• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 23 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 23 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

12 - Luyện tập đột biến số lượng NST - P2

Câu 1. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà NST kép AA không phân li ở giảm phân 2, bộ NST trong các giao tử có thể là:

A. AaB, AAB, aab,B,b B. aab và b hoặc AAB và B C. AAB, B,ab hoặc AAb, b, Ab D. AaB và b hoặc Aab và B

Câu 2. Một loài sinh vật có 2n = 24. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt, đã tạo ra các tế bào con có tổng số 576 nhiễm sắc thể đơn. Thể đột biến thuộc dạng

A. thể tam bội. B. thể tứ bội. C. thể ba. D. thể bốn.

Câu 3. Xét một tế bào có kiểu gen Aaa, kiểu gen này có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội do đột biến:

A. Đa bội và dị bội. B. ĐB gen và ĐB dị bội.

C. ĐB cấu trúc NST. D. ĐB đa bội

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?

A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.

B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.

C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.

D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.

Câu 5. Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể tứ bội khi đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A. 40. B. 20. C. 80. D. 60.

Câu 6. Cơ chế phát sinh thể một là do sự không phân li nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân xảy ra ở

A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể. B. một cặp nhiễm sắc thể.

C. ba cặp nhiễm sắc thể. D. vài cặp nhiễm sắc thể.

Câu 7. Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:

(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa. Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là

A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).

Câu 8. Thể đa bội lẻ

A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.

B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1.

C. thường không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 9. Trong số các thể đột biến sau đây, thể không tìm thấy ở người là:

A. thể đa bội. B. thể ba. C. thể một. D. thể đột biến gen trội.

Câu 10. Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì A. bộ NST có số lượng lớn hơn bình thường.

B. bộ NST có hình dạng thay đổi bất thường.

C. cơ thể đa bội lẻ có sức sống và sức sinh sản kém.

(2)

D. bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.

Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản giữa dạng tứ bội so với dạng lưỡng bội không phải là ở điểm nào sau đây?

A. Dạng tứ bội bị bất thụ, không có khả năng sinh sản hữu tính.

B. Dạng tứ bội có sức sống, khả năng sinh trưởng và chống chịu cao hơn dạng lưỡng bội.

C. Dạng tứ bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn, năng suất cao hơn dạng lưỡng bội.

D. Dạng tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi dạng lưỡng bội.

Câu 12. Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu F1 đều có quả đỏ. Xử lý côsixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây F1 tùy ý giao phấn với nhau. Ở F2 thu 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về 2 cây F1 này?

A. Một cây là 4n, cây còn lại là 2n.

B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do đa bội hóa thành công.

C. Cả 2 cây F1 đều là 2n do đa bội hóa không thành công.

D. Có 1 cây là 4n, 1 cây là 3n.

Câu 13. Xét cặp gen dị hợp Bb đều dài bằng nhau và nằm trên 1 cặp NST tường đồng. Mỗi gen đều có 120 vòng xoắn. Gen trội chứa 30% Adenin, gen lặn có 4 loại đơn phân bằng nhau. Cho 2 cây có cùng kiểu gen nói trên giao phấn, trong số các hợp tử F1 xuất hiện loại hợp tử chứa 1680 Guanin. Kiểu gen của loại hợp tử trên là:

A. BBbb. B. Bbbb. C. Bbb. D. BBb.

Câu 14. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là

A. Bbbb. B. BBb. C. Bbb. D. BBbb.

Câu 15. Một loài có 2n = 14. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần của một hợp tử của loài đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 147 nhiễm sắc thể đơn. Biết thế hệ tế bào cuối cùng nhiễm sắc thể chưa nhân đôi. Thể đột biến thuộc dạng

A. thể đa. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.

Câu 16. Trong các tế bào sinh dưỡng của một thể dị bội, bộ NST bị thừa 2 chiếc thuộc 2 cặp NST đồng dạng khác nhau. Thể dị bội này được gọi là thể

A. ba đơn. B. một kép. C. bốn đơn. D. ba kép.

Câu 17. Ở một tế bào sinh dục của loài A xảy ra đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST. Tế bào này giảm phân có thể tạo ra

A. một loại giao tử duy nhất.

B. hai loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau.

C. bốn loại giao tử gồm 1 loại giao tử bình thường, 3 loại giao tử có chuyển đoạn.

D. bốn loại giao tử gồm 3 loại giao tử bình thường, 1 loại giao tử có chuyển đoạn.

Câu 18. Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội : Tỉ lệ giao tử: BBB, BBb, Bbb, bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb là:

(3)

A. 1/9/9/1 B. 1/3/3/1 C. 1/4/4/1 D. 3/7/7/3

Câu 19. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó ?

1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.

A. 3, 4, 6. B. 1, 3, 5. C. 3, 5, 6. D. 2, 4, 6.

Câu 20. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là

A. AAaa x AAAa B. AAAa x AAAa C. AAaa x AAAA D. AAAA x AAAa

Câu 21. Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa

A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4.

Câu 22. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là A. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.

B. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.

C. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

D. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Câu 23. Khi xử lý các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa trong nguyên phân bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây: 1. AAAA. 2. AAAa. 3. Aaaa. 4.

aaaa. 5. AAaa.

A. 2, 3, 4. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 1, 4, 5.

Câu 24. Ở một loài thực vật, gen A; quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Dùng cônsixin để xử lí 2 hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa. Cho các cây sau khi xử lí ở trên giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ phân li: 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Biết các cây bố mẹ giảm phân bình thường. Kiểu gen của 2 cây đem lai ở trên (sau khi xử lí đột biến) là:

A. AAaa x Aa. B. Aa x Aa. C. Aaaa x AAAa. D. AAaa x AAaa.

Câu 25. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là

A. 3/36 B. 18/36 C. 33/36 D. 34/36

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

Một loài có bộ NST lưỡng bội AaBb tham gia giảm phân NST kép AA không phân ly ở giảm phân II.

AaBb → nhân đôi AAaaBBbb → giảm phân I → AABB, aabb hoặc aaBB, AAbb → phân ly II giảm phân AA không phân ly → AAB, B, ab hoặc aB, AAb, b

Câu 2: A

Một loài sinh vật 2n=24. Một hợp tử nguyên phân 4 lần → tạo ra 576 nhiễm sắc thể đơn.

Số NST trong tế bào con là 576:2^4 = 36.

(4)

Loài sinh vật có 2n=24 → thể đột biến thuộc dạng thể tam bội.

Câu 3: A

Một tế bào có kiểu gen Aaa kiểu gen này có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội do đột biến đa bội hoặc đột biến dị bội ( tăng NST mang kiểu gen đó )

Câu 4: A

Hiện tượng B, C, D đều là biểu hiện của thể đột biến ảnh hưởng tới kiểu hình cá thể.

Hiện tượng A là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường hình thành kiểu hình.

Câu 5: C

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=20. Thể tứ bội ;à 4n=40.

Trong quá trình nguyên phân → NST nhân đôi tạo → 4n=40 NST kép → Kì sau nguyên phân NST phân ly về 2 cực của tế bào. Ở kì sau của quá trình nguyên phân sẽ có 80 NST đơn.

Câu 6: B

Thể một là dạng đột biến số lượng NST trong đó 1 cặp NST bị mất đi 1 chiếc.

Cơ chế phát sinh thể một (2n-1) là so sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.

Câu 7: A

Từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội bằng cách đa bội hóa bộ NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội.

Không có đột biến gen, những thể tứ bội được tạo ra bằng cách đa bội hóa từ hợp tử lưỡng bội là:

AAaa (đa bội hóa từ cơ thể lưỡng bọi Aa) và aaaa (đa bội hóa từ cơ thể aa).

Câu 8: C

Thể Đa bội lẻ là thể đột biến đa bội mà dạng đột biến có số NST nguyên lẻ lần số NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (3n, 4n, 5n,...)Như vậy nó thường ko có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 9: A

Ở người, cơ thể phức tạp nên cơ thể đa bội không thể sống và phát triển nhưng vẫn có các thể ba (bệnh Down 3 NST 21), thể 1 như bệnh Toc-nơ(1 NST X), thể đột biến gen trội.

Câu 10: D

Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì bộ NST của chúng bị lệch tạo trở ngại trong quá trình giảm phân.

Câu 11: A

Dạng tứ bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính, ví dụ: Hoa cây tứ bội tạo hạt phấn 2n giao phấn với giao tử giao tử bình thường n tạo ra cây tam bội 3n.

--> A sai Câu 12: A

P thuần chủng → F1 quả đỏ nên F1 là Aa.

Xử lý côsixin nếu thành công Aa → AAaa, nếu không thành công thì vẫn là Aa.

Khi cho 2 cây F1 tùy ý lai với nhau, F2 thu được 11 đỏ : 1 vàng → F1: AAaa x Aa.

Câu 13: C

(5)

Cặp gen dị hợp Bb dài bằng nhau, nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

Mỗi gen có 120 vòng xoắn → N = 120 × 20 = 2400.

Gen trội chứa 30%A → A = T = 0,3× 2400 = 720, G = X = 480.

Gen lặn có 4 loại bằng nhau, A = T = G = X = 600.

Cho hai cây cùng kiểu gen trên giao phấn với nhau → F1 có 1680G.

A. BBbb = 480× 2 + 600× 2 = 2160.

B. 480 + 600× 3 = 2280.

C. Bbb → 480 + 600 × 2 =1680.

D. BBb = 480× 2 + 600 = 1560.

Câu 14: A

Gen trội có A=T=301 ; G=X=299 Gen lặn có A=T=G=X=300

Có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199 hợp tử đó là Bbbb

Câu 15: B Ta có

Vậy thể đột biến là thể tam bội 3n=21 Câu 16: D

bộ NST bị thừa 2 chiếc thuộc 2 cặp NST đồng dạng khác nhau là thể 3 kép còn bộ NST bị thừa 2 chiếc thuộc 1 cặp NST là thể bốn đơn

Câu 17: C

Đột biến chuyển đoạn là đột biến có sự trao đổi đoạn trong một NST, hoặc giữa các NST không tương đồng. Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST, một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

Chuyển đoạn tương hỗ, khi giảm phân sẽ có 4 loại giao tử, trong đó 1 loại bình thường.

Giả sử: Sau đb chuyển đoạn (AA → Aa; BB → Bb) : AaBb → AB: Ab: aB: ab.

Chỉ có 1 giao tử AB là bình thường, các giao tử khác đều mang đột biến chuyển đoạn.

Câu 18: A

Tỷ lệ giao tử sinh ra từ cây có kiểu gen BBBbbb.

BBB: 3C3 =1 BBb: 2C3× 1C3 =9 Bbb: 1C3 × 2C3 =9

(6)

bbb: 3C3 =1.

Tỷ lệ 1: 9: 9: 1.

Câu 19: C

Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo giống tam bội. Ưu điểm của những thể tam bội này là có cơ quan sinh dưỡng to, sức sinh sản lớn, sức chống chịu cao và thường tạo quả không hạt.

Tạo giống tam bội không áp dụng với những cây trồng thu hoạch hạt.

Những giống cây phù hợp với việc tạo giống tam bội là: củ cải đường, dưa hấu, nho.

Câu 20: B

Ở một loài quy định A-hạt đỏ, a-hạt trắng.

Cây 4n tự thụ phấn → đồng tính hạt đỏ.

Kiểu gen của bố mẹ phải giống nhau vì đây là tự thụ phấn Câu 21: C

Khi xử lý các dạng lưỡng bội bằng consixin có thể tạo các dạng tứ bội.

AA → AAAA.

Aa → AAaa aa → aaaa.

Câu 22: D

Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Sự không phân ly một hoặc một số cặp NST sẽ tạo thành dạng đột biến lệch bội. Còn sự không phân ly của toàn bộ các cặp NST sẽ tạo thành đột biến đa bội.

Câu 23: D

Xử lý các dạng lưỡng bội AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin có thể tạo được các dạng tứ bội:

AA → AAAA. Aa → AAaa. aa → aaaa.

Câu 24: A

-hoa đỏ, a-hoa trắng.

Dùng consxin xử lý 2 hợp tử lưỡng bội Aa. Cho các cây giao phấn với nhau tạo ra 11 hoa đỏ: 1 hoa trắng → 12 tổ hợp giao tử.

một bên tạo 6 giao tử và 1 bên tạo 2 loại giao tử. chỉ có A là phù hợp.

B. Tỷ lệ hoa trắng = 1/2× 1/2 = 1/4.

(7)

C. Đời con k có cây hoa trắng (aaaa).

D. Tỷ lệ hoa trắng = 1/6 × 1/6 = 1/36.

Câu 25: D

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con trong phép lai AAaa × AAaa là:

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp = 1- tỷ lệ kiểu gen đồng hợp

Tỷ kệ kiểu gen đồng hợp: 1/6AA × 1/6AA + 1/6aa × 1/6aa = 2/36 Tỷ lệ kiểu gen dị hợp: 1- 2/36 = 34/36.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc

Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn

Thể tự đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn gấp bội so với dạng lưỡng bội nguyên khởi Câu 32: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên

(2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính

1- Trong điều kiện không có các tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh các đột biến gen 2- Gen ở trong bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu

- Phát biểu 1 sai vì việc tập trung của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của quá trình giảm phân I theo nhiều cách khác nhau dẫn đến

Phát biểu 2 sai vì sự rối loạn trong quá trình phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể thường dẫn đến đột biến số lượng NST chứ không phải đột biến cấu trúc NST...

Trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa