui nhộn - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GIÁO DỤC ATGT

BÀI 1: ĐƯỜNG EM TỚI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết đường giao thông và các bộ phận chính của một số loại đường như:

Đường đô thị, đường nông thôn, đường miền núi, đường sông, ...

- Mô tả được một số hình ảnh thường gặp trên con đường tới trường.

- Nhận biết và phòng, tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra trên con đường từ nhà đến trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Tranh vẽ phóng to - HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (5’)

- Giáo viên cho học sinh nghe: Đường em đi

? Đường bên trái có nên đi hay không?

? Đường bên phải có nên đi hay không?

- GV nói: Để giúp các em đi học trên

- HS nghe

- …không nên đi.

-….có nên đi

(11)

đường an toàn thì hôm nay cô cùng các con tìm hiểu qua bài “Đường em tới trường”

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động khám phá (9’)

2.1. Tìm hiểu đường em tới trường

? Hãy miêu tả lại những điều mà em quan sát được khi đi trên đường từ nhà em đến trường?

- Cho HS thảo luận nhóm 4: Quan sát 4 tranh trong tài liệu. (Trang 4) trả lời câu hỏi:

+ Đường em tới trường giống với đường nào dưới đây?

+ Em thấy những gì trên đường bạn nhỏ tới trường?

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

- GVKL: Đường em tới trường có thể là đường nông thôn, đường thành phố, đường miền núi hoặc đường sông nước hay có thể là một con đường bao gồm nhiều đặc điểm nêu trên.

+ Ở đô thị, đường thường có lòng đường và vỉa hè.

+ Ở vùng nông thôn, miền núi, đường thường không có vỉa hè.

+ Ở vùng sông nước mọi người thường đi bằng ghe, thuyền trên sông, kênh, rạch (đường thuỷ).

Tranh 1: Đường đến trường ở khu vực phố xá, đông dân cư, thường có vỉa hè dành cho người đi bộ.

Tranh 2: Đường đến trường ở khu vực nông thôn, không có vỉa hè, thường có lối mòn hay vệ cỏ ven đường để người đi bộ đi.

Tranh 3: Đường đến trường ở khu vực miền núi, thường có độ dốc và khúc khuỷu…

Tranh 4: Đường đến trường ở khu vực miền sông nước, thường đi bằng thuyền,

- HS nêu những điều đã quan sát được trên con đường quen thuộc khi đi học (ví dụ: đường có nhiều xe cộ, có vỉa hè, đèn tín hiệu giao thông, 2 bên đường có nhiều nhà cao tầng, cây cối,

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Tranh 1

+ Em thấy xe ô tô, xe máy , người đi bộ, …

+HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Tranh 1: bạn nhỏ chui qua cây chắn ngang đường khi có tàu hỏa đi tới . Có thể xảy ra tai nạn tàu hỏa.

(12)

ghe, tàu, phà…

- GV liên hệ giáo dục.

2.2. Tìm hiểu những nguy hiểm trên đường em tới trường.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi (mỗi nhóm 1 tranh) và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ ra những nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn nhỏ trong mỗi tranh?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi ý cho HS chia sẻ:

+ Kể những nguy hiểm em có thể gặp trên đường đến trường?

+ Em làm gì để phòng tránh những nguy hiểm đó?

- GV nhận xét, đánh giá. Liên hệ giáo dục - GV gợi ý cho HS tự đánh giá.

3. Hoạt động thực hành (8’)

3.1. Tình huống nào trong tranh có thể xảy ra tai nạn giao thông?

- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho ban nghe?

- GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Trong quá trình HS trình bày, GV đặt câu hỏi để khai thác từng bức tranh.

- GV chốt lại nội dung của hoạt động.

3.2. Hành vi nào trong tranh có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm

+ Tranh 2: Các bạn nhỏ chạy tới dễ xẩy ra tai nạn khi phà mới cập bến cho các loại xe và người lên.

+ Tranh 3: Các bạn nhỏ dễ bị tai nạn đuối nước khi đi cầu khỉ bị té .

+ Tranh 4: các bạn đi học trên đường đồi núi dễ bị tai nạn sạt lở núi .

+ Tranh 5: Các bạn nhỏ dễ bị xảy ra tai nạn khi đi qua ngã tư mà không chấp hành hiệu lệnh đèn và đi không đúng làn đường .

- HS chia sẻ.

+ HS kể thêm những nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đến trường.

+ HS trả lời tùy vào tình huống.

- Tranh 1: Các loại xe đang tham gia giao thông, biển báo, người tham gia giao thông, chú công nhân đang sửa chữa đường,…

- Tranh 2: Người và xe đang tham gia giao thông.

- Tranh 3: Bạn nhỏ đang đi bộ trên vỉa hè. Có nắp cống đang bị mở lên. Có thể không để ý sẽ bị té xuống cống.

- HS trình bày kết quẩ thảo luận của nhóm.

- HS trình bày,..

+Tranh 1: Các bạn đi học dang hàng ba dễ xảy ra tao nạn giao thông.

+ Tranh 2: Bạn bạn ngồi trên xuồng qua sông còn thò tay và chân xuống nước dễ bị lật xuồng thì sẽ đuối nước . + Tranh 3: Các bạn đi học còn chạy dỡn xuống mé bờ sông dễ bị té xuống

(13)

bốn, trao đổi :

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho bạn nghe?

- Em đồng tình với hành vi tham gia giao thông nào trong từng bức tranh (bằng cách sử dụng thẻ)

- Em hãy nói lời khuyên cho với những hành vi chưa đúng?

- GV chốt lại nội dung chính và giáo dục HS.

4.Hoạt động vận dụng (8’) - GV chia nhóm, nêu yêu cầu

- Trao đổi với bạn nhưng nội dung sau:

- Em hãy kể những đoạn đường dễ xãy ra tai nạn giao thông?

- Em hãy kể lại những việc đã làm để phòng tránh tai nạn giao thông?

- GV nhận xét giải thích.

Giáo viên tổng kết các công việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông.

* Củng cố, dặn dò (5’)

- GV giáo dục cho học sinh khi đi học ta phải chấp hành tốt luật giao thông để bảo vệ an toàn cho chính mình để giảm bớt gánh nặng cho xã hội .

- Chuẩn bị bài sau: Bài 2: Đèn tín hiệu giao thông.

- Nhận xét tiết học.

sông sẽ bị đuối nước.

+ Tranh 4: Bạn sang đường chưa chú ý quan sát nên dễ bị tai nạn khi xe chạy tới .

- HS giơ thẻ để thể hiện nội dung theo từng bức tranh.

- HS nói

- HS lắng nghe

- HS hoạt động nhóm đôi. HS chia trao đổi trong nhóm.

- HS đại diện trình bài trình bài trước lớp.

- HS (như ngã ba, tư, đoạn đường không có tín hiệu giao thông,...).

- HS nhận xét bổ xung.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

NS: 11/10/2021 NG: 19/10/2021

Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2021

(14)

TOÁN

BÀI 22: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV; Các thẻ phép tính .Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 6 như sau:

Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạn B đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả. Quá trình cứ tiếp tục như vậy, cuộc chơi dừng lại khi đến bạn đọc kết quả sai. Bạn đó thua cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. HĐ luyện tập, thực hành (23’) Bài 1.(5’)

GV tổ chức cho HS chơi theo cặp như sau: Một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại.

- Chia sẻ: Cách cộng nhấm của mình;

Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 (6’)

- Nêu yêu cầu bài.

? Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cho HS thảo luận tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm kết quả).

- YCHS làm bài.

- HS thực hiện trò chơi.

- HS thực hiện chơi theo cặp

- HS chia sẻ cho cả lớp.

- HS nhắc lại yêu cầu.

- Bài yêu cầu tính nhẩm.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm.

- HS làm bài

2 + 1 = 3 1 + 1 = 2 1 + 0 =1 1 + 4 = 5 2 + 2 = 4 0 +2 = 2

(15)

- GV chốt lại cách làm bài. Chú ý, trong phép cộng hai số mà có một số bằng 0 thì kết quả bằng số còn lại.

Bài 3 (6’)

Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS

lựa chọn số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví

dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1

GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài 4 (6’)

- GV nêu yêu cầu bài.

Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh

- Nhận xét.

- YCHS làm phép tính tương ứng.

- GV tuyên dương những em làm đúng.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6

- Nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò (2’)

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

1+ 5 = 6 3 + 3 = 6 0 + 6 =6 - HS chữa bài, nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà. Chẳng hạn:

Ngôi nhà số 5 còn có thể đặt thêm các phép tính:

1 +4; 5 + 0; 0 + 5.

- HS nhắc lại yêu cầu.

- Chia sẻ trước lớp.

a) Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim?

- HS nêu tương tự với trường hợp còn lại.

a. 2 + 3 = 5 b. 5 + 1 = 6

- HS nghĩ ra các tình huống.

Ví dụ: Em có 3 quả cam,chị cho em thêm 1 quả cam. Hỏi em có bao nhiêu quả cam.

- HS lắng nghe

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

(16)

TIẾNG VIỆT BÀI 33: EN ÊN IN UN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vấn en, ên, in , un; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu,đoạn có vần en, ên, in , un; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng vần en, ên, in , un; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần en, ên, in , un.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần en, ên, in , un có trong bài học.

Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - Học sinh: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 SGK trang 76,77

- GV đọc cho HS viết bảng: sơn ca - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13’)

a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. Cún con/ nhìn thấy/ dế mèn trên tàu lá

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Những tiếng nào chứa vần /en/?

+ Những tiếng nào chứa âm/ ên/?

+ Những tiếng nào chứa âm/ in/?

+ Những tiếng nào chứa âm/ un/?

- GV KL: Trong câu " Cún con/ nhìn thấy/ dế mèn trên tàu lá có vần en, ên, in, un là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 33: en ên in un b. Đọc

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần en, ên, in, un

+ GV yêu cầu HS so sánh vần en, ên, in,

- 2 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

+ Có một chú cún đang chơi ở bãi cỏ, chăm chú nhìn dế mèn

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: mèn - 1 HS lên bảng chỉ: trên - 1 HS lên bảng chỉ: nhìn - 1 HS lên bảng chỉ: cún - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:

e,ê,i,u).

(17)

un có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn en, ên, in, un .

GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần on.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành ên.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành in.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ i, ghép u vào để tạo thành un.

- Lớp đọc đồng thanh en,ên,en,un.

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /mèn/

m en mèn

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng khèn, sen, nến….Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

+ HS trả lời, sau đó đánh vần tiếng.

+ HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

(18)

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ngọn nến, đèn pin, cún con. Sau khi đưa tranh ngọn nến

- GV kết hợp giải nghĩa từ:

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn các từ ngữ.

(cá nhân, đồng thanh) - Đọc lại các từ ngữ

- GV kết hợp ghi bảng ngọn nến

- GV tiến hành tương tự với từ: đèn pin.cún con.

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /en/, YCHS quan sát.

+ Chữ /en/ được viết bằng con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ ng trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

* Tiến hành tương tự chữ ên, in, un Viết chữ ghi từ/ đèn pin /, /nến/

- GV đưa từ /đèn pin/, yêu cầu HS đánh vần

+ Từ /đèn pin / gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li)

- HS quan sát

- HS tìm tiếng có chứa ên, đánh vần tiếng nến, đọc to từ ngọn nến.

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN – ĐTH

- HS quan sát - HS thực hiện - HS đọc

- HS quan sát.

+ chữ en gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li - Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /en/

- Quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện tương tự.

- HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ đèn/ đứng trước, tiếng / pin / đứng sau.

- Con chữ đ,p cao 4 dòng li, các con chữ còn lại cao 2 dòng li, dấu huyền trên con chữ e của chữ đèn.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ đèn pin - Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng: sen, sên, giun, mun….

(19)

- GV viết mẫu từ / đèn pin / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: nến cún 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa/en/, / ên/, /in/, /un/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- 3 HS đọc - Cả lớp đọc.

- HS trả lời: en,ên,in,un - HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành (26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu

+ Đoạn đọc có mấy dòng thơ?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học

“en, ên, in, un.

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại - HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh .

+ Tranh vẽ con rùa và con ba ba - HS lắng nghe

- Có 4 dòng thơ.

- HS tìm: tên, nhìn, quen, ngủn - HS đánh vần sau đó đọc trơn tiếng.

- Cho HS đọc trơn cả bài.

(20)

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (8’) - Cho HS quan sát tranh - GV giới thiệu chủđề: Xin lỗi + Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Chuyện gì đã xảy ra?

+ Theo em Nam sẽ nói gì với bác?

+ Bạn sẽ nói lời xin lỗi như thế nào?

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia nhóm 4, yêu cầu HS dựa vào tranh, đóng vai nói lời xin lỗi

- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’)

?Em có chơi đá bóng ở sân trường không - Giáo dục HS không chơi đá bóng nơi công cộng và nếu có sơ ý làm ảnh hưởng đến người khác thì phải xin lỗi với thái độ thành khẩn.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ … ở sân gần cổng trường.

+ … Nam, bạn của Nam và bác bảo vệ.

+ .. Nam đá bóng vào lưng bác bảo vệ.

+ .. xin lỗi bác.

- HS nối tiếp nhau nói lời xin lỗi (Cháu xin lỗi bác ạ!..)

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- HS nói trong nhóm

- 2 nhóm HS đóng vai trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Vài HS trả lời - HS lắng nghe

+ Vần en, ên,in,un + Xin lỗi

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

NS: 11/10/2021 NG: 20/10/2021

Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 34: AM ĂM ÂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vần am, âm, ăm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vầnam, âm, ăm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng vầnam, âm, ăm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vầnam, âm, ăm.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần am, âm, ăm có trong bài học.

(21)

- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Môi trường sống của loài vật (được gợi ý trong tranh). Nói về các loài vật, về môi trường sống của mỗi loài. Kể về một con vật được nuôi ở ở gia đình em hay nhà hàng xóm. Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - Học sinh: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 SGK trang 78,79

- GV đọc cho HS viết bảng: đèn pin - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13’)

a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. Nhện ngắm nghía/

tấm lưới vừa làm xong.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Những tiếng nào chứa vần /am/?

+ Những tiếng nào chứa âm/ ăm/?

+ Những tiếng nào chứa âm/ âm/?

- GV KL: Trong câu " Nhện ngắm nghía/

tấm lưới vừa làm xong có vần am,ăm,âm là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 34: am ăm âm

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần am,ăm,âm

+ GV yêu cầu HS so sánh vần am, ăm, âm có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần am,ăm,âm GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.

Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

- 2 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

+ Có một chú nhện. Chú nhện chăm chủ nhìn tấm lưới do mình dệt ra - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: làm - 1 HS lên bảng chỉ: ngắm - 1 HS lên bảng chỉ: tấm - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có m đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:

a,ă,â).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

(22)

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần am.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạo thành ăm.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ ă, ghép â vào để tạo thành âm.

- Lớp đọc đồng thanh am,ăm,âm

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /làm/

l am làm

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng cam, kham,ăm,cầm, đậm, nhẩm.Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: quả cam, tăm tre, củ sâm.

+ GV đưa vật thật: quả cam - GV kết hợp giải nghĩa.

- GV kết hợp ghi bảng quả cam

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

+ HS trả lời, sau đó đánh vần tiếng.

+ HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

- HS quan sát - Lắng nghe - HS quan sát

- HS tìm tiếng có chứa am, đánh vần tiếng cam, đọc to từ quả cam

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HD đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN – ĐT

(23)

mới.

- GV YC HS đọc trơn từ quả cam (cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với từ: tăm tre, củ sâm

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /am/, YCHS quan sát.

+ Chữ /am/ được viết bằng con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ ng trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

* Tiến hành tương tự chữ ăm,âm Viết chữ ghi từ/ tăm tre /, /củ sâm/

- GV đưa từ /tăm tre/, yêu cầu HS đánh vần

+ Từ /tăm tre/ gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li)

- GV viết mẫu từ / tăm tre / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: củ sâm 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’)

+ HS tự tạo các tiếng có chứa/am/, / ăm/, /âm/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- HS đọc CN-ĐT

- HS quan sát.

+ chữ am gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li - Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /am/

- Quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện tương tự.

- HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ tăm/ đứng trước, tiếng / tre/ đứng sau.

- Con chữ t cao 3 dòng li, con chữ r cao hơn 2 dòng li, các con chữ còn lại cao 2 dòng li.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ đèn pin - Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng: làm,cam, mắm,thắm, ngậm, nấm…..

- 3 HS phân tích.

- Cả lớp đọc.

- HS trả lời: am, ăm, âm - HS lắng nghe

(24)

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, Chú ý liên kết giữa các móc của con chữ a, ă, â với nét móc của con chữ m.

GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học am,ăm,âm

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (8’) - Cho HS quan sát tranh

- GV giới thiệu chủđề: Môi trường sống của loài vật

+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những loài vật nào? Mỗi con vật đang làm gì?

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ Tranh vẽ lũ trẻ đang nô đùa trên thảm cỏ ven hồ.

- Có 2 câu.

- HS tìm: râm, thắm, thảm

- HS đánh vần sau đó đọc trơn tiếng.

- Cho HS đọc trơn cả bài.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ … cảnh ở một khu rừng có suối chảy, phía trên là thác.

+ … 2 chú nai (đang cúi xuống uống nước), chú hươu đang đứng bên bờ suối, cá đang bơi dưới suối,chim đang bay.

+ … hươu, nai sống trong rừng; cá sống dưới nước, chim sống trên trời.

(25)

+ Đâu là nơi sinh sống của từng loài vật?

+ Kể tên các con vật khác và nơi sinh sống của chúng mà em biết?

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia nhóm 2, yêu cầu HS kể tên các con vật được nuôi trong nhà và giới thiệu với các bạn về con vật đó.

- Đại diện 2 nhóm tchia sẻ trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’)

+ Em đã chăm sóc vật nuôi ở nhà như thế nào? Vì sao?

- Giáo dục HS: Mỗi loài vật có môi trường sống riêng, những vật nuôi trong nhà có rất nhiều lợi ích cho con người, vì vậy phải chăm sóc và bảo vệ chúng.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- HS nối tiếp nhau kể: Cá, tôm, cua sống dưới nước; trâu, bò, chó, mèo nuôi trong nhà; hổ, báo, khỉ ,…sống trong rừng, …

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- HS nói trong nhóm

- 2 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Vài HS trả lời - HS lắng nghe

+ Vần am,ăm,â

+ Môi trường sống của loài vật - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

TOÁN

BÀI 23: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các que tính, các chấm tròn. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

- HS:Que tính, BĐD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5’)

(26)

HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

- Quan sát bức tranh trong SGK.

+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (25’) a.Cho HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.

Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.

b.GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ...

để tìm kết quả phép tính).

c. Hoạt động cả lớp:

- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói:

4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.

* Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:

- Chia sẻ trước lớp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS trả lời

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếucó).

………

………

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 35: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững cách đọc các vần on,ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các vần on,ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.

(27)

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyệnGà nâu và vịt xám. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kỹ năng: đánh giả sự việc có ý thức giữ gìn, trân trọng tình bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK, máy tính - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Tổ chức cho HS khởi động các động tác thể dục buổi sáng.

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Đọc: (12’)

* Đọc tiếng

- Tổ chức trò chơi "Truyền điện".

GV đưa bảng như SGK, HS nối tiếp nhau đọc tiếng ghép được.

- GV cùng cả lớp tổng hợp các tiếng ghép đúng.

- Yêu cầu HS đọc các tiếng phân tích, đánh vần một số tiếng bất kì.

* Đọc từ ngữ

- GV đưa các từ: củ sắn, bàn chân, tấm gõ, khôn lớn, đèn pin, mưa phùn, bến đò, ngọn cỏ, chăm chỉ, trạm y tế.

- Yêu cầu HS đọc trơn từ, phân tích một số tiếng có vần đã học

- Gọi 2-3 HS đọc tốt đọc to trước lớp - Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: mưa phùn, trạm y tế

* Đọc đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc.

+ Đoạn văn có mấy câu. Đọc từng câu.

+ Tiếng nào có vần đã học trong tuần?

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng vừa tìm được.

- GV đọc mẫu cả đoạn

- Hs thực hiện - Lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

n m

a an am ă ăn ăm â ân âm

o on om

ô ôn ôm

n m

ơ ơn ơm

e em em

ê ên êm

i in im

u un um

- HS đọc (CN- nhóm - lớp)

- HS quan sát, nhẩm thầm

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- 3 HS đọc - Lắng nghe.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi + …5 câu

- HS nối tiếp nhau nêu: nhìn, chậm, ôn tồn, hớn, tham, nhởn, cần, mẫn, hẳn.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- Lắng nghe

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

(28)

- Yêu cầu HS đọc trơn cả câu.

Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngát hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.

? Khi nhìn thấy rùa, thỏ đã nói gì?

? Thái độ của rùa ra sao khi bị thỏ chế?

? Câu nàocho thấy rùa cố gắng để thi cùng thỏ?

? Kết quả cuộc thi thế nào?

Em học được điều gì từ nhân vật rùa?

- GV giải nghĩa từ cần mẫn

- Tóm tắt nội dung đoạn đọc, giáo dục HS không chủ quan, không coi thường người khác.

Viết: (13’)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 25, nêu yêu cầu bài viết.

- Cho HS đọc bài viết, phân tích, đánh vần các tiếng sen, thắm

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- YC HS viết bài, lưu ý các nét nối giữa các chữ cái, vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. HĐ vận dụng(3’)

Kể tên các đồ vật, con vật có chứa các vần đã được học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét giờ học,tuyên dương HS.

- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.

+ .. quả là chậm như rùa.

+ …. Rùa ôn tồn nhẹ nhàng.

+ … rùa cứ bò cần mẫn.

+ ….. rùa thắng thỏ.

+ … không chủ quan, không coi thường người khác.

- HS lắng nghe

- 1-2 HS nêu: viết 2 dòng sen nở thắm hồ

- 2-3 HS đọc bài.

- HS chuẩn bị vở, bút - HS viết bài.

- Quan sát, nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

- HS kể.

- Lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10’)

* GV kể chuyện: Gà nâu và vịt xám - Kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện kết hợp với tranh (văn bản SGV)

- Hs thực hiện - Lắng nghe.

- Lắng nghe, kết hợp quan sát tranh.

(29)

- Kể lần 2: Kể từng đoạn và đặt câu hỏi gọi HS trả lời.

Đoạn 1: Từ đầu đến " vượt sông cạn để kiếm ăn

Đôi bạn thân trong câu chuyện là những ai?

2. Hằng ngày, đôi bạn gà nấu và vịt xám làm gi?

Đoạn 2: Từ Một năm đến có minh rồi mà, GV hỏi HS:

3. Chuyện gi xảy ra khiến gà nâu không thể sang sông

4. Ai đã an ủi gà nâu lúc khó khăn Đoạn 3: Từ Thế là đến yên ổn trở lại, GV hỏi HS:

5. Vịt đã giúp gà bằng cách nào?

6. Vì sao gà nhờ vịt cõng qua sông để tự kiếm ăn?

Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

7. Thương vịt vất vả, gà giúp bạn việc gì?

8. Vì sao vịt không còn nhớ đến việc ấp trứng?

3. HĐ luyện tập, thực hành ( 15’)

* HS kể chuyện:

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm nêu nội dung từng tranh.

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận

- Yêu cầu HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho bạn nghe.

- Gọi HS kể trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’)

+ Qua câu chuyện em học tập được điều gì?

- GV giáo dục HS: Phải biết trân trọng

- Lắng nghe, trả lời câu hỏi:

+ .. . gà nâu và vịt xám.

+ …ríu rít vượt sông cạn để kiếm ăn.

+ … nước lớn.

+ … vịt an ủi.

+ … vịt lầm lũi tìm thức ăn mang về cho bạn.

+ .. gà ngại không muốn làm phiền vịt.

+ … giúp vịt ấp trứng.

+ …vì gà ấp trứng giúp vit trong thời gian dài.

- HS thảo luận, nêu nội dung tranh.

+ Tranh 1: Gà nâu và vịt xám là đôi bạn thân.

Tranh 2: Nước lớn gà không thể sang sông cùng vịt.

Tranh 3: Vịt cõng gà sang sông.

Tranh 4: Thương vịt vất vả, gà ấp trứng giúp vịt.

- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- 1-2 HS kể toàn truyện trước lớp - Lớp nhận xét, đánh giá.

+ .. . tình bạn vô cùng cao quý, phải biết trân trọng, giữ gìn.

- HS lắng nghe.

(30)

tình bạn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

* Củng cố - dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :

………

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 36: OM ÔM ƠM (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vần om, ôm, ơm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần om, ôm, ơm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng vầnvần om, ôm, ơm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần om, ôm, ơm.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm có trong bài học.

. Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - Học sinh: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 1 trang 82 - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13’)

a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. Hương cốm thơm thôn xóm.

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /om/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ ôm/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ ơm/?

- GV KL: Trong câu " Hương cốm thơm thôn xóm có vần om,ôm,ơm là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 36: om ôm ơm

- 2 HS đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các Tổ trưởng lên báo

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Y/c các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình trong tuần + Thực hiện ra, vào lớp, ôn bài đầu giờ + Thể dục, vệ sinh. + Đồng

Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tuần qua - Lớp trưởng nx,đgiá.. GV đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong