• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 32 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 32 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

17 - Ôn tập di truyền và biến dị cấp tế bào - Đề 5 Câu 1. Thể đa bội thường gặp chủ yếu ở:

A. Vi sinh vật. B. Động vật. C. Cơ thể đa bào. D. Thực vật.

Câu 2. Ở một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết bằng 10. Do đột biến NST bộ nhiễm sắc thể có 22 chiếc. Đây là đột biến:

A. Thể bốn hoặc ba kép B. Thể bốn C. Thể tứ bội D. Thể ba Câu 3. Ở một cơ thể lưỡng bội, trong giảm phân ở một số tế bào sinh dục có xảy ra sự rối loạn phân li của 1 cặp NST tương đồng . Cơ thể đó có thể hình thành các loại giao tử A. n, n+1, n- 1 B. n+1, n-1 C. 2n, n, 0. D. n, 2n+1.

Câu 4. Có 3 tế bào sinh trứng cua một cá thể có kiểu gen AaBbDdee tiến hành giảm phân bình thường. Số loại trứng tối đa có thề tao ra:

A. 1 B. 3 C. 6 D. 8

Câu 5. Bộ nhiễm sắc thể ở loài sinh sản hữu tính ổn định thông qua cơ chế:

A. Giảm phân B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

C. Thụ tinh D. Nguyên phân

Câu 6. Một tế bào khi giảm phân bình thường, không xảy ra trao đổi chéo thực tế cho mấy loại tinh trùng?

A. 2 B. 4 C. 1 D. 8

Câu 7. Những đột biến nào dưới đây có thể không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền?

A. Chuyển đoạn, lặp đoạn. B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.

C. Mất đoạn, lặp đoạn. D. Lặp đoạn, đảo đoạn.

Câu 8. Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hyđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai?

A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.

B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187 C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.

D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.

Câu 9. Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST

A. Lặp một đoạn NST B. Chuyển đoạn tương đồng trong từng cặp NST C. Chuyển đoạn tương hỗ D. Mất một đoạn NST

Câu 10. Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây,dạng đột biến nào là đột biến gen: I. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST) II.Mất cặp nuclêôtít III.Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân IV.Thay cặp nuclêôtít V.Đảo đoạn NST VI.Thêm cặp nuclêôtít VII.Mất đoạn NST

A. I,II,III,IV,VI B. II,IV,VI C. II,III,IV,VI D. I,V,VII Câu 11. có hai loài thực vật: loài A có bộ NST đơn bội là 18, loài B có bộ NST đơn bội là 12. Người ta tiến hành lai xa, kết hợp đa bội hoá thu được thể song nhị bội. Phát biểu nào sau đây đúng

A. số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm gen liên kết là 30 B. số NST và số nhóm gen liên kết của thể song nhị bội đều là 30 C. số NST và nhóm gen liên kết của thể song nhị bội đều là 60

D. số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm gen liên kết của nó là 15 Câu 12. Hoá chất nào thường dùng để tạo đột biến thể đa bội?

A. Cônsixin. B. 5-BU. C. E.M.S. D. N.M.U.

Câu 13. Tác dụng của Cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là:

A. Kích thích nhưng không gây ion hóa khi xuyên qua các mô sống B. Ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc

C. Gây rối loạn sự phân ly NST về hai cực tế bào D. Gây đột biến thay 1 cặp (A=T) bằng 1 cặp (G=X)

Câu 14. Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn : A. Đột biến mất đoạn NST B. Đột biến đảo đoạn NST

(2)

C. Đột biến lặp đoạn NST D. Đột biến chuyển đoạn NST

Câu 15. Ở một loài, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số crômatit ở kỳ giữa nguyên phân là

A. 24. B. 48. C. 56. D. 0.

Câu 16. Điểm giống nhau trong cơ chế phát sinh đột biến đa bội thể và đột biến dị bội thể là:

A. Không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân B. Không hình thành thoi vô sắc trong giảm phân

C. Rối loạn trong sự phân li nhiễm sắc thể ở quá trình phânbào D. Rối loạn trong sự nhân đôi nhiễm sắc thể

Câu 17. Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ABCDE*HGF, dạng đột biến đã xảy ra là

A. đảo đoạn ngoài tâm động B. đảo đoạn có chứa tâm động C. chuyển đoạn tương hỗ D. chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 18. Ở người triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến

A. lệch bội ở cặp NST số 21 B. mất đoạn NST số 21

C. dị bội thể ở cặp NST giới tính D. chuyên đoạn nhỏ ở NST số 21 Câu 19. Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng

A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

B. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể n.

C. tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

D. tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 20. Giả sử rằng ở một tinh bào sơ cấp xảy ra sự không phân tách đối với một cặp NST trong giảm phân I .kết thúc giảm phân sẽ cho ra bao nhiêu giao tử khác nhau và có bộ NST như thế nào?

A. hai: n + 1 và n B. hai: n - 1 và n

C. hai: n + 1 và n - 1 D. ba: n + 1, n - 1 và n.

Câu 21. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh :

A. mức độ tiến hóa của loài. B. tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.

C. số lượng gen của mỗi loài. D. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Câu 22. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Số loại thể không và một kép xảy ra có tối đa ở loài này là:

A. 12 và 66 B. 78 và 66 C. 12 và 440 D. 10 và 660

Câu 23. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Tế bào ở pha G1 chứa số nuclêôtit là:

A. 6 x 109 cặp nuclêôtit B. 12 x 109 cặp nuclêôtit C. 6 x 109 nuclêôtit D. 24 x 109 cặp nuclêôtit

Câu 24. Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?

A. Gây đột biến ở hợp tử B. Lai giống

C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin

D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây

Câu 25. Kiểm tra TB học ở cây ngô, người ta thấy trong TB sinh dưỡng có 4 NST số 2, các cặp khác đều có 2 NST. Cây ngô này thuộc thể đột biến:

A. Đa bội B. Dị bội. C. Tam nhiễm D. Tứ bội.

(3)

Câu 26. Ở cây dâu tằm người ta dùng đột biến nào sau đây để làm tăng diện tích của lá?

A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến gen C. Đột biến lệch bội D. Đột biến đa bội.

Câu 27. Bệnh pheninketo niệu mắc phải ở người do loại đột biến nào gây ra?

A. Đột biến gen. B. Đột biến mất đoạn

C. Đột biến lêch bội dạng thể ba. D. Đột biến lệch bội dạng thể một.

Câu 28. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây cà độc dược lệch bội thể một và thể ba lần lượt là

A. 21; 25. B. 23, 25. C. 22, 25. D. 23;26.

Câu 29. Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là:

A. 24 B. 9 C. 18 D. 17

Câu 30. Khi có trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 31. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.

Câu 32. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Trong số con sống sót của họ thì tỉ lệ % con bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1) là?

A. 25%. B. 33,3%. C. 66,6%. D. 75%.

Câu 33. Giao tử bình thường của loài vịt nhà có chứa 40 NST đơn. Một hợp tử của loài vịt nhà nguyên phân bình thường 4 lần đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đường 1215 NST đơn. Tên gọi đúng của hợp tử trên là:

A. Thể đa bội lẻ 3n. B. Thể lưỡng bội. C. Thể một. D.

Thể ba.

Câu 34. Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số NST chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 NST. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là:

A. Thể đa bội chẵn. B. Thể đa bội lẻ. C. Thể một. D.

Thể ba.

Câu 35. Tế bào sinh giao tử chứa cặp NST tương đồng mang cặp gen dị hợp. Gen trội có 420 A và 380G, gen lặn có 550 A và 250 G. Nếu tế bào giảm phân xảy ra rối loạn phân li của cặp NST trong lần giảm phân một thì số lượng từng loại nucleotit trong loại giao tử thừa NST là bao nhiêu?

A. A=T=970,G=X=630. B. A=T=840,G=X=760.

C. A=T=550,G=X=250. D. A=T=970,G=X=360.

Câu 36. Một loài có bộ nhiễm sắc thể là 2n. Trong tế bào một cá thể của loài đó có số nhiễm sắc thể là 2n-1. Thể đột biến này thuộc dạng

A. dị đa bội. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. lệch bội. D. tự đa bội.

Câu 37. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

A. chỉ là phân tử ADN hoặc ARN trần. B. là phân tử ADN dạng vòng.

C. là phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. là phân tử ARN.

Câu 38. Trong mỗi tinh trùng của loài chuột có 19 nhiễm sắc thể khác nhau. Có thể có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của loài này?

A. 37. B. 36. C. 38. D. 21.

Câu 39. Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội.

(4)

B. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.

C. Chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Quả có nhiều hạt, kích thước hạt lớn.

Câu 40. Người ta tiến hành lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen như sau: AaBB x AAbb.

Biết rằng 2 alen A,a nằm trên cặp NST số 3, còn 2 alen B, b nằm trên NST số 5. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai là thể ba ở cặp NST số 3. Các kiểu gen có thể có của con lai trong trường hợp này là

A. AAaBb, AAABb. B. AaaBB, AAABb. C. AAaBb, AAaBB. D. AAaBb, AABb.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: D

Thể đa bội thường gặp chủ yếu là thực vật.

Câu 2: A

Số nhóm gen liên kết = số bộ NST đơn bội ở loài.

Số nhóm gen liên kết =10 → bộ NST của loài 2n=20.

Do đột biến NST bộ nhiễm sắc thể có 22 chiếc, đây có thể là dạng 2n+2 (thể bốn) và 2n+1+1 (thể ba kép).

Câu 3: A

Ở một cơ thể lưỡng bội trong giảm phân ở một số tế bào sinh dục có xảy ra sự rối loạn phân li của 1 cặp NST tương đồng → giao tử n-1 và n+1.

Những tế bào giảm phân bình thường → n.

Cơ thể nói trên tạo các loại giao tử là: n,n-1, n+1.

Câu 4: B

Có 3 tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân bình thường.Số loại trứng có thể tạo ra.

Cơ thể có kiểu gen AaBbDdee có thể tạo tối đa 2^3 = 8 loại trứng.

Một tế bào sinh trứng qua giảm phân cho 1 trứng và 3 thể định hướng tiêu giảm.

3 tế bào sinh trứng → 3 trứng. Tối đa có 3 loại trứng có thể tạo ra.

Câu 5: B.

Bộ NST của loài sinh sản hữu tính ổn định thông qua cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 6: A

Một tế bào khi giảm phân bình thường không có trao đổi chéo sẽ cho 4 tinh trùng chia 2 loại.

→ Đáp án A.

VD: AaBb. Qua GP I sẽ cho 2 tb (AABB) và (aabb) hoặc (AAbb) và (aaBB).

Xét TH (AABB) và (aabb), qua GP II sẽ cho 4 tinh trùng: (AB), (AB), (ab), (ab).

Câu 7: B

Mất đoạn và lặp đoạn làm tăng hoặc giảm vật chất di truyền → Loại A,C,D.

(5)

B đúng vì đảo đoạn và trường hợp chuyển đoạn trong cùng một NST đều không làm tăng hoặc giảm vật chất di truyền( lưu ý đề hỏi có thể).

Câu 8: D

ta có G=X=186--> A=T=255---> L=(A+T).3.4=1499,4 A0.

Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài nên gen đột biến bị thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

--> Gen sau đột biến có:

A=T=254, G=X=187

--> Mtr cung cấp sau 2 lần nhân đôi:

A=T= 254.3= 762 G=X= 187.3= 561.

Câu 9: B

Chuyển đoạn tương hỗ trong từng cặp NST hay Chuyển đoạn tương hỗ trong cặp NST tương đồng → Trao đổi chéo( không phải đột biến).

Câu 10: B

Đột biến gen có các dạng: mất một cặp Nu(II), thêm một cặp Nu(VI), thay thế một cặp Nu(IV).

Câu 11: A

Bộ NST đơn bội của A: nA= 18. Bộ NST đơn bội của B: nB= 12.

→ Số NST trong thể song nhị bội là: 2 nA + 2 nB = 60.

Số nhóm gen liên kết: nA + nB = 30.

Câu 12: A

Hóa chất dùng để tạo đột biến thể đa bội là consixin. Consixin là hóa chất ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc → nhiếm sắc thể không phân ly trong phân bào → tự đa bội

Câu 13: B

Tác dụng của consixin trong việc gây đột biến nhân tạo là consixin ngăn cản sự hình thành của thoi vô sắc.

Câu 14: A

Mất đoạn nhỏ NST có thể không làm giảm sức sống.

→ Mất đoạn nhỏ được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn.

Câu 15: B

Ở một loài bộ NST lưỡng bội 2n=24. Số chromatide ở kỳ giữa nguyên phân sẽ là 4n = 48.

Câu 16: C

Điểm giống nhau trong cơ chế phát sinh đột biến đa bội thể và dị bội thể là: sự rối loạn trong phân ly NST ở quá trình phân bào.

Đa bội thể: sự không phân ly toàn bộ cặp NST.

Dị bội thể: sự không phân ly một hoặc một số cặp NST Câu 17: A

Nhìn vào cấu trúc của gen, đoạn FGH bị đảo thành HGF và không chứa tâm động.

Câu 18: A

Đây là triệu chứng của Hội chứng Đao(có ba NST số 21).

Câu 19: A

Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ NST 2n

Câu 20: C

(6)

Một tinh bào sơ cấp xảy ra sự không phân tách đối với một cặp NST trong giảm phân I → n-1 (kép) và n+1 (kép) → giảm phân II → n-1 và n+1

Sau giảm phân cho 2 loại giao tử có bộ NST là n-1 và n+1.

Câu 21: B

Số lượng NST là đặc trưng cho loài.

→ Đáp án B.

A. Sai vì số lượng NST ít hay nhiều không phản ánh mức độ tiến hóa thấp hay cao.

C. Sai vì chưa biết số lượng gen trên mỗi NST mà chỉ biết số lượng NST thì không thể biết được số lượng gen của mỗi loài.

D. Sai, VD như mận 2n = 48, tinh tinh cũng 2n = 48.

Câu 22: A

Bộ NST 2n = 24 → n = 12.

Số loại thể không (2n-2) tối đa là = 12.

Số loại thể một kép ( 2n-1 -1) tối đa là: = 66.

Câu 23: A

Trong tế bào 2n, lượng ADN = 6× 10^9 cặp nucleotide.

Ở pha G1 ADN chưa nhân đôi → số lượng cặp nucleotide vẫn giữ nguyên.

Câu 24: B

Thể tam bội ở thực vật có thể hình thành bằng cách lai giống: lai giữa cơ thể 2n và cơ thể 4n.

Câu 25: B

Kiểm tra tế bào học ở cây ngô, người ta thấy trong tế bào sinh dưỡng có 4 NST số 2, các cặp khác đều có 2 NST → đột biến thuộc dạng thể bốn ( dị bội).

Câu 26: D

Ở cây dâu tằm đột biến đa bội sẽ làm tăng diện tích lá: Đột biến đa bội là đột biến làm tăng kích thước cơ quan bộ phận, tăng khả năng sinh trưởng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Câu 27: A

Bệnh Pheninketo niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường gây ra.

→ Đáp án A.

Thông tin thêm: Người bị bệnh pheninketo niệu mất khả năng tổng hợp enzim phenyl alanin hydroxylaza, là enzim xúc tác quá trình chuyển hóa phenyl alanin → tyrozin. Gây ứ đọng Phe trong máu, khi Phe tác động lên não, nó gây độc cho tb thần kinh.

Câu 28: B

Thể một có bộ NST 2n - 1 = 23.

Thể ba có bộ NST 2n + 1 = 25.

Câu 29: D

(7)

Có 8 nhóm gen LK → n = 8 → 2n = 16.

Số NST có trong thể ba(2n + 1) ở kì giữa NP là 2n + 1 NST kép = 17 NST kép.

Câu 30: C

Khi có trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng sẽ là cho một NST bị mất đi một đoạn và một NST có thêm một đoạn tương đồng.

→ Gây đb mất đoạn và đb lặp đoạn.

Câu 31: C

A bị đột biến thành a nên: AA và Aa là bình thường, aa là thể đb.

b bị đột biến thành B nên: BB và Bb là bình thường, bb là thể đb.

→ KG của thể đb là: _bb, aa_.

Câu 32: C

Mẹ không phân li trong GP I cho giao tử là XX : 0.

Bố GP bình thường cho giao tử X : Y.

Đời con: XXX : XXY : 0X : 0Y. (Trong đó 0Y chết ngay).

Con còn sống: XXX : XXY : 0X.

→ Tỉ lệ thể ba là: = 66,67%.

Câu 33: D

Giao tử bình thường có bộ NST n = 40 NST đơn. → 2n = 80.

Số lượng NST có trong hợp tử đang xét là: 1215 : (24 - 1) = 81 = 2n +1 (Thể ba).

Câu 34: C

Ta có 2n x 23= 624. → 2n = 78.

Tb sinh dưỡng có 77 NST = 2n - 1 ( thể một).

Câu 35: A

Giả sử gen trội B, gen lặn b.

Tb rối loại GP I sẽ tạo giao tử chứa Bb( giao tử thừa NST) và 0(giao tử thiếu NST).

Số Nu từng loại của giao tử thừa NST là:

A = T = 420 + 550 = 970. G = X = 380 + 250 = 630.

Câu 36: C

Ta có 2n -1 là đb thể một → Đb lệch bội.

Câu 37: B

Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết protein, mạch xoắn kép có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình như ở sv nhân thực.

→ Đáp án B.

(8)

Thông tin thêm: +. ARN không có trong cấu trúc NST.

+. NST ở sv nhân thực cấu tạo từ ADN và protein histôn.

Câu 38: C

Trong tinh trùng có bộ NST n đơn → n = 19.

Trong tb sinh dưỡng có bộ NST 2n = 38.

Câu 39: D

Thể tam bội hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường nên được ứng dụng tạo các giống cây ăn quả không hạt.

→ Chọn đáp án D.

Các đáp án A,B,C là đặc điểm của thê tam bội do hàm lượng ADN tăng lên, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

Câu 40: A

AABb không phải là thể ba → Loại đáp án D

Cặp NST số 5 phân li bình thường: BB x bb → Bb. → Loại B,C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A 0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại