• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BUỔI SÁNG

TUẦN 2

Ngày soạn: 11/9/2018

Ngày giảng: Thứ hai 17/9/2018 Toán

Tiết 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).

- Vận dụng vào giải bài toán có lời văn về phép trừ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính trừ các số có ba chữ số c)Thái độ: GD tính cẩn thận, nhanh nhạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- 2 HS lên bảng thực hiện: 93 + 14; 126 + 135.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài

2. Hướng dẫn HS thực hiện trừ các số có 3 chữ số. (15’)

- GV nêu phép trừ và gọi HS đọc.

- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.

a) 432 - 215 = ?

- Gv hướng dẫn tính và gọi hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ này.

−432 215 217

. 2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.

. 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.

. 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.

432 - 215 = 217 - GV củng cố:

+ Đặt tính: theo cột dọc sao cho các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Phép trừ có nhớ ở hàng chục (lấy 1 chục ở 3 chục để được 12, 12 trừ 5 bằng 7, bớt 1 chục ở 3 chục của số bị trừ rồi trừ tiếp hoặc thêm 1 chục vào 1 chục ở số trừ rồi trừ tiếp).

b) 627 - 143 = ?

- 2 hs lên bảng thực hiện.

- HS đọc phép tính.

- 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

- 1 HS nhắc lại cách thực hiện tính phép trừ trên.

- Hs lắng nghe.

(2)

- Hướng dẫn tương tự.

−627 143 484

. 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.

. 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1 . 1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.

627 - 143 = 484

Lưu ý : ở hàng đơn vị 7 - 3 = 4 nhưng ở hàng chục 2 không trừ được 4, lấy 12 - 4

= 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm). Có thể bớt 1 ở 6 hoặc thêm 1 vào 1 (ở số trừ) để trừ.

+ Em có nhận xét gì về 2 phép trừ trên với các phép trừ đã học?

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính trừ có nhớ.

3. Thực hành: 17’

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn: Dựa vào bài học em hãy thực hiện tính các phép tính vào vở ôly.

- Tổ chức nhận xét, (chữa bài nếu có).

- GV nhận xét.

- Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính: 422 - 114 và 783 - 356.

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích đề bài:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán, yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

? Muốn biết đoạn dây điện còn lại dài bao nhiêu cm ta làm như thế nào?

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Đây là 2 phép trừ có nhớ 1 lần:

+ phép trừ 432 - 215 = 217 nhớ ở hàng chục.

+ phép trừ: 627 – 143 = 484 có nhớ ở hàng trăm.

- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính trừ có nhớ.

Bài 1: (VBT- 8). Tính:

- 2HS đọc và xác định yêu cầu.

- Cả lớp làm bài.

- Lớp nx, chữa bài.

541 127 414

422 114 308

564 215 349

783 356 427

694 237 457

- 2 HS nêu.

*Bài 2: (VBT- 8).

- HS đọc bài toán.

- Hs lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

Đoạn dây điện còn lại dài số xăng-ti-mét là:

650 - 245 = 405 ( cm )

(3)

- Yc 1 bạn nhìn vào tóm tắt nêu lại bài toán.

- GV giúp HS phân tích đề bài:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yc cả lớp làm bài cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những hăng hái phát biểu.

- BTVN: 1,2 SGK/7.

Đáp số: 405 cm *Bài 3: (VBT- 8):

- Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Bạn Hoa, Bình : 348 con tem Bạn Hoa : 160 con tem Bạn Bình : … con tem?

Bài toán

Bạn Hoa và bạn Bình có 348 con tem, trong đó bạn Hoa có 160 con tem. Hỏi bạn Bình có bao nhiêu con tem?

- Hs trả lời.

- Cả lớp làm bài cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

Bạn Bình có số con tem là:

348 - 160 = 188 (con tem) Đáp số: 188 con tem.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Tập đọc - Kể chuyện AI CÓ LỖI ? I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

+ Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: khuỷu tay, nguệch, nắt nót.

+ Các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Cô - rét - ti, En - ri - cô.

+ Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ.

+ Hiểu nghĩa: kiêu căng, hối hận, can đảm.

+ Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Giáo dục đức tính nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.

*)TH: Quyền được vui chơi, được làm những điều mình mơ ước.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Giao tiếp: ứng xử văn hoá.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Kiểm soát cảm xúc (làm chủ bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ).

III. CHUẨN BỊ: UDCNTT 2 slide

(4)

+ Tranh minh họa bài đọc.

- Bảng phụ hướng dẫn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc - Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TẬP ĐỌC A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Yc HS đọc thuộc bài: Hai bàn tay em.

Trả lời câu hỏi: hai bàn tay của bé được so sánh với những gì?

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1, Giới thiệu bài

- Ấn Slide 1 - Tranh minh họa

? Trong tranh vẽ gì?

- Gv giới thiệu

Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ tập đọc và nghe kể câu chuyện: Ai có lỗi. Qua câu chuyện em sẽ hiểu hơn nhiều điều về cách cư xử với những người bạn thân của mình.

2. Luyện đọc(25p) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài: chú ý đọc giọng nhân vật

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Yc HS đọc nối tiếp mỗi em một câu đến hết bài.

+ GV lưu ý cho HS đọc từ: khuỷu tay, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô.

- Yc HS nối tiếp đọc 5 đoạn trong bài.

+ Gọi 1 HS đọc từ ngữ được chú giải cuối bài.

- Yc HS đọc cho nhau nghe theo nhóm bàn.

- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.

3. Tìm hiểu bài(15p)

- Yc HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời:

? Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?

? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?

- Yc HS thảo luận tìm ý chính đoạn 1,2?

- 2 hs đọc

- Hs trả lời, nhận xét - Lắng nghe

- Quan sát - Trả lời - Lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp đọc câu

- HS nối tiếp đọc đoạn.

- 1 HS đọc từ ngữ được chú giải cuối bài.

- HS nối tiếp đọc heo nhóm bàn.

- 1 HS đọc lại cả bài.

1. Cuộc cãi lộn giữa En- ri- cô và Cô- rét- ti.

- HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời.

- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là En- ri- cô và Cô- rét- ti.

- Cô- rét- ti vô ý chạm khuỷu tay vào En- ri- cô làm bạn viết hỏng, vì giận bạn và để trả thù En- ri- cô đã đẩy Cô- rét- ti.

- Hs nêu.

(5)

- Yc 1 HS đọc đoạn 3:

?Vì sao En- ri- cô hối hận muốn xin lỗi Cô- rét- ti?

- GV chốt ý đoạn 3 và ghi bảng.

- Yc 1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm:

?Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?

- Yc HS đọc thầm đoạn 5:

? Bố đã trách mắng En- ri- cô như thế nào?

?Lời trách mắng của bố có đúng không?

Vì sao?

- Yc HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?

- GV tóm tắt nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi chót cư xử không tốt với bạn.

4. Luyện đọc lại(10p)

- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2 chú ý:

+ Đoạn 1: Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ: nắn nót, nguệch ra.

+ Đoạn 2: Đọc nhanh, căng thẳng hơn.

+ Đoạn 3: Trở lại đọc chậm rãi, nhẹ nhàng.

- Yc HS luyện đọc phân vai theo nhóm bàn.

- Gọi 3 dãy thi đọc phân vai.

- GV nhận xét chung nhóm đọc hay thể

2. Sự hối hận của En- ri- cô.

- 1 HS đọc đoạn 3

- En- ri- cô thấy Cô- rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.

3. Hai bạn làm lành với nhau.

- 1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm.

- Tan học, thấy Cô- rét- ti đi tìm mình, En- ri- cô nghĩ là bạn tìm đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét- ti cười hiền hoà đề nghị hai bạn lại chơi thân với nhau như trước khiến En- ri- cô ngạc nhiên rồi ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.

- HS đọc thầm đoạn 5

- En- ri- cô có lỗi đã không chủ động xin lỗi bạn lại còn giơ thước doạ đánh bạn.

- Lời trách mắng là đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En- ri- cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn.

- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi - En- ri- cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn khi bạn làm lành, cậu cảm thông ôm chầm lấy bạn. Cô- rét- ti là người biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.

- 1 HS đọc đoạn 1, 2

- HS luyện đọc phân vai theo nhóm bàn.

- 3 dãy thi đọc phân vai.

(6)

hiện tình cảm các nhân vật.

C. Củng cố- dặn dò(2p)

- Gv nx tiết học. - Hs lắng nghe, ghi nhớ.

KỂ CHUYỆN: 20’

I. Xác định yêu cầu

- GV nêu nhiệm vụ: Thi kể 5 đoạn câu chuyện bằng lời của mình.

- Yc HS nêu lại yêu cầu phần kể chuyện.

II. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện.

- GV: Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En- ri- cô, để hiểu yêu cầu phần kể chuyện: kể bằng lời của em, các em cần đọc về cách kể trong SGK.

- Gọi HS nhắc lại yêu cầu và đọc lại mẫu SGK- 13.

- Yc HS quan sát 5 tranh minh hoạ, hiểu nội dung từng tranh, phân biệt từng nhân vật trong tranh.

- Yc từng HS tập kể trong nhóm nhỏ.

- Yc HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

- Cả lớp bình chọn người kể hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

?Em học được điều gì qua câu chuyện này?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài cho giờ học sau.

- Hs lắng nghe.

- HS nêu lại yêu cầu phần kể chuyện.

- Hs lắng nghe.

- Hs thực hiện yêu cầu.

* Tranh 1: En- ri- cô mặc áo xanh, Cô- rét- ti mặc áo nâu, hai bạn ngồi học cạnh nhau.

En- ri- cô đang viết thì bị Cô- rét- ti chạm vào khuỷu tay làm nguệch chữ xấu.

* Tranh 2: Để trả thù, En- ri- cô đẩy Cô- rét- ti một cái làm hỏng cả trang vở, Cô- rét- ti giận đỏ mặt, giơ tay.

* Tranh 3: hai bạn hối hận.

* Tranh 4: En- ri- cô tưởng bạn trả thù.

* Tranh 5: En- ri- cô kể lại câu chuyện cho bố nghe.

- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Đạo Đức

Bài 1:

KÍNH YÊU BÁC HỒ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác.

b.Kỹ năng: Thực hiện theo 5 điều dạy của Bác Hồ.

c.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

(7)

* TH: Học tập tấm gương của Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về bác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

? Em hãy kể những điều em biết về Bác Hồ?

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV củng cố và đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài(1p): - GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Các hoạt động chính(28p) a. Khởi động(3p)

- Yc HS hát tập thể bài hát: Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.

b. Hoạt động 1: Cá nhân(7p)

* Mục tiêu: HS tự đánh giá việc thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng của bản thân.

* Tiến hành:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong VBT.

- Yc HS suy nghĩ tự đánh giá bản thân.

- Gọi HS tự do phát biểu ý kiến.

- GV khen những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và nhắc nhở cả lớp học tập, rèn luyện tốt hơn.

c. Hoạt động 2: Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca về Bác.(10p)

* Mục tiêu: HS biết thêm những thông tin về Bác, về tình cảm của Bác với TNNĐ.

* Tiến hành:

- GV gọi hs nêu yêu cầu bài tập 5 trong VBT- 4.

- GV chia nhóm ( 4 - 6 ) yêu cầu HS sắp xếp các tư liệu đã sưu tầm được, cử đại diện giới thiệu.

- Yc đại diện các nhóm giới thiệu, các

- Hs trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe.

- HS hát tập thể.

- Hs đọc: Em đã thực hiện được những điều nào trong trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới.

- HS suy nghĩ tự đánh giá bản thân.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- Hs lắng nghe.

- Hs nêu: Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, thơ, ca về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng và trình bày, giới thiệu những tư liệu với các bạn.

- HS hoạt động nhóm sắp xếp các tư liệu đã sưu tầm được, cử đại diện giới thiệu.

- Đại diện các nhóm giới thiệu, các

(8)

nhóm bổ sung, nhận xét.

- GV khen ngợi HS.

d. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên(12p)

* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.

* Tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 6 VBT- 4.

- Yc HS trao đổi nhóm đôi theo câu hỏi bài tập.

- Gọi một số bạn nói tốt làm phóng viên.

- GV nhận xét cách thể hiện, nội dung.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- GV nhấn mạnh công lao của Bác Hồ với đất nước.

- Yc HS đọc phần đóng khung trong VBT.

- GV nhận xét giờ học.

nhóm bổ sung, nhận xét.

- Hs đọc: Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về tình cảm của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng và tình cảm của thiếu niên nhi đồng với Bác Hồ.

- HS trao đổi nhóm trả lời.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc phần đóng khung trong VBT.

Ngày soạn: 11/9/2018 Ngày giảng: Thứ ba 18/9/2018

Toán

Tiết 7: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: HS rèn kĩ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần).

- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, trừ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính trừ các số có ba chữ số, giải toán có lời văn.

c)Thái độ: GD tính cẩn thận, nhanh nhạy.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 3( sgk).

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.

2. Luyện tập. (30p)

* Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Yc HS làm bài cá nhân vào VBT, HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.

- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu miệng

- Hs thực hiện yêu cầu.

* Bài 1: ( VBT- 9): Tính:

- Hs nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân vào VBT, HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.

- Hs chữa bài.

(9)

cách tính.

? Em có nhận xét gì về phép tính số 4?

- GV củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ.

+ Đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái.

* Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Yc HS làm bài cá nhân vào VBT, HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.

- GV chữa bài.

- GV củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ.

+ Đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái.

675 409 782 146 100 - - - - - 241 127 45 136 36 434 282 737 10 64 - Phép trừ có nhớ 2 lần ở cả hàng chục và hàng đơn vị.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

* Bài 2: (VBT- 9): Đặt tính rồi tính.

- Đặt tính rồi tính.

- HS làm bài cá nhân vào VBT, HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.

671 - 424 550 - 202 671 550 - - 424 202 247 348 138 - 45 450 - 260 138 550 - - 45 260 93 290

* Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS quan sát bảng phụ.

?Các số cần điền có tên gọi là gì?

- Yc HS làm bài cá nhân: Dựa vào cách tính Hiệu; cách tìm Số bị trừ; Số trừ để hoàn thành bài tập.

- Yc HS nêu cách tìm kết quả ở mỗi cột:

? Muốn tìm Số bị trừ ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?

? Muốn tính hiệu hai số ta làm như thế nào?

- GV chốt: Củng cố cách tìm SBT; số trừ,

* Bài 3: (VBT- 9) - Số?

- Hs quan sát và nghe gv hướng dẫn.

- Hiệu; Số bị trừ; Số trừ.

Số bị trừ 421 638 612 820 Số trừ 105 254 450 309 Hiệu 316 384 162 511 - Muốn tìm Số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy SBT trừ đi hiệu.

- Muốn tính hiệu hai số ta lấy SBT trừ đi số trừ.

(10)

hiệu dưới dạng điền số.

* Bài 4:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV hỏi: ? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yc 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào vở.

- HS và GV nhận xét, chữa bài:

? Muốn biết khối Ba có bao nhiêu HS ta làm như thế nào?

* Bài 5:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 HS đọc tóm tắt bài toán.

- Yc HS thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung bài toán.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào VBT.

- GV chữa bài trên bảng.

- GV củng cố cho HS về dạng bài toán có liên quan đến phép cộng.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- GV hệ thống lại kiến thức bài, yêu cầu HS ghi nhớ các kiến thức đã học.

* Bài 4: (VBT- 9):

- Hs đọc đề bài toán.

- Hs trả lời.

Tóm tắt: 215 HS Khối lớp Hai:

Khối lớp Ba: 40 HS ? HS

- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Khối lớp Ba có số học sinh là:

215 - 40 = 175 ( học sinh) Đáp số: 175 học sin - Hs trả lời.

* Bài 5: (VBT- 9) (Dành cho Hs NK.

- Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải:

Tóm tắt:

Ngày thứ nhất: 115kg Ngày thứ hai: 125 kg

Cả hai ngày bán:…kg đường?

- HS thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung bài toán:

Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 115 kg đường. Ngày thứ hai bán được 125 kg đường. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu kg đường?

- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào VBT.

Bài giải:

Cả hai ngày bán được số ki - lô - gam đường là:

115 + 125 = 240 (kg)

Đáp số: 240 kg đường

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả (nghe - viết)

(11)

Tiết 3: AI CÓ LỐI ? I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: HS nghe viết chính xác đoạn 3 của bài: Ai có lỗi?

- Viết đúng: Cô- rét- ti, khuỷu tay, sứt chỉ.

- Tìm đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.

c)Thái độ: Gd học sinh ý thức trình bày đúng qui định VSCĐ.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- GV đọc, HS lên bảng viết: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi.

- Gv nx.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của bài.

2. Hướng dẫn nghe- viết(25p) a. Chuẩn bị

- GV đọc một lần đoạn viết.

? Đoạn văn cho biết gì?

? Tìm tên riêng có trong đoạn viết, khi viết tên riêng ta viết như thế nào.

- HS tập viết: Cô- rét- ti, khuỷu tay, sứt chỉ.

b. Viết bài

- GV đọc cho HS viết bài.

+GV đọc từng câu, mỗi câu đọc 2- 3 lần - GV uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.

c. Chấm, chữa bài

- Yc HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- GV thu chấm 5 - 7 bài, nhận xét.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả(7p)

*Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yc HS làm bài cá nhân.

- GV chữa bài dưới hình thức trò chơi tiếp sức.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Cả lớp chữa bài vào vở.

- Hs viết theo yc.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe gv đọc đoạn viết.

+ En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại, nhìn vai áo bạn, cậu muốn xin lỗi

+ Cô- rét- ti: viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ (tên riêng nước ngoài).

- Hs viết bài.

- Hs thực hiện.

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

*Bài1(VBT/6):

- Tìm các từ ngữ chứa vần - HS làm bài cá nhân.

* Bài 2 (VBT- 6).

- Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

- HS làm bài cá nhân vào VBT - Hs thực hiện yêu cầu.

uêch bộc tuệch tuệch toạc khuếch khoác trống huếch, trống hoác.

uyu khuỷu tay ngã khuỵu khúc khuỷu khuỷu chân.

(12)

*Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Yc HS làm bài cá nhân vào VBT.

- Yc HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài, GV nhận xét, chữa bài.

- Yc HS đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò(2p) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và tập đặt câu với các từ đã học trong bài.

a, (xấu, sấu): cây sấu, chữ xấu.

(sẻ, xẻ): san sẻ, xẻ gỗ.

(sắn, xắn): xắn tay áo, củ sắn b, (căn, căng): kiêu căng, căn dặn.

(nhằn, nhằng): nhọc nhằn, lằng nhằng.

(vắn, vắng): vắng mặt, vắn tắt.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 12/9/2018 Ngày giảng: Thứ tư 19/9/ 2018

Toán

Tiết 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố các bảng nhân từ 2 đến 5.

b)Kỹ năng: Vận dụng thành thạo trong làm tính và giải toán.

c)Thái độ: GD tính cẩn thận, tính chính xác khi tính toán.

* GT: Bt4 không yêu cầu viết phép tính.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép bài 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(6p)

- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính:

671 - 424; 550 - 202; 138 - 45 - GV nhận xét

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) - GV nêu mục tiêu của bài.

2. Ôn tập lại bảng nhân: 30’

* Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yc HS làm bài vào VBT.

- Gọi HS chữa miệng (nêu cách nhẩm phần b).

- GV nhận xét.

- 3 hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

* Bài 1: (VBT- 10) - Tính nhẩm.

- HS làm bài vào VBT.

- Hs nêu miệng kết quả.

a, 2 x 2 = 4 3 x 3 = 9 4 x 4 = 16 2 x 4 = 8 3 x 5 = 15 5 x 5 = 25

(13)

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5

* Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yc HS làm bài ở VBT, 3 HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

+ Trong dãy tính có x; + hoặc x; - ta làm như thế nào?

+ Đối với dãy tính có 2 phép tính nhân ta làm thế nào?

- GV củng cố cho HS cách thực hiện dãy tính có liên quan đến bảng nhân.

* Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích dữ kiện của bài toán:

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Yc HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yc HS làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Muốn biết buổi họp đó có bao nhiêu người ngồi họp em làm như thế nào.

- Yc HS chữa bài đúng vào VBT.

- GV củng cố cho HS cách giải bài toán có liên quan đến phép nhân.

* Bài 4:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

2 x 6 = 12 3 x 7 = 21 4 x 6 = 24 2 x 8 = 16 3 x 9 = 27 5 x 9 = 45 b, 200 x 4 = 800 300 x 2 = 600 200 x 2 = 400 300 x 3 = 900 - HS nối tiếp đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5

* Bài 2: (VBT- 10) - Tính.

- 3 HS lên bảng chữa bài.

a, 5 x 3 + 15 = 15 + 15 = 30 b, 4 x 7 - 28 = 28 - 28 = 0

c, 2 x 1 x 8 = 2 x 8 = 16

- Ta thực hiện nhân trước; cộng, trừ thực hiện sau.

- Ta thực hiện từ trái sang phải.

* Bài 3: (VBT- 10).

- HS đọc bài toán.

- Hs trả lời.

Tóm tắt:

1 hàng ghế: 5 người 8 hàng ghế: … người ? - Hs làm bài.

Bài giải:

Buổi họp đó có số người ngồi họp là:

5 x 8 = 40 (người)

Đáp số: 40 người.

- HS chữa bài đúng vào VBT.

* Bài 4: (VBT- 10).

Tính chu vi hình vuông ABCD có kích thước ghi trên hình vẽ:

A 200cm B

D C

(14)

- Yc HS nêu miệng bài làm trước lớp.

- Gv chữa bài.

?Nêu cách tìm chu vi hình vuông.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.

- GV nhận xét giờ học, giao BTVN: ôn thuộc các bảng nhân.

- HS nêu miệng bài làm trước lớp.

- Lấy độ dài 1 cạnh nhân 4.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc

CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

+ Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng: nón, khoan thai, ngọng líu, núng nính.

+ Hiểu nghĩa các từ: khoan thai, khúc khích...

+ Nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.

Qua đó có thể thấy ước mơ trở thành cô giáo của các bạn nhỏ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, rèn kĩ năng đọc- hiểu c)Thái độ: Giáo dục tính ngây thơ, hồn nhiên.

III. CHUẨN BỊ: UDCNTT 2 slide + Tranh minh họa bài đọc.

- Bảng phụ hướng dẫn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc - Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài: Khi mẹ vắng nhà.

? Em thấy bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan không? Vì sao?

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài(2p)

- Ấn Slide, Tranh minh họa

? Trong tranh vẽ gì?

- Gv giới thiệu

Khi còn nhỏ ai cũng thích trò chơi đóng vai. Một trong những trò chơi các em yêu thích nhất là đóng vai thầy, cô giáo.

Bạn Bé trong bài hôm nay

đóng vai cô giáo trong hoàn cảnh rất đặc biệt.

2. Luyện đọc. 15’

a, Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc bài: Giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Quan sát - Trả lời - Lắng nghe

- HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

(15)

b, Luyện đọc kết hợp giải thích nghĩa từ.

Đọc từng câu:

- Yc học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu + Lưu ý những từ ngữ phát âm sai: khúc khích, khoan thai, ngọng níu, núng nính.

Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

Đoạn 1: Từ đầu .... đến chào cô.

Đoạn 2: Từ bé treo nón ... đến đánh vần theo.

Đoạn 3: Còn lại.

- Yc Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 1.

+ GV hướng dẫn ngắt câu dài:

Câu: “Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu.

Nó cố bắt chước/ dáng đi khoan thai của cô giáo/ khi cô bước vào lớp.”

- Yc 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2.

+ Giải nghĩa các từ trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính...

* Đặt câu với từ: Khoan thai, khúc khích, núng nính...

- GV yêu cầu luyện đọc theo nhóm.

+ Cử đại diện đọc bài.

- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.

- Yc Học sinh đọc ĐT cả bài.

3.Tìm hiểu bài(10p)

- Yc Học sinh đọc đoạn 1, trả lời:

? Truyện có những nhân vật nào?

? Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì?

Giáo viên tóm tắt ý 1.

- Yc Học sinh đọc thầm cả bài văn.

? Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS sửa.

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (lần 1).

- 1HS nêu cách đọc ngắt nghỉ.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2.

- HS dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ .

Ví dụ:

- Mấy con trâu đang khoan thai gặm cỏ bên bờ sông.

- Bé Hà nhà em hai má núng nính trông rất xinh.

- Bạn Lan cười khúc khích trong giờ học.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh đọc ĐT cả bài.

- Học sinh đọc đoạn 1, trả lời.

+ Bé và 3 đứa em: Hiển, Anh, Thanh.

+ Các bạn chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học trò.

1.Trò chơi lớp học của mấy chị em.

- Học sinh đọc thầm cả bài văn.

+ Thích cử chỉ của Bé ra vẻ người lớn.

+ Thích cử chỉ của Bé bắt chước cô giáo vào lớp: Đi khoan thai vào lớp, treo nón,

(16)

- Yc Học sinh đọc thầm: “ Đàn em ríu rít” đến hết bài.

? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?

+ Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em Bé?

+ Theo em, vì sao Bé lại đóng vai “cô giáo” đạt đến thế?

- GV chốt ý 2.

- GV: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu cô giáo của Bé.

4. Luyện đọc lại(6p)

- Yc hai học sinh khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng ở đoạn 1.

“Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước / dáng đi khoan thai của cô giáo/ khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.”

- Yc Học sinh thi đọc diễn cảm cá nhân đoạn 1.

- Nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- Giáo viên cho học sinh liên hệ.

? Các em có thích chơi trò chơi lớp học không?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài: Chiếc áo len.

mặt tỉnh khô đưa mắt nhìn đám học trò.

2. Hình ảnh đáng yêu của đám học trò:

- Khi cô vào lớp: Đứng dậy khúc khích cười chào cô.

- Khi cô đánh vần: ríu rít đánh vần theo.

- Thằng Hiển….. Cái Anh …. Cái Thanh ……

- Trò chơi thật hay, lý thú, sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu và say mê chơi trò chơi dạy học.

- Vì Bé rất yêu cô giáo và mong muốn được làm cô giáo.

- Hs lắng nghe.

- Hai học sinh khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Hs quan sát.

- HS đọc cá nhân trước lớp.

- HS tự nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Luyện từ và câu

Tiết 2: MRVT: THIẾU NHI – ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

(17)

a)Kiến thức: Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ về trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.

- Ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) là gì?

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu nói về chủ điểm thiếu nhi

c)Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý tính nết ngoan ngoãn của trẻ em.GD lòng biết ơn Bác Hồ

*)TH: BT3/c: GD lòng biết ơn Bác, giải thích vì sao ĐTNTPHCM mang tên BHồ.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Yc HS nêu miệng lại bài 1, 2 của tiết LTVC tuần 1.

- GV nhận xét B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập. 30’

* Bài 1: (12p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.(12p)

- Yc HS trao đổi cặp đôi nội dung bài.

- GV tổ chức 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức.

- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- GV nhấn mạnh nội dung bài: Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em xứng đáng được đón nhận những tình cảm yêu thương, chăm sóc của người lớn.

* Bài 2:(9p)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cùng HS làm mẫu câu a:

+ Gọi 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? là gì?

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs lắng nghe.

* Bài 1: (SGK- 16) - Tìm các từ:

a, Chỉ trẻ em: M:Thiếu niên.

b, Chỉ tính nết của trẻ em: M: Ngoan ngoãn.

c, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em: M: Thương yêu.

- HS trao đổi cặp đôi nội dung bài.

- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức.

Chỉ trẻ em

Chỉ tính nết của

trẻ em

Chỉ t/c hoặc sự c/s của người lớn với trẻ em thiếu nhi,

nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ em, trẻ con…

lễ phép, ngây thơ, thật thà, hiền lành, chăm chỉ.

thương mến, yêu quý, quý mến, quan tâm, chăm sóc, nâng niu, chăm bẵm,lo

lắng..

* Bài 2: (SGK- 16):

- Tìm các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Tìm các bộ phận câu trả lời câu hỏi: là gì?

a, Thiếu nhi/ là măng non của đất nước.

Ai là gì ?

(18)

? Muốn tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì), là gì, em làm ntn?

? Em hãy đọc câu hỏi cho bộ phận câu trả lời cho câu Ai- là gì trong câu a?

- GV nhận xét.

- YC HS làm bài tập cá nhân: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi:

Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: là gì?

- GV và HS chữa miệng bài tập.

* Bài 3: (9p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV HD: Khác với bài tập 2, bài này cần xác định trước bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai- là gì? Bằng các từ in đậm, yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

- Yc HS làm bài vào vở. HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi vừa đặt cho bộ phận câu được in đậm.

- Cả lớp và GV nx, chốt lời giải đúng.

- GV nhấn mạnh lại kiểu câu: Ai- là gì?

- Gv giải thích vì sao ….

- Gv nêu ND TH…

C. Củng cố, dặn dò(2p) - GV nhận xét giờ học.

- Bài tập về nhà: VBT.

b, Chúng em/ là học sinh tiểu học.

Ai là gì ? c, Chích Bông/ là bạn của trẻ em.

Ai là gì ?

- HS làm bài tập cá nhân: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: là gì?

* Bài 3: (SGK- 16)

- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

- Hs lắng nghe.

- Hs làm bài.

a, Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

+ Cái gì là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam ?

b, Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước?

c, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu nhi Việt Nam.

+ Đội TNTPHCM là gì?

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 13/9/2017 Ngày giảng: Thứ năm 20/9/ 2017

Toán

Tiết 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: HS ôn tập các bảng chia 2, 3, 4, 5.

- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính chia trong bảng c)Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn bài 4.

III. CÁC HĐ CHỦ YẾU

(19)

A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5.

- Gv nx.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

2. Ôn lại bảng chia:30’

* Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yc HS làm bài vào VBT.

- Gọi HS chữa miệng cách nhẩm phần b

- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc lại bảng chia 2, 3, 4.

* Bài 2:

- Yc HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích dữ kiện của bài toán:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yc HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Muốn biết mỗi hộp đó có bao nhiêu cái bánh em làm như thế nào?

- Yc HS chữa bài đúng vào VBT.

- GV củng cố cho HS cách giải bài toán có liên quan đến phép chia.

* Bài 3: GV tiến hành tương tự bài 2.

- Hs đọc.

* Bài 1: (VBT- 11)12’:

- Tính nhẩm.

- HS làm bài vào VBT.

- HS chữa miệng cách nhẩm phần b.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS nối tiếp đọc lại bảng chia 2, 3, 4.

a, 2 x 6 = 12 3 x 7 = 21 4 x 8 = 32 12 : 2 = 6 21 : 3 = 7 32 : 4 = 8 12 : 6 = 2 21 : 7 = 3 32 : 8 = 4 b, 600 : 3 = 200 800 : 4 = 200 600 : 2 = 300 800 : 2 = 400

* Bài 2: (VBT- 11)9’

- HS đọc bài toán.

- Hs lắng nghe, trả lời.

- Hs nhìn tóm tắt đọc lại bài toán:Tóm tắt:

5 hộp: 20 cái bánh 1 hộp: … cái bánh?

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét, chữa bài.

- Hs trả lời.

- HS chữa bài đúng vào VBT.

Bài giải

Mỗi hộp có số bánh là:

20 : 5 = 4 (cái bánh)

Đáp số: 4 cái bánh.

* Bài 3: (VBT- 11)(9p) Tóm tắt:

4 ghế: 1 bàn ăn 32 ghế: … bàn ăn?

Bài giải

(20)

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 2, 3, 4, 5.

- GV nhận xét giờ học.

Có 32 cái ghế xếp được vào số bàn ăn là:

32 : 4 = 8 (cái bàn) Đáp số: 32 cái bàn.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 2, 3, 4, 5.

- Hs lắng nghe.

Chính tả(nghe-viết) Tiết 4: CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Rèn kĩ năng viết chính tả: nghe - viết chính xác đoạn văn, 55 tiếng trong bài viết.

- Biết phân biệt s/x.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả đoạn văn.

c)Thái độ: GD ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Yc Học sinh viết bảng lớp: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ

- Nhận xét.

B, Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài.

2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết(32p) a, Chuẩn bị(7p)

- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn.

- Yc Học sinh đọc lại.

?Đoạn văn có mấy câu?

?Chữ đầu của các câu viết như thế nào?

?Chữ đầu đoạn viết như thế nào?

?Tìm tên riêng trong đoạn văn.

?Cần viết tên riêng như thế nào?

- Yc 3 học sinh lên viết những tiếng dễ sai.

- Cả lớp nhận xét, sửa lỗi.

b. Viết bài(15p)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi.

c. Chấm, chữa bài(5p)

- Yc Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- Giáo viên chấm 5->7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(5p)

- Hs viết.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh đọc lại.

- 5 câu

- Viết hoa chữ cái đầu.

- Viết lùi vào 1 ô.

- Bé - tên bạn đóng vai cô giáo.

- Viết hoa.

- 3 học sinh lên viết những tiếng dễ sai.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

(21)

* Bài 2:

- Yc Học sinh nêu yêu cầu.

- GV: Phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều càng tốt.

- Yc Học sinh làm bài.

- Yc Học sinh chữa bài.

- Giáo viên chốt lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò(1p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Bài 2: (sgk-18).

- Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh chữa bài.

a, xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, …

sét: sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét.

xào: xào rau, xào xáo...

sào: sào phơi áo, sào đất.

xinh: xinh đẹp, xinh xắn.

sinh: ngày sinh, sinh sống b, gắn: gắn bó, gắn kết.

gắng: cố gắng, gắng sức....

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Tập viết

ÔN CHỮ HOA Ă, Â I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố cách viết chữ viết hoa: Ă Â thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng : Âu Lạc bằng cỡ chữ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . c)Thái độ: GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mẫu chữ - Phấn màu, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. KTBC(5)

- Gọi 2 hs lên bảng viết: A

Vừa A Dính - GV nhận xét

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

10’

a) Luyện viết chữ hoa:

?Tìm các chữ hoa có trong bài?

- Treo chữ mẫu

?Chữ Ă, Â cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng

- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.

- HS tìm : Ă, Â, L

- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: Ă. Â.

(22)

chữ Ă, Â

- GV nhận xét sửa chữa . b) Viết từ ứng dụng

- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.

- GV giới thiệu về: Âu Lạc Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- Yêu cầu hs viết: Âu Lạc.

c) Viết câu ứng dụng: Gv ghi câu ứng dụng.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

- Gọi 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng

- Hướng dẫn viết: Dòng trên có mấy chữ, dòng dưới có mấy chữ ?

3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:

18’

- GV nêu yêu cầu viết .

- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.

4. Chấm, chữa bài. (5p) - GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.

C. Củng cố - dặn dò(2p) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn hs rèn VSCĐ.

- Hs theo dõi.

- HS viết trên bảng lớp, bảng con.

- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.

- Hs lắng nghe.

- Dòng trên 6 chữ, dòng đưới 8 chữ.

- Học sinh viết vở:

+ 1 dòng chữ: Ă + 1 dòng chữ: Â + 2 dòng từ ứng dụng.

+ 2 lần câu ứng dụng.

- Hs theo dõi.

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn: 13/9/2017 Ngày giảng: Thứ sáu 21/9/ 2017

Toán

Tiết 10: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố cách tính giá trị của dãy phép tính liên quan đến phép nhân, chia.

- Nhận biết nhanh số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức

c)Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi tính toán II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ bài tập 2, hình 4- VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

(23)

- Yc HS chữa miệng bài tập 1, 2 (SGK- 10).

B. Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.

2, Luyện tập(30p)

* Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV củng cố cho HS thứ tự thực hiện một dãy các phép tính.

* Bài 2:

- Gv HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV treo bảng phụ, HS quan sát hình.

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

? Hình có bao nhiêu con vịt. (9 con)

? Muốn khoanh vào 3

1

số con vịt của mỗi hình ta làm như thế nào?

- GV và HS nhận xét, chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra.

* Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích dữ kiện của bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yc HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs lắng nghe.

* Bài 1: (VBT- 12) (10p) - Tính.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

a, 4 x 7 + 222 = 28 + 222 = 250 b, 40 : 5 + 405 = 8 + 405 = 413 c, 200 x 2 : 2 = 400 : 2 = 200

- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính.

*Bài 2: (VBT- 12)(8p) - Khoanh vào 3

1

số con vịt có trong hình.

- HS quan sát hình.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- 9 con.

a, 3

1

số con vịt: khoanh 3 con vịt.

b, 3

1

số con vịt: khoanh 5 con vịt.

- HS nhận xét, chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra.

* Bài 3: (VBT- 12)(12p) - HS đọc bài toán.

- Hs trả lời.

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

Tóm tắt:

1 con thỏ có: 2 tai 4 chân a, 5 con thỏ có: … tai?

b, 5 con thỏ có: … chân?

(24)

chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Một con thỏ có mấy cái tai? (2 cái tai)

? Muốn biết 5 con thỏ có bao nhiêu cái tai ta làm như thế nào?

? Một con thỏ có mấy cái chân? (4 cái chân)

? Muốn biết 5 con thỏ có bao nhiêu cái chân ta làm như thế nào.

? Bài toán được giải qua mấy bước.

- GV củng cố cho HS giải bài toán có liên quan đến bảng nhân.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- GV hệ thống lại kiến thức bài, yêu cầu HS ghi nhớ các kiến thức đã học.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

a, Năm con thỏ có số tai là:

2 x 5 = 10 (cái tai) b, Năm con thỏ có số chân là:

4 x 5 = 20 (cái chân) Đáp số: a) 10 cái tai.

b) 20 cái chân.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Tập làm văn Tiết 2: VIẾT ĐƠN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, mỗi em viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đơn xin vào Đội xin vào Đội

c)Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

*)TH- QTE: Quyền được tham gia, bày tỏ nguyện vọng của mình bằng đơn (Đơn xin vào Đội). Noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác.

II. CHUẨN BỊ: Giấy rời để viết đơn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài: Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: 30’

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV: Các em viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học nhưng có những nội

- Hs đọc.

- Hs lắng nghe.

- Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

(25)

dung không nên viết hoàn toàn như mẫu.

- Yc HS nhắc lại các phần trong một lá đơn được trình bày như thế nào, phần nào phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải viết theo mẫu.

- GV: Các phần: lý do, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo mẫu vì mỗi người có lý do, nguyện vọng, lời hứa riêng của mình, miễn là thực hiện đủ những ý cần thiết.

- Yc HS thực hiện viết đơn, vài HS đọc đơn.

- Lớp và GV nhận xét (đơn viết có đúng mẫu không, cách diễn đạt trong lá đơn có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội không)

C. Củng cố, dặn dò(2p) - GV nhận xét giờ học.

* Mẫu trình bày lá đơn:

+ Mở đầu đơn phải viết tên Đội.

+ Địa điểm, ngày, tháng viết đơn.

+ Tên đơn.

+ Tên người (tổ chức) nhận đơn.

+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh người viết đơn, HS trường, lớp nào.

+ Trình bày lý do viết đơn.

+ Lời hứa của người viết đơn.

+ Chữ ký và họ tên người viết đơn.

- HS thực hiện viết đơn, vài HS đọc đơn.

- Hs lắng nghe.

BUỔI CHIỀU

TUẦN 2

Ngày soạn: 12/9/2018

Ngày giảng: Thứ hai 17/9/2018

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỌC TRUYỆN: ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG I. MỤC TIÊU

- Rèn kĩ năng đọc: đọc đúng các từ khó (bụi tre, rầy nâu, trầm trồ, toả sáng) câu khó.

- Rèn kĩ năng hiểu: hiểu nghĩa từ trầm trồ,

. Hiểu ND của bài (ca ngợi sự chuyên cần của đom đóm và giá trị của những lời động viên chân thành)

- Ôn tập câu theo mẫu Ai – làm gì?.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(26)

A. KTBC(5P)

- Gọi h/s đọc truyện tài ứng khẩu của cậu bé Đôn.

B. Bài mới:

1. GTB: Gv nêu mục tiêu của bài.

2. ND bài

*BT1: Đọc truyện

- GV đọc mẫu, HD chung cách đọc.

- Đọc nối tiếp câu: 2 lượt, kết hợp chỉnh sửa phát âm.

- Đọc đoạn: 4 đoạn

- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Y/c hs đặt câu với từ đó.

- Gọi Hs đọc đoạn theo nhóm 4.

- Gọi 1 hs đọc cả bài.

*BT2: Đánh dấu √ vào thích hợp:

đúng hay sai?

- Gv HD Hs dựa vào ND truyện để làm bài.

? Đom Đóm Con khen ngợi Giọt Sương ntn ?

? Giọt sương nói gì với Đom Đóm về vể đẹp của mình?

?Giọt Sương ca ngợi Đom Đóm ntn?

? Tìm dòng giải nghĩa đúng từ trầm trồ?

? Trong câu “Giọt Sương lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.”Giọt Sương được so sánh với gì?

? .Giọt sương được so sánh với sự vật nói trên về đặc điểm gì?

? Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?

- T/c cho H làm bài cá nhân, một H làm trên bảng phụ.

- Gọi Hs nx bài, Gv chữa bài, sau đó liên hệ cho H tấm gương ham học….

- Gv nx và KL, mở rộng cho H đặt câu với từ toả sáng theo mẫu câu Ai làm gì?

C.Củng cố, dặn dò(2p)

- Qua truyên cho H h/s thấy sự chuyên cần chăm chỉ của đom đóm.

- Nx tiết học, HD học ở nhà.

- H/s đọc truyện tài ứng khẩu của cậu bé Đôn.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Hs đặt câu với từ đó.

- Hs đọc đoạn theo nhóm 4.

- 1 hs đọc cả bài.

- Hs nghe.

- Chị lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.

- Chị đẹp là nhờ các ngôi sao và cây đèn của em.

- Em mới đẹp, mới đáng tự hào vì em tự tỏa sáng.

- Thốt lên lời khen với vẻ ngạc nhiên, thán phục.

- Với một viên ngọc.

- Về sự lung linh tỏa sáng.

- Đom Đóm Con bay từ bụi tre ra ruộng lúa.

- Hs làm bài cá nhân, một hs làm trên bảng phụ.

- Hs đặt câu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

(27)

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU

a, Kiến thức: Củng cố về phép + ,- số có ba chữ số với số có 2 hoặc 3 chữ số (trường hợp k nhớ).

b, Kĩ năng: Áp dụng phép + vào giải toán có lời văn.

c, Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC: Gọi hs nhắc bảng nhân, chia 2,3,4,5.(3p)

- Gv nx.

B. Bài mới

a.GTB: Gv nêu mục tiêu của bài.

b. HD làm BT(30’)

*Bài 1:

- Gọi H nêu y/c của bài.

- Gọi 1 H nhắc lại cách đặt tính và tính.

- Gọi 5 Hs nối tiếp nhau lên bảng làm, dưới lớp làm bài cá nhân lần lượt vào bảng con.

- Gọi hs nx, Gv nx và củng cố.

*Bài 2 : SỐ ?

- Gọi H nêu y/c của bài.

- Gọi 1 H nhắc lại cách tìm sbt và hiệu - Yc Hs nối tiếp nhau lên bảng làm, dưới lớp làm bài cá nhân lần lượt vào bảng con.

- Gọi hs nx, Gv nx, củng cố.

*Bài 3: Giải toán.

- Gọi 1 H đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Y/c H làm bài cá nhân.

- Gv nx.

Bài 4 Đố vui:

- Gọi 1 H đọc đề bài toán.

- Y/c hs làm bài cá nhân.

- Gọi 1 hs làm trên bảng phụ.

- Gv nx.

C. Củng cố, dặn dò(2p)

- Hs nhắc bảng nhân, chia 2,3,4,5.

- Hs lắng nghe.

*Bài 1:

- Đặt tính rồi tính.

- H nhắc lại cách đặt tính và tính.

845 – 219 537 – 163 760 - 325 909 - 747

- Hs lắng nghe.

*Bài 2 : SỐ ? - SỐ ?

- 1 hs nhắc lại cách tìm sbt và hiệu.

- Hs nối tiếp nhau lên bảng làm, dưới lớp làm bài cá nhân lần lượt vào bảng con.

- Hs nx

- 1 hs đọc đề bài toán.

- Hs trả lời.

- H làm bài cá nhân.

Bài giải

Buổi chiều bán số lít dầu là:

528 – 93 = 435 ( lít ) Đáp số:435 ( lít Bài 4

- Đố vui.

- Hs làm bài cá nhân.

- Hs làm trên bảng phụ.

(28)

- Củng cố bài, nx tiết học. - Hs lắng nghe.

Tự nhiên- Xã hội Bài 3: VỆ SINH HÔ HẤP I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Học sinh nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.

- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện luyện tập giữ gìn vệ sinh hô hấp.

c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe.

* TH BVMT: Biết một số HĐ của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp. Biết một số việc làm có lợi, có hại cho SK.

* Quyền được chăm sóc SK, bổn phận giữ VS sạch sẽ.

II. CÁC KNS CƠ BẢN

- KN TD phê phán: TD phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.

- KN làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.

- KNGT: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi cóa trẻ em.

III. CHUẨN BỊ: Các hình trong sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Ôn định tổ chức(1p)

B. Dạy bài mới(30p)

1. Giới thiệu bài: GVnêu mục đích, yêu cầu của bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

a, Hoạt động 1(15p): Ích lợi của việc tập TD buổi sáng.

*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập TD buổi sáng.

* Tiến hành (TL nhóm - KT khăn trải bàn).

- Gv tạo nhóm cho hs, nhận phiếu sau đó quan sát H1-2-3 và liên hệ thực tế trả lời.

- Tập thể dục buổi sáng có lợi gì?

- Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?

- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

- Hs hoạt động nhóm, nhận phiếu sau đó quan sát H1-2-3 và liên hệ thực tế trả lời.

- Thở sâu vào sáng sớm sẽ hít thở đ- ược không khí sạch, hấp thụ được nhiều khí O2 vào máu và thải được nhiều khí CO2 ra ngoài qua phổi.

- Cần lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.

- Đại diện mỗi nhóm trả lời

(29)

* Giáo viên kết luận thêm.

b, Hoạt động 2(15p) Giữ VS CQHH.

* Mục tiêu: Học sinh kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

* Tiến hành(TL cặp đôi, KT hỏi chuyên gia).

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H9 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi (thảo luận cặp đôi)

- Chỉ và nói tên những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?

* Giáo viên diễn giải thêm những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ qua hô hấp.

- Bạn đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?

- Có thể làm những việc gì ở nhà và xung quanh khu vực em ở để giữ không khí trong lành?

* Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh làm tốt, nhắc nhở các em cần giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

- Nêu các ND tích hợp.

C. Củng cố dặn dò(5p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh quan sát H9 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

(thảo luận cặp đôi) - Hs trả lời:

- Nên (tranh 5,6,7) vui chơi ở bầu không khí trong lành, quét dọn, lau chùi sạch sẽ nơi ở, trường, lớp học.

- Không nên (tranh 4,6) chơi đùa ở những nơi khói bụi, khói thuốc gây độc hại

- Học sinh liên hệ thực tế trả lời.

- Luôn quét dọn, lau sạch sẽ đồ đạc, sàn

nhà, tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ phố, không vứt rác bừa bãi.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Ngày soạn: 14/9/2018 Ngày giảng: Thứ năm 20/9/2018

VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 1: CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAOTHÔNG

I. MỤC TIÊU

a, Kiến thức: HS biết chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

b, Kĩ năng: HS có ý thức chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

c,Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về các hình ảnh của người điều khiển giao thông để trình chiếu minh họa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao

Thái độ: Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng quy định của người điều khiển giao thông.. - Học sinh có ý thức tôn

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi

Kĩ năng: - Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.. Thái độ: - HS có ý thức chấp hành

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy....

Đối với người khuyết tật (NKT), quyền tham gia giao thông không chỉ dừng lại ở việc quy định và đảm bảo quyền di chuyển cá nhân mà còn đảm bảo tiếp cận các công