• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

Ngày soạn: 07/4/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2017 Tập đọc

CHUYỆN Ở LỚP

I. MỤC TIÊU

1. Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ử cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng có vần uôt, uôc. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK) - Hiểu được nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào?

- Kể lại cho bố, mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

3. HS có ý thức ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được:

Hãy luôn tự đánh giá bản thân trong cuộc sống).

2. Tư duy phê phán (Bạn nhỏ đã biết quan sát, phân tích, đánh giá những hành vi, những việc làm của các bạn trong lớp theo tiêu chí ngoan và chưa ngoan nhưng lại chưa biết tự đánh giá bản thân).

3. Phản hồi/ lắng nghe tích cực/ hợp tác (về cách đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài của bạn...).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc đoạn 1 bài Chú công và trả lời câu hỏi: Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?

- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc thế nào?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (35 phút) a. Giới thiệu bài:

- Hãy nói về những việc em thích và em không thích ở lớp? Hàng ngày đi học về em có hay kể chuyện ở lớp cho bố mẹ, ông bà nghe không? Em có thể kể lại một chuyện không? Hôm qua đi học về em đã kể chuyện gì? Em có thể kể lại không?...

- Bức tranh trong SGK vẽ cảnh gì? Hãy đoán xem bạn nhỏ nói gì với mẹ?

b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu bài.

- Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời theo câu hỏi của giáo viên.

- 8 hs đọc từ khó

- Hs đọc nối tiếp từng dòng.

(2)

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các khổ thơ trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

c. Ôn các vần uôc, uôt:

- Tìm tiếng trong bài có vần uôt.

- Tìm từ chứa tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc, - Nói câu chứa tiếng có vần uôt, uôc.

TIẾT 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói (35 phút)

a. Tìm hiểu bài:

- Cho hs đọc khổ thơ 1 và 2.

+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?

- Cho hs đọc khổ thơ 3.

+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc lại bài.

b. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?

- Yêu cầu hs hỏi và trả lời theo cặp.

- Nói trước lớp.

- Nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Câu chuyện trong bài khuyên em điều gì?

- Gọi 1 hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà kể cho bố, mẹ nghe chuyện ở lớp hôm nay....

- Hs đọc nối tiếp các khổ thơ.

- 7 hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 4 hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Nhiều hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 5 hs nêu.

- 3 Hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs nói theo cặp.

- 3 cặp hs nói.

- Hs nêu.

- 5 hs nêu - HS lắng nghe.

__________________________________________________________________

Đạo đức

BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kể được một vài ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.

2. Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- HS yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HSG nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.

3. Hs có quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.

* GDBVMTBĐ: Giáo dục cho các em lòng yêu quý, gần gũi với thiên nhiên biển, hải đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây và hoa ở các vùng biển, hải đảo quê hương

(3)

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- KN tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài học. Bài hát: Ra chơi vườn hoa.

- Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Khi nào em nói lời chào hỏi?

- Khi nào thì nói tạm biệt - Nhận xét đánh giá 2. Bài mới (32 phút) a. Giới thiệu bài

b. Hoạt động 1: Quan sát tranh, ảnh về vườn hoa, công viên.

- Cho hs quan sát 1 số tranh, ảnh vườn hoa, công viên.

+ Được chơi ở vườn hoa, công viên em có thích không?

+ Em đã chơi ở đó bao giờ chưa? Có mát ko, có đẹp ko?

+ Để vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?

LHGD: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, ko khí trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa đặc biệt là cây và hoa ở các vùng biển, hải đảo thân yêu...

c. Hoạt động 2: Hs làm bài tập 1:

- Yêu cầu hs tự làm bài 1.

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Những việc làm đó có tác dụng gì?

+ Em có thể làm được như các bạn không?

- Trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét và bổ sung.

- LHGD: Các em biết tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ cây và hoa nơi công cộng...

d. Hoạt động 3: Quan sát à thảo luận bài tập 2:

- Yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận:

+ Các bạn đang làm gì?

+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?

- Yêu cầu hs tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng.

- Trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Gv kl: Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không

- 2 HS trả lời

- Hs quan sát.

- 4 hs nêu.

- 5 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- Hs làm bài cá nhân.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- 5 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs thảo luận theo cặp.

- Hs làm cá nhân.

- 5 hs nêu.

- Hs nêu.

- san hô, cây phong, dừa…

(4)

phá hại cây là hành động đúng.

Bẻ cành, đu cây là hàmh động sai.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Hãy kể tên một vài loại cây, hoa sống ở vùng biển, hải đảo mà em biết?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs thực hiện bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố cách đọc trơn bài

2. Rèn kĩ năng đọc trơn bài : Một cộng một bằng hai 3. HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- VBT, tranh ¶nh trong bµi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: (1 phút)

2. Làm bài TH tiếng Việt tiết 1 tuần 30 (34 phút) Bài 1: Nêu yêu cầu

- GV đọc mẫu HD cách đọc.

- Bài TĐ có mấy câu?

- Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu( đọc 2lần) - Gv nghe, Nxét uốn nắn HS đọc sai.

- HD đọc đoạn: bài chia 3 đoạn, - GV Nxét- uốn nắn.

- Đọc cả bài,

Bài 2: Đánh dấu v vào ô trống trước câu trả lời đúng.

=> Kquả: a) Toán 2 b) Toán 1

c) Vì Lựu nghĩ 1 + 1 = 2 Bài 3: Nêu yêu cầu. Tìm và viết lại + 1 tiếng trong bài có vần ưu

+ 2 tiếng ngoài bài có vần ươu:

- HD học sinh

-> Kquả: lựu, hươu, rượu 3. Củng cố, dặn dò:(4 phút ) - Gv nêu tóm tắt ND giờ học - Nhận xét giờ học

- Về đọc lại bài và trả lời câu hỏi

Đọc bài: Một cộng một bằng hai - Học sinh nhẩm đọc bài

- có 10 câu.

- HS đọc, Nxét - 6 HS đọc, - Lớp nhận xét

- HS đọcY/C và ND bài tập 2.

- HS đọc thầm - HS làm bài

- Viết x vào trước ý trả lời đúng - Hs đọc lại bài, làm bài.

- HS nêu kết quả

Tự nhiên và xã hội TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:

(5)

1. Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.

2. Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa. HS nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người.

3. Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.

II. ĐỒ DÙNG

- Các hình ảnh trong bài.

- Gv và hs sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: (15 phút) Làm việc với tranh, ảnh.

* Mục tiêu:

- Hs nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.

- Hs biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.

* Cách tiến hành:

- Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu hs các nhóm phân loại tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa.

- Nêu dấu hiệu về trời nắng.

- Nêu dấu hiệu về trời mưa.

- Trng bày tranh, ảnh và giới thiệu trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Gv kl: Khi trời nắng, bầu trời trong xannh, có mây trắng, Mặt Trời sáng chói,...

2. Hoạt động 2: (15 phút) Thảo luận.

GDBVMT: Thời tiết nắng mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Các em phải có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.

* Mục tiêu: Hs có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu hs hỏi và trả lời các câu hỏi trong sgk.

+ Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải đội mũ, nón?

+ Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?

- Trình bày nội dung thảo luận.

3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa.

+ Gv hướng dẫn hs chơi.

+ Gv tổ chức cho hs chơi.

- Gv nhận xét cuộc chơi.

- Dặn hs nhớ thực hiện đội mũ, nón khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Hs nêu trong nhóm.

- Hs đại diện trình bày.

- Hs nêu.

- Hs làm việc theo cặp.

- 3 cặp hỏi đáp trước lớp.

- Hs các tổ tham gia chơi.

________________________________________________________

Ngày soạn: 08/4/2017

(6)

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2017

Chính tả CHUYỆN Ở LỚP

I. MỤC TIÊU

1. Hs nhìn sách chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp: 20 chữ trong khoảng 10 phút.

2. Điền vần uôt, uôc, điền chữ c hay k vào chỗ trống. Làm bài tập 2, 3 (SGK) 3. Có ý thức luyện viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- GV đọc : ngôi nhà, nghề nông.

- Âm ngh (ng) chỉ ghép được với những nguyên âm nào?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới (32 phút) a.Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Hướng dẫn hs tập chép.

- Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv chấm bài, nhận xét.

c. Hướng dẫn hs làm bài tập.

Bài 2: Điền vần: uôt hay uôc?

- Yêu cầu hs làm bài: (buộc tóc, chuột đồng) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

Bài 3. Điền chữ: c hay k?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (túi kẹo, quả cam) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- Lớp viết bảng con - 2 HS trả lời

- 4 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 4 hs đọc.

Tập viết

(7)

TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P

I. MỤC TIÊU

1. Hs tô được các chữ hoa O, Ô, Ơ, P.

2. Viết đúng các vần: uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ viết được ít nhất 1 lần). HS viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai..

3. GDHS có ý thức chịu khó viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chữ mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Viết các từ: ngoan ngoãn, đoạt giải.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (35phút)

a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.

- Gv cho hs quan sát chữ hoa O, Ô, Ơ, P.

- Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.

- Nêu lại cách viết các nét của mỗi chữ.

- Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.

- Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài: uôt, uôc, ưu, ươu, chải chuốt, thuộc bài, ốc bươu, con cừu.

- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.

- Luyện viết trên bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai.

c. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.

- Cho hs tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P.

- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Gv chấm, chữa bài cho hs.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

- 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- 3 hs nêu.

- 3 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- Cả lớp viết.

- Hs tô theo mẫu.

- Hs tự viết.

Toán

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)

I. MỤC TIÊU: Bước đầu giúp hs:

1. Biết đặt tính rồi làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30; 36 - 4.

2. Củng cố kĩ năng tính nhẩm.

3. HS có ý thức tự giác làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 67- 22 56- 16 94- 92 - 3 hs lên bảng làm.

(8)

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (32 phút)

a. Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65- 30

* Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 65 que tính.

+ 65 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 65.

- Yêu cầu hs tách ra 3 bó que tính.

+ 30 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 30.

- Số que tính còn lại là mấy chục và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35vào cột.

* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính:

65

- + 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 30 + 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 35 - Như vậy: 65- 30= 35 - Gọi hs nhắc lại cách trừ.

b. Trường hợp phép trừ dạng 36- 4

- Gv hướng dẫn cho hs cách làm tính trừ (bỏ qua bước thao tác bằng que tính).

- Đặt tính thẳng cột: 4 thẳng với 6 cột đơn vị.

- Gv thực hiện tương tự như trên.

c. Thực hành:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - Nhận xét bài.

Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s:

- Muốn biết đúng, sai ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Vì sao viết s vào ô trống?

- Gọi hs nhận xét bài.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: Tính nhẩm:

- Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét bài làm.

- Hs tự lấy.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- Hs tự làm.

- 3 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- 4 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 4 hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 4 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Chữa bài

(9)

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động ngoài giờ

CHỦ ĐỀ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI “THUYỀN TRONG SƯƠNG MÙ”

I. MỤC TIÊU

- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hợp tác vượt khó khăn.

- Giáo dục HS kĩ năng truyền thông, kĩ năng lắng nghe tích cực.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Khoảng sân đủ rộng cho 20 người chơi, chia thành 5 nhóm.

- Vẽ ô vuông trên sân bằng phấn.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi:

+ Tên trò chơi: “Thuyền trong sương mù”.

+ Cách chơi:

- Chia HS làm 5 nhóm, 4 HS/ nhóm. Mỗi nhóm là 1 con thuyền và mang 1 tên riêng

(Hải Đăng, Thái Bình, Ước Mơ, Tuổi Trẻ, Thắng Lợi)

- Ở giữa sân vẽ 1 ô vuông, tượng trưng cho 1 cảng và trong sân có đặt một số vật, tượng trưng cho các chướng ngại vật. Mỗi nhóm sẽ cử 1 thủy thủ đứng ở cảng để điều khiển cho tàu vào cảng trong sương mù.

- Đoàn thủy thủ của mỗi tàu đều phải bịt mắt và đứng theo hàng một, người sau đặt tay lên vai người trước.

- Theo hiệu lệnh chỉ dẫn của hoa tiêu, mỗi con tàu tiến vào cảng. Nhóm nào vào cảng trước, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

+ Luật chơi: Các hoa tiêu phải hướng dẫn sao cho các tàu không đụng nhau và không đụng vào chướng ngại vật. Tàu nào va chạm với các tàu khác và đụng chướng ngại vật sẽ bị trừ điểm.( trừ 1 điểm/ lần)

Bước 2: Tiến hành chơi - Tổ chức cho HS chơi thử - Tổ chức cho HS chơi thật Bước 3: Đánh giá

Bình chọn và khen thưởng đội thắng cuộc.

Bước 4: Thảo luận

- Để giành được thắng lợi trong trò chơi, người hoa tiêu cần phải chỉ dẫn như thế nào? Các thủy thủ cần phải lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của hoa tiêu như thế nào?

- Một số HS trả lời

- Kết luận: Để giành được thắng lợi trong trò chơi, phải có sự đoàn kết, hợp tác tốt giữa các thành viên: hoa tiêu phải chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác;

(10)

các thủy thủ phải chú ý lắng nghe, hỏi lại nếu chỗ nào chưa rõ và cùng nhau thực hiện chỉ dẫn của hoa tiêu.

______________________________________________________

GĐ - BD Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Củng cố về làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ). Tập đặt tính rồi tính.Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép trừ đơn giản)

2. Củng cố về giải toán có lời văn và các ngày trong tuần lễ 3. GDHS có ý thức chịu khó, tự giác làm bài

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 34+ 12 41+ 37 54 - 32 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (32 phút) Bài 1/87 Tính nhẩm - Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét chữa bài.

Bài 2/87: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét chữa bài.

Lưu ý HS khi đặt tính chú ý viết các số phải thẳng cột Bài 3 Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán?

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải

Chị hái được số quả lê là:

75 – 33 = 42 (quả ) Đáp số: 42 quả - Nhận xét bài giải.

* Củng cố cách giải toán có lời văn.

Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm - HD HS tự làm

- Một tuần lễ có mấy ngày?

3. Củng cố, dặn dò (3 phút)

- Khi thực hiện đặt tính theo cột dọc cần chú ý gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc đề bài.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc lệnh đề.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm.

(11)

Ngày soạn: 9/4/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017 Tập đọc

MÈO CON ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

2. Ôn các vần ưu, ươu.

- Hiểu được nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm mèo sợ phải đi học. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. HS có ý thức chăm chỉ tích cực học tập

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI:

1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được không được lười học....).

2. Ra quyết định (Cừu dùng biện pháp chữa đuôi cho Mèo bằng cách cắt đuôi là khỏi nên Mèo vội vàng phải đi học).

3. Phản hồi/ lắng nghe/ hợp tác (về cách đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài của bạn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc bài thơ Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi: Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (35 phút)

a. Giới thiệu bài: Gv hỏi hs:

- Đã bao giờ em nghỉ học chưa? Em nghỉ vì lí do gì?

- Bức tranh trong SGK vẽ gì? Cừu là con vật thế nào?

- Mèo là con vật như thế nào? ....

-> GV giới thiệu vào bài b. Luyện đọc:

* Gv đọc mẫu bài.

* Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

- Gv giải nghĩa các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài.

- Đọc phân vai.

- Đọc đồng thanh cả bài.

c. Ôn các vần ưu, ươu.

- Tìm tiếng trong bài có vần ưu.

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- HS kể

- 9 hs đọc từ khó.

- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.

- 5 hs đọc.

- 3 nhóm đọc.

- Cả lớp đọc.

(12)

- Tìm từ chứa tiếng có vần ưu, ươu.

- Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.

TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài và luyện nói (35 phút)

a. Tìm hiểu bài:

- Đọc 4 dòng thơ đầu.

+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học?

- Đọc 6 dòng thơ cuối.

+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Đọc lại bài.

- Kể lại nội dung bài.

- Quan sát tranh và cho biết: Tranh vẽ cảnh nào?

b. Học thuộc lòng bài thơ.

- Yêu cầu hs luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Gv nhận xét, khen hs thuộc bài tại lớp.

- Các em có nên bắt chước bạn Mèo ko? Vì sao?

c. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Vì sao bạn thích đi học?

- Yêu cầu hs nhìn tranh nói theo mẫu.

- Gv tổ chức cho hs nói theo cặp.

- Luyện nói trước lớp.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Câu chuyện khuyên em điều gì?

-> GV chốt.

- Cho hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài: Người bạn tốt

- Nhiều hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Nhiều hs nói.

- 2 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- 2 hs đọc.

- 5 hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 1 hs kể.

- 4 hs nêu.

- Hs tự đọc.

- Hs các tổ thi đọc.

- 4 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs nói mẫu.

- Hs nói theo cặp.

- Nhiều hs nói.

- HS nêu

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Biết đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ).

2. Biết tính nhẩm (trong trường hợp phép trừ đơn giản). Củng cố kĩ năng giải toán.

3. GDHS có ý thức tự giác làm bài

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 35- 12 82- 50 68- 4 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (32 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 5 hs lên bảng làm.

(13)

- Nhận xét bài làm.

Bài 2: Tính nhẩm:

- Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét, sửa sai.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: (>, <, =)?

- Muốn điền dấu ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs thực hiện phép tính ở vế trái và vế phải, rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.

- Nhận xét bài làm.

Bài 4: Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải

Lớp em có số bạn nam là:

35 - 20= 15 (bạn ) Đáp số: 15 bạn - Nhận xét bài giải.

Bài 5: Nối (theo mẫu):

- Nêu cách làm.

- Gv tổ chức cho hs thi đua nối nhanh, đúng.

- Gv tổng kết trò chơi.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc đề bài.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs đại diện 3 tổ thi tiếp sức.

Ngày soạn: 10/4/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 Toán

CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Biết 1 tuần lễ có 7 ngày.

2. Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày.

3. Có ý thức thực hiện nghiêm túc thời gian quy định trong ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một quyển lịch bóc hằng ngày và 1 bảng thời khóa biểu.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

1. Giới thiệu các ngày trong tuần lễ (10 phút)

a. Gv giới thiệu cho hs quyển lịch bóc hằng ngày, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi:

+ Hôm nay là thứ mấy?

b. Gọi hs đọc hình vẽ trong sgk.

- Hs quan sát.

- 3 hs nêu.

- 4 hs đọc.

(14)

- Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?

c. Gv chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu?

2. Thực hành (26 phút) Bài 1: Đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Đọc kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2: Đọc yêu cầu.

- Gv cho hs làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: Đọc thời khóa biểu của lớp em.

- Yêu cầu hs đọc TKB.

- Cho hs chép lại TKB vào vở.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Một tuần lễ có mấy ngày? Hãy kể tên các ngày trong tuần?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 4 hs đọc.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc yc.

- 4 hs đọc.

- Hs tự chép.

Tập đọc NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU

1. Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, nằm, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

2. Ôn các vần uc, ut;

- Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

3. HS có ý thức giúp đỡ bạn bè …

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI:

1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được;

Trong cuộc sống hãy biết chia sẻ và sẵn lòng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn).

2. Ra quyết định (Hà không hỏi nhưng thấy Cúc không cho Hà mượn bút, Nụ đã quyết định cho Hà mượn bút của mình. Cúc từ chối không cho hà mượn bút nhưng thấy dây đeo cặp của Cúc bị tuột, Hà vẫn sửa lại cho bạn).

3. Phản hồi/ lắng nghe/ hợp tác (về cách đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài của bạn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc thuộc lòng bài Mèo con đi học và trả lời các câu hỏi:

+ Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

(15)

+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (35 phút)

a. Giới thiệu bài: Gv hỏi:

- Đã có lần nào em phải hỏi mượn đồ dùng của bạn chưa? Bạn từ chối hay cho em mượn? Nếu bạn từ chối em cảm thấy thế nào?

- Có lần nào bạn hỏi mượn đồ mà em từ chối chưa?

vì lí do gì? Em có thể kể lại chuyện đó không?

- Bức tranh trong SGK vẽ cảnh gì? Hãy đoán xem?

-> GV giới thiệu vào bài.

b. Luyện đọc:

* Gv đọc mẫu bài.

* Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.

+ Cho hs ghép từ: ngượng nghịu.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Đọc câu dề nghị của Hà và câu trả lời của cúc.

- Tập đọc câu: Hà thấy vậy... trên lưng bạn và câu:

Cúc đỏ mặt... cảm ơn Hà.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

c. Ôn các vần uc, ut.

- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.

- Nói câu chứa tiếng có vần uc, vần ut.

TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài và luyện nói (36 phút)

a. Tìm hiểu bài:

- Cho hs đọc đoạn 1

+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?

- Cho hs đọc đoạn 2.

+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?

- Gọi hs đọc lại bài.

+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?

b. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.

- Cho hs tập kể theo cặp.

- Gọi hs kể trước lớp.

4. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Câu chuyện khuyên em điều gì? Hãy nêu 1 VD

- Nhiều hs kể trước lớp

- 9 hs đọc từ khó - Hs tự ghép.

- Hs đọc nt từng câu.

- 7 hs đọc.

- 8 hs đọc.

- 6 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 3 hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- 1 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 hs nêu.

- 1 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- 1 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs kể theo cặp.

- 5 hs kể trước lớp.

- Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc; thái độ giúp đỡ bạn hồn

(16)

người thật, việc thật cho thấy lời khuyên của câu chuyện là đúng?

- Gv chốt và nhận xét giờ học.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

nhiên, chân thành của Nụ và Hà.

Ngày soạn: 12/4/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2017 Chính tả

MÈO CON ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Hs chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học. 24 chữ trong khoảng 10 – 15 phút

2. Điền đúng vần iên hay in và các chữ r, d hay gi vào chỗ trống. Bài tập 2/ a hoặc b.

3. HS có ý thức tự giác viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn 8 dòng thơ đầu của bài Mèo con đi học.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Giới thiệu bài (1 phút): Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chép (35 phút) - Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv chấm bài, nhận xét.

* Hướng dẫn hs làm bài tập.

Bài 2: Điền vần: iên hay in?

- Yêu cầu hs làm bài: (Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin.)

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

Bài 3. Điền chữ: r, d hay gi?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Chú mèo con trong bài có chăm học không? Em có nên học tập chú không?

- Gv nhận xét giờ học.

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 3 hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 3 hs đọc.

(17)

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

Kể chuyện SÓI VÀ SÓC

I. MỤC TIÊU

1. Hs hào hứng nghe gv kể chuyện Sói và Sóc.

2. Hs kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

HS kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.

- Hs hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên thoát khỏi tình thế nguy hiểm.

3. HS tự giác, tích cực học tập. Rèn tính bĩnh tĩnh, tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI:

1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên thoát nạn).

2. Tự nhận thức bản thân ( biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương và của bản thân và dùng trí thông minh phán đoán để thoát khỏi tình thế nguy hiểm) 3. Phản hồi/ lắng nghe/ hợp tác.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong sgk.

- Mặt nạ Sói và Sóc.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Kể chuyện Niềm vui bất ngờ.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (32 phút)

a. Giới thiệu bài: Gv hỏi hs:

- Sói là con vật như thế nào?

- Sóc là con vật như thế nào?

- Sói và Sóc thì con vật nào mạnh hơn và con vật nào thông minh hơn?

-> GV giới thiệu vào câu chuyện.

b. Gv kể chuyện.

- Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.

- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa.

c. Hướng dẫn hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

- Quan sát tranh 1, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

- Gọi hs kể đoạn 1.

- Các tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự như trên.

- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.

d. Hs kể truyện theo nhóm:

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs kể các đoạn theo nhóm.

- 2 hs kể.

- 1 hs nêu.

- HS nêu

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe để nhớ câu chuyện.

- Hs tập kể theo cặp.

- Hs đại diện 3 tổ thi kể.

- Hs nêu.

- 3 nhóm hs kể.

- Hs nêu.

(18)

- Nhận xét.

* Yêu cầu HS năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện - GV nghe, giúp đỡ HS

- Nhận xét – tuyên dương

đ Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện.

- Sói và Sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó.

- Gv chốt lại: Sóc là nhân vật thông minh...

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Gọi hs kể về người thật, việc thật về sự thông minh đã thoát khỏi nguy hiểm.

- Gv chôt và nhận xét giờ học.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tiếp tục tìm hiểu về người thật, việc thật nhờ sự nhanh trí đã thoát khỏi nguy hiểm.

- HS năng khiếu tập kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nêu - HS kể

SINH HOẠT LỚP TUẦN 30

I. MỤC TIÊU

- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.

- Đề ra phương hướng tuần sau

- Hs có ý thức phê và tự phê, giúp đỡ các bạn tiến bộ

II. LÊN LỚP

1. Giáo viên nêu nội dung giờ sinh hoạt

2. Tổ trưởng nhận xét tổ mình về vệ sinh, ý thức trong học tập, đồ dùng sách vở.

3. Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp.

4. Giáo viên nhận xét chung về tình hình của lớp:

- Nhận xét tình hình nề nếp:

- Nhận xét về tình hình học tập:

- Tuyên dương học sinh:

- Phê bình các học sinh chưa ngoan:

5. Phương hướng tuần sau:

- Phấn đấu không có hs không học bài và làm bài ở nhà.

- Trong lớp lắng nghe cô giáo giảng bài không nói chuyện.

- Thực hiện nghiêm túc mọi nội quy, quy định của trường, lớp đề ra - Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông, VSATTP…

- Hoạt động ngoài giờ nhanh nhẹn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá