• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Ngày soạn: 28.12. 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2018 Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

-Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập, có ý thức bảo vệ môi trường .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Đọc bài” Thầy cúng đi bệnh viện”

+ Bài văn cho em thấy điều gì?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (8') - GV chia bài ba đoạn

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

- GV đọc mẫu toàn bài c)Tìm hiểu bài (12')

Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu, trả lời câu hỏi:

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?

+ Nhờ có con mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

+ Ông Lìn nghĩ ra cách gì để bảo vệ

Hoạt động của trò - 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS khá đọc toàn bài.

- Học sinh nối tiếp đọc ba đoạn của bài:

- HS đọc nối đoạn lần 2 - HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp, đại diện cặp đọc.

- HS đọc thầm đoạn đầu.

- Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn.

- đồng bào không còn làm nương như trước mà trồng lúa nước…

1. Ông Lìn đưa nước về thôn.

- HS đọc đoạn còn lại của bài.

+ Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo

(2)

rừng, bảo vệ dòng nước?

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Câu chuyện giúp con hiểu điều gì?

=>Ca ngợi ông Lìn chăm chỉ, dám nghĩ, dám làm đã làm thay đổi tập quán canh tác của cả vùng, làm giàu cho mình và thôn xóm.

*BVMT:GV liên hệ ông Phàn Phù Lìn là tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng..

d)Đọc diễn cảm(9')

- yêu cầu HS nối tiếp đọc đoạn . - GV hướng dẫn đọc đoạn 1

- GV theo dõi, hướng dẫn luyện đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(5')

+ Em học tập được điều gì từ tấm gương của người dân tộc Dao Phàn Phù Lìn?

*QTE:Qua bài học các em có quyền gì?

- GV nhận xét giờ học.

Dặn HS về luyện đọc nhiều, chuẩn bị bài sau.

quả.

2. Ông Lìn bảo vệ nguồn nước.

Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh ...

- HS nhắc lại.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét,bình chọn

- Ông không những làm kinh tế giỏi mà còn nêu gương sángvề bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng...

-Quyền được góp phần bảo vệ quê hương, quyền được giữ gìn bản sắc....

______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về các phép tính với số thập phân.

2.Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm, PHTM III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Tính tỉ số phần trăm của 2 số 21 và25?

-Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?

-Muốn tìm giá trị phần trăm của một số

Hoạt động của trò - 1 HS làm bảng,lớp nháp.

- 2 HS trả lời.

- HS nhận xét.

(3)

ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập

Bài tập 1 (7'): Đặt tính rồi tính.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?

Bài tập 2a (7'): Tính

- GV quan sát giúp HS.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?

Bài tập 3 (8'): Giải toán.

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

Muốn biết...thu hoạch tăng thêm bao nhiêu phần trăm trước hết ta phải biết gì?

- GV quan sát, giúp học sinh.

- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số

% của một số.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bạn nào có câu trả lời khác

Bài tập 4(7') : (PHTM) Khảo sát câu hỏi nhiều lựa chọn.

- GV yêu cầu HS làm bài trên máy tính bảng

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2HS lên bảng.

- Chữa bài,nêu rõ từng bước tính.

Kết quả: a,10 ; b,16,8 -1 HS nêu yêu cầu.

-1HS nêu cách làm.

-1HS làm bảng, lớp làm vở.

-Chữa bài, nhận xét,bổ sung.

a) (75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 x 2

= 53,9 : 4 + 22,82 x 2 = 13,475 + 45,64 = 59,115

21,56 : ( 75,6 - 65,8 ) – 0,354 : 2 = 21,56 : 9,8 – 0,177 = 2,2 – 0,177 = 2,023

-1HS đọc đề bài.

-HS tóm tắt miệng.

-Số tấn thóc tăng thêm là bao nhiêu.

-1 HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở-2 HS lên bảng làm . -Chữa bài ,nhận xét ,bổ sung.

Bài giải

a) So với năm 1995, năm 2000 gia đình bác Hoà tăng thêm số thóc là:

8,5 - 8 = 0,5 (tấn)

So với năm 1995, năm 2000 số thóc mà gia đình bác Hoà thu hoạch tăng thêm số % là:

0,5 : 8 x 100 = 6,25%

Đáp số: a) 6,25% ; - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài,chữa,nhận xét,bổ sung.

Kết quả: D

(4)

Một người bán hàng bị lỗ 70 000 đồng và số tiền đó bằng 7% số tiền vốn bỏ ra.Để tính số tiền vốn bỏ ra ta cần tính : A.70000 : 7

B.70000 x 7 : 100 C.70000 x 100 : 7 D. 70000 x 7

Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị bài sau.

-1 Hs trả lời.

___________________________________________

Lịch sử

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn lại các kiến thức học sinh đã học trong học kì 1.

- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. (Ví dụ phong trào chống Pháp của Trương Định ; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ; khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội ; chiến dịch Việt Bắc, …)

2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính VN

- Các hình minh hoạ trong SGK từ bài 12- 16

- Lược đồ các chiến dịch VB thu- đông 1947 , biên giới thu- đông 1950, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : (4')

- Nêu vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?

- Nhận xét.

2. Bài mới :

a) Giới thiệu : (1')

- GV ghi đầu bài lên bảng b) Nội dung :

* Hoạt động 1: (12')

Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- trước 1954 ?

- Gọi hS đã lập bảng thống kê vào giấy khổ to dán bài của mình lên bảng

- Lớp nhận xét thống nhất

2 hs nêu

- Nhận xét, bổ sung

- HS lập bảng

- HS đọc bảng thống kê của bạn đối

(5)

GV nhận xét. chiếu với bài của mình , bổ xung ý kiến.

Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- trước chiến dịch ĐBP 1954.

Thời gian Sự kiện lịch sử tiêu biểu

Cuối năm 1945 Đẩy lùi giặc đói giặc dốt

19-12-1946 Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến 20-12-1946 Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của BH 20-12-1946 đến

tháng2-1947

cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân HN với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Thu- đông 1947 Chiến dịch VB mồ chôn giặc pháp

Thu đông 1950 chiến dịch biên giới

Trận đông khê, gương chiến dấu dũng cảm của anh La Văn Cầu Sau chiến dịch biên

giới tháng 2-1951 1-5-1952

Tập trung XD hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến

Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đại hội bầu ra 7 anh hùng ..

Hoạt động 2: (9')

-Ngày19-8-1945 là ngày………..

-……… ..là ngày giành chính quyền ở Huế - Ngày 25-8-1945 là ngày………

- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày…tháng…năm.

HS NX- GVNX

* Hoạt động 3: (9')

Đưa ra các biện pháp nhân dân ta thực hiện để chống lại giặc đói, giặc dốt?

Chiến thắng biên giới Thu- Đông 1950 có ý nghĩa như thế nào?

- giành chính quyền ở Hà Nội - 23;8;1945

- giành chính quyền ở Sài Gòn - 2-9-1945

* Biện pháp chống Giặc đói - Lập hũ gạo cứu đói.

- Quyên góp tiền vàng.

- Trồng những cây lương thực có năng xuất cao.

-Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất.

*Biện pháp chống Giặc dốt -Mở các lớp bình dân học vụ.

- Trường học được mở thêm.

- Trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.

* Căn cứ địa được củng cố và mở rộng. Từ đây ta nắm quyền chủ động

(6)

3. Củng cố -Dặn dò :(5')

-Về nhà ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì

* Nhận xét tiết học.

trên chiến trường

____________________________________________

Chính tả(nghe-viết)

NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe- viết, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi : Người mẹ của 51 đứa con.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

VBT Tiếng Việt 5- Bảng phụ, PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS viết các từ sau:

Sương giá, xương xẩu, siêu nhân, xiêu lòng.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe - viết (20') - GV đọc đoạn văn cần viết

Nêu nội dung của đoạn cần viết?

Trong bài có những danh từ riêng nào?

- GV lưu ý HS viết một số từ khó:

Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươm chải,….

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc soát bài.

- GV nhận xét 5-7 bài.

- GV nhận xét chung.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập(9')

Bài tập 2a : Chép vần của những câu thơ lục bát sau vào mô hình cấu tạo vần.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm các từ.

- GV chốt lại lời giải đúng.

b, Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên: xôi - đôi

Hoạt động của trò HS viết bảng, lớp nháp.

- Lớp nhận xét.

Tình yêu thương của con người...

- HS tìm từ khó,đọc.

-2 HS lên bảng viết,lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét,chữa bài.

- HS nghe viết bài.

- HS tự sửa lỗi.

- Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận tìm từ theo nhóm.

- Đại diện báo cáo,nhận xét.

- Lớp đối chiếu, nhận xét bài.

(7)

*PHTM: GV phân phối tập tin: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Thơ 6-8 lục bát, những tiếng thứ …..của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ ….. của dòng 8

-Chọn HS làm mẫu – Nhận xét, chốt.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Em hãy nêu cấu tạo của phần vần?

*QTE:Qua bài học các con thấy trẻ em có quyền gì.

- GV củng cố bài,nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

-HS làm bài bằng máy tính bảng- nhận xét

- Quyền có gia đình,được gia đình yêu thương chăm sóc.

______________________________________

Khoa học ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống các kiến thức về:

- Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.Tính chất, công dụng của một số vật liệu đã học.

2. Kĩ năng: - Biết cách phòng một số bệnh thường gặp.

3. Thái độ: - HS có ý thức phòng bệnh thường gặp và tuyên truyền cho mọi người cùng phòng dịch bệnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập.

- Các hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

+ Có mấy loại tơ sợi? Nêu đặc điểm chính của mỗi loại?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Ôn tập:

Hoạt động 1(10')

- GV yêu cầu HS làm bài

Câu 1: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?

A.Sốt xuất huyết.

B.Sốt rét.

C. Viêm não D.AIDS.

Câu 2 : Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- HS làm bài.

(8)

A.Nhôm B.Đồng.

C.Thép.

D.Gang.

Câu 3 :Để xây tương, lát sân, lát sàn người ta sử dụng vật liệu nào?

A.Thủy tinh B.Gạch C. Ngói.

Câu 4 : Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?

A.Đồng.

B.Sắt.

C.Đá vôi.

D.Nhôm.

Câu 5 : Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào?

A.Tơ sợi.

B.Cao su.

C. Chất dẻo.

* Đọc m c yêu c u b i t p m c Quanụ ầ ở à ậ ụ sát SGK/ 68 v ho n th nh b ng sauà à à ả

Thực hiện theo chỉ dẫn

Phòng

tránh được bệnh

Giải thích

Hình 1 Hình 2 Hình 3

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Hoạt động 2(10')Làm việc với phiếu học tập.

GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm:

+ Chọn 3 vật liệu đã học hoàn thành bảng : stt Vật liệu Tính chất Công

dụng 1

2 3

- GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 3(10') Trò chơi “ đoán chữ”

GV yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học, thi đoán đúng chữ.

GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS

- Làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo,giải thích.

- Lớp nhận xét,bổ sung.

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm bầu nhóm trưởng, báo cáo viên, thư kí ghi kết quả.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- HS tham gia trò chơi.

* Đáp án:

Câu 1: sự thụ tinh Câu 2: bào thai

(9)

chơi

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

Kết luận

3.Củng cố- dặn dò(4')

Muốn phòng tránh được một số bệnh thường gặp mỗi chúng ta cần phải làm gì?

GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức phòng tránh dịch bệnh...

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Câu 3: dậy thì

Câu 4: vị thành niên Câu 5: trưởng thành Câu 6: già

Câu 7: sốt rét

Câu 8: sốt xuất huyết

____________________________________________________________

Ngày soạn: 30.12. 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết chuyển các hỗn số thành số thập phân, Tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Ôn tập giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Tìm X: a) X x 10 = 1,23 b) 12,5: X = 5

Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập

Bài tập 1 (7'): Viết các hỗn số sau thành số thập phân

Hoạt động của trò - 2 HS làm bảng, lớp nháp - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 2 HS trả lời.

- HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1HS làm mẫu.

(10)

412 = 92 = 9: 2 = 4,5 - GV hướng dẫn HS làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn chuyển hỗn số thành số thập phân ta làm như thế nào?

Bài tập 2 (7'): Tìm x

Em có nhận xét gì về kết quả của phép tính nhân

Muốn tìm được thành phần chưa biết của phép tính ta phải làm gì?

Quan sát, giúp đỡ HS

- GV nhận xét, lưu ý cách trình bày, chốt két quả đúng.

Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào?

Bài tập 3 (8')

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

Em hiểu thế nào là hút được 35% lượng nước trong hồ?

Muốn tìm được ngày thứ 3 hút được bao nhiêu phần trăm lượng nước trong hồ ta cần biết gì?

- Cho HS làm vào vở.

- GV quan sát giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bạn nào có cách làm khác?

Lưu ý HS khi thực hiện phép tính cộng trừ hai tỉ số phần trăm

Trong bài toán trên em đã vận dụng T/c nào của phép trừ để làm?

Bài 4(7'): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng

Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn- bé. Mối quan hệ của 2 đơn vị đo liền kề? Đơn vị ha tương đương với đơn vị đo diện tích nào?

Nhận xét, chốt kiến thức.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- HS làm bài vào vở, HS báo cáo kết quả và giải thích cách làm

- Chữa bài nhận xét.

Kết quả

4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 -1 HS nêu yêu cầu.

Kết quả là một phép tính chứ không phải là 1 số

Tính kết quả của phép tính để đưa về dạng cơ bản

- 2HS lên bảng trình bày.

- Chữa bài, nhận xét bổ sung.

X x 100 = 1,643+ 7,357 X x 100 = 9

X = 9: 100 X = 0,09

Trao đổi bài kiểm tra kết quả

-1HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt bài toán.

Coi lượng nước trong hồ là 100% thì lượng nước đã hút là 35%

Ngày thứ nhất và ngày thứ2 hút được

-1HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

-Chữa bài, nhận xét.

Một số trừ đi một tổng HS đọc yêu cầu

km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 hm2

HS làm bài - Nêu cách làm Chữa bài, nhận xét.

(11)

- Muốn chuyển hỗn số thành số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị máy tính cầm tay.

____________________________________________

Tập đọc

CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những

người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.

2. Kĩ năng: Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

3. Thái độ: HS biết ơn người lao động, quý trọng sản phẩm của người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Đọc bài Ngu Công xã Trịnh Tường.

Bài văn cho em biết điều gì?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (9')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc ba bài . - GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS.

- GV đọc toàn bài.

c)Tìm hiểu bài (12')

Yêu cầu HS đọc thầm ba bài ca dao, trả lời câu hỏi:

+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?

- GV tiểu kết, chuyển ý + Tìm những câu thơ :

- Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.

Hoạt động của trò - 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc toàn bài.

-3 HS nối tiếp nhau đọc - HS đọc nối tiếp lần 2

- HS đọc chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc thầm cả bài.

- Cày đồng vào buỏi trưa, mồ hôi rơi xuống như mưa, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, đi cấy còn ...

Nỗi vất vả của người nông dân - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

(12)

- Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.

- Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Nêu ý nghĩa của các bài ca dao?

- GV nhận xét, chốt lại.

=> Người nông dân lao động vất vả để mang lại ấm no hạnh phúc cho cuộc sống...

d)Đọc diễn cảm (8')

- GV đọc mẫu bài ca dao thứ 2- 3.

- GV nhận xét ,đánh giá.

- GV yêu cầu HS học thuộc lòng - GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Qua bài học con hiểu được điều gì?

Tìm những câu ca dao khác nói về lao động sản xuất?

*QTE:Qua bài học các em có quyền và bổn phận gì.

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- HS về thuộc 3 bài ca dao, chuẩn bị bài sau.

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng ...

- Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên, biển lặng mới yên tấm...

- Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn...

Lời khuyên dăn bổ ích.

- HS phát biểu.

HS nêu lại

- HS đọc nối tiếp.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- HS thi đọc , Lớp nhận xét.

- HS nhẩm thuộc lòng, xung phong đọc, nhận xét, bình chọn.

-Quyền được tự hào về người lao động,bổn phận yêu quý, biết ơn người lao động.

______________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.

2. Kĩ năng: Viết được một lá đơn xin học môn tự chọn(Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Ra quyết định, giải quyết vấn đề(Làm đơn xin học theo mẫu và làm đơn xin học lớp tin học)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph .ả ụ

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Gọi HS đọc lại biên bản họp lớp - GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động của trò - 2 HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

(13)

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh làm bài.

Bài tập 1(15'): Hoàn thành đơn xin học theo mẫu .

- GV nhắc học sinh: các em nhớ cần phải ghi nhớ chính xác và đầy đủ: tên trường, ngày tháng năm sinh, ...

- GV yêu cầu HS đọc kĩ lá đơn chưa được hoàn thành, điền những chi tiết cần thiết.

- GV yêu cầu HS viết đơn vào vở bài tập.

- Sau khi viết đơn, GV nhắc HS đọc lại đơn, kiểm tra về nội dung, hình thức trình bày.

- GV nhận xét.

Khi viết một lá đơn xin học con cần chú ý điều gì?

Bài tập 2(15')Em hãy viết đơn gửi Ban giám hiệu xin được học môn tin học.

- GV hướng dẫn HS: so với mẫu đơn bài tập 1, em cho biết...

- GV nhận xét, sửa bài, tuyên dương . 3.Củng cố- dặn dò(5')

+ Nêu nội dung chính- những phần chính của một lá đơn?

*Quyền trẻ em:Qua bài học các em có quyền gì

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về nhà : chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS lắng nghe.

- Lớp đọc thầm lại lá đơn chưa được hoàn chỉnh.

- HS làm việc cá nhân.

- Nối tiếp đọc lá đơn đã hoàn chỉnh.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

-Bố cục, cách trình bày.

- HS đọc yêu cầu của bài.

.- HS làm việc cá nhân.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Nối tiếp đọc bài làm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Quyền được tham gia ý kiến, trình bày nhu cầu nguyện vọng của bản thân.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 31.12. 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2019 Toán

GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS làm quen với máy tính bỏ túi.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học ,tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái)

(14)

III CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Làm quen với máy tính bỏ túi(15') -Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.

-Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?

-Em thấy trên mặt máy tính có những gì?

-Em thấy ghi gì trên các phím?

-Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.

*Thực hiện các phép tính:

- GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09 -GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.

-Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân.

-GV quan sát, nhận xét.

c)Thực hành:

Bài tập 1 (15'): Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi.

-GV hướng dẫn HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng

GV yêu cầu HS sau khi làm xong sử dụng máy tính bỏ túi để kiểm tra lại kết quả.

Cách tìm kết quả của phép tính như thế nào?

3.Củng cố- dặn dò(4')

Khi sử dụng máy tính để tính kết quả chúng ta cần lưu ý điều gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn lại các kiến thức vừa học,chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò

- Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : + ; - ; x ; : -Màn hình, các phím.

-HS trả lời,nhận xét.

-HS thực hành ấn phím,báo cáo

-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

-Báo cáo kết quả,nhận xét.

-1 HS nêu yêu cầu.

- 4 HS làm trên bảng.

- HS khác làm vào vở.

- Chữa bài,nhận xét,bổ sung.

- Đổi chéo vở báo cáo.

-HS nêu các bước làm từng phép tính.

_________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập.

2.Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng từ đặt câu.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:VBT Ti ng vi t, b ng ph .ế ệ ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Yêu cầu HS chữa bài tập số 3 - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(7'): Lập bảng phân loại từ . Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Lấy thêm ví dụ về từ ghép, từ láy ? đặt câu ?

Bài tập 2(8'):Các từ trong mỗi nhóm có quan hệ như thế nào.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Thế nào là từ đồng nghĩa? Đồng âm?

Thế nào là từ trái nghĩa?

Bài tập 3 (8'):Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn Cây rơm…

- GV hướng dẫn: Bài văn có 3 từ in đậm.

Các em hãy tìm những từ có cùng nghĩa với từ này và trao đổi ... chọn những từ đồng nghĩa với nó?

GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 4(7'): Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống.

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng, yêu cầu HS đọc thuộc các câu tục ngữ đó.

Hoạt động của trò - 2 HS chữa bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nhớ lại các kiểu cấu tạo đã học..

+ Từ đơn, từ phức (gồm có từ ghép và từ láy).

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn.

+Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát ánh,biển, xanh, dài, bóng, con, tròn.

-Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.

+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.

- HS đặt câu.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc theo nhóm.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a. Đánh trong đánh trống, đánh giặc, đánh cờ là một từ nhiều nghĩa.

b. Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau vì nó cùng chỉ độ trong khác nhau.

c. đậu trong thi đậu, xôi đậu, chim đậu là những từ đồng âm.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài theo cặp.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét,chữa bài.

Tinh ranh = tinh khôn, ranh mãnh, láu lỉnh, tinh nghịch, khôn ngoan,...

Dâng = tặng, hiến, nộp, cho, … Êm đềm = êm ả, êm dịu, êm ái.

- HS nêu yêu cầu của bài.

-HS đọc câu tục ngữ, thành ngữ đã hoàn thành.

a. Có mới nới cũ.

b. Xấu gỗ tốt nước sơn.

c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

- HS đọc thuộc các câu trên.

(16)

3.Củng cố- dặn dò(5')

Thế nào là từ đơn, từ phức,ví dụ?

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài,chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 1.1. 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2019 Toán

SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái), bảng phụ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Đặt tính rồi tính:76,68 x 27=?

308,85 : 12,5 =?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm(15')

VD1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- Cho HS nêu cách tính theo quy tắc:

- GV hướng dẫn: Bước thứ 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.

VD 2: Tính 34% của 56

GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như nêu trong SGK.

VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 - GV gợi ý cách ấn các phím để tính.

-GV nhận xét.

c)Thực hành Bài tập 1 (7')

-Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính , một em ghi vào nháp. Sau đó đổi lại để KT kết quả.

Hoạt động của trò - 2HS làm bảng,lớp nháp.

- Chữa bài,nhận xét.

- HS nêu cách tính.

- HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV.

- 1 HS nêu cách tính - HS nêu: 56 x 34 : 100

- HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 4.

- HS nêu: 78 : 65 x 100

-HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 2.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm việc theo cặp,báo cáo.

- Nhận xét ,bổ sung.

*Kết quả:

(17)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tìm tỉ số phần trăm giữa số trẻ em đi học và tổng số trẻ em đến tuổi đi học con làm như thế nào?

Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?

Bài tập 2 (8')

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

Muốn tính số lạc thu được khi bóc vỏ ta làm như thế nào? dạng toán ?

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Khi sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm các con cần lưu ý điều gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học,chuẩn bị bài sau.

2001: 99,19%

2002: 99,1935%

2003: 99,67%

- Học sinh giải thích cách làm.

- Nhiều HS nhắc lại.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt miệng.

-Tìm giá trị phần trăm của một số.

- HS làm bài theo nhóm,báo cáo nhận xét,bổ sung.

__________________________________

Khoa học

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt ba thể của chất.

2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

3. Thái độ: Học sinh tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình trang 73 SGK,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động.

Hoạt động 1(10'): Trò chơi tiếp sức:

Phân biệt 3 thể của chât

Thể rắn Thể lỏng Thể khí GV chia lớp thành 2 đội chơi.

Hoạt động của trò -2 HS

HS cử đại diện tham gia chơi Nghe GV phổ biến luật chơi

(18)

Phổ biến cách chơi: Từng cặp bạn của 2 nhóm lên bốc thẻ, dán vào cho phù hợp.

- GV cùng HS không tham gia chơi, kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào . Hoạtđộng 2 (10'): Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng”

GV phổ biến cách chơi và luật chơi * Kết luận:

Đáp án: 1b, 2c, 3a.

Hoạt động 3 (10'): Quan sát và thảo luận

- Yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác.

* Kết luận:

- Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

3.Củng cố- dặn dò(5')

+ Nêu ví dụ về sự chuyển thể của chất?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài,chuẩn bị bài sau.

- Từng cặp HS của mỗi nhóm lên bốc phiếu, đọc nội dung dán vào cột bảng phù hợp.

- HS thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng

- Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét - HS quan sát hình tr 73 SGK - Nói về sự chuyển thể của nước

____________________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 5: TÔN TRỌNG NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

2. Kĩ năng: - Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

3. Thái độ: - HS có ý thức chấp hành hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh trong SGK.

- Tài liệu văn hoá giao thông III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: (5')

- Khi tham gia giao thông, nếu va chạm với người khác, cho dù có đúng hay sai, em cần ứng xử như thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a) GV giới thiệu bài (1')

b) Đọc truyện: Chấp hành và tôn trọng (8’) - Đọc truyện: Chấp hành và tôn trọng/20.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận

- 2 HS trả lời cá nhân.

- 1HS đọc truyện – cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS thảo luận nhóm, đại diện

(19)

các câu hỏi sgk/21. Đại diện nhóm báo cáo.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận, chốt lại ý đúng: người điều khiển giao thông mặc áo xanh lam, tay phải có băng vải đỏ, cầm que chỉ đường và thường sử dụng còi khi điều khiển giao thông. Cần chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông và tôn trọng họ để giữ gìn trật tự giao thông.

- HS đọc ghi nhớ sgk/21 c.Hoạt động thực hành (12’)

Bài 1: Xem hai hình ảnh dưới đây và nêu ý kiến

1. Các nhóm quan sát các bức hình/21, thảo luận và nêu ý kiến về việc chấp hành của những người tham gia giao thông trong bức hình

2. Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét.

3. GV: Cần chấp hành theo lệnh của cảnh sát giao thông. Nếu không chấp hành tốt dễ va chạm giao thông.

Bài 2: Ghi Đ vào ô trống ở hình ảnh thể hiện hành động đúng, ghi S vào ô trống ở hình ảnh thể hiện hành động sai

- Các nhóm quan sát tranh ở bài 2/22, và thảo luận theo yêu cầu bài tập, giải thích lý do lựa chọn.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Các em cần lên án những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông. Nếu không chấp hành là vi phạm Luật Giao thông, vi phạm pháp luật. Cần chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

- HS đọc ghi nhớ sgk/22

d.Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống (10’)

- GV phát phiếu tình huống sgk/22 - 23 cho các nhóm. 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu.

Các nhóm thảo luận: Đề nghị của Thư là đúng hay sai? Tại sao?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

các nhóm trả lời.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- Hs đọc ghi nhớ

- Hs thảo luận cặp đôi

- HS nêu ý kiến về từng hình ảnh.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS lắng nghe, theo dõi trong SGK.

- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(20)

- GV: Lệnh của người điều khiển giao thông cũng giống như cảnh sát giao thông. Cần tôn trọng và chấp hành đúng theo lệnh của người điều khiển giao thông.

- HS đọc ghi nhớ sgk/23

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt.

Tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:(4')

- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học. Giáo dục HS chấp hành tốt lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

- Chuẩn bị bài Khi gặp tai nạn xảy ra

- Hs đọc

- HS trả lời.

________________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người(bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.)

2. Kĩ năng: Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại được đoạn văn trong bài cho hay hơn.

3. Thái độ: Học sinh tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Cấu tạo của bài văn tả người?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Nhận xét về kết quả bài làm(7') * Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.

- Bố cục bài văn đầy đủ, rõ ràng.

- Bài làm đã chú ý trọng tâm của đề.

- Bài văn có sáng tạo.

- Câu văn hình ảnh sinh động ở một số bài.

GV minh hoạ bằng cách đọc cho HS nghe một số bài viết tốt để khuyến khích HS.

* Những thiếu xót, hạn chế.

Hoạt động của trò - HS trả lời, nhận xét.

- HS đọc lại đề bài.

- HS lắng nghe.

(21)

- Sai lỗi chính tả.

- Câu văn lủng củng, ý rườm rà.

- Chưa chọn lọc, quan sát bằng nhiều giác quan, chưa chọn lọc miêu tả nét tiêu biểu.

- Trình bày chưa khoa học sạch sẽ.

c)Hướng dẫn HS chữa bài(8') Hướng dẫn sửa lỗi chung.

- GV yêu cầu HS đọc bảng phụ, nêu các lỗi, thảo luận tìm cách sửa.

- Dành thời gian cho HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại cách sửa đúng.

Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài mình.

- GV yêu cầu HS đọc bài của mình, phát hiện các lỗi rồi tự sửa.

- GV theo dõi, uốn nắn.

d)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay(7')

- GVđọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

đ)Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn trong bài cho hay hơn.(8')

- GV yêu cầu HS chọn một đoạn trong bài để viết lại (khuyến khích HS nên viết lại đoạn thân bài)

- GV nhận xét, khuyến khích HS viết có sáng tạo, sinh động.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Cấu tạo của bài văn tả người?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà : chuẩn bị bài sau ôn tập.

- HS đọc lại 1, 2 lần.

- HS thảo luận theo cặp tìm cách sửa lỗi.

- Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc bài làm của mình, tự phát hiện các lỗi trong bài rồi sửa.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nhận xét của mình.

- HS nêu đoạn văn chọn viết lại.

- HS tự viết lại đoạn văn.

- Nối tiếp HS đọc lại đoạn văn.

- Lớp nhận xét.

____________________________________________

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm phần trăm của một số.

2. Kĩ năng: Giải toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: Rèn cho HS ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vbt thực hành.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- GV kiểm tra vở thực hành của HS

(22)

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b. Luyện tập

Bài tập 1(10')Cuối năm 2008 số dân bản A là 1600 người.Cuối năm 2009 số dân bản A là 1632 người. Hỏi từ năm 2008 đến cuối năm 2009 số dân bản A tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?

-Bài toán cho biết gì ,bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì,cách giải?

- Quan sát - giúp HS.

- GV nhận xét-đánh giá.

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?

Bài tập 2:(10') Một mảnh đất có diện tích là 150 m2.Người ta dành 60% diện tích mảnh đất đó để làm vườn, còn lại để xây nhà.Hỏi diện tích để xây nhà là bao nhiêu m2?

Bài toán cho biết gì ,bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì ,cách giải?

- Quan sát - giúp HS.

- GV nhận xét-đánh giá.

-Muốn tìm giá trị phần trăm của một số ta làm như thế nào?

Bài tập 3:(10') Một kho gạo cả nếp và tẻ có 120 tấn gạo, trong đó số gạo tẻ chiếm 75%.Hỏi trong kho đó có bao nhiêu tấn gạo nếp?

- Bài toán cho biết gì ,bài toán hỏi gì?

- Quan sát .

-GV nhận xét-đánh giá.

-1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời

-1 HS làm bảng-lớp làm vở thực hành. chữa - Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Số người tăng thêm là : 1632-1600 = 32(người) phần trăm số dân tăng thêm là:

32:1600 = 0,02 = 2%

Đáp số: 2%

-1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1 Hs trả lời - 1 hs trả lời

-1 HS làm bảng phụ-lớp làm vở thực hành.chữa - Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Diện tích đất làm vườn là : 150:100x60 = 90 (m)

Diện tích xây nhà là:

150-90 = 60(m2)

Đáp số: 60m2 -1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

-1 hs trả lời

-1 HS làm bảng phụ-lớp làm vở thực hành.

- Nhận xét, bổ sung.

Số gạo tẻ là : 120:100x75 = 90(tấn)

Số gạo nếp là:

120-90 = 30 (tấn)

(23)

- Con nào có lời giải khác? cách làm khác?

3. Củng cố, dặn dò (5')

- Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm ntn?

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- Vn làm hoàn thành bài tập Vbt thực hành. Chuẩn bị bài sau.

Đáp số:30 tấn - HS giải thích cách làm gộp.

Số gạo nếp là:

120-(120:100x75) = 30(tấn)

______________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 17

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

(24)

...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới.

- Học mới ôn cũ chuẩn bị kiểm tra học kì I.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi toán, tiếng Anh qua mạng, ...Đội tuyển tích cực luyện tập.

- Xây dựng trường học thân thiện, an toàn trong trường học, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. Phòng dịch bệnh...Không đốt mua bán pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực..

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

4. Chương trình văn nghệ.

Ngày soạn: 23.12. 2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2019

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được một câu hỏi, 1 câu cảm, 1câu khiến, 1 câu cảm và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.

2. Kĩ năng: Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

VBT Ti ng vi t, b ng ph .ế ệ ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Thế nào là từ đơn ,từ phức cho ví dụ?

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

(25)

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(15')

- GV yêu cầu nhớ lại kiến thức về các kiểu câu:

+ Câu hỏi dùng để làm gì, nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?

+ Câu kể dùng để làm gì, nhận ra câu kể bàng dấu hiệu gì?

+ Câu khiến dùng để làm gì, nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?

+ Câu cảm dùng để làm gì, nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?

- GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện vui

“ Nghĩa của từ cũng”

+ Tìm câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến?

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(15')

Em đã biết những kiểu câu nào?

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện

“ Một quyết định độc đáo”, phân loại các kiểu câu trong câu chuyện,xác định chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Đặt một câu kể xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn :chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết,…

cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi.

Dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến,…

- HS làm bài,nhận xét,bổ sung.

Kiểu câu

Ví dụ Dấu hiệu Câu

hỏi

Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?

Dùng để hỏi ..

Cuối câu có dấu hỏi.

Câu kể

Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS.

Dùng để kể…

Cuối câu có dấu chấm ; dấu 2 chấm Câu

cảm

Thế thì đáng buồn quá!

Câu bộc lộ CX, Có các từ quá, đâu và dấu !

Câu khiế n

Em hãy cho biết đại từ là gì.

Câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Trong câu có từ hãy.

- HS đọc yêu cầu của bài.

+ Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?

- 2 HS đọc to câu chuyện, lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, làm bài theo cặp.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét,chữa bài,bổ sung.

____________________________________________

Toán

(26)

HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.

2. Kĩ năng: Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam gác.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?

Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động (15')

Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - Cho HS quan sát hình tam gác ABC:

+Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác?

+Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác?

+Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác?

Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)

- GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng.

- Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.

Giới thiệu đáy và đường cao( tương ứng) - GV giới thiệu hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.

- Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?

- Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.

c)Luyện tập Bài tập 1 (5')

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV Chữa bài, chốt kết quả đúng.

Hình tam giác có đặc điểm gì?

Hoạt động của trò -2Học sinh trả lời.

-Nhận xét,bổ sung.

- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.

- Nhận xét bổ sung.

Hình tam giác có 3 góc nhọn Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn

Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông)

- Gọi là đường cao.

- HS dùng e ke để nhận biết.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 3 HS làm bảng,chữa bài,nhận xét,bổ sung.

(27)

Bài tập 2 (5')

- GV vẽ sẵn hình lên bảng - Giáo viên quan sát giúp HS.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Nêu cách xác định đường cao của tam giác?

Bài tập 3 :(5') Hướng dẫn HS làm.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Đặc điểm của hình tam giác, cách xác định đường cao của tam giác?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học,chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu

- 3 học sinh làm bảng,lớp làm vở.

- Chữa bài nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời.

1 HS đọc đề bài.

- HS trao đổi nhóm để tìm lời giải.

- HS trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

_____________________________________________

__________________________________________________________________

(28)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh

Kĩ năng: Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông2. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao

ViÒn mµu ®á.. Kh«ng

c,Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao

Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành