• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 - Cấu trúc và chức năng của Nhiễm sắc thể

Câu 1. NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép có đường kính là:

A. 2nm B. 20nm C. 11nm D. 30nm

Câu 2. Chọn câu phát biểu không đúng . Đối với nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực A. số lượng NST trong tế bào càng nhiều sinh vật càng tiến hoá

B. bộ NST của mỗi loài đặc trưng về hình thái, số lượng và cấu trúc

C. giới tính của một loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.

D. hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì phân bào.

Câu 3. Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là:

A. 1798 B. 2250 C. 1125 D. 3060

Câu 4. Phân tử ADN của một loài sinh vật có A = 10%, T = 20%, G = 30%, X = 40%. Phân tử ADN đó là của :

A. Vi khuẩn B. Thực vật bậc cao

C. Vi rút D. Động vật bậc cao

Câu 5. Một nuclêôxôm trong nhiễm sắc thể có : A. một phân tử ARN và nhiều phân tử prôtêin histôn.

B. một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin.

C. một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin histôn.

D. một phân tử ADN và nhiều phân tử prôtêin histôn.

Câu 6. Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về

A. hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp. B. hình thái, số lượng và cấu trúc.

C. thành phần, số lượng và cấu trúc. D. số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp.

Câu 7. Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là A. nuclêôxôm, sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

B. sợi chất nhiễm sắc, nuclêôxôm, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

C. nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, siêu xoắn, crômatit D. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, nuclêôxôm, siêu xoắn, crômatit.

Câu 8. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. ADN và prôtêin phi histon. B. ADN, ARN và prôtêin histon.

C. ADN và prôtêin histon. D. ADN, ARN và prôtêin phi histon.

Câu 9. Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

B. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

C. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

D. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

Câu 10. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là

A. 11 nm và 300 nm. B. 11 nm và 30 nm.

C. 30 nm và 11 nm. D. 30 nm và 300 nm

(2)

Câu 11. Nhiễm sắc thể( NST) kép được cấu tạo từ:

A. hai NST đơn dính nhau qua tâm động. B. hai crômatit dính nhau qua tâm động C. hai sợi nhiễm sắc dính nhau qua tâm động. D. hai NST tương đồng.

Câu 12. NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép A. liên kết với prôtêin phi histôn B. liên kết với prôtêin histôn

C. không liên kết với prôtêin histôn. D. không liên kết với prôtêin phi histôn Câu 13. Một NST đơn có 1000 nucleoxom, số đoạn nối giữa các nucleoxom ít hơn số nucleoxom 1 đơn vị, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nucleotit và liên kết với 1 phân tử protein histon. Chiều dài của phân tử ADN cấu tạo nên NST và số phân tử protein histon của NST này là

A. 666230A0 và 8998. B. 666230A0 và 8999.

C. 146000A0 và 8999 D. 19600 A0 và 8000.

Câu 14. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ giữa vì chúng

A. đã tự nhân đôi. B. xoắn và co ngắn cực đại.

C. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. chưa phân ly về các cực tế bào.

Câu 15. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.

B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.

C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.

D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

Câu 16. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do

A. ADN có khả năng co xoắn khi không hoạt động.

B. ADN có thể tồn tại ở nhiều trạng thái.

C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên cấu trúc xoắn nhiều bậc.

D. có thể ở dạng sợi cực mảnh vì vậy nó nằm co gọn trong nhân tế bào.

Câu 17. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể

A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

Câu 18. Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động.

Tâm động có chức năng

A. giúp duy trì cấu trúc đặc trưng và ổn định của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên phân.

B. là vị trí mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi, chuẩn bị cho nhiễm sắc thể nhân đôi trong quá trình phân bào.

C. là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

D. làm cho các nhiễm sắc thể dính vào nhau trong quá trình phân bào.

(3)

Câu 19. Nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì chúng

A. nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, mà gen là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử B. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.

C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền ở phân bào.

D. tham gia vào mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 20. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh

A. Mức độ tiến hóa của loài. B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. Số lượng gen của mỗi loài.

Câu 21. Cặp NST tương đồng là cặp NST

A. Giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

B. Giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.

C. Khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

Câu 22. Nhận định nào sau đây không phải là chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

A. Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

B. Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

C. Khả năng tham gia tổng hợp prôtêin mạnh khi tế bào đang ở kỳ giữa của phân bào.

D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.

Câu 23. Điều nào sau đây không đúng với chức năng của NST?

A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

B. Tham gia vào cấu trúc nên enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

C. Điều hoà hoạt động của các gen.

D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.

Câu 24. Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là:

A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử.

Câu 25. Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, khi tế bào ở kì giữa chiều dài trung bình của một cromatit là 2 μm và có tổng số các cặp nucleotit có trong các nhiễm sắc thể là 160.107. Chiều dài các ADN đã co ngắn đi so với chiều dài nhiễm sắc thể khoảng

A. 20000 lần. B. 8000 lần. C. 15000 lần. D. 17000 lần.

Câu 26. Một trong những chức năng của nhiễm sắc thể là A. xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.

B. điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

C. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

D. điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể.

(4)

Câu 27. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là

A. nuclêôxôm. B. nuclêôtit. C. ADN. D. prôtêin histôn.

Câu 28. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và cromatit có đường kính lần lượt là

A. 11 nm và 300 nm. B. 11 nm và 700 nm.

C. 30 nm và 11 nm. D. 30 nm và 300 nm.

Câu 29. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

A. chỉ là phân tử ADN hoặc ARN trần. B. là phân tử ADN dạng vòng.

C. là phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. là phân tử ARN.

Câu 30. Một trong những chức năng của nhiễm sắc thể là A. xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.

B. điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

C. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

D. điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: A

Đường kính của phân tử ADN mạch kép là 2nm.

Câu 2: A

A sai vì số lượng NST trong tế bào không phản ánh mức độ tiến hóa ở người. Ví dụ gà có bộ NST: 2n = 78, người 2n = 46 nhưng người tiến hóa hơn gà.

Câu 3: B ta có: A=G

2A+2G=900*2 => A=G=450=> số liên kết hidro=450*2+450*3=2250 Câu 4: C

A không bằng T, G không bằng X=> phân tử này chỉ có 1 mạch--> ADN của virut Câu 5: C

Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể: Nucleoxome → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Sợi siêu xoắn → Chromatide.

Một nucleoxome là một đoạn ADN gồm 146 cặp nucleotide và 8 phân tử protein loại histon.

Câu 6: B

Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể VD: người 2n = 46, tinh tinh 2n =48 đặc trưng cho mỗi loài về hình thái số lượng và cấu trúc các NST.

Câu 7: C

Thứ tự cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể là:

Nucleoxome ( 146 cặp nucleotide + 8 Protein histon) → Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc ( 30 nm) → siêu xoắn ( 300nm) → Chromatide.

Câu 8: C

Nhiễm sắc thể cấu tạo từ đơn vị cơ bản là nucleoxome. Mỗi nucleoxome cấu tạo từ đoạn ADN và Protein loại histon.

(5)

Câu 9: C

Mỗi nucleoxome được cấu tạo từ thành phần cơ bản là 8 phân tử protein loại histon và 146 cặp nucleotide.

Câu 10: B

Nucleoxome → sợi cơ bản (11nm) → sợi nhiễm sắc ( 30nm) → siêu xoắn ( 300nm) → cromatide.

Đường kính của sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc lần lượt là 11nm và 30nm Câu 11: B

Nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng kép gồm có 2 chromatide dính nhau ở tâm động.

Câu 12: C

NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ ADN và protein loại histon.

Ở sinh vật nhân sơ, NST cấu tạo từ phân tử ADN xoắn kép, dạng vòng không liên kết với Protein histon

Câu 13: B

Một NST có 1000 cặp nucleoxome → số đoạn nối giữa các nucleoxome = 999 đoạn.

Mỗi nucleoxome cấu tạo bởi 8 phân tử Protein, mỗi đoạn nối có 1 phân tử Protein → Số phân tử Protein : 8 × 1000 + 999= 8999 phân tử

Số cặp nucleotide của NST sẽ là: ( 146 × 1000) + ( (50 × 999)= 195.950 cặp Chiều dài NST: 195.950 × 3,4 = 666.230Å

Câu 14: B

Trong các kì của nguyên phân:

+ Kì đầu: NST bắt đầu co ngắn, đóng xoắn.

+ Kì giữa: NST co ngắn cực đại, xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Nhờ sự co rút của tho vô sắc, các NST đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST đi về hai cực của tế bào, tiếp tục quá trình phân chia tế bào chất.

Kì giữa hình thái nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất trong nguyên phân vì kì này NST co ngắn và đóng xoắn cực đại.

Câu 15: D

Vùng đầu mút NST chứa nhiều vùng trình tự lặp lại của ADN có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau.

Câu 16: C

Mỗi NST chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do ADN cùng với Protein histon tạo nên cấu trúc xoắn nhiều bậc nên làm cho kích thước của NST được co ngắn chứa trọn trong nhân tế bào.

(6)

Nucleoxome (ADN + Protein histon) → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Siêu xoắn → Chromatide.

Câu 17: C Câu 18: C

Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nucleotide đặc biệt gọi là tâm động.

Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào trong quá trình phân bào, giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào

Câu 19: A

Gen, ADN là cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.

NST là cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào vì NST là cấu trúc mang gen.

Câu 20: C Câu 21: D

Cặp NST tương đồng là cặp NST có 2 chiếc giống nhau về hình thái, kích thước tuy nhiên 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

Câu 22: C

NST là cấu trúc mang gen, có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ngoài ra NST còn có chức năng điều hòa hoạt động của gen thông qua các mức độ cuộn xoắn, cấu trúc của NST giúp tế bào phân chia đều VCDT vào các tế bào con/

Chức năng tham gia tổng hợp Protein mạnh nhất khi tế bào đang ở kỳ giữa của phân bào không phải là chức năng của NST. Liên quan quá trình tổng hợp protein gồm có mARN, riboxome, tARN và các acid amine.

Câu 23: B

Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền → chức năng NST.

B, Tham gia cấu tạo nên enzime xúc tác cho phản ứng sinh hóa → chức năng Protein

C, D. Điều hòa hoạt động của gen và giúp tế bào phân chia đều VCDT vào các tế bào con ở pha phân bào → chức năng NST

Câu 24: B

Mỗi nucleoxome có 146 cặp nucleotide quấn quanh 8 Protein loại histon → Chiều dài 1 đoạn ADN quấn quanh 1 khối cầu Protein là: 496,4Å

Số nucleoxome là: 148920 Å : 496,4 = 300 nucleoxome.

Khi tế bào ở kì giữa, 1 cặp NST kép có 4 chromatide:

Tổng số Protein histon: 300 × 4× 8 = 9600 phân tử Câu 25: D

Loài có bộ NST 2n =8 → Kì giữa 2n=8 (kép) có 16 Chromatide. 1 Chromatide 2Mm → 16 chromatide: 16 × 2

(7)

L(ADN) = 160 × 10^7 × 3,4Å

Chiều dài ADN co ngắn đi so với chiều dài NST là: (160× 10^7× 3,4 )/ (16× 2× 10^4) = 17000 lần.

Câu 26: C

NST có chức năng lưu giữ,bảo quản và truyền đạt các thông tin di truyền Câu 27: A

đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxom (SGK) Câu 28: B

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và cromatit có đường kính lần lượt là 11 nm và 700 nm.

(SGK tr24) Câu 29: B Câu 30: C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A 0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại