• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÁNG 12/2020

TUẦN 17: Thứ 2 ngày 28/12/2020 tại lớp MG 4 tuổi B1

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục “Đi trên ghế thể dục - bật xa”

- Hoạt động bổ trợ: Hát: chú voi con ở Bản Đôn

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục.

- Trẻ hiểu cách đi trên ghế thể dục.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ thực hiện được vận động đi trên ghế thể dục.

- Trẻ thực hiện được theo hiệu lệnh của cô: Điểm số, dồn hàng, tách hàng, chuyển đội hình.

- Rèn kỹ năng ném xa cho trẻ 3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ trật tự, chú ý trong giờ học

- Tập thể dục cho cơ thể luôn khoẻ mạnh II. Chuẩn bị:

- Ghế thể dục - Vạch chuẩn 3. Địa điểm:

- Ngoài sân trường III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng hát bài: Chú voi con ở bản đôn - Các con vừa được hát bài gì ?

- Trong bài hát chú voi làm những việc gì ?

- Để làm được công việc nặng nhọc vậy thì chú voi phải có sức khỏe như thế nào ?

- Trẻ hát

- Chú voi con ở bản đôn - Kéo gỗ cho buôn làng - Thật khỏe mạnh - Chúng mình có muốn có được sức khỏe như chú

voi không ?

- Bây giờ các con cùng thực hiên vận động: Đi trên ghế thể dục và bật xa nhé!

- Có ạ

(2)

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

Cô cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp đi thường, đi kiễng chân, đi gót chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, nhanh hơn, về đội hình hàng dọc, hàng ngang

2.2. Hoạt động 2: Trọng động

* BTPTC:

+ Tay 3: Tay đưa ngang gập khuỷu tay + Chân 3: Bước khuỵu gối về phía trước + Bụng 2: Đứng nghiêng người sang bên + Bật 3: Bật tách, chụm chân

* Vận động cơ bản : Đi trên ghế thể dục, bật xa - Cô giới thiệu tên vận động

- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích

- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích mẫu:

+ TTCB : Cô đứng sát đầu ghế, 2 tay chống hông + TH: Cô bước một chân lên ghế sau đó thu chân kia thu lên theo, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước, tiếp tục chân trước lại bước lên trước, và thu chân sau lên theo, thực hiện như vậy cho đến hết ghế, bước xuống đất. Khi đã đi trên ghế thể dục xong cô đến trước vạch chuẩn cầm túi cát và thực hiện vận động ném xa. Sau khi ném xa xong, cô đi về cuối hàng

- Cho cả lớp thực hiện 1 - 2 lần

Khi trẻ thực hiện cô quan sát giúp trẻ yếu thực hiện tốt

- Cô cho 2 đội thi đua

* Củng cố: Các con vừa thực hiện bài tập gì?

- Bạn nào giỏi lên thực hiện lại bài tập cho cô và các bạn cùng xem.

- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện 2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng

Trẻ tập theo cô

Trẻ tập các động tác cùng cô

Quan sát cô tập mẫu Lăng nghe cô phân tích mẫu

Trẻ thực hiện

Trẻ đi lại nhẹ nhàng 3. Kết thúc

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

(3)

Thứ 3 ngày 29/12/2020 tại lớp MG 4 tuổi B1

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: “Tìm hiểu về con gà trống”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: con gà trống, gà gáy. Thơ: chú gà trống

I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của con gà trống (mào to màu đỏ, cổ cao, chân có cựa, lông có nhiều màu....)

- Trẻ biết gà trống gáy “ò, ó, o”

- Trẻ biết môi trường sống và thức ăn của con gà trống.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và thảo luận nhóm.

- Kỹ năng so sánh, ghi nhớ, nhận biết tiếng gà trống.

- Rèn kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài.

3. Thái độ:

- Trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con gà trống.

- Trẻ hứng thú tìm hiểu con gà trống, đoàn kết, hợp tác với bạn trong nhóm II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Con gà trống, lồng gà.

- Nhạc bài hát: Con gà trống, gà gáy. Máy tính, video con gà trống.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Tranh chơi trò chơi: Thi ai tinh mắt; Bé khéo tay (tranh vẽ con gà trống, hộp màu...)

3. Địa điểm:

- Trong lớp

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài: Con gà trống. - Trẻ hát

(4)

- Bài hát nói đến con vật gì?

- Nhà các con có nuôi con gà trống không?

- Các con biết gì về con gà trống?

- Cho trẻ đọc bài thơ: “Chú gà trống” và chuyển đội hình.

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu con gà trống:

- Cho trẻ quan sát con gà trống: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 1 con gà trống, cùng nhau quan sát và thảo luận về con gà trống.

- Khi trẻ thảo luận cô hỏi gợi ý về đặc điểm đặc trưng của con gà trống (mào to màu đỏ, cổ cao, chân có cựa, lông có nhiều màu...) môi trường sống, thức ăn... của con gà trống.

- Sau khi trẻ thảo luận xong, cho trẻ bắt chước làm động tác gà trống mổ thóc, vỗ cánh, gà trống gáy.

- Bạn nào có nhận xét gì về con gà trống?

Cho trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ về con gà trống.

- Bạn nào có nhận xét gì về cổ gà trống?

- Chân gà trống như thế nào? Chân gà trống có móng nhọn giúp gà trống làm gì?

- Gà trống thuộc nhóm gia súc hay gia cầm? Vì sao?

- Lông gà trống như thế nào?

- Bạn nào có nhận xét gì về đuôi gà trống?

- Gà trống biết làm gì?

(Cô cho nhiều cá nhân trẻ được đưa ra ý kiến của mình)

- Cô củng cố lại: Gà trống có mào to màu đỏ, cổ dài khi gáy cổ vươn cao, 2 chân cao có móng nhọn, chân có cựa, đuôi dài, lông mượt có nhiều màu... Gà trống gáy thức mọi người dậy.

- Bạn nào biết con gà trống ăn gì?

- Cho trẻ lấy thức ăn ( thóc, ngô, gạo...) để cho gà ăn.

- Cô củng cố và mở rộng: Gà ăn thóc, ngô, gạo. Ngoài ra, gà còn dùng chân có móng nhọn để bới đất tìm

- về con gà trống ạ - Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét

(5)

giun.

- Nuôi gà trống để làm gì?

- Cô mở rộng: Gà trống được nuôi trong gia đình để lấy thịt. Gà trống còn nuôi để chơi chọi gà vào ngày hội, tết.

- Muốn gà chóng lớn chúng ta phải làm gì?

- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ con gà trống.

Cho trẻ hát + vận động bài: “Gà gáy”, cho trẻ xem video về gà trống, sự đa dạng của gà trống, môi trường sống, gà trống kiếm ăn, gà trống gáy

2.2.Hoạt động 2: Trò chơi

* Trò chơi 1: Thi ai tinh mắt.

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.

- Cách chơi: Cô có những bức tranh vẽ con gà trống còn thiếu các bộ phận như (mào, đuôi, chân, mỏ....), chia lớp thành 3 đội thi đua lên tìm đúng các bộ phận còn thiếu của gà trống và gắn lên tranh để có được những con gà trống đầy đủ các bộ phận.

- Luật chơi: Trẻ sẽ bật qua 2 ô vòng, mỗi lượt chơi mỗi trẻ chỉ gắn 1 bộ phận của gà trống. Đội nào gắn được nhiều gà trống có đầy đủ các bộ phận hơn đội đó sẽ chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi

* Trò chơi 2: Bé khéo tay.

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.

- Cách chơi: Cho trẻ hoạt động nhóm. Cô có 3 bức tranh vẽ con gà trống nhưng chưa tô màu, chia lớp thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm sẽ cùng nhau tô màu con gà trống để bức tranh thêm đẹp hơn.

3. Kết thúc

- Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Lắng nghe cô giới thiệu

- Chơi hứng thú

(6)

Thứ 5 ngày 31/12/2020 tại lớp MG 4 tuổi B3

TÊN HOẠT ĐỘNG: TỔ CHỨC ĐÓN TRẺ 1- Mục đích – Yêu cầu.

- Trẻ biết quy định của lớp.

- Giáo dục trẻ thói quen nền nếp, ngăn nắp.

- Giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh covit -19 - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Trẻ biết vị trí của các góc chơi.

2- Chuẩn bị:

- Nước rủa tay, dung dịch sát khuẩn - Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- Đồ dùng đồ chơi trong các góc.

3. Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Giáo viên đón trẻ với thái độ ân cần vui vẻ,

niềm nở, dắt trẻ vào lớp , nhắc nhở trẻ chào cô chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân, thân thiện với trẻ và phụ huynh.

- Gần gũi nhiều với trẻ mới đi học, tiếp xúc và làm quen với trẻ hay khóc.

- Cho trẻ rửa tay sát khuẩn

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.

- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi

- Trẻ chào hỏi lễ phép mọi người.

- Hướng trẻ tới nơi cất đồ dùng các nhân

- Trẻ chơi.

(7)

TÊN HOẠT ĐỘNG: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội “ Không đi theo người lạ”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát : Âm nhạc: Bài hát “ Đàn gà con”

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết không đi theo người lạ mặt.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, xử lý tình huống - Biết cách phòng tránh những người lạ mặt.

3.Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ,ông bà, cô giáo không nghe theo người lạ.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Nhạc bài hát em đi chơi thuyền.

- Video không đi theo người lạ mặt, kẹo, bim bim 2 . Địa điểm: Tại lớp học

III. Tổ chức hoạt động.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ.

1.Ổn định tổ chức , giới thiệu bài:

- Cho trẻ nghe bài “ Đàn gà con”

- Trò chuyện về bài hát:

- Bài hát nói về con gì?

- Các con nhà chúng mình nuôi những con vật gì?

=> Giáo dục: Yêu quý , chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình .

- Cô thấy các con rất ngoan vì thế cô sẽ dạy chúng mình một kĩ năng mới để giúp chúng mình biết người lạ mặt và người thân quen là những ngừời như thế nào và cũng như cách phòng tránh khi có

-Trẻ hát - Con gà ạ!

-Trẻ kể

-Trẻ lắng nghe

(8)

người lạ mặt cho quà, rủ đi.. và đặc biệt là không đi theo người lạ mặt thì chúng mình hãy hướng lên đây nhé.

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1: Trẻ nhận biết người thân quen và người lạ mặt.

- Người thân quen của các con là những ai?

- Cô gọi 3-4 trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.

- Các con có hay đến nhà những người thân quen chơi không?

- Ai là người cho các con quà bánh?

- Các con hiểu người lạ mặt là người như nào?

- Cô gọi 3-4 trẻ trả lời theo ý trẻ?

=> Cô chốt: nguoi thân quen là những người gần gũi với chúng ta như ông bà, bố mẹ, cô gì chú bác, cô giáo. Là những ngừoi mà chúng mình thường đến nhà chơi cho chúng mình quà. Còn người lạ mặt là ngừoi chúng mình không biết họ là ai, chưa đến nhà và cũng chưa gặp bao giờ các con ạ.

2.2 Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết, cách xử lý tình huống khi gặp người lạ.

- Cô cho trẻ xem 1 đoạn video. Trò chuyện với trẻ:

+ MiMi được đi đâu?

+Do mải chơi chạy nhảy bạn ấy đã bị sao nhỉ?

+Bạn ấy đã khóc và gặp ai nhỉ?

+ Người lạ mặt đã làm gì?

+Người lạ mặt đã cho MiMi cái gì?

=> Cô chốt: Người lạ mặt đã rủ bạn MiMi đi và cho quà bạn.

+ Khi gặp tình huống có người lạ mặt đến dắt các con đi các con sẽ làm gì?

+ Các con có đi theo người lạ mặt không? Vì sao? ( Hỏi nhiều trẻ trả lời)

+ Khi người lạ mặt cho các con quà các con có được nhận không? Vì sao?

-Lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời -Trẻ trả lời cô

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem video - Mi Mi đi chơi ạ

- Bạn gặp người lạ mặt ạ.

-trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời theo ý hiểu

(9)

- Để biết vì sao không đi theo người lạ mặt các con cùng xem tiếp đoạn video nhé.

=> Cô chốt: Mẹ bạn ấy đã giải thích cho bạn ấy đó là ngườixấu muốn bắt cóc trẻ con và lần sau con ko được nhận quà hay đi theo người lạ mặt các con ạ.

- Khi các con ở lớp mà có 1người lạ đến đón các con có được đi theo không? Vì sao?

2.3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bé xử lý tình huống - Cô cho trẻ ra sân chơi tự do. Cô sẽ tạo tình huống cho trẻ xử lý.

+Tình huống 1: Con đi theo cô cô sẽ dắt con về nhà.

+ Tình huống 2: Cô cho con quà.

- Tổ chức cho trẻ xử lý tình huống 3. Kết thúc;

- Hôm nay, các con được học gì?

- Giáo dục trẻ: Khi đi ra ngoài đường đi chơi các con phải luôn đi cùng bố mẹ, không đi theo người lạ. Không chạy lung tung, đi đâu các con phải xin phép các con nhớ chưa!

- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên khích lệ trẻ cố gắng trong hoạt động lần sau. Cho trẻ chuyển hoạt động.

-Trẻ xem -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

-Trẻ ra sân

- Trẻ xử lý tình huống

-Trẻ trả lời

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

Trẻ thực hiện.. tương tự với khối trụ, vuông, chữ nhật) - Hãy chọn bạn chơi và chồng các khối của 2 bạn lên nhau. + Kết quả

- Cô cho trẻ quan sát trường mầm non và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô bác

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao